BÀI HỌC VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU:

Một phần của tài liệu Hoàn chỉnhx (Trang 38 - 39)

1.1. Bài học về quảng cáo:

Quảng cáo là con đường ngắn nhất để quảng bá thương hiệu của công ty bạn đến với công chúng, và dễ dàng xâm nhập vào thị trường, đó là điều chúng ta ai cũng biết đến, thế nhưng, làm sao để hoạt động quảng cáo của bạn thật sự có hiệu quả đó mới thật sự là điều mà Coca-Cola đã thực hiện và để lại bài học hết sức to lớn cho các công ty về sau:

Sự sáng tạo và sự phù hợp: Quảng cáo không chỉ đơn thuần là thông điệp mang lời giới thiệu sản phẩm, mang sự nhắc nhớ mà nó còn là hình ảnh đại diện cho công ty, cho thương hiệu của công ty vì thế Quảng cáo cần phải có sự sáng tạo không được lặp lại những ý tưởng cũ vì điều đó sẽ gây ra sự nhàm chán, chúng ta không thể sử dụng cùng một quảng cáo trong các giai đoạn hoặc thời kì khác nhau và đặc biệt đừng bao giờ để mình trở thành bản sao của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: Vào các dịp lễ, tết, noel, hay ngày thường… chúng ta sẽ có những quảng cáo phù hợp với giai đoạn đó. Và điều quan trọng là phải biết đánh vào đúng tâm lí của khách hàng như Coca-Cola tung quảng cáo “Gia đình gấu Bắc cực” của Coke, quảng cáo giáng sinh trúng ngay cảm xúc của người tiêu dùng Mỹ. Hay tập đoàn Masan food Việt Nam đã tung các quảng cáo đánh trúng tâm lí tiêu dùng của người Việt như: Nước tương không chứa 3MCPD hay Mì Omachi mì khoai tây không lo bị nóng… => nhanh chóng chiếm lình thị trường Việt Nam.

Tính xác thực: Hãy định vị cho sản phẩm của bạn là sản phẩm đích thực với các tiêu chí: sản phẩm thật, quảng cáo thật, điều này sẽ định vị cho khách hàng niềm tin với sản phẩm. Tránh trường hợp quảng cáo quá sự thật vì điều đó sẽ vô tình như một con dao hai lưỡi tự giết chết thương hiệu của bạn.

Tính thẩm mỹ: Logo của Coca-Cola với hai màu trắng và đỏ biểu tượng thương hiệu đơn giản được sử dụng từ năm 1955 là một minh chứng khác nữa cho sự tập trung vào chất lượng thẩm mỹ của thương hiệu này. Logo là một hình ảnh của công ty và cũng là một đặc tính nhận diện thương hiệu vì thế trong việc thiết kế Logo cần được thực hiện một cách nghiêm túc, mẫu thiết kế không nên quá rườm rà mà phải thật dễ nhớ với sự phối hợp của

các gam màu hài hòa và Logo phải thể hiện được phần nào phong cách của công ty. Xây dựng theo triết lý “ Đơn giản là khác biệt”.

1.2. Bài học về PR:

PR – Quan hệ công chúng (Public Relation) ra đời sau qu ảng cáo nhưng ngày càng chứng tỏ hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với quảng cáo. Công dụng của PR đã được các công ty lớn trên thế giới chứng minh. Cụ thể như, nhờ khai thác thành công công cụ PR mà các công ty như Coca-Cola, Apple, Nokia, KFC…trở thành những thương hiệu hàng đầu thế giới. Nhưng không phải PR lúc nào cũng hiệu quả hơn quảng cáo vì thông tin từ PR mang lại là bị động và đôi khi không phù hợp với mục đích của công ty. Hơn nữa PR và các hoạt động, mục tiêu, sứ mạng của công ty phải phù hợp với nhau. Đó là sai lầm của Coca-Cola mắc phải khi một mặt giúp đỡ một số người dân tài trợ về nguồn nước, mặt khác gây ô nhiễm tại Ấn Độ, làm mâu thuẫn giữa dân và công ty ngày càng gây gắt. Như vậy, việc PR phải xuất phát từ cái tâm của người thực hiện.

1.3. Bài học về sản phẩm

Coca-Cola đã rất thành công trong việc tung ra các sản phẩm phù hợp với từng phân khúc thị trường và biết tận dụng nguồn lực để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các công ty đa quốc gia khác phải noi theo: “Hãy cho khách hàng những gì họ cần chứ không phải những gì chúng ta có” (theo chiến lược cạnh tranh của Michael Potter). Điều đó không có nghĩa là ta chỉ tạo ra những sản phẩm đã có sẳn trên thị trường mà chúng ta còn phải nghiên cứu những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng để tạo ra những sản phẩm mới lạ đầy sáng tạo và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường.

1.4. Bài học về nghiên cứu thị trường:

Từ những thất bại trong việc nghiên cứu thị trường của của New Coke, chúng ta cần phải cẩn thận hơn nữa trong quá trình nghiên cứu thị trường và đặc biệt nên chú tâm đến sự ảnh hưởng của thương hiệu hay những thứ khác đến sự cảm nhận của con người về sản phẩm. Bởi vì cảm nhận của con người về giá trị lí tính của sản phẩm chỉ chiếm khoảng 10-40% trong khi cảm nhận về giá trị vô hình của sản phẩm chiếm với 60-90%. Đặc biệt đối với các sản phẩm cao cấp giá hay công dụng sản phẩm chỉ chiếm phần nhỏ trong cảm nhận khách hàng trong khi giá trị về thương hiệu, đẳng cấp của nó mới là phần chính và quyết định việc người tiêu dùng có chấp nhận sản phẩm đó hay không.

Một phần của tài liệu Hoàn chỉnhx (Trang 38 - 39)