bài học về thành công và thất bại của coca cola
LỜI MỞ ĐẦU Cũng như một số công ty nước ngoài khác, Coca-Cola là một công ty có bề dày hơn 100 năm tồn tại và phát triển huy hoàng cho tới ngày nay, một trong những thành công lớn nhất và vang dội nhất của công ty mà bất kỳ một công ty nào cũng phải ước mơ. Đó chính là thương hiệu Coca-cola với giá trị đứng hang đầu thế giới trị giá hơn 70 tỷ USD. để có được điều này không phải ngày một ngày hài và chuyện dể dàng, đó là cả một quá trình xây dựng củng cố và phát triển. Thành công này đến từ nhiều khía cạnh khác nhau, nó được xây dựng trên cơ sở các chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn, trong suốt hơn một thập kỷ tồn tại. Bên cạnh đó, còn phải có những chiến lược về nhân sự, về con người phù hợp, cho từng giai đoạn để thực thi, gánh vác trách nhiệm cho từng hoạt động chiến lược kinh doanh và điều quan trọng nhất là Công ty đã vô hình chung biến tập thể này, tổ chức này thành một gia đình, một đại gia đình Coca-Cola. Không chỉ có bài học thành công, Coca-Cola còn có những bài học thất bại đáng giá tỷ USD, những bài học mà Coca-Cola đã khắc phục và trở nên tốt hơn. Đó là bài học quý cho Coca-Cola và cho cả các công ty kinh doanh toàn cầu khác. Với mong muốn tìm hiểu “Những bài học kinh nghiệm của công ty Coca-Cola”, chúng em nhận thấy không chỉ riêng em mà tất cả ai quan tâm đến hoạt động kinh doanh toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia nói chung và hoạt động kinh doanh của Coca-Cola nói riêng, đều quan tâm đến những gì mà Coca-Cola đã kinh qua trong suốt chặng đường hình thánh vá phát triển của mình. Sau qua trình tìm hiểu nhóm xin trình bày nội dung trên với những phần hiểu biết sau: • Phần 1: Tổng quan về Coca-Cola • Phần 2: Thành công của Coca-Cola • Phần 3: Thất bại của Coca-Cola • Phần 4: Bài học cho các công ty, tập đoàn đa quốc gia. 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA-COLA Coca-Cola đã có lịch sử hơn 100 năm, và câu chuyện thành công của nó đã góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa cũng như trở thành đối tượng của các nhà phê bình quan tâm đến sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia hiện đại. Từ khởi đầu khiêm tốn phát triển thành người khổng lồ như ngày hôm nay, bất cứ ai muốn biết các ông lớn toàn cầu hoạt động thế nào thì cũng cần phải hiểu về Coke trước- một công ty hiếm khi cởi mở và giải thích những nguyên nhân thành bại của nó. "Coca-Cola không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống. Nó là một ý tưởng, một tầm nhìn và một cảm xúc", Muhtar Kent -Chủ tịch kiêm CEO, Coca-Cola chia sẻ. 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN: Coca-Cola không phải là loại nước uống có coca đầu tiên trên thị trường.Năm 1863, một loại thức uống không dùng cho mục đích điều trị ra đời, đã phổ biến việc dùng lá coca làm nguyên liệu chính. Thức uống này được gọi là “Vin Mariani”, một loại rượu dùng lá coca làm nguyên liệu được Angelo Mariani chế tạo, đã phổ biến rộng rãi trong giới thượng lưu châu Âu.Bí quyết thành công của Vin Mariani không đến từ rượu mà chính là từ mùi vị của loại lá coca.Nhưng loại rượu này lại sử dụng quá nhiều lá coca, do đó nó có một hàm lượng cocain rất cao.Vì vậy, Vin Mariani không chỉ có hương vị mạnh mà còn gây nghiện nữa. Hai mươi ba năm sau (1886), khi Vin Mariani đã đạt đến đỉnh điểm vinh quang ở châu Âu, một dược sĩ ở Georgia (Mỹ) tên là John Pemberton đã giới thiệu một loại nước coca khác được gọi là “Coca-Cola”. Thay vì dùng rượu như Vin Mariani, ông này dùng nước đường, rồi thêm vào đó hạt coca cùng một hỗn hợp gồm bảy loại “hương tự nhiên” khác nữa, mà công thức vẫn được giữ bí mật cho đến tận ngày nay, và tiếp thị sản phẩm của mình như một loại thuốc bổ óc. Mặc dù đây là loại thức uống không cồn nhưng nó vẫn hàm chứa chất cocain. 2 Cái tên “Coca-Cola” không được Pemberton nghĩ ra mà là do nhân viên kế toán của ông, Frank Robinson - hiện được xem là người có kiểu chữ viết nổi bật nhất - đặt ra, và chính mẫu chữ này đã trở thành căn bản cho mẫu biểu tượng của thương hiệu CocaCola. Nhưng năm đầu tiên thật sự không mấy hứa hẹn.Pemberton đã bố trí bán loại nước bổ dưỡng của mình tại một máy bán nước giải khát có ga ở một hiệu thuốc ở Atlanta với giá 5 xu một ly.Mặc cho chất lượng gây nghiện tiềm tàng của loại thức uống này, doanh số vẫn giẫm chân ở mức sáu ly một ngày, không đủ để trang trải chi phí sản xuất.Nói cách khác, Coca-Cola không phải là một Vin Mariani thứ hai. Tuy nhiên, Pemberton có được một ưu thế hơn hẳn người tiền nhiệm châu Âu của mình, ông Angelo Mariani – đó là khả năng thiên phú về marketing.Trong khi một số tiền ít ỏi quý báu được đầu tư cho thương hiệu Vin Mariani, Pemberton đã cảm nhận được sức mạnh của quảng cáo ngay từ buổi đầu.Mẩu quảng cáo đầu tiên cho CocaCola xuất hiện trên tờ The Atlanta Journal chỉ ba tuần sau khi loại thức uống này được giới thiệu ra thị trường.Trong khi Vin Mariani nhanh chóng xuất hiện và cũng biến mất thật nhanh, CocaCola vẫn cứ đều đặn phát triển và lớn mạnh dần lên với sự hỗ trợ của quảng cáo. Trong 3 năm, Candler và hiệp hội của ông ta quản lý công ty với nguồn đầu tư là 2,300 nghìn USD. Công ty đăng kí tên nhãn hiệu là “Cocacola” với văn phòng U.S Patent vào năm 1893 và đổi mới nó bằt đầu từ lúc đó.(“Coke” là tên nhãn hiệu từ năm 1945). Năm 1895, những nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài Atlanta được mở cửa tại các bang như Dallas, Texas, Chicago, Illinois và Los Angeles, California. Ông Candler đã báo cáo cho các cổ đông rằng Coca-Cola đang được bán tại “mỗi bang và mỗi vùng trên toàn nước Mỹ.” Trong vòng chỉ 10 năm, từ năm 1899 đến năm 1909, đã có 379 nhà máy Coca-Cola ra đời. Tất cả các nhà máy đều được hưởng thương hiệu của Coca-Cola, theo công thức của Coca-Cola. Candler là người đầu tiên phát minh ra khái niệm “hệ thống Coca-Cola” như thế.Cũng chính nhờ tiếp tục áp dụng “hệ thống Coca-Cola” này mà nước giải khát Coca- Cola đã được các thế hệ điều hành sau Asa Candler đem đi chinh phục khắp thế giới. 3 Vì sản lượng tiêu thụ tăng cao, các nhà kinh doanh trong tập đoàn đã tìm kiếm thêm loại hình tiêu thụ mới bằng cách bán nước có gas coca-cola trong chai. Hoạt động đóng chai bắt đầu khi Benjamin F.Thomas và Joseph B.Whitehead của Chartanooga, bang Tennessee, được trao quyền quyết định từ ông Asa Candler để thi hành và bán Coca-cola trên hầu hết các miền của đất nước. Họ giao cho từng thành viên liên quan các vùng riêng biệt để xây dựng các hoạt động đóng chai.Những nỗ lực này đã xây dựng nên nền móng vững chắc cho những thành công lớn, tạo nên một hệ thống rộng khắp các công ty đóng chai CocaCola. Phản ứng của công ty trước những đối thủ đang chạy theo cách thức kinh doanh này là sự ra đời của một trong những loại chai đựng nước uống có gas nổi tiếng nhất - loại chai CocaCola nổi bật, đặc biệt và độc nhất. Nó được tạo ra bởi công ty Root Glass của Ấn Độ vào năm 1915 và được nâng cao tiêu chuẩn bởi các nhà nghiên cứu vỏ chai trong tập đoàn vào các năm sau đó. Năm 1911, một nhóm đầu tư mà người dẫn đầu là Ernest Woodruff, chủ ngân hàng Atlanta, đã mua lại công ty CocaCola từ các cổ đông của Candler. Bốn năm sau, Robert W.woodruff, con trai 33 tuổi của Ernest trở thành chủ tịch tập đoàn và dẫn dắt công ty đi vào thời kì mới của sự phát triển trong và ngoài nước qua hơn 6 thập kỉ sau đó. Từ thời gian của Woodruff, CocaCola đã luôn đề cao giá trị và quyền công dân. Ngày nay, một phần lời hứa của CocaCola “Mang lại lợi ích và sự sảng khoái cho tất cả những ai được chúng tôi phục vụ”, công ty phấn đấu làm ” tươi mới” thị trường, làm phong phú nơi làm việc, bảo vệ môi trường và củng cố truyền thông công chúng. Qua quá trình hoạt động từ những bước đầu tiên và phát triển trên những con đường khác nhau, các nỗ lực về nhân đức của công ty đều tập trung vào giáo dục và xây dựng ước mơ tuổi trẻ. Ngoài ra, trong 5 năm gần đây, 1 tỉ USD đã được dành riêng cho việc đa dạng hoá thông qua sự giao phó toàn quyền và các chương trình cho các bộ phận nhân sự đã tạo ra nhiều cơ hội cho các cá nhân và các nhà kinh doanh nhỏ. 4 Tập đoàn CocaCola đang tiếp tục tạo mối liên kết với người tiêu dùng qua nhiều cách thức sôi động và thú vị khác nhau, từ sự giới thiệu thành công các sản phẩm mới và vỏ chai có các đặc tính cải tiến. Sau hơn 125 năm thành lập và phát triển, Coca-Cola đã có mặt ở 5 châu lục và hơn 200 nước trên thế giới. 2. CHIẾN LƯỢC: 2.1. Giai đoạn 1920 - 1940: Bước ngoặt đầu tiên trong lịch sử thành công của Coca – Cola là sự phát minh và phát triển hình dáng chiếc chai và hệ thống đóng chai được phát triển cho tới bây giờ. Chiếc chai đem lại hiệu quả hình ảnh cho sản phẩm Coca-Cola mạnh đến mức nếu hỏi hầu hết mọi người khi nhìn thấy hình dáng của nó không mang trên mình bất kể nhãn hiệu nào thì họ đều trả lời đó là chai Coca-Cola, và cùng bằng việc phát triển hệ thống các nhà máy đóng chai (Bottling Plant) trên khắp thế giới, các hãng đóng chai (“Bottler”) đã cung cấp cho người tiêu dủng những sản phẩm Coca-Cola với giá cả rất phải chăng mà chất lượng không hề thay đổi. Nó mở ra một hướng phát triển mới không chỉ cho ngành hàng nước giải khát mà còn nhiều ngành hàng khác như hóa mỹ phẩm, may mặc, điện tử về việc đầu tư sang nước khác những công đoạn đơn giản hoàn thành sản phẩm. Lịch sử phát triển hệ thống đóng chai bắt đầu kể từ năm 1984, tại một của hàng kẹo bánh ở Vichsburg, bang Mississippi, người chủ cửa hàng ông Joseph A. Biedenharn thấy đồ uống Coca-Cola bán rất chạy, nhưng hình thức cung cấp lúc bấy giờ mới chỉ bằng cốc chiết từ thùng có vòi, ông đưa ra ý tưởng đóng chai Coca-Cola để bán, sử dụng các chai thủy tinh thông thường có tên gọi là Hutchinson. Biedenham gửi sáng kiến này tới Asa G.Candler, người chủ của Coca-Cola lúc bấy giờ nhưng sau đó ý tưởng này không được thực hiện vì ông Cander thực sự không chú ý đến điều đó, dù cho người cháu trai của ông có ủng hộ nhưng ông vẫn muốn bán sản phẩm Coca-Cola bằng thùng có vòi chiết ra cốc với giá 5 cent. 5 Đến năm 1899 ông đã phải chấp thuận do những ý kiến phân tích về việc phát triển kinh doanh trên khắp nước Mĩ bằng việc phát triển hệ thống đóng chai Coca bởi 2 nhà luật sư trẻ Thomas và Whitehead. Sau đó là thời kỳ phát triển nhanh chóng của Coca-Cola, hãng tiến hành phân chia vùng trên lãnh thổ nước Mĩ và trao quyền đóng chai cho các doanh nghiệp trong các vùng đó và đến năm 1909 đã có hơn 400 phân xưởng đóng chai, hầu hết số đó là các phân xưởng gia đình có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của vùng đó. Đến năm 1916, các hãng đóng chai cho rằng với kiểu dáng thẳng, chai Coca-Cola dễ dàng gây nhầm lẫn với các loại khác như rượu, nước hoa quả, chai đựng dầu hay các gia vị, một nhóm đại diện cho công ty và các hãng đóng chai đã yêu cầu các nhà sản xuất chai thủy tinh đưa ra ý tưởng thiết kế một kiểu dáng đặc biệt cho chai Coca-Cola, mẫu thiết kế của hãng sản xuất đồ thủy tinh Root ở Terre Haute, bang Indiana đã được chọn lựa chọn, đó cũng là một trong số ít các mẫu bao bì được đăng ký bản quyền tại Cục bảo vệ bằng sáng chế của Hoa Kỳ về hình dáng và tên gọi là “Contour Bottle”. Kể từ đó trở đi người tiêu dùng không những chỉ yêu thích hương vị Coca-Cola mà còn cả hình dáng chai Coca- Cola. Vào năm 1920 Robert W.Woodruff, giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị công ty bắt đầu thực hiện chiến lược thúc đẩy hoạt động đóng chai ngoài Hoa Kỳ và cho đến năm 1940 có hơn 64 nhà máy đóng chai vận hành ngoài nước Mĩ. Kể từ 1960 trở đi Coca-Cola có thêm nhiều sản phẩm và nhãn hiệu mà cho đến bây giờ cũng ta đang dùng. Cùng với sự hình thành và phát triển chiếc chai là các chiến lược phát triển trong từng thời kỳ. 2.2. Giai đoạn những năm 1960: Đặc điểm của thời kỳ này là ngày càng có nhiều mặt hàng nước giải khát trên thị trường có khả năng cạnh tranh với sản phẩm Coke trong khi năng lực sản xuất của Coca- Cola là rất lớn cho nên công ty phải nghĩ đến chiến lược nhằm củng cố và khẳng định vị trí của mình và chiến lược chính được sử dụng trong giai đoạn này và các giai đoạn này và các giai đoạn kế tiếp đó là chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Trải qua gần 80 năm phát 6 triển với chỉ một sản phẩm duy nhất, hãng thấy cần phải đưa ra một số sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu to lớn của người tiêu dùng, một sản phẩm dù tốt đến đâu cũng không thể tieu dùng mãi được mà cần phải cải tiến để phục hồi và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. 2.3. Giai đoạn những năm 1970 và 1980: Chiến lược chủ yếu trong giai đoạn này là liên kết nhằm phục vụ người tiêu dùng (“Consolidation to serve customer”), hệ thống phân phối của Coca-Cola rất phong phú đa dạng theo cả hai chiều ngang và dọc, các nhà máy đóng chai của Coca-Cola có mặt trên khắp thế giới nhưng chỉ một phần trong số đó là trực thuộc công ty mẹ, còn lại là trực thuộc các chi nhánh khu vực và một số các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận hợp đồng đóng chai. Chính sự phức tạp đó khiến Coca-Cola đưa ra chiến lược liên kết các hãng đóng chai vừa và nhỏ, đồng thời liên kết các cửa hàng bán lẻ nhằm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn, không những thế còn đảm bảo tính thống nhất cho người phân phối tới các điểm bán lẻ. Nếu không có sự thống nhất rất dễ dẫn đến những cạnh tranh trong bản thân những nhà phân phối. 2.4. Giai đoạn những năm 1990: Trong giai đoạn này, mặc dù doanh số bán ra tại các thị trường truyền thống vẫn ổn định nhưng do tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu thế toàn cầu hóa diễn ra rất mạnh mẽ buộc hãng có hướng tìm kiếm những thị trường mới với lợi thế của người đến trước và thực hiện mục tiêu toàn cầu của mình. Thị phần của Coca-Cola 3 năm, thậm chí theo nhiều cuộc thử nghiệm (Blind Test) thì họ thấy rằng người tiêu dùng yêu thích vị Pepsi hơn nhưng lại yêu thích thương hiệu của Coca-Cola hơn. Chiến lược chính trong thời kỳ này là chiến lược mở rộng thị trường, hãng khuyến khích các công ty thành viên tìm kiếm và đầu tư vào những thị trường mới như Châu Phi , Châu Á ngoài các thị trường cũ. 2.5. Giai đoạn những năm 2000: Sự khác biệt về môi trường văn hóa, chính trị xã hội giữa các nước khác nhau là một yếu tố gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó chiến lược thích nghi hóa là một trong những chiến lược hay được công ty áp dụng trong thời gian này. 7 Chiến lược thích nghi hóa từng địa phương (Think local, act local”): trải qua hơn một thể kỷ thực hiện chiến lược kinh doanh toàn cầu, hãng Coca-Cola bắt đầu tiến hành chiến lược kinh doanh theo hướng thích nghi hóa nhưng vẫn không đi ngược lại với chiến lược truyền thống của công ty, điều này nhằm củng cố hơn vị trí cững chắc mà công ty đã xây dựng được do những đặc điểm khác nhau của từng cùng. Các chi nhánh của Coca-Cola thành lập ở đâu thì thuê nhân công ở khu vực đó vì những nhân viên này có điều kiện để hiểu biết về văn hóa, tập quán của khách hàng của khách hàng của vùng đó hơn và từ đó có thể đưa ra những sản phẩm mới thích hợp cho từng vùng với những chính sách Marketing thích hợp, bên cạnh đó các chi tiết giữ vai trò giám sát và đảm bảo chất lượng sản phẩm Coca-Cola theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của hãng tại Atlanta. 2.6. Chiến lược cốt lõi: Nhưng cho dù thực hiện chiến lược nào thì đó vẫn chỉ là những giải pháp trong từng giai đoạn còn chiến lược cơ bản mà công ty vẫn theo đuổi và đạt được nhiều thành công mà không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được đó chính là chiến lược kinh doanh toàn cầu thể hiện: sản phẩm đồng nhất, chiến lược marketing đồng nhất trên toàn cầu để đến nay có là sản phẩm được nhiều người biết đến nhất và thương hiệu có trị giá lớn nhất. Yếu tố chính làm nên sự nổi tiếng của thương hiệu Coca-Cola là định hướng sản phẩm đến người tiêu dùng, hoạt động Marketing mạnh mẽ và giữ bí mật công thức pha chế để tạo nên một huyền thoại về Coca-Cola. Trong hoạt động kinh doanh của mình Coca- Cola thường xuyên có sự mâu thuẫn giữa duy trì truyền thống và liên tục đổi mới và rất khó để lựa chọn giữa hai chiến lược đó nên cho dù trong giai đoạn nào với chiến lược nào công ty vẫn theo đuổi tư tưởng xuyên suốt đó là “mọi hoạt động của Coca-Cola bao giờ cũng hướng về người tiêu dùng” điều đó không làm mất đi cái cũ mà công ty có thể đổi mới, điều đó cũng giữ được hình ảnh của Coca-Cola đối với người tiêu dùng. Yếu tố thứ hai tạo nên sức mạnh thương hiệu chính là hoạt động Marketing diễn ra rất mạnh mẽ, công ty đầu tư rất nhiều vào hoạt động khuếch trương quảng bá sản phẩm. Hoạt động Marketing không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với các thành viên 8 khác trong kênh phân phối, đây là yếu tố rất trọng làm sao những nhà bán lẻ đó cũng là một nhà tiếp thị sản phẩm Coca-Cola. Như vậy bên cạnh những chiến lược kinh doanh truyền thống của công ty. Coca-Cola thường xuyên phải đưa ra những chiến lược mới để thích ứng với sự thay đổi của từng thời kỳ. 3. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 2.1. Sản phẩm cốt lõi: Tính đến nay, CocaCola đã cho ra mắt hơn 300 nhãn hiệu nước giải khát khác nhau như Sprite, TAB, Fresca, Diet Coke, Surge, PowerAde, Mr. Pibb, nước lọc đóng chai Barq's, Dasani hay dòng nước quả ép Minute Maid. 2.2.Tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới Một cuộc chạy đua điên cuồng đang diễn ra trên mạng Internet giữa các tập đoàn công nghệ thông tin và kinh doanh thế giới, nhằm giành giật lấy một mẩu nhỏ trong miếng bánh hấp dẫn của thị trường download nhạc hợp pháp đầy tiềm năng lợi nhuận. CocaCola là hãng mới nhất tham gia vào cuộc tranh giành này bằng việc tung ra dịch vụ âm nhạc trực tuyến có nhãn hiệu của mình với hơn 250.000 bài hát trực tuyến được bán qua mạng với giá 80 cent/bài. Các bản nhạc trực tuyến có thể ở nhiều định dạng khác nhau, như MP3, WMA, Real ., được người sử dụng mua và download về máy tính của mình qua Internet. Các file nhạc này sau đó có thể nghe trên máy tính hoặc đưa vào máy nghe nhạc số cầm tay với chất lượng âm thanh không khác gì đĩa CD. Có vẻ như mọi đối thủ của CocaCola, từ các nhãn hiệu nước ngọt nổi tiếng đến các công ty mới thành lập đều đang cố gắng lao như thiêu thân theo thành công của CocaCola với mục đích bắt kịp và chiếm lĩnh thị trường của CocaCola. Với những người trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát, cuộc chạy đua này đã phản ánh một chuyển biến trong cách ngành công nghiệp này nhìn nhận về kinh doanh. Nhưng để làm được việc này không hề 9 dễ dàng chút nào, bởi Coca Cola đã là một “tượng đài” quá vững chắc trên thị trường thế giới. 4. SỨ MỆNH Bản gốc tiếng Anh: “Our Roadmap starts with our mission, which is enduring. It declares our purpose as a company and serves as the standard against which we weigh our actions and decisions. • To refresh the world . • To inspire moments of optimism and happiness . • To create value and make a difference.” Bản dịch: Cocacola luôn suy nghĩ và hành động với mục đích hoàn thành sứ mệnh của mình, đạt tới sự bền bỉ tuyệt đối trong việc mang đến • Sự tươi mới cho toàn thế giới, • Khơi nguồn những phút giây lạc quan và hạnh phúc, • Tạo nên những giá trị khác biệt. 5. TẦM NHÌN THƯƠNG HIỆU Bản gốc tiếng Anh: “Our vision serves as the framework for our Roadmap and guides every aspect of our business by describing what we need to accomplish in order to continue achieving sustainable, quality growth. • People: Be a great place to work where people are inspired to be the best they can be. • Portfolio: Bring to the world a portfolio of quality beverage brands that anticipate and satisfy people's desires and needs. • Partners: Nurture a winning network of customers and suppliers, together we create mutual, enduring value. 10 . khác, Coca-Cola là một công ty có bề dày hơn 100 năm tồn tại và phát triển huy hoàng cho tới ngày nay, một trong những thành công lớn nhất và vang dội nhất. phẩm, may mặc, điện tử về việc đầu tư sang nước khác những công đoạn đơn giản hoàn thành sản phẩm. Lịch sử phát triển hệ thống đóng chai bắt đầu kể từ năm