Về kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, hình ảnh từ đó rút ra nhận xét về tính chất và cách pha loãng H2SO4 đặc - Viết thành thạo các phương trình minh họa tính chất của H2SO4 loãn
Trang 1GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Lớp: Môn: Hóa học Mã số SV: 135D240041
Tiết thứ: Ngày: Họ và tên GVHD:
Tiết 55 Bài 33
AXIT SUNFURIC - MUỐI SUNFAT ( Tiết 1 )
I MỤC TIÊU:
1 Về kiến thức
HS biết:
- Tính chất vật lý của H2SO4
- Tính chất hóa học của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc
HS hiểu:
- Cách pha loãng H2SO4 đặc
- Nguyên nhân cách pha loãng H2SO4 đặc
- Tính axit của H2SO4 loãng, tính oxi hóa mạnh và tính háo nước của H2SO4 đặc
- So sánh tính chất hóa học của H2SO4 loãng và đặc
- Tại sao H2SO4 loãng không có tính oxi hóa mạnh như H2SO4 đặc
2 Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, hình ảnh từ đó rút ra nhận xét về tính chất và cách pha loãng H2SO4 đặc
- Viết thành thạo các phương trình minh họa tính chất của H2SO4 loãng và đặc
- Giải các bài tập định lượng liên quan đến H2SO4 loãng và đặc
3 Thái độ
- Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của axit sunfuric trong đời sống
- Từ tính chất của H2SO4 giúp học sinh ý thức được phải thận trọng khi tiếp xúc với
H2SO4
II PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC VÀ CHUẨN BỊ
1 Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
2 Chuẩn bị
GV: - Dụng cụ, hóa chất: H2SO4(l), H2SO4(đ), Cu, Fe, nước cất, ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, ống hút, giá sắt, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh
- Video thí nghiệm trực quan về tính chất hóa học của H2SO4
- Hình ảnh về tác hại của H2SO4 đến sức khỏe con người khi sử dụng sai cách
- Phiếu học tập
HS: Kiến thức
Trang 2III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp : ( 1 phút ) Kiểm tra sĩ số.
2 Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Viết 4 phương trình trong đó SO2 thể hiện tính khử và oxi hóa
3 Bài mới:
Đặt vấn đề: Các em đều đã biết về axit sunfuric ở các lớp dưới Bài học hôm nay sẽ
giúp cho chúng ta hiểu thêm về những tính chất của axit sunfuric
Hãy nhớ, đây là một chất cực kì nguy hiểm nếu chúng ta không có những hiểu biết kĩ càng về nó
Hoạt động 1: ( 5 phút )
- GV cho HS quan sát lọ đựng
dung dịch H2SO4 đặc và yêu cầu
HS quan sát và nhận xét trạng
thái, màu sắc => nêu tính chất vật
lý của H2SO4
- GV thực hiện thao tác pha loãng
dung dịch H2SO4 đặc và lưu ý
không làm ngược lại
- GV cho 1 HS lên sờ vào bên
ngoài cốc đang pha loãng H2SO4
và nhận xét sự thay đổi nhiệt độ
=> HS phát biểu cách pha loãng
H2SO4 đặc đúng
- GV: Tại sao không làm ngược
lại?
- HS: Vì H2SO4 đặc khi tan vào
nước sẽ tạo ra một lượng nhiệt rất
lớn Nếu đổ ngược lại sẽ làm nước
sôi đột ngột kéo theo những giọt
axit bắn ra xung quanh gây nguy
hiểm Nếu bắn vào quần áo sẽ làm
cháy quần áo, bắn vào da sẽ gây
bỏng axit
I Axit sunfuric
1 Tính chất vật lí:
- Chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi
- Tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt
- Cách pha loãng axit sunfuric đặc: Rót từ từ axit đặc vào nước dọc theo đũa thủy tinh và khuấy đều Tuyệt đối không làm ngược lại
Hoạt động 2: ( 20 phút )
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến
thức cũ ( tính chất chung của một
axit )
- Yêu cầu 1 HS lên viết phương
trình hóa học
2 Tính chất hoá học
a Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng
- Quỳ tím hoá đỏ
- Tác dụng với kim loại đứng trước Hà muối +
H2
Trang 3- Gv chú ý cho HS: phản ứng giữa
H2SO4 với muối phải thỏa mãn
một trong các điều kiện sau: sản
phẩm phải có chất kết tủa, hoặc có
chất bay hơi, hoặc có chất điện li
yếu
VD: Fe + H2SO4(l) FeSO4 + H2
Cu + H2SO4(l)
- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ muối+ H2O VD: Na2O + H2SO4 Na2SO4 + H2O
2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn VD: Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + CO2 + H2O
GV yêu cầu HS xác định số oxi
hóa của S trong các hợp chất
-2 0 +4 +6
H2S S SO2 H2SO4
H2SO4 có tính oxi hóa mạnh
Tác dụng với kim loại:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu
cầu HS quan sát mảnh Cu và màu
của dung dịch ở 2 ống nghiệm
trước và sau phản ứng
Tại sao Cu không tác dụng với
H2SO4 loãng nhưng lại tác dụng
với H2SO4 đặc?
Viết PTPƯ minh họa?
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát nhận xét hiện tượng
xảy ra ở 2 ống nghiệm và nghiên
cứu SGK để hoàn thành nhiệm vụ
được giao
*HS báo cáo kết quả thảo luận
HS báo cáo sản phẩm, kết quả
thực hiện GV yêu cầu 1 nhóm lên
thuyết trình kết quả đạt được của
nhóm
Các nhóm khác nghe và bổ sung
*GV đánh giá kết quả thảo luận
GV nhận xét và đánh giá kết quả
thảo luận của HS
Ống 1: dung dịch dần chuyển
thành màu xanh lam và có khí
không màu, mùi sốc thoát ra
Ống 2: không có hiện tượng gì
b Tính chất của axit sunfuric đặc:
Ä Tính oxi hoá mạnh.
GV thực hiện thí nghiệm:
- Ống nghiệm (1) 25ml dd H2SO4 đặc
- Ống nghiệm (2) 25ml dd H2SO4 loãng Sau đó cho đồng thời vào 2 ống nghiệm 1 mảnh
Cu đã được đánh sạch và đun cả 2 ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn
Trang 4GV giải thích: Tính axit của
H2SO4 do ion H+ quyết định dựa
vào phân tích số oxi hóa
GV: Tính oxi hóa mạnh do S+6
quyết định
H2SO4 đặc, nóng oxi hoá được hầu hết
các kim loại (trừ Au, Pt)
- GV chú ý Al, Cr, Fe thụ động
hóa trong H2SO4 đặc nguội GV
giải thích thêm về hiện tượng thụ
động hóa
0 +1 +2 0
Fe + H2SO4(l) FeSO4 + H2
Cu + H2SO4(l)
+6 0 +2 +4 2H2SO4đ,n + Cu à CuSO4 + SO2 + 2H2O
+6 0 +3 +4 6H2SO4đ,n + 2Fe à Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
nguội.
Tác dụng với kim loại ( trừ Au, Pt):
M+H 2 SO 4 M 2 (SO 4 ) n + { SO 2 , S, H 2 S } + H 2 O ( n là hóa trị cao nhất của kim loại)
Tác dụng với phi kim:
H2SO4 đặc, nóng tác dụng được với
các phi kim có tính khử tạo hợp
chất của phi kim có số oxi hóa cao
nhất (trừ S) như C, P, …
Gv mô tả thí nghiệm C tác dụng
với H2SO4 đặc, nóng HS viết PTPƯ
- Tác dụng với phi kim có tính khử:
2H2SO4đ,n + C à CO2 + 2SO2 + 2H2O
Tác dụng với hợp chất:
H2SO4 đặc, nóng còn tác dụng được
với các hợp chất có tính khử như
H2S, FeO, KBr, HI, …
GV mô tả thí nghiệm H2SO4 đặc, nóng
tác dụng với FeO HS viết PTPƯ
- Tác dụng với hợp chất có tính khử 4H2SO4đ,n + 2FeO à Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
Hoạt động 3 : ( 10 phút )
GV: thông báo tính chất háo nước
của H2SO4đặc( hoá than các hợp
chất gluxit ví dụ glucozơ,
saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ)
GV mô tả thí nghiệm khi cho
H2SO4 đặc vào đường saccarozo
Chú ý: thận trọng khi làm thí
nghiệm với H2SO4đặc vì nó gây
bỏng rất nặng
GV: làm thí nghiệm dùng đũa
thuỷ tinh chấm H2SO4đặc viết lên
tờ giấy (nét chữ sẽ hoá đen) hoặc
viết bằng dung dịch H2SO4loãng rồi
hơ tờ giấy lên ngọn lửa đèn cồn
ÄTính háo nước
Cn(H2O)m nC + mH2O (gluxit)
Ví dụ:
C12H22O11 12C + 11H2O (saccarozơ)
ÄTinh axit: Khi tác dụng với các chất không có
tính khử Vd: 3H2SO4 + Fe2O3 à Fe2(SO4)3 + 3H2O
4 Củng cố kiến thức ( 3 phút )
H2SO4đặc
H2SO4đặc
Trang 5Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học: Tính oxi hóa mạnh và tính háo nước của
H2SO4 đặc
Bài tập
Bài1 Hoàn thành và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron Xác định vai trò các chất tham gia phản ứng
a, H2SO4đ,n + Al à ? + SO2 + H2O
b, H2SO4đ,n + FeO à ? + SO2 + H2O
c, H2SO4đ,n +HI à ? + SO2 + H2O
Bài2.Cho 0,25 mol Fe tác dụng hoàn toàn với 0,6 mol H2SO4 đặc nóng Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng
5 Hướng dẫn về nhà ( 1 phút )
Làm BT 1,2,4,6 trong SGK/ trang 143
Đọc trước bài mới
Giảng viên hướng dẫn Ngày soạn:
Chữ ký Ngày duyệt:
Người soạn: Đinh Duy Tùng