1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

DE CUONG TVGS công trình dân dụng

122 651 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Tài liệu tổng hợp về đề cương tư vấn giám sát công trình dân dụng được đúc kết lại rất nổi bật, đặc sắc, mang lại nguồn kiến thức rất có giá trị trong quá trình thi công, giám sát công trình dưới dạng pdf, word,… chia sẻ tại 123doc.

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

DỰ ÁN: TRỤ SỞ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH

ĐỒNG THÁP ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

DỰ ÁN: TRỤ SỞ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH

ĐỒNG THÁP ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP

CHỦ ĐẦU TƯ BAN QLDA ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

TƯ VẤN GIÁM SÁT CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ HÀ NỘI

HÀ NỘI - 12/2016

Trang 3

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU

2 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

3 NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT

4 THUYẾT MINH BIỆN PHÁP GIÁM SÁT THI CÔNG CHI TIẾT

5 BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC TVGS

6 CÁC TỪ VIẾT TẮT

- CĐT: Chủ đầu tư

- TK: Thiết kê

- NT: Nhà thầu

- TVGS: Tư vấn giám sát

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trang 5

1.1. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN

1 Tên dự án: Trụ sở Bảo hiểm xã hội Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

2 Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành Bảo hiểm Xã hội

3 Địa điểm xây dựng: Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

4 Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấptheo kế hoạch hàng năm

5 Quyết định số 1251/QĐ-BHXH ngày 30/10/2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việcphê duyệt dự án Đầu tư xây dựng trụ sở Bảo hiểm xã hội thành phố Sa Đéc

6 Đơn vị thiết kế: Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Việt Nam

- Xây mới nhà làm việc 03 tầng với tổng diện tích sàn 945 m2, nhà khung kết cấu bê tôngcốt thép toàn khối, móng bê tông cốt thép, tưởng bao che xây gạch, nền lát gạch Granite nhân tạo;

hệ thống cửa đi, cửa sổ sử dụng cửa nhựa lõi thép gia cường; hệ thống cấp điện, nước, chống mối;

hệ thống PCCC; điều hòa không khí; hạng mục mạng máy tính và trang thiết bị văn phòng hoànchỉnh đồng bộ

- Hạ tầng và các hạng mục phụ trợ bao gồm: Nhà thường trực; sân, bồn hoa; cổng, kè, tườngrào; nhà để xe (nhân viên, khách); điện chiếu sáng ngoài nhà; thoát nước ngoài nhà; bể nướcngầm, bể phốt; trạm biến áp

- Diện tích khu đất nghiên cứu : 2749 m2

- Tổng diện tích xây dựng : 727,0 m2

- Mật độ xây dựng : 26,4%;

- Hệ số sử dụng đất : 0,6 lần;

- Tầng cao đỉnh mái : 03 tầng (14,75m)

Trang 6

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

Trang 7

I CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC

1.1 Luật xây dựng, của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 50/2014/QH13 ngày18/6/2014, được thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá 11;

1.2 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượngcông trình xây dựng;

1.3 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chiphí đầu tư xây dựng;

1.4 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tưxây dựng;

1.5 Quyết định số 09/2005/QĐ-BXD về việc ban hành qui chế áp dụng tiêu chuẩn xây dựngnước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam

II CÁC QUY ĐỊNH KHÁC THEO THỎA THUẬN THÊM GIỮA 2 BÊN

2.1 Hợp đồng kinh tế số 03/2016-HĐTV-TVGS-TNCT ký ngày 12/12/2016 giữa Ban QLDAĐầu tư và Xây dựng ngành BHXH và Công ty CP Xây dựng và Phát triển Kiến trúc Đô thị HàNội về việc thực hiện công tác Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình thuộc dự án Trụ sởBảo hiểm xã hội Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

2.2 Hồ sơ thiết kế (TK) bản vẽ thi công đã được CĐT phê duyệt bằng quyết định và đóngdấu “bản vẽ thi công đã phê duyệt” theo quy định

2.3 Hồ sơ mời thầu thi công xây lắp và Hồ sơ dự thầu thi công xây lắp của NT trúng thầu thicông xây dựng công trình (NT), kèm theo Hợp đồng thi công xây dựng và các tài liệu khác liênquan đến Hợp đồng ký giữa CĐT và NTXD

2.4 Những yêu cầu riêng của CĐT quy định cho công trình

Trang 8

2.2. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG DỰ ÁN

a) CĐT là người quyết định cuối cùng về tất cả các vấn đề liên quan đến dự án

b) Quan hệ chính thức với tất cả các NT khác có liên quan đến dự án, bằng hợp đồng kinh tế,hoặc thoả thuận riêng trong khuôn khổ luật pháp cho phép

c) Thay đổi hoặc yêu cầu CAS thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sátkhông thực hiện đúng quy định

d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với CAS theo quy định trong hợp đồng kinh tế

và theo pháp luật

e) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của kỹ sư tư vấn giám sát (KSTVGS) CAS

g) Xử lý kịp thời những đề xuất của KS TVGS CAS

h) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng với CAS

k) Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặt làm sai lệch kết quảgiám sát

l) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình

II TƯ VẤN GIÁM SÁT CAS

a) Tư vấn giám sát CAS (và các NT khác) có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ vai trò trách nhiệmcủa mình như đã ký kết (hoặc thoả thuận bằng văn bản) với CĐT bằng hợp đồng kinh tế

b) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng TK, theo quy chuẩn, tiêuchuẩn xây dựng và đảm bảo chất lượng

c) Từ chối nghiệm thu công trình không đạt yêu cầu chất lượng

d) Đề xuất với CĐT xây dựng công trình những bất hợp lý về TK nếu phát hiện ra để kịp thờisửa đổi

e) Yêu cầu NT thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng thi công xây lắp ký với CĐT

g) Bảo lưu các ý kiến của CAS đối với công việc giám sát do mình đảm nhận

h) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên liên quan

Trang 9

NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN

GIÁM SÁT

Trang 10

Yêu cầu chung đối với tư vấn giám sát CAS:

- Thực hiện ngay từ khi khởi công công trình

- Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng

- Căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng Các hồ sơtại liệu liên quan khác

- Trung thực, khách quan, không vụ lợi

1 Kiểm tra các điều kiện thi công công trình theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây

dựng số 50/2014/QH13 (theo Khoản b Điều 26 của Nghị định số

46/2015/NĐCP):

1 Đề nghị Chủ đầu tư cung cấp các Hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án:

- Biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng

- Bản vẽ thi công của công trình, hạng mục công trình đã được Chủ đầu tư phê duyệt Trong trườnghợp toàn bộ bản vẽ chưa được CĐT triển khai phê duyệt xong mà chỉ có từng phần thì các phầnnày cũng buộc phải được đóng dấu phê duyệt theo quy định

- Giấy phép thi công xây dựng công trình do cơ quan có thẩm quyền cấp

- Hợp đồng thi công xây dựng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng

- Biện pháp thi công chi tiết và thuyết minh biện pháp thi công chi tiết cho từng công việc, hạngmục công việc, biện pháp để đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thicông do NT thi công công trình lập và được CĐT phê duyệt hoặc trong hồ sơ trúng thầu

2 Kiểm tra sự phù hợp năng lực của NT thi công xây dựng công trình so với hồ sơdự thầu

và hợp đồng xây dựng Bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên

ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình (theo Khoản c Điều 26 của Nghị định số 46/2015/NĐCP):

2.1 Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của NT thi công công trình đưa vào công trường:

2.1.1.Kiểm tra nhân lực của NT theođúng hồ sơ trúng thầu đã phê duyệt, tất cả các trường hợpkhác với hồ sơ trúng thầu đều phải được CĐT đồng ý bằng văn bản

2.1.2 Thiết bị thi công của NT phải có tên trong danh sách thiết bị đưa vào công trình theo hồ sơtrúng thầu được phê duyệt, tất cả các trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được CĐTđồng ý bằng văn bản

2.2 Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công công trình

Trang 11

- Các máy móc thiết bị đưa vào công trình phải có các tài liệu sau: Lý lịch máy, giấy chứng nhậnkiểm định an toàn (đối với các thiết bị có yêu cầu phải kiểm định theo quy định của Nhà nước về

an toàn) do cơ quan có thẩm quyền cấp

2.4 Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục

vụ thi công công trình

- NT phải đệ trình phương án sử dụng các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, như trong hồ sơ trúngthầu, có chứng chỉ cấp nhà nước (dấu LAS)

- Các cơ sở sản xuất vật tư vật liệu dự định cung cấp cho công trình theo cam kết của NT trong

hồ sơ trúng thầu (phải có giấy phép, có các giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng sản phẩm do cơquan có thẩm quyền cấp)

2.5 Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của NT thi công công trình

- Hệ thống quản lý chất lượng của NT phải được thể hiện trong hồ sơ trúng thầu, nếu trong hồ sơtrúng thầu không có hoặc thiếu thì kiến nghị CĐT yêu cầu NT cung cấp

- Trường hợp hệ thống quản lý chất lượng của NT không đúng như trong hồ sơ trúng thầu thìkiến nghị CĐT yêu cầu NT thực hiện đúng như trong hồ sơ trúng thầu, nếu NT có thay đổi thìphải có văn bản đề nghị và được CĐT chấp thuận bằng văn bản

4 Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt (Theo Khoản d Điều 26 của Nghị định 46/2015/NĐCP).

- Kỹ sư TVGS kiểm tra và xem xét tất cả các biện pháp thi công chi tiết trong hồ sơ trúng thầu.Các biện pháp thi công này NT thi công công trình phải có tính toán, đảm bảo an toàn cho người,thiết bị và cấu kiện xây dựng trong thi công và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả tính toán đó

- Đối với các biện pháp thi công được CĐT chấp thuận là biện pháp đặc biệt thì phải có TK riêng

Kỹ sư TVGS có trách nhiệm giám sát thi công và xác nhận khối lượng đúng theo biện pháp đượcduyệt

5 Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết

bị lắp đặt vào công trình(Theo Khoản e Điều 26 của Nghị định

Trang 12

- Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do NTcung cấp thì Kỹ sư TVG kiến nghị CĐT thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắpđặt vào công trình, bởi một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do CĐT chỉ định và Kỹ sư TVGS chấpnhận.

- Các kết quả kiểm tra và số lượng vật tư vật liệu đưa vào công trình từng thời điểm trong ngàyđược ghi trong nhật ký công trình

6 Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình (theo Khoản g Điều 26 của Nghị định số 46/2015/NĐCP).

- TVGS căn cứ trên biện pháp thi công và tiến độ thi công tổng thể của nhà thầu lập đã được Chủđầu tư phê duyệt TVGS sẽ thường xuyên theo dõi quá trình thi công thực tế tại hiện trường của cácnhà thầu thi công so với tiến độ thi công đã được phê duyệt Nếu vì một lí do nào đó (không phải lý

do bất khả kháng theo điều khoản trong Hợp đồng) mà tiết độ thi công thực tế chậm hơn so với tiến

độ thi công đã được phê duyệt TVGS sẽ yêu cầu nhà thầu đưa ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ để bùlại phần tiến độ đã bị chậm chễ như (tăng nhân lực, vật tư, thiết bị… ) đồng thời TVGS báo cáocho Chủ đầu tư biết và có phương án điều chỉnh kịp thời Trong trường hợp chậm tiến độ do cácnguyên nhân bất khả kháng thì nhà thầu phải làm công văn đề nghị Chủ đầu tư chấp thuận việc kéodài tiến độ thực hiện, trong nội dung công văn phải nêu rõ nguyên nhân, và thời gian bị chậm

7 Giám sát việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường, an toàn lao động (theo Khoản h

và Khoản i Điều 26 của Nghị định số 46/2015/NĐCP)

a) Trong bất kỳ tình huống nào, NT thi công cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về vệ sinh môitrường trong thi công công trình

b) Kỹ sư TVGS thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT về những vấn đề có nguy cơ ảnhhưởng tới vệ sinh môi trường trên công trường và khu vực xung quanh công trường Kiểm tra biệnpháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công bao gồm môi trường nước, môi trườngkhông khí, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác về vệ sinh môi trường

c) Trong bất kỳ tình huống nào, NT thi công cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn laođộng trong thi công công trình

d) Kỹ sư TVGS thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT về những vấn đề có nguy cơ mất

an toàn lao động trên công trường:

d.1 Kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn chung của NT áp dụng cho toàn công trình

d.2 Kiểm tra các tài liệu an toàn về máy móc thiết bị thi công tham gia thi công công trình, các tàiliệu kiểm định chứng minh sự an toàn của các thiết bị

d.3 Đối với Người lao động:

Trang 13

- Kiểm tra tài liệu (sổ học an toàn) cho người lao động theo nghề phù hợp đối với tất cả công nhântham gia thi công công trình.

- Kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân trước khi khởi công và trong suốt quátrình thi công công trình

d.4 Kiểm tra hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống cảnh báo an toàn lao động của NTtrong phạm vi toàn công trường

d.5 - Kiểm tra lắp đặt bản hiệu, cảnh báo nơi nguy hiểm

- Kiểm tra việc đảm bảo an toàn giao thông khi tiến hành thi công

8 Giám sát khối lượng Đề nghị Chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lứ về thiết kế (Theo Khoản k Điều 26 của Nghị định số 46/2015/NĐCP).

a Khối lượng theo hồ sơ TK:

+Khối lương theo thiết kế: Là khối lượng công việc mà nhà thầu thi công theo Hồ sơ thiết kế đã

được Chủ đầu tư phê duyệt

+ Khối lượng theo dự toán TK: Thông thường các công trình đều có dự toán TK được phê duyệt

bởi CĐT, các công trình đấu thầu đều có dự toán dự thầu được phê duyệt bởi CĐT, do vậy khốilượng theo TK là các khối lượng nêu trên

+ Khối lượng thi công: Khối lượng thi công xây dựng được xác định, tính toán và xác nhận giữa

Chủ đầu tư, TVGS và nhà thầu thi công theo giai đoạn hoặc hạng mục

b Khối lượng phát sinh so với hồ sơ TK:

Với khối lượng phát sinh phải có TK bản vẽ thi công bổ sung đã phê duyệt bởi CĐT TVGS xácnhận khối lượng phát sinh trên cơ sở TK bản vẽ thi công bổ sung được phê duyệt

c Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ TK.

3.1 Các sửa đổi do TK: Các sửa đổi do TK đối với công trình làm thay đổi khối lượng tính toán

ban đầu được tính toán xác nhận theo nguyên tắc của phần khối lượng phát sinh tăng, giảm

3.2 Các sửa đổi do yêu cầu của CĐT về chủng loại vật tư, vật liệu, đều phải thông qua và được

phép của TK mới có hiệu lực thi hành Nguyên tắc tính toán xác nhận khối lượng này cũng nhưphần đã nêu

d Khối lượng thi công khác.

d.1 Khối lượng thi công lán trại, văn phòng công trường: Đối với các công trình CĐT yêu cầu

NT thi công lập dự toán chi phí lán trại tạm và nhà ở và điều hành thi công trên công trường, saukhi có TK các công trình trên do NT lập, CĐT sẽ phải phê duyệt TK và dự toán này, TVGS chỉxác nhận khối lượng thi công sau khi có phê duyệt bởi CĐT

d.2 Khối lượng của các biện pháp thi công đặc biệt: Biện pháp thi công đặc biệt là biện pháp

khác với các biện pháp thông thường đã được tính đến trong định mức xây dựng cơ bản, do vậy

Trang 14

để được coi là biện pháp thi công đặc biệt NT cần có thỏa thuận trước với CĐT trước khi lập biệnpháp này, nếu được đồng ý NT thiết kế và lập dự toán cho biện pháp đó và trình để CĐT phêduyệt trước khi yêu cầu TVGS xác nhận khối lượng TVGS chỉ xác nhận khối lượng khi có vănbản chính thức phê duyệt của CĐT.

d.3 Các khối lượng thuộc trực tiếp phí khác và phục vụ thi công trên công trường TVGS không

xác nhận khối lượng

e Phát hiện sai sót, bất hợp lý về TK để điều chỉnh hoặc đề nghị CĐT yêu cầu TK điều chỉnh.

Trong quá trình giám sát thi công công trình, nếu NT thi công hoặc Kỹ sư TVGS phát hiện trong

TK có vấn đề cần điều chỉnh theo cách nghĩ chủ quan của mình, thì đề nghị CĐT có ý kiến với cơquan TK để cho ý kiến điều chỉnh nếu cơ quan TK thấy yêu cầu đó là đúng

f Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công công trình.

Nguyên tắc về việc phối hợp các bên trong giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh trongquá trình thi công là: CĐT chủ trì tổ chức giải quyết, các đơn vị tham gia thi công công trình đưa

ra ý kiến của mình, sau đó trên cơ sở ý kiến của các bên liên quan CĐT là người đưa ra quyết địnhcuối cùng

9 Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn (Theo Khoản l Điều 26 của Nghị định số 46/2015/NĐCP).

- Chất lượng thi công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: Trong quá trình thi công nếu TVGS phát

hiện nhà thầu thi công thực hiện công việc không đảm bảo chất lượng, kỹ thuật theo yêu cầu của

Hồ sơ thiết kế cũng như Quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành TVGS sẽ yêu cầu nhà thầu tạm dừngthi công để khắc phục sửa chữa hoặc điều chỉnh lại cho đúng kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu

- Không đảm bảo an toàn trong thi công: Trong quá trình thi công nếu TVGS phát hiện nhà thầu

thi công thực hiện công việc không đúng theo biện pháp thi công đã được Chủ đầu tư phê duyệthoặc không đảm bảo an toàn TVGS sẽ yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công để khắc phục, điềuchỉnh biện pháp thi công sao cho đảm bảo an toàn

- Đề nghị CĐT tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình khi có nghi ngờ về chất lượng: Trong quá trình thi công, tất cả các khâu đều đã có các quy

trình và kết quả kiểm định chất lượng vật tư vật liệu đầu vào, nhưng nếu TVGS thấy nghi ngờchứng chỉ chất lượng nào của NT cung cấp, thì đề nghị CĐT yêu cầu NT kiểm định lại dưới sựchứng kiến của TVGS, tại một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do CĐT chỉ định, TVGS chấp thuận

9.Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công (Theo Khoản m Điều 26 của Nghị định số 46/2015/NĐCP).

9.1 Tổ chức nghiệm thu:

Trang 15

9.1.1 Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho công tác nghiệm thu:

a) Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, bao gồm quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiệnhành Tiêu chuẩn Quốc tế, nước ngoài, thuộc các tiêu chuẩn của một số nước được phép áp dụngtại Việt Nam

b) Các tiêu chuẩn áp dụng:

Các yêu cầu của thiết kế

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

TCVN 5637-1991: Quản lý chất lượng xây lắp công trình XD Nguyên tắc cơ bản

TCVN 4055: 1985: Tổ chức thi công

TCVN 5308: 1991: Quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng

TCVN 4453-1995: Thi công và nghiệm thu bê tông cốt thép

TCVN-5540-91: Bê tông Kiểm tra đánh giá độ bền , quy định chung

TCVN-2682-92: Xi măng Pooclăng

TCVN-1770-86: Cát xây dựng Yêu cầu kỹ thuật

TCVN-1771-86: Đá dăm, sỏi dăm dùng trong xây dựng Yêu cầu kỹ thuật

TCVN-5592-91: Bê tông nặng Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

TCVN-4506-87: Nước cho bê tông và vữa Yêu cầu kỹ thuật

TCVN-3106-93: Bê tông nặng Phương pháp thử độ sụt

TCVN-3105-93: Bê tông nặng Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu

TCVN-1651-85: Cốt thép và bê tông

TCXD 309 - 2004: Công tác trắc địa trong xây dựng

TCVN 197 - 1985: Kim loại - Phương pháp thử kéo

TCVN 198 - 1985: Kim loại - Phương pháp thử uốn

TCVN 4085-1985: Kết cấu gạch đá Quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 4447-1987: Công tác đất Quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước Quy phạm quản lý kỹ thuật

TCVN7493-2005: Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường (bitum)

TCVN 8819: 2011: Mặt đường bê tông nhựa nóng yêu cầu thi công và nghiệm thu

Và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành khác

9.1.2 NT thi công phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc, đặc biệt là các công việc, bộ phận bịche khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầu CĐT

Trang 16

nghiệm thu Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàncông trước khi tiến hành các công việc tiếp theo

Đối với một số công việc nhất định nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay hoặc đối với một số vịtrí có tính đặc thù, thì trước khi thi công tiếp theo phải tổ chức nghiệm thu lại

Đối với công việc, giai đoạn thi công sau khi nghiệm thuđược chuyển NT khác thực hiện tiếp thìphải được NT thực hiện giai đoạn tiếp theo cùng tham gia nghiệm thu và ký xác nhận

9.1.3 NT phải lập “Biên bản nghiệm thu nội bộ” của nhà thầu Hình thức Biên bản nghiệm thunày được trình lên CĐT phê duyệt trước khi ban hành Phiếu nghiệm thu của NT buộc phải cócác thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu sau đây:

- Kỹ sư thi công trực tiếp,

- Tổ trưởng Công nhân trực tiếp thi công,

- Đại diện bộ phận kỹ thuật của Ban Chỉ huy công trường

9.1.4 Sau khi nghiệm thu nội bộ đạt yêu cầu, NT thi công lập “Phiếu yêu cầu nghiệm thu” gửiCĐTvà Tư vấn giám sát Mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu này được trình lên CĐT phê duyệt trướckhi ban hành

- Nghiệm thu công việc xây dựng: (Theo biểu mẫu đính kèm của Chủ đầu tư cho giai đoạn tiếp theo)

- Các căn cứ để nghiệm thu công việc: (Các căn cứ này khi nghiệm thu được ghi rõ trong biên

bản nghiệm thu).

a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công, số … ngày…/…/…

b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số … (ví dụ NT-01 hoặc NT-02 …) và những thay đổi TK

số … đã được CĐT chấp thuận

c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm thu là tiêuchuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài thì ghi rõ số tiêuchuẩn, nước nào)

d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng (nếu có) Ví dụ như quy cách và chủng loại vật tưvật liệu sử dụng cho công việc này

đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượngnghiệm thu, được thực hiện trong quá trình thi công

e) Nhật ký thi công công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu

g) Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc của NT thi công

h) Bản sơ họa hoàn công cấu kiện, công việc (áp dụng cho phần khuất lấp hoặc từng phần khi thicông chưa hoàn thành đầy đủ nội dung một công việc)

Trang 17

- Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Công việc xây dựng tại hiện trường

b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà NT thi công phải thực hiện để xác định chấtlượng và khối lượng của vật liệuvào công trình

c) Đánh giá sự phù hợp của công việc thi công so với TK, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn

kỹ thuật

d) Kết luận: Chấp thuận (hay không Chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việctiếp theo

e) Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có)

- Thành phần nghiệm thu: Bắt buộc có những thành phần sau:

- Phân chia giai đoạn thi công như sau (Các công trình, hạng mục công trình có thêm các phần

kết cấu phức tạp độc lập thì việc phân chia cụ thể do Kỹ sư TVGS ấn định và được CĐT chấpthuận)

- Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công:

a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công, số … ngày…/…/…

b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số … (ví dụ NT-10 hoặc NT-09 …) và những thay đổi TK

số … đã được CĐT chấp thuận

c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm thu là tiêuchuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài thì ghi rõ tiêuchuẩn nước nào)

d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng (nếu có) Ví dụ như quy cách và chủngloại vật tư vật liệu sử dụng cho công việc này (Chủng loại cáp, tủ đấu nối …)

đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượngnghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng

Trang 18

e) Nhật ký thi công công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

g) Biên bản (hoặc Phiếu) nghiệm thu nội bộ công việc của NT thi công công trình

h) Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình, giai đoạn thi công được nghiệmthu

k) Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình

m) Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công tiếp theo

- Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Bộ phận công trình, giai đoạn thi công, thiết bịchạy thử đơn động và liên động không tải tại hiện trường

b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do NT thi công đã thực hiện

c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình

d) Kết luận: Chấp thuận (hay không Chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việctiếp theo

e) Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có)

- Thành phần trực tiếp nghiệm thu.

a) Trưởng đoàn TVGS hoặc TVGS viên trục tiếp giám sát công việc

b) Người phụ trách thi công trực tiếp của NT thi công công trình (Chủ nhiệm công trình)

c) Phần khuất của công trình chịu lực quan trọng thì CĐT có thể yêu cầu NT thiết kế cùng thamgia nghiệm thu

- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng(Theo biểu mẫu đính kèm của Chủ đầu tư cho giai đoạn tiếp theo).

Trước khi nghiệm hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng, phải kiểm tra hồ

sơ nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu

- Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng:

a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công, số … ngày…/…/…

b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số theo quyết định số … và những thay đổi TK số … đãđược CĐT chấp thuận

c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm thu là tiêuchuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài thì ghi rõ tiêuchuẩn nước nào)

d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng

đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượngnghiệm thu, được thực hiện trong quá trình thi công

Trang 19

e) Nhật ký thi công công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

g) Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình, giai đoạn thi công đã được nghiệm thu

k) Bản vẽ hoàn công công trình

m) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy nổ;

an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định

- Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a) Kiểm tra hiện trường hạng mục công trình, công trình

b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, vận hành đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ

c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình

d) Kiểm tra các Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòngchống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành

e) Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình

g) Chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng.h) Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có)

Các bên trực tiếp tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước về quyết địnhnghiệm thu này

- Thành phần trực tiếp nghiệm thu.

1 Phía CĐT

a) Người đại diện theo pháp luật của CĐT

b) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công của CĐT (Trưởng ban quản lý dự án hoặc tươngđương)

c) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc công ty

d) Trưởng đoàn TVGS

2 Phía NT thi công công trình

a) Người đại diện theo pháp luật của NT thi công công trình (Người ký hợp đồng thi công côngtrình với CĐT)

b) Người phụ trách thi công trực tiếp công trình (Chủ nhiệm công trình)

3 Phía NT Thiết kếcông trình:

a) Người đại diện theo pháp luật của NT thiết kế công trình (Người ký hợp đồng TK công trìnhvới CĐT)

b) Người phụ trách trực tiếp với đồ án TK công trình (Chủ nhiệm TK công trình)

Trang 20

9.1.5 Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc thi công, bộ phận công trình, giaiđoạn thi công, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình và hoàn thành công trình.

- Tài liệu phục vụ nghiệm thu bộ phận công trình như nêu trong căn cứ nghiệm thu bộ phận côngtrình

- Tài liệu phục vụ nghiệm thu giai đoạn thi công công trình như nêu trong căn cứ nghiệm thu giaiđoạn thi công công trình

- Tài liệu phục vụ nghiệm thu hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng

- Phần A Hồ sơ pháp lý : Do CĐT thực hiện, Kỹ sư TVGS có trách nhiệm nhắc nhở CĐT thựchiện phần việc này

- Phần B Hồ sơ quản lý chất lượng : Do Kỹ sư TVGS cùng NT thi công thực hiện

9.2 Xác nhận bản vẽ hoàn công:

- Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình hoàn thành, trong đó thể hiện kích thướcthực tế so với kích thước TK, được lập trên cơ sở bản vẽ thi công đã được phê duyệt Mọi sửa đổi sovới TK được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công

- Các sửa đổi trong quá trình thi công đều phải có ý kiến của TK, trong trường hợp sửa đổi TKkhông làm thay đổi lớn đến TK tổng thể công trình, người chịu trách nhiệm TK (chủ trì TK, chủnhiệm đồ án TK) ghi trong nhật ký công trình (hoặc phiếu xử lý TK), những sửa đổi bổ sung nàynhất thiết phải có ý kiến đồng ý của CĐT, là cơ sở để NT lập bản vẽ hoàn công, phần sửa đổi bổsung này được vẽ riêng thành một bản kèm theo ngay sau bản hoàn công theo bản vẽ thi công (cóghi chú vẽ từ nhật ký hoặc phiếu xử lý TK), chi tiết sửa đổi trong bản vẽ thi công được khoanh lại

và chỉ dẫn xem ở bản chi tiết nếu trong bản vẽ thi công không thể hiện được (bản vẽ chi tiết nàymang số của bản vẽ thi công mà nó thể hiện chi tiết nhưng đánh thêm dấu (*) ở sau số bản vẽ)

- NT thi công công trình có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công công trình Trong bản vẽ hoàncông phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công Người đại diện theo pháp luậtcủa NT thi công công trình phải ký tên và đóng dấu Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảohành và bảo trì công trình

- Bản vẽ hoàn công được Kỹ sư TVGS ký tên xác nhận

10 Chế độ báo cáo và tổ chức cuộc họp

10.1 Chế độ báo cáo:

1.1 Phân kỳ báo cáo: Chế độ báo cáo của Đoàn TVGS CAS được thực hiện hàng tuần và sau

mỗi giai đoạn thi công xây dựng Ngoài ra, nếu có vấn đề đặc biệt cần báo cáo, CĐT phải có yêucầu bằng văn bản

1.2 Nơi nhận báo cáo: CĐT sẽ nhận được các báo cáo theo định kỳ như đã nêu ở mục trên.

Đồng thời báo cáo được gửi về Công ty CAS

Trang 21

10.2 Tổ chức các cuộc họp:

2.1 Quy định tổ chức: Tất cả các cuộc họp liên quan đến công trình đều do CĐT tổ chức,

TVGS CAS cùng các NT tham dự và cho ý kiến nếu được yêu cầu và xét thấy cần thiết

2.2 Định kỳ tổ chức: Theo định kỳ hàng tuần, CĐT sẽ họp với TVGS CAS và các NT thi

công xây dựng về chất lượng công trình xây dựng

2.3 Thành phần tham dự các cuộc họp: Các cuộc họp định kỳ hàng tuần Trưởng đoàn KS

1.2 CAS cử một Đoàn các cán bộ TVGS để thực hiện việc giám sát thi công xây dựng côngtrình bằng quyết định sau khi hợp đồng giám sát được ký kết với CĐT

1.3 Tiến độ cung cấp nhân sự giám sát của CAS sẽ được trình lên CĐT khi có tiến độ chi tiếtcủa tất cả các hạng mục công trình

11.2 Quan hệ của Đoàn TVGS với các Đơn vị, Công ty:

2.1 Tại văn phòng Công ty, Đơn vị bố trí một đội ngũ các kỹ sư làm việc tại văn phòng, theodõi thường xuyên liên tục các diễn biến trên công trường, đưa ra những cảnh báo cần thiết, cungcấp các dịch vụ tư vấn khác và hỗ trợ toàn diện cho các kỹ sư hiện trường hoàn thành nhiệm vụ vàhoàn thành Hợp đồng

2.2 Phòng Quản lý kỹ thuật/Đơn vị được ủy quyền hỗ trợ, giúp đỡ và kiểm soát việc thựchiện hợp đồng giám sát của các Đơn vị trong toàn Công ty theo quy định quản lý nội bộ riêng

11.3 Quan hệ của Đoàn TVGS tại công trường:

3.1 Trưởng đoàn KS TVGS CAS hay Chủ trì chịu trách nhiệm thực hiện công việc giám sáttheo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình,chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, người được uỷ quyền về mọi hành vi của mình trên công

Trang 22

trường, điều động các KS TVGS CAS khác trong Quyết định theo tiến độ thi công xây dựngnhằm bảo đảm chất lượng công trình và chất lượng công tác tư vấn giám sát.

Chịu trách nhiệm quan hệ với CĐT và các NT trong mọi công việc thuộc lĩnh vực giám sátthi công xây dựng công trình trên công trường Khi cần thiết các quan hệ này được xây dựngthành một bản điều lệ hoặc nội quy riêng để các bên cùng thực hiện

3.2 KS TVGS CAS chịu trách nhiệm thực hiện công việc giám sát theo đúng các quy địnhcủa pháp luật hiện hành về tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, chịu trách nhiệm trướcTổng giám đốc về mọi hành vi của mình trên công trường Chịu sự phân công công việc và điềuđộng của Trưởng đoàn hay Chủ trì, thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn hay Chủ trì giaonhằm thực hiện thành công Hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình

3.3 Cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm giúp việc Kỹ sư TVGS trong một số công việc giám sát

cụ thể (theo dõi, ghi chép số liệu, lấy mẫu ) Chịu sự phân công công việc và điều động củaTrưởng đoàn, thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn và Kỹ sư TVGS giao

11.4 Phân công trách nhiệm:

4.1 Biên bản bàn giao hồ sơ tài liệu: KS TVGS CAS

4.2 Biên bản bàn giao mặt bằng, tim, mốc, và các biên bản thuộc công việc chuẩn bị khởicông công trình: Trưởng đoàn TVGS CAS hay Chủ trì

4.3 Biên bản nghiệm thu công việc, nghiệm thu vật liệu, thiết bị bộ phận công trình: KSTVGS CAS

4.4 Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây lắp: Trưởng đoàn KS TVGS CAS hay Chủtrì

4.5 Biên bản hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng: Tổng giám đốc,người được ủy quyền (Trưởng đoàn TVGS CAS tham gia)

4.6 Các thư báo kỹ thuật và các văn bản công trường khác: KS TVGS CAS, Trưởng đoàn.4.7 Báo cáo định kỳ của Tư vấn giám sát: Trưởng đoàn TVGS CAS hay Chủ trì

4.8 Báo cáo tháng, Báo cáo hoàn thành công trình, hạng mục công trình đưa vào sử dụng:Trưởng đoàn TVGS CAS hay Chủ trì lập báo cáo trình Tổng giám đốc, người được ủy quyền ký 4.9 Các báo cáo không định kỳ khác theo yêu cầu của CĐT: Trưởng đoàn TVGS CAS hayChủ trì

4.10 Báo cáo sự cố công trình (nếu có) do Trưởng đoàn TVGS CAS hay Chủ trì lập Tổnggiám đốc, người được ủy quyền ký

Trang 23

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP GIÁM SÁT THI

CÔNG CHI TIẾT

Trang 24

I KHÁI QUÁT CHUNG

- Căn cứ trên hồ sơ thiết kế, quy mô cấp công trình, ĐVTV lập các đề cương giám sát chitiết cho từng công việc cụ thể nhằm kiểm soát công việc thi công đúng chất lượng theo hồ sơ thiết

kế và tiêu chuẩn hiện hành

- Trong quá trình giám sát, cán bộ giám sát sẽ bám sát nội dung giám sát theo đề cương đểkiểm soát các bước thi công Lập các phiếu kiểm tra đánh giá, nhắc nhở tới nhà thầu thi công

- Sản phẩm thi công không đạt chất lượng do năng lực thi công của nhà thầu thi công,TVGS sẽ từ chối nghiệm thu yêu cầu có các công tác cần thiết để xác minh chất lượng trước khitiến hành nghiệm thu sản phẩm ĐVTV không chịu trách nhiệm về sản phẩm không đạt chấtlượng khi chưa tiến hành nghiệm thu

- Hệ thống tiêu chuẩn nghiệm thu sẽ dựa trên hệ thống tiêu chuẩn áp dụng cho dự án đượcCĐT thông qua Các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành tại thời điểm lập:

- Quản lý CL xây lắp công trình xây dựng - Nguyên tắc cơ bản TCVN 5637:1991

- Đánh giá chất lượng công tác xây lắp Nguyên tắc cơ bản TCVN 5638-1991

- Tiêu chuẩn nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng TCVN 371:2006

- Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng Sản phẩm và kết

cấu bằng bê tông và bê tông cốt thép

TCVN 4085-85

- Công trình xây dựng Sai số hình học cho phép TCVN 5593-1991

- Tổ chức thi công TCVN 4055-1985

- Quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-1991

- Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động Quy định cơ bản TCVN 2287-1978

- Dàn giáo, các yêu cầu về an toàn TCVN 296-2004

- Nhà cao tầng - Kỹ thuật sử dụng giáo treo TCXD 201:1997

- Tiêu chuẩn nối đất an toàn điện TCVN 4756-1986

- Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công TCVN 4252-86

- Sử dụng máy xây dựng Yêu cầu chung TCVN 4087-1985

- Hướng dẫn xây dựng - sổ tay chất lượng TCVN 5951-1995

- Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng Hồ sơ thi công Yêu cầu chung TCVN 5672:1992

- Hàng rào công trường Điều kiện kỹ thuật TCVN 4430-87

- Công tác đất - thi công và nghiệm thu TCVN 4447-2012

- Hoàn thiện mặt bằng xây dựng Quy phạm thi công và nghiệm

thu

TCVN 4516-1988

- Cát xây dựng - yêu cầu kỹ thuật TCVN 1770-1996

- Quy định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng TCVN 65-89

- Đá dăm, sỏi dùng trong xây dựng TCVN 1771-1996

- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - yêu cầu bảo vệ chống ăn

mòn trong môi trường biển

TCVN 327-2004

- Vật liệu chống thấm trong xây dựng, phân loại TCVN 367:2006

Trang 25

- Công tác nền móng - Thi công và nghiệm thu TCVN 9361-2012

- Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu TCVN 9394-2012

- Nhà cao tầng - Công tác thử tĩnh và KLCL cọc khoan nhồi TCVN 196:1997

- Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục TCVN 9393:2012

- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối Quy phạm thi công

và nghiệm thu

TCVN 4453-1995

- Bê tông khối lớn, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu TCXD 305 : 2004

- Bê tông nặng Phương pháp thử độ sụt TCVN 3016-1993

- Bê tông nặng Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu TCVN 3105-1993

- Thi công và nghiệm thu công tác nền móng TCVN 79-1980

- Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - yêu cầu chung TCVN 309-2004

- Kết cấu thép Gia công lắp ráp và nghiệm thu 20 TCN 170-89

- Thép cốt bê tông cán nóng - Phần 1: Thép thanh tròn trơn TCVN 1651-1:2008

- Thép cốt bê tông cán nóng - Phần 2: Thép thanh vằn TCVN 1651-2:2008

- Thép cốt bê tông cán nóng - Phần 3: Lưới thép hàn TCVN 1651-3:2008

- Nhà cao tầng - Thi công phần thân TCXD 202:1997

- Nhà cao tầng - Thi công bê tông bơm TCXD 200:1997

- Kết cấu gạch đá Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4085-1985

- Công tác hoàn thiện Thi công và nghiệm thu TCVN 5674-1992

- Công tác hoàn thiện trong xây dựng Thi công và nghiệm thu TCXD 303:2006

- Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng TCVN 4459-1987

- Bể chứa bằng BTCT Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 5641-1991

- Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng Yêu cầu

kỹ thuật trong chống thấm nước

TCVN 5718-1993

- Hướng dẫn pha trộn vữa và sử dụng vữa trong xây dựng TCVN 4459-1987

- Hệ thống thoát nước bên trong nhà và công trình Quy phạm thi

công và nghiệm thu

TCVN 4519-88

- Hệ thống cấp nước Quy phạm quản lý kỹ thuật TCVN 5576-91

- Máy bơm Sai số lắp đặt TCVN 183-1996

- Thang máy, yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng TCVN 5744-1993

- Hệ thống phát hiện cháy, báo cháy - Quy định chung TCVN 218-1998

- Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng - Yêu cầu kỹ thuật thiết kế TCVN 6160-1996

- Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5738-2001

- Chống sét cho công trình - xây dựng hướng dẫn thiết kế, kiểm tra

và bảo trì hệ thống

TCVN 46-2007

- Thông gió, điều tiết không khí và sưởi ấm - tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5687-1992

- Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong - Nguyên tắc cơ bản TCVN 5639-1991

- Bàn giao công trình xây dựng - Nguyên tắc cơ bản TCVN 5640-1991

- Chiếu sáng nhân tạo cho các công trình dân dụng TCVN 16:1986

- Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình dân dụng TCVN 25:1991

- Quy phạm trang bị điện - thiết kế đường dây hạ áp trên không

dưới 1000V

11TCN:1984

- Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà IEC 60364

Trang 26

II KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP NĂNG LỰC CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNGVỚI HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG.

- Biện pháp thi công từng công việc cụ thể do nhàthầu thi công lập dựa trên năng lực, thiết bị, tổng mặtbằng nhằm mục đích thi công đảm bảo chất lượng,tiến độ và an toàn lao động

- Biện pháp thi công phải được chủ đầu tư phê duyệttrước khi triển khai thi công, là tài liệu để căn cứnghiệm thu các công việc

- TVGS kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu vàbáo cáo chủ đầu tư về kết quả kiểm tra Nội dungchính của biện pháp thi công phải đảm bảo được cácmục sau:

+ Thông tin chung dự án

+ Các tiêu chuẩn áp dụng: Kiểm tra sự phù hợp khi

áp dụng tiêu chuẩn trong thi công và nghiệm thu, tiêuchuẩn sử dụng phải phù hợp với nhiệm vụ thiết kế vàcòn hiệu lực tại thời điểm thi công

+ Danh mục thiết bị sử dụng: Thiết bị thi công sửdụng phải có thông số kỹ thuật đảm bảo để thi côngđảm bảo chất lượng, an toàn lao động Số lượng thiết

- Các tiêu chuẩn thicông và nghiệm thuliên quan

- Chỉ thị 07 của BộXây dựng ngày5/11/2007

Trang 27

bị phải đáp ứng được tiến độ thi công và bố trí thuậnlợi trên tổng mặt bằng thi công.

+ Biện pháp thi công chi tiết cho từng công việc: Cáccông việc cần phải lập trình tự thi công, phương phápthi công đảm bảo chất lượng và phù hợp tiêu chuẩnhiện hành Khuyến khích việc áp dụng các phươngpháp cải tiến nhằm đẩy nhanh tiến độ

+ Biện pháp đảm bảo chất lượng nội bộ: Nhà thầuphải lập hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát chấtlượng nội bộ cho mỗi công việc xây dựng

+ Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động: Mọi côngtác đều phải xác định đảm bảo an toàn lao động làtiêu chí tiên quyết Thể hiện từ trình tự thi công đếntrang thiết bị, bảo hộ lao động

+ Biện pháp đảm bảo vệ sinh, phòng chống cháy nổ

+ Bảng tiến độ thi công, nhân lực thi công

+ Bố trí tổng mặt bằng thi công

- Đối với một số công tác thi công, biện pháp thicông làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực kết cấu,ảnh hưởng đến công trình lân cận thì phải được thiết

kế biện pháp thi công chi tiết và được đơn vị tư vấnđộc lập thẩm tra trước khi duyệt

- Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu nhà thầu bảo vệbiện pháp thi công trước khi phê duyệt

2 Thiết bị

thi công

- Công tác kiểm tra thiết bị thi công bao gồm:

+ Mẫu mã, chủng loại: Đúng biện pháp thi công đượcduyệt Trong trường hợp sai khác phải được sự chấpthuận của CĐT với thiết bị thay thế có tính năng kỹthuật tương đương

+ Số lượng: Đúng biện pháp thi công lập, đáp ứngđược tiến độ thi công

+ Tính năng kỹ thuật: Đúng biện pháp thi công lập, phù

- Các tiêu chuẩn thicông và nghiệm thuliên quan

- Thông tư số32/2011/TT-

BLĐTBXH

Trang 28

hợp với các quy định của tiêu chuẩn thi công.

+ Chứng chỉ kiểm định, thời hạn kiểm định: Với thiết

bị thi công yêu cầu bắt buộc phải có kiểm định,chứng chỉ kiểm định phải có hiệu lực tại thời điểmkiểm tra

+ Bằng cấp, chứng chỉ của công nhân lái máy, điềukhiển thiết bị thi công đòi hỏi độ chính xác, an toàn

- Lưu ý: Đối với cẩu tháp, hồ sơ nghiệm thu cẩu thápphải tuân thủ theo quy định của Sở Xây dựng

3 Nhân lực

thi công

- Kiểm tra quyết định thành lập Ban chỉ huy côngtrường kèm theo bằng cấp, chứng chỉ phù hợp chuyênngành

- Kiểm tra quyết định thành lập Ban kiểm soát chấtlượng nội bộ kèm theo bằng cấp chứng chỉ phù hợp

- Nhân sự phải phù hợp nhân sự thể hiện trong hồ sơ

dự thầu Trong trường hợp thay đổi nhân sự cần phảiđược đồng ý của CĐT bằng văn bản

- Kiểm tra năng lực chỉ huy trưởng công trình và cáccán bộ kỹ thuật theo nghị định 59/2015/NĐ-CP

+ Kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động cho công

- Các tiêu chuẩn thicông và nghiệm thuliên quan

Trang 29

nhân trước khi khởi công và trong suốt quá trình thicông xây dựng công trình.

1 Phạm vi hoạt động: Phòng thí nghiệm được côngnhận chỉ có quyền thực hiện những thí nghiệm ghitrong danh mục quyết định công nhận

4 Lực lượng cán bộ: Phòng thí nghiệm phải có:

Trưởng phòng, các phó phòng (nếu có), một số côngnhân, thí nghiệm viên cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm vànhững cán bộ cần thiết khác

5 Diện tích mặt bằng: Phòng thí nghiệm phải có diệntích mặt bằng tối thiểu, đạt yêu cầu về điều kiện môitrường làm việc (không gây ảnh hưởng đến kết quảthí nghiệm) Diện tích mặt bằng tối thiểu cho mỗilĩnh vực thí nghiệm không dưới 15m2 Nếu là phòngthí nghiệm tổng hợp, diện tích mặt bằng tối thiểu

TCXD VN

297 : 2003

Trang 30

không dưới 30m2.

6 Môi trường: Phòng thí nghiệm phải có môi trườngthỏa mãn yêu cầu để làm thí nghiệm cho từng lĩnhvực Đối với những chuyên ngành có yêu cầu thínghiệm và lưu mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn thìphải có phòng chuẩn

7 Quản lý chất lượng: Phòng thí nghiệm phải xâydựng hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu củaTCVN ISO 9001:2000; Hệ thống quản lý chất lượng

- Các yêu cần

8 Trang thiết bị: Phòng thí nghiệm được công nhậnphải đáp ứng các trang thiết bị được thống kê trongcác phụ lục A-G của tiêu chuẩn theo TCXD VN297:2003 hoặc tương đương và phải đạt độ chuẩn xáctheo yêu cầu của mỗi phương pháp thử

9 Phòng chuẩn: Các lĩnh vực thí nghiệm chuyênngành có yêu cầu phòng chuẩn được thể hiện trongphụ lục A-G

10 Công nhân, thí nghiệm viêna/ Phòng thí nghiệm chuyên ngành phải có ít nhất 2 côngnhân, thí nghiệm viên của mỗi lĩnh vực được các cơquan có chức năng đào tạo và cấp chứng chỉ

b/ Công nhân, thí nghiệm viên phải được cấp chứngchỉ tại các cơ quan có chức năng đào tạo

c/ Công nhân kỹ thuật thí nghiệm được đào tạo vàxếp bậc thợ áp dụng theo Tiêu chuẩn cấp bạc kỹ thuậtcông nhân thí nghiệm ngành Xây dựng (TCXD VN273:2002)

11 Cán bộ quản lý phòng thí nghiệm: Trưởng, phóphòng thí nghiệm, phải có trình độ đại học chuyênngành xây dựng và được đào tạo về quản lý phòng thí

Trang 31

nghiệm do các cơ quan có chức năng tổ chức.

12 Tài liệu kỹ thuật: Phòng thí nghiệm phải có đủtiêu chuẩn phương pháp hoặc tài liệu hướng dẫn thínghiệm tương ứng Có thể dùng TCVN, TCXD VN,tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở (đã được đăng kýkhi công nhận) hay các tiêu chuẩn tương ứng củanước ngoài

13 Quản lý mẫu thử: Phòng thí nghiệm phải thựchiện lưu giữ và bảo quản mẫu thử trước và sau khi thínghiệm theo đúng yêu cầu của mỗi phương pháp thửquy định

14 Độ chuẩn xác của kết quả thí nghiệm: Độ chuẩnxác của kết quả thí nghiệm phải thỏa mãn yêu cầuquy định đối với mỗi phương pháp thử tương ứng

Các thiết bị thí nghiệm phải qua kiểm định của cơquan có thẩm quyền (có chứng chỉ ghi rõ thời hạnhiệu lực)

15 Các tài liệu công bố của phòng thí nghiệm phảiđạt yêu cầu về độ chính xác và đầy đủ các thông tin

mà phương pháp thử yêu cầu

16 Lưu giữ hồ sơ: Phòng thí nghiệm phải có tráchnhiệm lưu giữ hồ sơ kết quả thí nghiệm đã công bốtrong thời hạn 5 năm Trường hợp đặc biệt, chế độ lưugiữ hồ sơ do đơn vị quy định riêng

5 Cơ sở sản

xuất vật liệu

- Cơ sở sản xuất vật liệu bao gồm: Trạm trộn bê tông,vật liệu thành phẩm, bán thành phẩm

- Kiểm tra năng lực các cơ sở sản xuất vật liệu thôngqua hồ sơ năng lực

- Kiểm tra năng lực thực tế tại các cơ sở sản xuất:

Mặt bằng, khả năng cung cấp, nguồn vật liệu…

6 Tổng mặt - Kiểm tra thực tế tổng mặt bằng thi công trên công - Biện pháp thi công

Trang 32

bằng thi công

+ Kho bãi vật liệu

+ Cổng, hàng rào bao quanh công trường

+ Biển hiệu công trường, các chế độ đảm bảo an toànlao động

+ Nội quy công trường

+ nguồn cấp điện, cấp thoát nước

+ Các công tác khác

- Tổng mặt bằng thi công trên công trường phải phùhợp với biện pháp thi công và đủ điều kiện triển khaithi công

- Phải tuân thủ quy định của cơ quan quản lý nhànước về biện pháp đảm bảo an ninh khu vực, côngtác tạm trú cho công nhân, biện pháp xả thải

- Đường kính, bước cốt đại

- Lưới thép tăng cường và vành thép bó đầu cọc

- Mối hàn cốt thép chủ vào vành thép

- Sự đồng đều của lớp bê tông bảo vệ

TCVN1651:2008

2 Bê tông Bê tông sử dụng cho cọc khoan nhồi là bê tông thương phẩm có

độ sụt cao Công tác kiểm tra vật liệu bê tông bao gồm:

- Kiểm tra năng lực nhà cung cấp bê tông.

+ Đơn vị thi công phải trình Chủ đầu tư, TVGS các trạm bê

tông thương phẩm sẽ sử dụng (tối thiểu 2 trạm), trong đó phải

TCVN4453:1995TCVN9345:2012TCVN

Trang 33

đầy đủ hồ sơ của trạm trộn gồm:

 Giấy phép đăng ký kinh doanh

 Hồ sơ năng lực của trạm trộn

 Giấy kiểm định của trạm trộn

 Thiết kế cấp phối

+ Tư vấn giám sát sẽ tiến hành kiểm tra năng lực thực tế trạmtrộn về thiết bị, khả năng cung cấp…

- Kiểm tra thiết kế cấp phối bê tông:

+ Lập biên bản lấy mẫu thí nghiệm các thành phần hỗn hợp:

Xi măng, cát, đá… Kiểm tra phụ gia sử dụng

+ Chứng kiến công tác trộn, kiểm tra độ sụt và duy trì độ sụt,lấy mẫu thí nghiệm

+ Kiểm tra kết quả nén mẫu bê tông R7, R28

Sau khi kiểm tra hồ sơ, hiện trường và có kết quả thí nghiệmthành phẩm vật liệu, mẫu bê tông cấp phối… TVGS lập biênbản kiểm tra, trình chủ đầu tư phê duyệt nhà cung cấp bê tôngnếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu Bê tông chỉ được sử dụng khi

có sự phê duyệt của chủ đầu tư

9336:2012TCVN9395:2012

1 Công tác

cốp pha

- Cốp pha đúc cọc nên được chế tạo bằng thép và sử dụng cáccọc liên kết Cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, kín khít Không

để bị biến dạng khi đổ bê tông và mất nước xi măng

- Trước khi đổ bê tông cốp pha phải được vệ sinh sạch sẽ, quétdầu chống bám dính

- Khi gia công cốp pha phải đảm bảo mũi cọc thẳng với trụcdọc đi qua tâm của cọc

- Cốp pha chỉ được dỡ khi bê tông đạt 25% mác thiết kế vàđảm bảo không làm ảnh hưởng đến bê tông cọc

TCVN9395:2012-Tiêu chí kỹthuật dự án(nếu có)

Trang 34

yêu cầu thiết kế.

3 Công tác

đổ bê tông

- Đảm bảo đúng mác theo yêu cầu thiết kế Trong quá trình đổ

bê tông sẽ lấy mẫu theo qui định để thí nghiệm cường độ

- Giám sát công tác đầm bê tông đảm bảo không bị phân tầng,thép không bị dịch chuyển

- Cọc sau khi đổ bê tông phải được bảo dưỡng theo qui địnhtrong tiêu chuẩn hiện hành

- Sau khi đổ cọc phải được đánh dấu thứ tự ngày đổ trên thâncọc

TCVN9395:2012-Tiêu chí kỹthuật dự án(nếu có)

4 Yêu cầu

kỹ thuật

về đoạn cọc sau khi đúc

- Sự cân xứng của cốt thép trong tiết diện cọc

- Kích thước tiết diện cọc

- Độ vuông góc của tiết diện các đầu cọc với trục

- Độ chụm đều đặn của mũi cọc

- Không dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượtquá quy định trong bảng sau và các đoạn cọc có vết nứt rộnghơn 0.2mm Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10mm, tổng diệntích do lẹm, sét góc và rỗ tổ ong không quá 5% tổng diện tích

bề mặt cọc và không quá tập trung

TCVN9395:2012-Tiêu chí kỹthuật dự án(nếu có)

5 Kiểm tra

thiết bị ép

Trên cơ sở thiết kế, nền đất, sức chịu tải của cọc cho phépkiểm tra thiết bị ép như sau:

- Lực ép lớn nhất (danh định) của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực

ép lớn nhất (Pmax) yêu cầu theo quy định của thiết kế

- Lực nén của kích phải đảm bảo tác dụng cọc (khi ép đỉnh)hoặc tác dụng đều bề mặt cọc (khi ép ôm) Không gây ra lựcngang khi ép

- Hệ thống bơm dầu áp lực phải kín Chuyển động của pittôngkích kích phải đều và không chế chính xác được tốc độ khi ép

- Đồng hồ đo áp lực phải có kiểm định và tương xứng vớikhoang lực đo Giá trị đo lớn nhất trên đồng hồ không quá 2lần áp lực đo khi ép

- Chân đế hệ thống kích ép phải đảm bảo ổn định và đặt phẳngtrong suốt quá trình ép

- Đối trọng càn tạo phản lực ít nhất bằng lực cực đại của kíchlàm việc theo yêu cầu thiết kế

- Giá đỡ cọc và định hướng phải có các gỗi tựa, thanh đỡ, vòng kẹp

TCVN9395:2012-Tiêu chí kỹthuật dự án(nếu có)

Trang 35

trên bệ kích đảm bảo độ thẳng đứng định hướng cọc.

Quy trình hạ cọc thường bao gồm các công việc sau:

- Lắp ráp thiết bị ép cọc và vị trí ép cọc

- Chỉnh máy để các đường khung máy, đường trục cọc thẳngđứng và nằm trong mặt phẳng Mặt phẳng này nằm vuông gócvới mặt phẳng chuẩn đài móng Độ nghiêng không quá 0,5%

- Trước khi đưa cọc vào khung dẫn cần vạch dấu sơn trên thâncọc bắt đầu từ mũi cách nhau 1m Càng gần đỉnh cọc các vạchsơn càng gần nhau hơn: 50cm, 20cm, 10cm, 5cm ngoài ra còncăng dây bật mực từ đỉnh đến mũi cọc để kiểm tra độ thẳngđứng của cọc

- Cọc được ép theo sơ đồ thi công được duyệt Việc di chuyểnmáy ép được tính toán hợp lý để việc cung ứng và định vị cọcđược nhanh nhất Tùy theo tình hình mặt bằng thi công cụ thể vàtrên nguyên tắc: ép cọc trước không ảnh hưởng đến ép cọc sau

và đường di chuyển khung dẫn thuận lợi nhất, đường cung cấpcọc cho các cọc sau thuận lợi nhất Máy tiến hành ép theo tuyếntránh hiện tượng tạo chối giả

* Giám sát ép cọc theo quy trình sau:

- Sau khi lắp đặt cọc đầu tiên phải chỉnh hướng để trục củacọc trùng với trục của kích đi qua điểm định vị cọc (độ sailệch không qua 1cm) và kiểm tra vị trí của cọc lần cuối bằngmáy trắc đạc

- Đầu trên của đoạn cọc phải được gắn vào thành định hướng củakhung máy Nếu máy không có thang dẫn hướng thì đáy kích(hoặc đầu pittông) phải có thanh định hướng Khi đó đầu đoạncọc phải được tiếp xúc chặt với chúng

- Bắt đầu điều khiển van tăng dần áp lực Cần chú ý nhữnggiây đầu tiên áp lực dầu tăng chậm, đều để đoạn C1 cắm sâudần vào đất một cách nhẹ nhàng với vận tốc xuyên không quá1cm/s, nếu phát hiện thấy nghiêng phải dừng lại ngay để cănchỉnh

- ép đoạn cọc đầu tiên cho đến khi cách mặt đất khoảng 50cm

TCVN9395:2012-Tiêu chí kỹthuật dự án(nếu có)

Trang 36

thì dừng lại để nối đoạn cọc tiếp theo.

- Đoạn cọc thứ 2 được công nhân chỉnh đúng vị trí và độthẳng đứng trùng với trục kích và đường trục của đoạn cọctrước theo sự chỉ đạo của các trắc đạc Độ nghiêng không quá1%

- Gia tải lên cọc một lực sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 4KG/cm2 rồi mới tiến hành hàn cọc theo quy định

3 Thợ hàn mối nối cọc bằng hàn điện, bản mã và chiều cao,chiều dài đường hàn phải đúng theo yêu cầu trong hồ sơ thiết

kế, thời gian hàn phải đảm bảo

- Máy tiến hành ép đoạn 2 Tăng dần áp lực nén để máy ép có

đủ thời gian cần thiết tạo đủ lực ép thẳng lực ma sát và lựckháng của đất ở mũi cọc để chuyển động Thời điểm đầu tốc độ

ép cũng không quá 1cm/s Khi cọc chuyển động đều thì mớicho cọc chuyển động không quá 2cm/s

- Trong quá trình ép phải thường xuyên kiểm tra độ thẳngđứng của đoạn cọc và áp lực trên đồng hồ và ghi chép đầy đủvào nhật ký cọc

- Trong một nhóm đài cọc không được ép cọc ở giữa sau cùngtránh việc nén ép đất khi ép các cọc trước

- Độ sâu dừng ép được công nhận khi đạt những yêu cầu sau:

+ Chiều dài cọc được ép sâu vào trong đất không nhỏ hơnchiều dài ngắn nhất do thiết kế quy định

+ Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt chỉ số do thiết kếquy định Trong đó vận tốc xuyên không quá 1cm/s

- Trong quá trình ép phải có nhật ký theo dõi, các sự cố vàtình hình cọc xuống không bình thường đều phải ghi rõ theocác khoảng cách vạch trên cọc

- Nhật ký phải ghi cụ thể lực ép theo chiều dài cọc

+ Khi mũi cọc đã cắm vào đất từ 30-50cm thì bắt đầu ghi chỉ

Trang 37

số lực nén đầu tiên Cứ mỗi lần cọc đi được 1m thì lại ghi vàonhật ký.

+ Nếu thấy đồng hồ tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột thìphải ghi vào nhật ký thi công độ sâu và giá trị lực ép thay đổinói trên

+ Tiếp tục ghi lực ép tới độ sâu mà lực ép tác động lên đỉnhcọc có giá trị bằng 0,8 giá trị lực ép giới hạn tối thiểu thì ghingay vào nhật ký Bắt đầu ghi giá trị lực ép cho 20cm đến khikết thúc ép cọc

1 Nhật ký

cọc KN

- Các công tác kiểm tra đều được xác nhận lên nhật ký cọc

Nội dung nhật ký cọc được lập dựa trên hồ sơ thiết kế, cácbước thi công và tiêu chí kỹ thuật

- Mẫu nhật ký cọc tham khảo phụ lục, chỉ được sử dụng khicác bên thống nhất ban hành

Mẫu nhậtký

2 Hồ sơ cọc - Hồ sơ cọc được lập tại văn phòng dựa trên số liệu từ nhật ký

cọc

- Mẫu hồ sơ cọc sử dụng mẫu tại phụ lục C tiêu chuẩn TCVN9395:2012

Phụ lục CTCVN9395:2012

3 Biên bản

nghiệm thu một cọc

Cọc được nghiệm thu sau khi có đầy đủ căn cứ nghiệm thu

Cụ thể:

+ Hồ sơ cọc được các bên xác nhận các bước thi công đạt yêucầu

+ Kết quả thí nghiệm kiểm định chất lượng cọc đạt yêu cầu

+ Kết quả nén mẫu bê tông của 03 tổ mẫu đạt yêu cầu

+ Và các căn cứ khác theo Thông tư 10/2013/TT-BXD

Ghi chú: Công tác nghiệm thu phải ghi rõ chưa bao gồmnghiệm thu công tác phá đầu cọc và tọa độ đầu cọc sau khiphá bê tông

Thông tư10/2013/

TT-BXD

IV GIÁM SÁT HẠNG MỤC MÓNG

TT Nội dung công việc Nội dung, phương pháp kiểm tra giám sát Tiêu chuẩn áp dụng

Trang 38

1 Thép - Loại thép sử dụng trên công trường tuân thủ theo đúng

chủng loại hồ sơ thiết kế đã chỉ định

- Cốt thép nhập về công trường phải có đủ chứng chỉ chấtlượng của nhà sản xuất Số lô, ngày sản xuất phải trùng vớimác thép thực tế

- Thép phải đảm bảo còn mới, không bị hoen rỉ làm ảnhhưởng đến chất lượng

- Cốt thép được kiểm tra theo phiếu giao hàng, mỗi lô thépnhập về theo phiếu giao hàng phải được lấy mẫu tại hiệntrường đưa về kiểm tra tại các phòng chí nghiệm vật liệu xâydựng có tư cách pháp nhân (có dấu LAS hoặc VILAS) nếu đạtcác yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ thiết kế mới được phép đưavào sử dụng Số lượng mẫu thử tuân thủ theo đúng TCVN1651:2008 Các thông số kỹ thuật cần kiểm tra sẽ được TVGSchỉ định đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế

- Thép được nghiệm thu khi:

+ Có chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất phù hợp với yêucầu thiết kế

+ Có hình dạng, mẫu mã, ký hiệu đúng với quy định của nhàsản xuất

+ Có kết quả thí nghiệm kiểm tra phù hợp với các tiêu chuẩnhiện hành và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm do nhà sản xuấtcông bố

+ Được bảo quản tốt, không bị hoen rỉ hoặc hư hỏng

TCVN1651:2008

2 Bê tông - Kiểm tra năng lực nhà cung cấp bê tông khi sử dụng bê tông

thương phẩm.

+ Đơn vị thi công phải trình Chủ đầu tư, TVGS các trạm bê

tông thương phẩm sẽ sử dụng (tối thiểu 2 trạm), trong đó phải

đầy đủ hồ sơ của trạm trộn gồm:

 Giấy phép đăng ký kinh doanh

 Hồ sơ năng lực của trạm trộn

 Giấy kiểm định của trạm trộn

 Thiết kế cấp phối

+ Tư vấn giám sát sẽ tiến hành kiểm tra năng lực thực tế trạm

- TCVN 4453:1995

- TCVN 9345:2012

- TCVN 9336:2012

Trang 39

trộn về thiết bị, khả năng cung cấp…

- Kiểm tra thiết kế cấp phối bê tông:

+ Lập biên bản lấy mẫu thí nghiệm các thành phần hỗn hợp:

Xi măng, cát, đá… kiểm tra phụ gia sử dụng

+ Chứng kiến công tác trộn, kiểm tra độ sụt và duy trì độ sụt,lấy mẫu thí nghiệm

+ Kiểm tra kết quả nén mẫu bê tông R7, R28

Sau khi kiểm tra hồ sơ, hiện trường và có kết quả thí nghiệmthành phần vật liệu, mẫu bê tông cấp phối… TVGS lập biênbản kiểm tra, trình chủ đầu tư phê duyệt nhà cung cấp bê tôngnếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu Bê tông chỉ được sử dụng khi

có sự phê duyệt của chủ đầu tư

- TVGS kiểm tra khối lượng nhập về theo đợt

- TVGS tiến hành lập biên bản lấy mẫu vật liệu đem thínghiệm kiểm tra chất lượng và tiến hành lấy mẫu theo yêu cầuhoặc nghi ngờ chất lượng

Theo tiêu chuẩn vật liệu của đối tượng nghiệm thu

- Trình tự thi công mỗi phương pháp có khác nhau, tuy nhiênđều có các bước thi công chính sau:

+ Đào đất, copha đất

+ Phá đầu cọc

+ Định vị tim trục

Trang 40

+ Bê tông lót móng.

+ Cốt thép, copha, bê tông (móng, tầng hầm)

- Để thuận tiện, Đề cương TVGS thể hiện theo các mục cơbản như trên

2 Đào đất - Kiểm tra cao độ hiện trạng trước khi đào đất để xác định

khối lượng đào và lấp

- Kiểm tra quá trình thi công tuân thủ biện pháp thi công đượcduyệt

- Xem xét khả năng mất ổn định của nền đất có khả năng gâychuyển vị ảnh hưởng đến công trình lân cận và chất lượng, an toànlao động cho công trình Nếu có nguy cơ làm ảnh hưởng đến chấtlượng công trình và công trình lân cận phải thông báo cho các bên

để thống nhất giải pháp thi công phù hợp

- Cao độ đáy hố móng, kích thước hố đào theo đúng biện phápthi công và đảm bảo thi công móng đạt yêu cầu

- Kiểm tra các công tác đảm bảo an toàn trong quá trình thicông đào tất: Taluy, biện pháp chống lở thành vách, hố thunước mưa, vệ sinh môi trường khi vận chuyển…

- Kiểm tra các yêu cầu pháp lý về hợp đồng vận chuyển, bãiđổ…

- Đối với đào Top down, thời gian đào theo quy định theo biệnpháp thi công và phải đảm bảo thời gian tháo coppha sàn theobảng 3 tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 Đào phải đảm bảo antoàn trong thi công, tuyệt đối không được va chạm vào kết cấu

đã thi công và hệ thép chờ…

TCVN 4447:1987 Biện pháp thi công TCVN 9398:2012

3 Đập đầu

cọc

Sau khi đào đất, kiểm tra cao độ dừng đổ thực tế của cọc

Trong trường hợp thấp hơn yêu cầu thiết kế thì lập biên bảnyêu cầu đập đầu cọc bằng chiều dài thiết kế quy định, tiếnhành đổ bù lại đến cos thiết kế

- Nhà thầu phải lập biện pháp phá đầu cọc đảm bảo không ảnhhưởng đến chất lượng cọc (cao độ phá máy, cao độ phá bằngbúa tay…)

- Kiểm tra cao độ đầu cọc sau khi phá

- Kiểm tra chất lượng đầu cọc được tiến hành bằng mắt

TCVN 9395:2012 TCVN 9398:2012

Ngày đăng: 07/08/2018, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w