LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành dịch vụ , đặc biệt là dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn… Tuy mới chỉ xuất hiện vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX song kiểm toán đã nhanh chóng chứng tỏ được vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lí, lành mạnh hóa nền tài chính Việt Nam. Với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp, khách hàng và những người quan tâm. Song song với sự phát triển không ngừng của hoạt động kiểm toán, quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán đã và đang góp một phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Một quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán hiệu quả sẽ giúp kiểm toán viên xây dựng được một kế hoạch kiểm toán tốt nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện kiểm toán được tiến hành hiệu quả, có khả năng phát hiện được các sai phạm trọng yếu và trên cơ sở đó, KTV có thể đưa ra ý kiến thích hợp nhất đối với báo cáo tài chính. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường nói chung và trong lĩnh vực kiểm toán nói riêng, việc xây dựng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán càng trở nên có ý nghĩa đối với hoạt động của các công ty kiểm toán. Nhận thức được tầm quan trọng của quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán đối với toàn bộ cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện” để hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình. Kết cấu của chuyên đề thực tập, ngoài Lời mở đầu và Kết luận được chia thành 2 chương như sau: CHƯƠNG 1: THỰC TIỄN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN Tuy đã có nhiều cố gắng song do thời gian ngắn và sự eo hẹp về tài liệu tham khảo nên chuyên đề vẫn còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa và các anh chị phòng kiểm toán 3 đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Trang 1DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tư vấn
Tài chính Kế toán Kiểm toán Công ty AASC
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Ma trận rủi ro phát hiện 3
Bảng 1.2 Bảng kết quả đánh giá rủi ro tổng quát 8
Bảng 1.3 Trích bảng câu hỏi đánh giá tính độc lập của KTV 9
Bảng 1.4 Khảo sát các thông tin cơ bản về Công ty TNHH A 12
Bảng 1.5 Khảo sát các thông tin cơ bản về Công ty CP B 15
Bảng 1.6 Trích bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB môi trường kiểm soát Côngty B 19
Bảng 1.7 Trích bảng tìm hiểu về hệ thống kế toán Công ty B 20
Bảng 1.8 Trích bảng câu hỏi đánh giá bộ máy kế toán Công ty B 22
Bảng 1.9 Trích bảng câu hỏi đánh giá thủ tục kiểm soát Công ty B 23
Bảng 1.10 Bảng câu hỏi về bộ phận kiểm toán nội bộ của khách hàng 24
Bảng 1.11 Bảng phân tích sơ bộ tình hình tài sản Công ty B 26
Bảng 1.12 Bảng phân tích sơ bộ tình hình nguồn vốn Công ty B 28
Bảng 1.13 Bảng phân tích sơ bộ tình hình hoạt động Công ty B 29
Bảng 1.14 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB phần ngân quỹ Công ty B 31
Bảng 1.15 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB phần TSCĐ Công ty B 32
Bảng 1.16 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB phần kho Công ty B 33
Bảng 1.17 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB phần bán hàng Công ty B 34
Bảng 1.18 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB phần mua hàng Công ty B 36
Bảng 1.19 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB phần vay Công ty B 37
Bảng 1.20 Dự kiến rủi ro phát hiện trên số dư các khoản mục Công ty B 38
Bảng 2.1 Phân tích sơ bộ tình hình tài sản ngắn hạn của Công ty B 46
Bảng 2.2 Ví dụ về bảng đánh giá rủi ro đối với từng CSDL 47
DANH MỤC SƠ ĐỒSơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty A 13
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty A 13
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty B 15
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty B 16
Sơ đồ 2.1 Lưu đồ chứng từ quá trình thu tiền 45
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã tạo điềukiện cho sự phát triển của các ngành dịch vụ , đặc biệt là dịch vụ kiểm toán, kế toán,tư vấn… Tuy mới chỉ xuất hiện vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX song kiểm toánđã nhanh chóng chứng tỏ được vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc tăngcường, nâng cao hiệu quả quản lí, lành mạnh hóa nền tài chính Việt Nam Với chứcnăng xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động của đơn vị được kiểm toán,kiểm toán tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp, kháchhàng và những người quan tâm.
Song song với sự phát triển không ngừng của hoạt động kiểm toán, quy trìnhđánh giá rủi ro kiểm toán đã và đang góp một phần đáng kể vào việc nâng cao hiệuquả của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính Một quy trình đánh giá rủi ro kiểm toánhiệu quả sẽ giúp kiểm toán viên xây dựng được một kế hoạch kiểm toán tốt nhằmđảm bảo cho quá trình thực hiện kiểm toán được tiến hành hiệu quả, có khả năngphát hiện được các sai phạm trọng yếu và trên cơ sở đó, KTV có thể đưa ra ý kiếnthích hợp nhất đối với báo cáo tài chính Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gaygắt của nền kinh tế thị trường nói chung và trong lĩnh vực kiểm toán nói riêng, việcxây dựng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán càng trở nên có ý nghĩa đối với hoạtđộng của các công ty kiểm toán
Nhận thức được tầm quan trọng của quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán đốivới toàn bộ cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, qua thời gian thực tập tại Công tyTNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), em đã chọn đề
tài “Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính
do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thựchiện” để hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình Kết cấu của
chuyên đề thực tập, ngoài Lời mở đầu và Kết luận được chia thành 2 chương nhưsau:
CHƯƠNG 1: THỰC TIỄN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂMTOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCHVỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN
CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀNTHIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN BCTCDO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN(AASC) THỰC HIỆN
Tuy đã có nhiều cố gắng song do thời gian ngắn và sự eo hẹp về tài liệu thamkhảo nên chuyên đề vẫn còn nhiều thiếu sót Mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến đểchuyên đề của em được hoàn thiện hơn Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân
Trang 4thành đến cô giáo hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa và các anh chịphòng kiểm toán 3 đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Trang 5CHƯƠNG I: THỰC TIỄN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁNTRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN1.1 Các phương pháp dùng để đánh giá rủi ro kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán số 400 “Đánh giá rủi ro và KSNB” (ban hành
theo Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởngBTC): Rủi ro kiểm toán (AR - Audit Risk) là rủi ro mà KTV đưa ra ý kiến không
xác đáng về BCTC trong khi thực tế, các BCTC này chứa đựng các sai sót trọngyếu KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán để nhằm thu thập các bằng chứng đầyđủ và thích hợp nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán đến mức thấp có thể chấp nhậnđược và trên cơ sở đó, KTV có cơ sở hợp lí cho việc đưa ra ý kiến của mình vềBCTC
Để đánh giá rủi ro, KTV cần phải xem xét và đánh giá rủi ro của các saiphạm trọng yếu trên toàn bộ phương diện BCTC cũng như liên quan đến các số dưtừng tài khoản và các loại nghiệp vụ Rủi ro của các sai phạm trọng yếu bao gồmhai thành phần là rủi ro tiềm tàng (IR - Inherent Risk) và rủi ro kiểm soát (CR -Control Risk) Dựa trên mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được cùng với rủi rocủa các sai phạm trọng yếu ( là sự tổng hợp của rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát), KTV sẽ xác định được rủi ro phát hiện (DR - Detection Risk) theo công thức:
Trung bình ThấpTrung bìnhCao
Quy trình vận dụng công thức này để đánh giá rủi ro diễn ra như sau :
- Đầu tiên, KTV thiết lập một mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được cho
từng hợp đồng kiểm toán Mức rủi ro này sẽ được áp dụng cho tất cả CSDLcủa các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng.
Trang 6- Sau đó, rủi ro tiềm tàng sẽ được tiến hành đánh giá cho tổng thể BCTC và
cho các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng đến từng CSDL.
- Kế tiếp, KTV phải thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát cho CSDL của các số
dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng.
- Cuối cùng, dựa vào rủi ro kiểm toán, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đã
đựơc đánh giá để xác định rủi ro phát hiện Căn cứ rủi ro phát hiện chấp nhậnđể xác định nội dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản.
Tuy nhiên, KTV thường không sử dụng mô hình này như một công thức toánhọc, mà sử dụng như một công cụ hỗ trợ để phán đoán và xác định mức độ sai sótcó thể chấp nhận được, làm cơ sở để thiết kế các thủ tục và điều hành kiểm toán.Các đánh giá về rủi ro tiềm tàng ở mức độ tổng thể BCTC không ảnh hưởng trựctiếp đến việc thiết kế và thực hiện các thủ nghiệm cơ bản, nhưng đó là những căn cứKTV và CTKT cần tham khảo để kiểm soát rủi ro kiểm soát.
Nội dung, quy mô và thời gian thực hiện các thủ tục tùy thuộc vào đặc điểmtừng cuộc kiểm toán cụ thể như quy mô của khách thể, mức độ phức tạp trong cáchoạt động của khách thể, sự hiểu biết của KTV về khách thể Đối với AASC, cácthủ tục để đánh giá rủi ro thường bao gồm:
- Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán năm trước.- Thủ tục phỏng vấn kết hợp quan sát, điều tra.- Thu thập tài liệu có liên quan.
- Thủ tục phân tích.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng thông tin cần thu thập, KTV sẽ lựa chọn mộthay nhiều thủ tục thích hợp trên Ngoài ra, KTV còn có thể thực hiện các thủ tụckhác nếu KTV thấy rằng những thủ tục này là hữu ích cho việc phát hiện ra các rủiro trọng yếu Ví dụ như KTV có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia hay dựa vào cácnguồn tài liệu chuyên ngành…
Thứ nhất, Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán năm trước: KTV thường dựa
vào hiểu biết về hệ thống KSNB đã thu thập được từ các cuộc kiểm toán trước Tuynhiên do hệ thống KSNB thường thay đổi, KTV phải cập nhật thông tin của nămhiện hành Khi tìm hiểu về khách hàng, KTV cũng đã hiểu biết được về những vấnđề chính về khách hàng và đã hình thành những đánh giá về rủi ro, môi trường kiểmsoát và khu vực có nhiều rủi ro.
Thứ hai, Phỏng vấn kết hợp quan sát: Phỏng vấn người quản lý, nhân viên
trong Công ty khách hàng đồng thời quan sát về các công việc, những tiến trìnhthực hiện công việc trong đơn vị Công việc này giúp cho các KTV thu thập đượccác thông tin ban đầu (đối với khách hàng mới) hoặc nắm bắt được những thay đổitrong hệ thống KSNB của khách hàng (đối với khách hàng thường niên) để cập nhậtthông tin cho cuộc kiểm toán ở năm hiện hành.
Trang 7Khi tiếp xúc với khách hàng, các KTV của AASC (thường là nhóm trưởngkiểm toán) sẽ phỏng vấn người quản lý, nhân viên của Công ty về các vấn đề liênquan đến các nhiệm vụ, trách nhiệm Ngoài ra nếu KTV nhận thấy không có thủ tụckiểm soát để phát hiện hay ngăn ngừa sai sót và gian lận, KTV sẽ phỏng vấn ngườiquản lý xem có giải pháp nào khác để phát hiện và ngăn ngừa sai sót và gian lận đókhông và quan sát việc thực hiện công việc đó trên thực tế.
Thứ ba, Thu thập tài liệu: Thu thập các sổ tay về thủ tục kiểm sóat khách
KTV thường thu thập các tài liệu như:
- Giấy phép đầu tư (và các giấy phép điều chỉnh tới thời điểm kiểm toán).- Biên bản họp HĐQT.
- Quyết định chấp thuận chế độ kế toán của Ban Quản lý hoặc BTC, …
Qua việc nghiên cứu và thảo luận với khách hàng về tài liệu này, KTV có thể hiểurõ được các thủ tục và chế độ liên quan đến hệ thống KSNB đang được áp dụng ởCông ty khách hàng.
- Thu thập các chứng từ và sổ sách:
Các KTV sẽ yêu cầu Công ty khách hàng cung cấp các tài liệu như:- BCTC của Công ty và các chi nhánh (nếu có chi nhánh)
- Sổ cái tổng hợp, các sổ chi tiết,…
Từ các kết quả thu thập được, KTV sẽ có một sự hiểu biết về hệ thốngKSNB của khách hàng.
Thứ tư, thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích giúp các KTV nhận biết khả
năng tồn tại các sai phạm tiềm tàng trên BCTC của Công ty khách hàng Sự khácbiệt đáng kể ngoài dự kiến giữa số liệu tài chính chưa được kiểm toán của năm hiệnthời và các số liệu khác được sử dụng trong so sánh thường được xem như là nhữngbiến động bất thường Những biến động này xảy ra khi sự chênh lệch đáng kểkhông được dự kiến nhưng xảy ra hoặc khi sự chênh lệch đáng kể đã được dự kiếnnhưng lại không xảy ra Trong cả hai trường hợp, nguyên nhân dẫn đến những biếnđộng bất thường này là sự hiện diện của các sai sót trong kế toán hoặc sự khôngtuân thủ các quy tắc đã đề ra Do vậy, nếu chênh lệch là đáng kể thì KTV phải tìmra nguyên nhân và thỏa mãn rằng nguyên nhân là do các sự kiện kinh tế có căn cứchứ không phải là sự sai sót hay vi phạm nguyên tắc Ví dụ khi so sánh tỉ lệ củamức dự phòng phải thu khó đòi trên tổng giá trị các khoản phải thu năm nay so vớinăm trước, KTV nhận thấy tỉ lệ này giảm trong khi đó hệ số quay vòng các khoảnphải thu cũng giảm thì đây có thể là dấu hiệu của việc ghi giảm các khoản dựphòng.
1.2 Nội dung cần tìm hiểu để đánh giá rủi ro kiểm toán
1.2.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Trang 8Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động, rủi ro gồm: Rủi ro kinh doanh và rủi ro kiểmtoán Rủi ro kinh doanh là rủi ro xảy ra các thiệt hại về tài chính hoặc danh tiếngcho CTKT do mối quan hệ với khách hàng Xuất phát từ định nghĩa này có thể chiarủi ro kinh doanh thành hai loại :
Rủi ro chấp nhận khách hàng: là rủi ro xảy ra các thiệt hại cho CTKT do
việc chấp nhận khách hàng Các thiệt hại này thường đến sau những vụ kiện CTKTtừ phía khách hàng do CTKT vi phạm hợp đồng kiểm toán, hoặc từ bên thứ ba đểđòi bồi thường thiệt hại do sự bất cẩn của KTV trong việc thực hiện cuộc kiểm toán.Rủi ro này thường liên quan đến các khách hàng thiếu tính liêm chính, khách hàngliên quan đến nhiều vụ kiện tụng và các hành vi gian lận, có khả năng bị vỡ nợ hoặcphá sản Nguyên nhân gây ra loại rủi ro này chủ yếu do CTKT đánh giá khôngchính xác về khách hàng khi quyết định chấp nhận khách hàng hay duy trì mối quanhệ với khách hàng
Rủi ro không chấp nhận khách hàng: là rủi ro do đánh giá sai về khách
hàng dẫn đến việc từ chối ký hợp đồng và mất đi các cơ hội kinh doanh Đây làtrường hợp trái ngược với loại rủi ro ở trên Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệtnhư hiện nay, việc mất đi một khách hàng là hết sức đáng tiếc Loại rủi ro này làmột trong những mối quan tâm hàng đầu của các CTKT
Tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro cho phép KTV đảm bảo được tính hữuhiệu và hiệu quả của cuộc kiểm toán Ở đây sự đảm bảo hữu hiệu không chỉ cónghĩa là việc CTKT sẽ phát hành BCKT đúng thời hạn, mà còn đảm bảo tính hiệuquả là chi phí cho các nguồn lực mà CTKT đã chi ra phải nhỏ hơn phần phí kiểmtoán mà CTKT được nhận Vì vậy, để đảm bảo cho tính hữu hiệu và hiệu quả chocuộc kiểm toán, công việc kiểm toán không thể dàn đều mà phải tập trung vào cácvùng có rủi ro cao Việc tập trung vào rủi ro là do:
Thứ nhất, Khối lượng và quy mô của các giao dịch ngày càng lớn: Với sự
phát triển không ngừng của nền kinh tế, quy mô của các doanh nghiệp cũng ngàycàng mở rộng, số lượng và khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tăng KTVkhông thể kiểm tra tất cả các nghiệp vụ trong sổ sách kế toán mà tập trung nghiệpvụ, khoản mục rủi ro cao Việc tiếp cận theo rủi ro giúp giảm khối lượng cần kiểmtra, tiết kiệm thời gian, chi phí
Thứ hai, Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ tác động đến môi trườngkinh doanh của cả CTKT và khách hàng: Ngày nay, khoa học và công nghệ ngày
càng tiến bộ vượt bậc cùng với sự xuất hiện của những ngành nghề kinh doanh mới.Điều này không chỉ tác động đến môi trường kinh doanh của Công ty khách hàngmà còn tác động đến cả môi trường kinh doanh của CTKT Với công nghệ hiện đạicho phép kiểm toán áp dụng vào quy trình kiểm toán, nhằm giảm phạm vi, thờigian
Trang 9Thứ ba, Sự cạnh tranh của các CTKT dẫn đến yêu cầu phải giảm phí kiểmtoán: Hiện nay sự cạnh tranh ngày càng lớn đối với các CTKT Do đó, để tồn tại,
CTKT phải xây dựng quy trình kiểm toán hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí mà chấtlượng kiểm toán không giảm
Do đó, việc đánh giá rủi ro đối với việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán phảithực hiện cho dù đó là khách hàng thường niên hay khách hàng kiểm toán năm đầutiên và do trưởng/phó phòng phụ trách thực hiện Việc đánh giá này bao gồm việcxem xét các yếu tố liên quan đến khách thể kiểm toán như tính trung thực của BGĐ,các vụ kiện tụng, tranh chấp… liên quan đến khách hàng trong những năm gần đâycũng như việc xem xét các yếu tố liên quan đến khả năng của Công ty AASC trongviệc cung cấp dịch vụ kiểm toán (số lượng KTV, thời gian, sự hiểu biết của Công tyvề lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng…) Tuy nhiên, đối với mỗi loạikhách hàng, việc xem xét rủi ro của việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán được trìnhbày trên một GLV riêng biệt
Đối với các khách hàng thường niên, việc đánh giá khả năng chấp nhận tiếp
tục hợp đồng kiểm toán chỉ dựa trên một vài thông tin cơ bản như GLV dưới đây.Tuy nhiên, khi có một trong các điều kiện sau thì việc đánh giá khả năng chấp nhậnthực hiện hợp đồng kiểm toán sẽ được thực hiện như là việc đánh giá đối với kháchhàng kiểm toán năm đầu tiên Các điều kiện này là:
- Có sự thay đổi về các hoạt động kinh doanh của khách hàng;- Các thông tin bất lợi về khách hàng từ các phương tiện đại chúng;- Sự thay đổi về quyền sở hữu;
- Kết quả hoạt động tài chính không tốt;
- Sự thay đổi liên quan trong BGĐ và các vị trí chủ chốt của Công ty
Đối với khách hàng mới, Công ty AASC sử dụng “Bảng câu hỏi đánh giá rủi
ro tổng quát” để xếp loại khách hàng theo số điểm mà họ có được Các khách hàngsẽ được xếp thành 3 cấp độ: Khách hàng có mức rủi ro thông thường, khách hàng cómức rủi ro cao và khách hàng có mức rủi ro có thể kiểm soát được
- Khách hàng có mức rủi ro thông thường (số điểm<50): Đặc điểm của khách
hàng này là:
+ Hoạt động ổn định, có chiến lược và khả năng phát triển dài hạn;+ Doanh nghiệpu có hệ thống tài chính và hệ thống KSNB hiệu quả;+ Chính sách kế toán và nhân sự ít thay đổi;
+ BCTC luôn được tuân thủ về nguyên tắc và thời gian;
+ Bộ phận quản lý doanh nghiệp chính trực, có hiểu biết về tính hình kinhdoanh và hợp nhất trong các quyết định của BGĐ
- Khách hàng có mức rủi ro cao (số điểm>380): Đặc điểm của khách hàng
này là:
Trang 10+ Hoạt động thua lỗ trong nhiều năm liên tục, Công ty ít có khả năng tồn tạilâu dài;
+ Quản lý tài chính không minh bạch, hệ thống KSNB hoạt động không hiệuquá;
+ Có sự thay đổi bất thường về bộ máy quản lý hay kế toán trưởng;
+ Doanh nghiệp đang hoặc có nguy cơ vướng phải những vụ kiện tụng, tranhchấp nghiêm trọng…
Đây là những khách hàng có khả năng gây ra tổn thất hoặc làm mất uy tíncho Công ty Do vậy, Công ty không nên chấp nhận những khách hàng này
- Khách hàng có mức rủi ro có thể kiểm soát được (50<số điểm<380): Việc
đánh giá về khách hàng phụ thuộc vào thực tế, khả năng suy đoán tổng thể vàkinh nghiệm của KTV Nếu khách hàng được đánh giá ở mức rủi ro thôngthường và mức rủi ro có thể kiểm soát được thì Công ty có thể chấp nhậnkhách hàng này
Bây giờ chúng ta cùng xem xét 2 Công ty, Công ty A là một Công ty TNHHtư nhân kinh doanh tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng Ngoài ngành nghề chính làkinh doanh gas và khí đốt, các sản phẩm liên quan đến gas, gần đây Công ty A cònmở rộng ra lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Tuy Công ty A mới thành lập được hơn 5 năm nhưng đã có được uy tín trênthị trường Thị trường của Công ty ngày càng mở rộng, thương hiệu Hồng Hà gashiện đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường gas miền Bắc.
Tại Hà Nội, ngoài trụ sở chính, Công ty có 3 chi nhánh nhỏ đặt tại các vị tríthuận lợi cho ngành nghề kinh doanh của mình Bên cạnh đó, Công ty còn mở chinhánh tại Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh, những địa điểm có khảnăng tiêu thụ lớn về gas và khí đốt.
Mới đây, Công ty TNHH A đã tổ chức động thổ dự án xây dựng tổ hợp côngtrình Crown Plaza tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội với tổng mức đầu tư 65 triệuUSD Đây là một công trình có kiến trúc hiện đại thuộc nhóm dịch vụ cao, chấtlượng cao, hứa hẹn mang lại lợi ích to lớn cho Công ty.
Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên Công ty thuê dịch vụ kiểm toán BCTC Cácsố liệu cũng như sổ sách, BCTC đều do Công ty cung cấp Qua việc xem xét BCTCcủa Công ty A cùng với những kỹ năng, tìm hiểu nghành nghề kinh doanh, quan sátCông ty, phỏng vấn trực tiếp BGĐ Công ty A để xem xét tính liêm chính của BGĐđồng thời nhận diện lý do kiểm toán của Công ty AASC (tức là việc xem xét ngườisử dụng BCTC và mục đích sử dụng của họ), chủ nhiệm kiểm toán nhận thấy rằngCông ty TNHH A hoạt động có lãi và đang có sự phát triển bền vững, mở rộng vềmặt hàng và thị trường kinh doanh, BGĐ có năng lực chuyên môn, có sự nắm rõ vềtình hình tài chính và lĩnh vực kinh doanh của Công ty Như vậy, qua xem xét tôngthể cho thấy rằng không có yếu tố nào ảnh hưởng đến tính liên tục hoạt động củaCông ty tính đến thời điểm kiểm toán Với nhận định trên, cùng với sự phân tích,chủ nhiệm kiểm toán sẽ hoàn thành bảng câu hỏi được xây dựng sẵn để đưa ra kếtquả đánh giá rủi ro tổng quát.
Trang 11Đối với Công ty CP B, trước đây là một Công ty xây dựng thuộc Bộ Xâydựng được thành lập từ năm 2001 Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xâylắp, Công ty đã tham gia thi công và hoàn thành nhiều công trình xây dựng dândụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông… trong phạm vi cả nước và đãđược trao nhiều huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng.
Hiện nay, bên cạnh lĩnh vực kinh doanh truyền thống, Công ty B đã mở rộngsang lĩnh vực đầu tư, đem lại doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao Lợi thế từnguồn vốn lớn cùng với số lượng lao động hùng hậu, Công ty B đang trên đà pháttriển mạnh mẽ và tạo dựng được thương hiệu trong nền kinh tế Qua nghiên cứu hồsơ kiểm toán chung, chủ nhiệm kiểm toán Công ty AASC vẫn thấy rằng: Công ty Bhoạt động có lãi và đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ Như vậy, qua xem xéttổng thể có thể thấy rằng không có yếu tố nào ảnh hưởng đến tính “hoạt động liêntục” của Công ty B tính đến thời điểm được kiểm toán.
Sau đây là Bảng kết quả đánh giá rủi ro tổng quát của hai Công ty:
Bảng 1.2 Bảng kết quả đánh giá rủi ro tổng quát
Câu hỏi đánh giá rủi ro tổngquát
Khách hàng: Công ty ATổng số điểm: 100/380Người thực hiện: HTH
Khách hàng: Công ty BTổng số điểm: 100/380Người thực hiện: CTH
1 Lĩnh vực hoạt động kinhdoanh của Công ty
Kinh doanh Gas, khí đốt và Bấtđộng sản
Xây dựng công nghiệp, dân dụng,hạ tầng cơ sở, kinh doanh bất độngsản, thi công xây lắp.
2 Tình hình sở hữu của Công
3 Chính sách kế toán củaCông ty
Chính sách kế toán áp dụng thốngnhất theo quy định của BTC vàtuân theo chuẩn mực kế toán ViệtNam
Chính sách kế toán áp dụng thốngnhất theo quy định của BTC vàtuân theo chuẩn mực kế toán ViệtNam
4 Cơ cấu quản lý của Công ty Được tổ chức tốtĐược tổ chức tốt5 Hệ thống KSNB của Công
ty xét trên khía cạnh chungnhất
6 Quy mô khách hàng (sửdụng giá trị tổng tài sản nếukhách hàng là một ngânhàng, một Công ty bảohiểm; sử dụng doanh thubán hàng hoặc tổng số bánra nếu khách hàng hoạtđộng theo lĩnh vực khác
Doanh thu của Công ty:
151.923.304.066 VNĐ
Doanh thu của Công ty:
256.468.752.312 VNĐ
7 Mức độ các khoản nợ củaCông ty và khả năng tăngtrưởng
Trung bìnhTrung bình
Trang 128 Quan hệ của Công ty và
9 Khả năng Công ty báo cáosai các kết quả tài chính vàtài sản ròng
10 Khách hàng có ý định lừadối KTV
Công ty cung cấp đầy đủ thông tinkhi có yêu cầu của KTV
Công ty cung cấp khá đầy đủ thôngtin khi có yêu cầu của KTV
11 Mức độ chủ quan trong
việc xác định kết quả Thấp Thấp12 Năng lực của BGĐ điều
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán chung khách hàng A và B)
Trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro đối với từng Công ty, chủ nhiệm kiểmtoán quyết định đánh giá Công ty TNHH A và Công ty CP B đều được xếp vàonhóm khách hàng có rủi ro ở mức thông thường Do đó chủ nhiệm kiểm toán củahai cuộc kiểm toán chấp nhận kiểm toán cho cả hai khách hàng
Sau khi chấp nhận kiểm toán, tuỳ vào quy mô, loại hình, tính chất phức tạpcủa khách hàng mà Công ty lựa chọn số lượng KTV tham gia tại cuộc kiểm toán.Nhóm kiểm toán thường từ 3 đến 5 người, trong đó có một người chủ nhiệm kiểmtoán, là người có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm (thường làKTV cao cấp hoặc Phó phòng), hai KTV và một trợ lý KTV Khi lựa chọn nhómkiểm toán, thường chú trọng đến những KTV có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnhvực kinh doanh của khách hàng và đặc biệt là phải đảm bảo tính độc lập của KTVđối với Công ty khách hàng Trước khi thực hiện cuộc kiểm toán, Công ty đều bắtbuộc các KTV thực hiện “Bảng đánh giá tính độc lập của KTV” có dạng trích nhưsau:
Bảng 1.3 Trích bảng câu hỏi đánh giá tính độc lập của KTV
KTV có sở hữu cổ phần hay các khoản đầu tư tương tự của khách hàngkhông ?
Trang 13KTV có sở hữu cổ phần hay các khoản đầu tư tương tự của chi nhánh,Công ty mẹ, Công ty liên doanh, liên kết của khách hàng không ?KTV có chung vốn kinh doanh với khách hàng, thành viên BGĐ, cổđông chính có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng không ?
KTV có nắm giữ vị trí quản lý quan trọng, chịu trách nhiệm điều hànhhoặc là nhân viên của khách hàng trong năm tài chính được kiểm toánhoặc năm thực hiện kiểm toán không ?
KTV có bất kỳ một khoản cho vay đối với khách hàng hoặc thành viênBGĐ, cổ đông chính có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng không ?KTV có bất kỳ một khoản nợ đối với khách hàng hoặc thành viênBGĐ, cổ đông chính có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng không ?Kiểm toán có trực tiếp hay được ủy quyền để nhận bất kỳ một khoảnlợi ích tài chính nào từ khách hàng không?
KTV có người thân, thành viên cùng gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con,anh, chị, em ruột) đang sở hữu cổ phần hay các khoản đầu tư tương tựcủa khách hàng không ?
(nguồn: Tài liệu nội bộ Công ty AASC)
Đối với hai Công ty được đề cập, Công ty CP B là khách hàng thường niênnên nhóm kiểm toán được lựa chọn thường là nhóm đã thực hiện kiểm toán nămtrước, tạo điều kiện cho công việc kiểm toán được tiến hành nhanh chóng và tiếtkiệm về thời gian và chi phí Còn đối với Công ty TNHH A, đây là một khách hàngmới nên cần lựa chọn các KTV có kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực kinhdoanh của Công ty hoặc những ngành nghề tương tự Song song với đó, BGĐAASC thường xuyên giám sát chặt chẽ cuộc kiểm toán để giải quyết các vấn đề nảysinh trong quá trình kiểm toán.
1.2.2 Đánh giá rủi ro trên toàn bộ BCTC
1.2.2.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC
Để tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV phải bắt đầu bằng việc thực hiệnthu thập sự hiểu biết về khách thể kiểm toán Tuy nhiên, việc thu thập thông tin sựhiểu biết về khách hàng không chỉ giúp KTV đánh giá được rủi ro trên phương diệnBCTC mà còn giúp KTV đánh giá được rủi ro liên quan đến từng khoản mục cụ thể.
Sự hiểu biết về khách thể kiểm toán mà KTV cần thu thập bao gồm:
- Thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanhcủa khách thể như: cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động, chiến lược và mục tiêu
Trang 14hoạt động, nhân sự, tình hình đầu tư, các nhà cung cấp, các bên liên quan,đặc điểm về ngành nghề kinh doanh và ảnh hưởng của môi trường kinh tế,chính trị và xã hội đến lĩnh vực kinh doanh, các quy định có liên quan; mụctiêu hoạt động của đơn vị, các khách hàng và nhà cung cấp chủ yếu, các vụkiện tụng liên quan….Dựa trên các thông tin thu thập được, KTV tiến hànhđánh giá các rủi ro liên quan đến bản chất hoạt động của đơn vị Các rủi ronày thường bao gồm việc liên quan đến sự thay đổi về cơ cấu bộ máy tổchức, sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh….
- Các chính sách kế toán được áp dụng: bao gồm việc xét các quy định phápluật với liên quan đến hoạt động kế toán; sự thay đổi các chính sách kế toán,các chính sách kế toán chủ đạo tại khách thể; ảnh hưởng của cơ cấu tổ chứcdoanh nghiệp đến việc trình bày các thông tin tài chính Thông thường côngviệc bao gồm:
KTV yêu cầu kế toán trưởng cung cấp các tài liệu liênquan đến các chính sách kế toán, hệ thống tài khoản và sơ đồ hạch toán củađơn vị (đã được thông qua BTC);
Phỏng vấn kế toán trưởng và kế toán viên về quy trìnhhạch toán, hình thức ghi chép, việc lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách, sựphân công nhiệm vụ của nhân viên kế toán;
Quan sát hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách và quá trìnhghi chép, sử dụng hệ thống máy tính của nhân viên kế toán để đánh giá việchạch toán này có tuân thủ quy định của BTC không.
- Kết quả hoạt động tài chính của dự án: bao gồm việc xem xét kì vọng về mặttài chính của các bên liên quan, xem xét giả định hoạt động liên tục củakhách thể đồng thời thực hiện phân tích sơ bộ tình hình tài chính của kháchthể.
- Hệ thống các hoạt động kiểm soát: bao gồm việc xét triết lí và phong cáchđiều hành của ban quản trị, cơ cấu tổ chức, sự phân chia quyền hạn và tráchnhiệm, hệ thống thông tin trong doanh nghiệp…
Các thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng nhưcác thông tin liên quan đến các chính sách kế toán được áp dụng sẽ giúp KTV cóthể xác định được các rủi ro tiềm tàng trên phương diện BCTC Và theo đó, KTVthường đánh giá rủi ro tiềm tàng cao nếu sự thu thập hiểu biết về khách hàng chothấy các điều kiện sau:
- Hoạt động trong ở những ngành nghề chứa đựng nhiều rủi ro
- Hoạt động trong môi trường với mức độ phức tạp cao của các quy định cóliên quan.
- Sự thay đổi về ngành nghề hoạt động kinh doanh của đơn vị
Trang 15- Có sự thay đổi lớn trong cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp như tái tổ chứclại hay có các sự kiện bất thường diễn ra.
- Thiếu các nhân sự chủ chốt về mặt tài chính
- Sự thay đổi của hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến việc báo cáothông tin tài chính.
- Sự áp dụng các nguyên tắc kế toán mới….
Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách thể kiểm toán vàmức độ sẵn có của các thông tin mà KTV tiến hành thu thập thông tin để có được sựhiểu biết về khách thể kiểm toán.
Với khách hàng mới như Công ty A, KTV AASC sẽ tiến hành trao đổi vớikhách hàng, quan sát thực tế, báo cáo quản trị nội bộ, xem xét tài liệu và thu thậpcác thông tin từ bên ngoài Các tài liệu thu thập này sẽ được lập thành hồ sơ để làmtài liệu cho kiểm toán các năm sau nếu trở thành khách hàng thường niên củaAASC Các KTV thông qua các công việc trên sẽ có thể nắm bắt những thông tinkhái quát nhất và nhanh chóng nhất về hoạt động kinh doanh của khách hàng baogồm quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, đặc trưng ngành nghề kinh doanh, thịtrường hoạt động, khách hàng của Công ty mới này, đưa ra những nhận định vàđịnh hướng thực hiện kiểm toán.
Bảng 1.4 Khảo sát các thông tin cơ bản về Công ty TNHH A
1 Thông tin cơ bản về Công ty:
-Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH A
-Hình thức pháp lý: Công ty TNHH hai thành viên trở lên-Ngày thành lập: 29/09/2000
Dịch vụ môi giới, quản lý, định giá, quảng cáo bất động sản
-Công ty đang hoạt động kinh doanh theo Giấy đăng ký kinh doanh số 0102001223 (đăngký thay đổi lần 6 ngày 20/01/2004) do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
-Vốn điều lệ của Công ty là: 30 tỷ đồng Trụ sở chính: Số 300 phố X - Hai Bà Trưng - HàNội.
2 Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty A
Trang 16-BGĐ bao gồm:
1.TGĐ: Ông Trần Hồng A
2.Phó Giám đốc: Bà Nguyễn Bích B
3 Tìm hiểu hệ thống kế toán:
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty A
-Chế độ kế toán: Công ty B đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyếtđịnh số 15/2006/QĐBTC của BTC và các văn bản hướng dẫn kèm theo.
-Bộ máy kế toán: Được tổ chức ghọn nhẹ, logic Đội ngũ nhân viên đều tốt nghiệp Đại
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kế toánPhòng kế hoạch - kinh doanhPhòng kỹ thuật
Dự án tổ hợp công
trình khách sạn
5 sao
Chi nhánh Hưng Yên
Chi nhánh
Hải Phòng
Trạm CN Quảng
Trạm CN Nam Định
Trạm CN Nam Thăng
Nhà máy vỏ
Trạm CN Hưng
Kho Hải Phòng
Trạm CN Hải PhòngPhòng nhân sự
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
Kế toán mua hàng -
thanh toánKế toán
Kế toán bán hàng - thanh
Kế toán tổng hợp
Trang 17học và thành thạo công việc.
-Hình thức kế toán: Tại Công ty B, việc ghi chép sổ sách kế toán được thực hiện theo hìnhthức chứng từ ghi sổ.
-Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm.-Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ.
4 Môi trường kinh doanh và lĩnh vực hoạt động:
-Mới đây, Công ty TNHH A đã tổ chức động thổ dự án xây dựng tổ hợp công trình CrownPlaza tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội với tổng mức đầu tư 65 triệu USD Đây là một công trình cókiến trúc hiện đại thuộc nhóm dịch vụ cao, chất lượng cao đang được thành phố Hà Nội ưu tiênkhuyến khích Lĩnh vực kinh doanh khách sạn đang rất thuận lợi bởi các lý do sau:
Thứ nhất, tại các thành phố lớn của nước ta đang rất thiếu phòng khách sạn, đặc biệt làkhách sạn cao cấp.
Thứ hai, thành phố Hà Nội đã kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnhvực này với nhiều chính sách ưu đãi.
Hơn nữa, với nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội và đặc biệt làCông ty A có những đối tác nước ngoài rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư,xây dựng và quản lý khách sạn.
Tuy nhiên, lĩnh vực này không phải dễ dàng thu được lợi nhuận cao Bản thân các doanh nghiệpphải đứng trước cuộc cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả của dịch vụ do mình cung cấp Đầu tưxây dựng khách sạn là một hoạt động kinh doanh mang tính chất lâu dài và chiến lược Nếu doanhnghiệp không xem xét và nghiên cứu tỉ mỉ, cụ thể các khâu trong cả quá trình đầu tư và đặc biệt nếuthiếu kinh nghiệm quản lý thì doanh nghiệp khó có thể thành công.
-Trong lĩnh vực kinh doanh LPG (gas), Công ty A đã thực hiện 6 dự án đầu tư xây dựngnhà máy sản xuất tại các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc và HàNội với nhãn hiệu Hồng Hà Năm 2009 nhu cầu tiêu dùng ước khoảng 1 triệu tấn/năm Tuy nhiên,nguồn gas trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 42% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại chủ yếu đượcnhập khẩu theo hình thức ký hợp đồng hạn định từ 6 tháng đến 1 năm Thị trường gas hiện nayđang cạnh tranh rất quyết liệt Giá bán gas tại đại lý khó kiểm soát vì có quá nhiều khâu trung gian,nhất là trong bối cảnh gas lậu chen chân trên thị trường Chính phủ đã ban hành Nghị định số107/2009/NĐ-CP quy định về tổ chức kinh doanh gas Nghị định này lần đầu tiên đưa ra một sốquy định chặt chẽ hơn như: mỗi cửa hàng bán gas chỉ được làm đại lý tối đa cho 3 hãng, đại lý phảichịu sự kiểm soát về giá, chất lượng của nhà cung cấp Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, cácquy định tại Nghị định mới chỉ là bước đầu, còn sơ sài, có những quy định khó triển khai vì thiếuchế tài đủ mạnh đi theo Dẫu vậy, với hướng đi cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng cũngnhư cố gắng kiểm soát giá bán, Công ty A đang ngày càng khẳng định vị trí hàng đầu của nhãn hiệugas Hồng Hà trên thị trường miền Bắc.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng: TRUNG BÌNH
(nguồn: Hồ sơ chung khách hàng A)
Vì là khách hàng thường xuyên của Công ty nên những thông tin cơ sở vềCông ty B đã có trong Hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán những năm trước.Tuy nhiên, KTV vẫn phải thu thập thông tin về những thay đổi của Công ty B trong
Trang 18năm vừa qua để hoàn thiện hồ sơ cũng như đánh giá ảnh hưởng của những sự thayđổi đó đến BCTC được kiểm toán.
Bảng 1.5 Khảo sát các thông tin cơ bản về Công ty CP B
1 Thông tin cơ bản về Công ty:
-Tên giao dịch: Công ty CP ABC.-Loại hình doanh nghiệp: Công ty CP.-Ngày thành lập: 08/10/2001
-ĐKKD: Số 0103000552 ngày 08/10/2001 cấp tại Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội.ĐKKD điều chỉnh lần 2 ngày 11/03/2005 cấp tại Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội.ĐKKD điều chỉnh lần 3: ngày 31/07/2007 cấp tại Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội.ĐKKD điều chỉnh lần 4: ngày 24/02/2009 cấp tại Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội.-Thời gian hoạt động: Không xác định.
-Lĩnh vực kinh doanh của Công ty:
Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng các công trình giao thông;Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị và khu công nghiệp;Kinh doanh nhà và bất động sản;
Kinh doanh máy móc thiết bị và vật tư ngành xây dựng; Tư vấn xây dựng (không bao gồm thiết kế công trình); Tư vấn đầu tư tài chính (không bao gồm tư vấn pháp luật);
Kinh doanh các dịch vụ khách sạn, nhà hàng (không bao gồm kinh doanh quán bar,phòng hát karaoke, vũ trường);
Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật), tư vấn quản lý dự án trong lĩnh vực xâydựng;
Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; Tư vấn thiết kế kiến trúc công trình;
Khai thác, sản xuất, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi, gạch, ngói, ximăng, kính, tấm lợp, nhựa đường và các vật liệu xây dựng khác dùng trong xây dựng vàtrang trí nội ngoại thất), các câu kiện bê tông đúc sẵn, kết cấu thép;
Kinh doanh xuất nhập khẩu ô tô các loại, dây chuyền công nghệ máy, vật liệu xây dựng,máy móc thiết bị ngành xây dựng, vận tải
Dịch vụ tư vấn bất động sản; Dịch vụ quảng cáo bất động sản; Dịch vụ đấu giá bất động sản; Dịch vụ quản lý bất động sản; Dịch vụ môi giới bất động sản; Dịch vụ định giá bất động sản;
Kinh doanh sàn giao dịch bất động sản;
2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty B
Trang 19-Bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ Nhân sự chủ chốt gồm:1 Chủ tịch HĐQT, TGĐ: Ông Lê Hà A.
2 Phó TGĐ (TC - KT và HCSN): Bà Lê Hương B.3 Phó TGĐ (Thi công xây lắp, đầu tư): Ông Đỗ Năng C.
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty B
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Phòng quản lý dự án
Phòng kinh doanh
Phòng cung
Phòng hành chính - nhân
Phòng tài chính
kế toán
Phòng kiếm
soát nội bộ
Phòng đầu tư
VP đại diện
Tp Cần Thơ
Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Các dự án xây lắp Hà
Các dự án xây lắp TPHCMSàn
giao dịch bất động
Các ban QLDA
Trang 204 Môi trường kinh doanh và lĩnh vực hoạt động:
-Năm 2004, Công ty B chính thức bước vào lĩnh vực phát triển dự án bất động sản bằngviệc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi để đầu tư xâydựng dự án Tổ hợp Thương mại, Văn phòng và Căn hộ cao cấp 173 Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - HàNội với quy mô hơn 60.000 m2 sàn xây dựng.Từ đó, Công ty đã dần khẳng định được vị thế củamình trên thị trường bất động sản bằng việc triển khai một loạt các dự án tại các thành phố lớn.Năm 2003, Công ty B đã thi công thành công dự án Cherwood Residence tại 127 Pasteur - Quận 3 -TP Hồ Chí Minh, với hạng mục cọc khoan nhồi, móng và 02 tầng hầm Đây là dự án có quy môlớn đầu tiên mà Công ty thi công, bước đầu chứng minh năng lực của Công ty trong lĩnh vực thicông xây dựng các công trình cao tầng có từ 2 tầng hầm trở lên với công nghệ tiên tiến khoan cọcnhồi, cọc barrette, tường vây Từ đó đến nay, Công ty B đã tiếp tục khẳng định năng lực và uy tíncủa mình qua việc liên tiếp trúng thầu và thi công những dự án quy mô lớn, tính chất phức tạp cao.-Các rủi ro mà Công ty có thể gặp phải:
Rủi ro kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, lãi suất ngân hàng, tình hìnhlạm phát, v.v đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Khi kinh tếphát triển, thu nhập người dân tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu xây dựng và nhà ở Ngược lại, tốcđộ tăng trưởng kinh tế chậm lại như thời kỳ giữa năm 2008 đến đầu năm 2009 sẽ làm sụtgiảm nhu cầu cũng như giá bất động sản Do đó, sự phát triển của ngành nói chung vàCông ty nói riêng phụ thuộc lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước Trong những nămgần đây, Việt Nam phải đối mặt với lạm phát tăng từ 6,6% năm 2006 lên tới 12,6% năm2007 và tăng mạnh vào năm 2008 với chỉ số giá tiêu dùng kỷ lục trong hai thập kỷ qua,19,89% Những con số này vượt xa so với con số tăng trưởng kinh tế Tốc độ lạm phát caohơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, chắc chắn sẽ tác động tới các doanh nghiệp nói chung vàCông ty B nói riêng Cụ thể, lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến việc lập dự toán chi phí cácdự án bất động sản cũng như chi phí xây lắp của Công ty do giá nguyên vật liệu, giá nhâncông, v.v tăng.
Rủi ro từ việc thi công công trình bao gồm: i) biến động nguyên vật liệu làm ảnh hưởng tớichi phí và thời gian thi công công trình; ii) việc chậm trễ trong việc giải ngân của chủ đầutư làm kéo dài thời gian thi công, cũng như làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp; iii)sự mất thời gian trong việc nghiệm thu theo tiến độ cũng như trong việc thanh quyết toángiữa chủ đầu tư với nhà thầu ảnh hưởng khá lớn tới tình hình công nợ của các doanh nghiệpxây dựng.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán thanh toán thuế
Kế toán vật tưBộ phận kế toán chi nhánh VPĐD
Kế toán chi phí giá thành
Thủ quỹ
Bộ phận kế toán BQLDA
Bộ phận kế toán công trường, trạm
Trang 21Rủi ro về cạnh tranh:
Thứ nhất, Hoạt động đầu tư bất động sản: Công ty bắt đầu hoạt động đầu tư bất động sản
trong 05 năm gần đây Do đó Công ty sẽ chịu sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp cókinh nghiệm trong ngành như Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam(Vinaconex), Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà - Bộ xây dựng (HUD), Tổng Công tyxây dựng Sông Đà, Bitexco, Hoàng Anh Gia Lai, v.v.
Thứ hai, Hoạt động thi công xây lắp: Công ty B hiện là một trong các Công ty hàng đầu
trong lĩnh vực thi công phần móng và tầng hầm, đặc biệt là các công trình có nhiều tầnghầm Tuy nhiên, Công ty vẫn gặp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước và đặcbiệt là từ các Công ty nước ngoài có thế mạnh về vốn, công nghệ và sự chuyên nghiệp Đểhạn chế rủi ro này, Công ty thường xuyên nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng việc đầutư thiết bị và công nghệ mới, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động thi công xây lắpvà giữ uy tín với khách hàng.
5 Ý kiến kiểm toán năm trước: Chấp nhận toàn phần
Đánh giá rủi ro tiềm tàng: TRUNG BÌNH
(nguồn: Hồ sơ chung khách hàng B)
1.2.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát toàn bộ BCTC
Mức độ kiểm soát của khách thể kiểm toán có ảnh hưởng trực tiếp đến đánhgiá của KTV về rủi ro kiểm soát trên cả phương diện toàn bộ BCTC cũng như cácsô dư tài khoản và nghiệp vụ nhưng thông thường, mức độ kiểm soát thường liênquan nhiều đến các hoạt động kiểm soát đối với một loại nghiệp vụ, số dư
Để đánh giá về hệ thống KSNB, KTV lần lượt tìm hiểu các nhân tố có ảnhhưởng đến hệ thống KSNB, đó là: Môi trường kiểm soát; Hệ thống kế toán; Thủ tụckiểm soát và Kiểm toán nội bộ Đối với việc đánh giá rủi ro kiểm soát trên phươngdiện toàn bộ BCTC, việc đánh giá mức độ kiểm soát của doanh nghiệp thường tậptrung vào việc xem xét môi trường kiểm soát Môi trường kiếm soát liên quan đếnsự điều hành ban quản trị; thái độ, nhận thức và hành động của ban quản trị liênquan đến sự KSNB của doanh nghiệp.
Thứ nhất, Tìm hiểu về môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát bao
gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài Công ty có tính môi trường tác độngđến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình KSNB Thông tin vềmôi trường kiểm soát KTV có thể tìm hiểu qua các tài liệu như: Biên bản cuộc họpHội đồng quản trị; Các văn bản quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ chức năng,quyền hạn của các cá nhân quan trọng trong Công ty; Các văn bản phê chuẩn, quyđịnh tổ chức công tác kế toán; Các văn bản quy định sự kiểm soát của cơ quan nhà
Trang 22nước đối với Công ty… kết hợp với việc phỏng vấn BGĐ Công ty khách hàng, nhânviên kế toán và các thành viên có vai trò quan trọng trong Công ty.
Bảng 1.6 Trích bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB môi trường kiểm soátCông ty B
1.Có lý do để nghi ngờ về tính chính trực của các thànhviên ban lãnh đạo khách hàng hoặc nghi ngờ về việc dựavào thư giải trình của BGĐ hay không?
X2.Có lý do nào cần cân nhắc về các cam kết của ban
lãnh đạo khách hàng trong việc trình bày BCTC phản ánhtrung thực và hợp lý?
X3.Có lý do nào cần cân nhắc về các cam kết của lãnh
đạo trong đơn vị trong việc thiết lập và duy trì một hệthống thông tin kế toán đáng tin cậy, hệ thống KSNB hiệuquả?
X4.Cơ cấu tổ chức có phù hợp với đặc điểm sản xuất
5.Có lý do nào cần phải quan tâm tới đặc điểm hoạt
động kinh doanh của đơn vị không? X6.Có văn bản quy định về chức năng nghiệp vụ của các
7.Có yếu tố nào trong môi trường kinh doanh ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh và tính hoạt động liêntục của đơn vị hay không?
X8.BGĐ không giải thích cho KTV trong một số vấn đề
liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống KSNB? X9.…
Đánh giá môi trường kiểm soát: TỐT
Có = Có áp dụng thủ tục kiểm soát;
Không = Thủ tục kiểm soát là cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp
nhưng không được áp dụng;
Không áp dụng = Thủ tục kiểm soát là không cần thiết đối với hoạt động
của doanh nghiệp.
(nguồn: Hồ sơ chung khách hàng B)
Thứ hai, Tìm hiểu về hệ thống kế toán: Hệ thống kế toán bao gồm hệ thống
chứng từ kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thốngbảng tổng hợp, cân đối kế toán Trong đó, quá trình lập và luân chuyển chứng từđóng vai trò quan trọng trong công tác KSNB của doanh nghiệp KTV cần tìm hiểucác thông tin về Chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng; Sự thay đổi nhân
Trang 23sự trong phòng kế toán; Số lượng và chất lượng của nhân viên kế toán; hình thức sổkế toán; các nguyên tắc kế toán đang áp dụng (nguyên tắc trích khấu hao, nguyêntắc ghi nhận doanh thu… );
Bảng 1.7 Trích bảng tìm hiểu về hệ thống kế toán Công ty B
Các chính sách kế toán áp dụng:
Nguyên tắc xác định tiền và các khoản tương đương tiền:
Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tưngắn hạn có thời gian đáo hạn không quá 3 tháng, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổidễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong quá trình chuyển đổi thànhtiền
Nguyên tắc ghi nhận HTK:
HTK được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thìphải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được Giá gốc HTK bao gồm chi phí thu mua, chi phíchế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng tháihiện tại.
Giá trị HTK được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.HTK được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo giá gốc Trong quá trình sử dụng, TSCĐ đượcghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại
Khấu hao TSCĐ được trích theo phương pháp đường thẳng Thời gian khấu hao được ước tính nhưsau
-Nhà cửa, vật kiến trúc: 5 - 10 năm-Máy móc thiết bị: 3 - 5 năm
-Phương tiện giao thông vận tải: 5 năm-Thiết bị văn phòng: 3 - 5 năm
TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm chi phí thực tế bỏ ra để có quyền sử dụng đất, cụ thểnhư sau:
TSCĐ vô hình là quyền sử dụng 148,4 m2 đất tại số nhà X Trần Đình Xu, Phường Cầu Kho, Quận1, Tp Hồ Chí Minh với thời gian sử dụng lâu dài
Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:
Các khoản đầu tư vào các công ty liên kết mà trong đó Công ty có ảnh hưởng đáng kể được trìnhbày theo phương pháp giá gốc Các khoản phân phối lợi nhuận từ số lợi nhuận thuần luỹ kế của cáccông ty liên kết sau ngày đầu tư được phân bổ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của Côngty Các khoản phân phối khác được xem như phần thu hồi các khoản đầu tư và được trừ vào giá trịđầu tư
Các khoản đầu tư chứng khoán tại thời điểm báo cáo, nếu:
-Có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó đượccoi là khoản “tương đương tiền”.
-Có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh được phân loại là tàisản ngắn hạn.
-Có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanh được phân loại là tài sảndài hạn.
Trang 24Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay:
Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh trừ khoản chi phíđi vay liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tínhvào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ điều kiện quy định trong Chuẩn mực Kế toánViệt Nam số 16 “Chi phí đi vay”.
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dangđược tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) bao gồm các khoản lãi tiền vay, phân bổ cáckhoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quantới quá trình làm thủ tục vay.
Tỷ lệ vốn hoá chi phí lãi vay trong năm: 0%
Nguyên tắc ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước:
Các chi phí trả trước chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiện tại được ghinhận là chi phí trả trước ngắn hạn và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tàichính.
Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch toán vào chi phí trả trước dàihạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh trong nhiều năm:
-Công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn;
-Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần quá lớn.
Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ hạch toánđược căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợplý Chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp đườngthẳng So với năm trước, phương pháp phân bổ không thay đổi nhưng căn cứ vào tính chất, mức độthì thời gian được xác định phân bổ đối với công cụ là gỗ, ván dùng cho xây lắp của đơn vị đã thayđổi ước tính sử dụng hữu ích từ 3 năm áp dụng cho năm trước xuống còn 3 tháng đối với năm nayđã làm tăng chi phí phân bổ vào trong năm là 1.513.844.846 VNĐ
Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.
Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận theo số chênh lệch lớn hơn hoặc nhỏ hơn giữa giá trị thực tếphát sinh và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu lần đầu, phát hành bổ sung hoặc tái pháthành cổ phiếu quỹ.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ(-) các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sóttrọng yếu của các năm trước.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có thể được chia cho các nhà đầu tư dựa trên tỷ lệ góp vốn saukhi được Hội đồng quản trị phê duyệt và sau khi đã trích lập các quỹ dự phòng theo Điều lệ công tyvà các quy định của pháp luật Việt Nam.
Cổ tức phải trả cho các cổ đông được ghi nhận là khoản phải trả trong Bảng cân đối kế toán củaCông ty sau khi có thông báo chia cổ tức của Hội đồng quản trị Công ty.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
Doanh thu bán hàng:
Doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:
-Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hànghoá đã được chuyển giao cho người mua;
-Công ty không còn quyền quản lý hàng hoá cũng như sở hữu hàng hoáhoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
-Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
-Công ty đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;-Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Trang 25Doanh thu cung cấp dịch vụ:
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cáchđáng tin cậy Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghinhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lâph Bảng cân đối kế toán củakỳ đó Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn các điều kiện sau:-Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
-Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;-Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cânđối kế toán;
-Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí đề hoànthành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Phần công việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành được xác định theo phương pháp đánh giá côngviệc hoàn thành.
Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thuhoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
-Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;-Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi Công ty được quyền nhận cổ tức hoặc được quyềnnhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
Doanh thu hợp đồng xây dựng
Doanh thu được ghi nhận căn cứ vào phần công việc hoàn thành, được xác nhận một cách đáng tincậy và có xác nhận của khách hàng.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính:
Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính bao gồm:
-Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính;-Chi phí đi vay và cho vay vốn;
-Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, không bù trừ với doanh thu hoạtđộng tài chính.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản thuế
Thuế hiện hành
Tài sản thuế và các khoản thuế phải nộp cho năm hiện hành và các năm trước được xác định bằngsố tiền dự kiến phải nộp cho (hoặc được thu hồi từ) cơ quan thuế, dựa trên các mức thuế suất và cácLuật thuế có hiệu lực đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
(nguồn: Hồ sơ chung khách hàng B)
Bảng 1.8 Trích bảng câu hỏi đánh giá bộ máy kế toán Công ty B
1.Các chức danh trong bộ máy kế toán có hợp lý
2.Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân
viên kế toán có được quyđịnh bằng văn bản không? X
Trang 263.Kế toán trưởng có được đào tạo theo đúng chuyên
ngành kế toán, tài chính hay không? X4.Kế toán tổng hợp có được đào tạo theo đúng chuyên
ngành kế toán, tài chính hay không? X5.Các nhân viên khác thuộc bộ phận kế toán, tài chính
có được đào tạo về chuyên ngành mà mình đang làm việckhông?
X6.Công ty có quy định khi nghỉ phép, các nhân viên
chủ chốt phải báo cáo trước ít nhất 1 ngày cho cấp lãnhđạo không?
X7.Công việc của những người nghỉ phép có được người
8.Các nhân viên có được gửi đi đào tạo lại hoặc thamgia các khóa học cập nhật các kiến thức mới về TCKT,thuế hay không?
X9.Mọi thư từ, tài liệu gửi đến Bộ phận kế toán có được
Ban lãnh đạo xem xét trước khi chuyển tới các bộ phậnthực thi không?
X10.Công ty có quy định khi cung cấp các tài liệu, thông
tin tài chính kế toán ra bên ngoài phải được sự phê duyệt
Đánh giá hệ thống kế toán: TỐT
(nguồn: Hồ sơ chung khách hàng B)
Thứ ba, Tìm hiểu về các thủ tục kiểm soát: Để đánh giá về các thủ tục kiểm
soát đang áp dụng tại Công ty khách hàng, KTV đánh giá thông qua “Bảng câu hỏiđánh giá về hệ thống KSNB của khách hàng” Mục đích là để KTV đánh giá xemcác thủ tục kiểm soát mà Công ty khách hàng đang áp dụng có dựa trên ba nguyêntắc cơ bản: “Phân công phân nhiệm”, “uỷ quyền phê chuẩn” và “bất kiêm nhiệm” cóhợp lý hay không.
Ngoài những nguyên tắc trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm việc quyđịnh chứng từ sổ sách phải đầy đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổsách và kiểm soát độc lập việc thực hiện các hoạt động của đơn vị.
Bảng 1.9 Trích bảng câu hỏi đánh giá thủ tục kiểm soát Công ty B
1.Sự phân công phân nhiệm trong Công ty có đảm bảo
Trang 272.Có lý do nào cần xem xét liên quan đến các phương
pháp kiểm soát quản lý của doanh nghiệp? X3.Doanh nghiệp có cách ly người bảo quản tài sản với
người làm công tác kế toán hay không? X4.Các chức năng nhiệm vụ quan trọng trong Công ty có
được phân công phân nhiệm rõ ràng hay không? Và cóđược thể hiện bằng văn bản hay không?
X5.Trách nhiệm điều hành và trách nhiệm ghi sổ có
6.Doanh nghiệp có cách ly trách nhiệm giữa người phê
chuẩn nghiệp vụ với người kiểm soát hay không? X7.Nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được phê chuẩn kịp
thời bởi những cấp có thẩm quyền hay không? X8.Doanh nghiệp có quy định cụ thể về uỷ quyền phê
chuẩn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay không? X9.…
Đánh giá thủ tục kiểm soát: TỐT
(nguồn: Hồ sơ chung khách hàng B)
Thứ tư, Tìm hiểu về kiểm toán nội bộ: Đây là bộ phận độc lập được thiết lập
trong Công ty tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêucầu quản trị nội bộ Qua tìm hiểu của KTV, tại Công ty B không có bộ phận kiểmtoán nội bộ Sau đây là bảng câu hỏi tìm hiểu bộ phận kiểm toán nội bộ ở nhữngkhách hàng có thiết lập bộ phận này.
Bảng 1.10 Bảng câu hỏi về bộ phận kiểm toán nội bộ của khách hàng
1.KTV nội bộ có được đào tạo đúng chuyên ngànhkhông?
2.KTV nội bộ đã có nhiều kinh nghiệm chưa?
3.Bộ phận này có trực thuộc một cấp đủ cao để khônggiới hạn phạm vi hoạt động của KTV nội bộ không?4.Bộ phận này có độc lập với phòng kế toán và các bộ
phận hoạt động được kiểm tra không?