- Đây là công trình thi công toàn khối đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao, chính xác, thi công nhanh liên tục. Thi công theo phương pháp dây chuyền, luân chuyển phải đảm bảo được thời gian thi công cho từng dây chuyền để đảm bảo được tiến độ thi công đặt ra.
1, Công tác ván khuôn:
*Khi chế tạo ván khuôn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Ván khuôn phải đảm bảo ổn định, độ cứng và độ bền, chắc chắn, kín khít, không cong vênh, đảm bảo đúng hình dạng, kích thước theo thiết kế.
- Bề mặt ván khuôn phải nhẵn để hình dạng kết cấu bê tông không bị xấu và kém chất lượng.
- Giữa các ván khuôn ghép với nhau không được có kẽ hở để không bị chảy mất nước xi măng khi đổ bê tông.
- Ván khuôn phải được thắp lắp và sử dụng lại nhiều lần.
a, Lắp ván khuôn cột:
- Trước khi lắp đặt ván khuôn cột ta cần tim cột dọc, ngang cho chính xác. Tiến hành ghép ván khuôn theo kích thước đã định.
- Khi ghép chú ý rằng ván khuôn cột phải được giữ cố định chắc chắn nhưng dễ tháo dỡ và tránh va chạm.
- Các ván khuôn cột được gia công thành 4 tấm ghép vào. Đóng kín ở đỉnh cột có khoét lỗ để liên kết với cốp pha dầm. Chân cột phải có cửa nhỏ để đảm bảo vệ sinh trước khi đổ bê tông.
Với cột cao 3,8 m , ta để 1 cửa đổ bê tông ở giữa để tránh bê tông bị phân tầng. - Xác định lại tim cột và chỉnh độ thẳng đứng của ván khuôn bằng quả rọi hay bằng máy trắc đạc.
- Chống và neo ván khuôn chắc chắn trước khi đổ bê tông, phải đảm bảo đúng vị trí và ổn định ván khuôn.
- Đầu tiên ta lắp ván đáy vào cột chống trước sau đó mới lắp ván thành. Các ván thành của dầm phải được lồng vào các lỗ liên kết của ván khuôn cột và được cố định bằng thanh xiên.
- Để đảm bảo tháo dỡ ván thành dễ dàng và thuận tiện thì ván thành không được đóng đinh vào ván đáy.
- Khi ván khuôn có chiều cao lớn có thể bổ sung thêm giằng để liên kết 2 ván thành với nhau.
- Tại vị trí giằng cần có các thanh cữ tạm thời ở trong hộp khuôn để cố định bề rộng ván khuôn dầm.
- Nếu các thanh cữ bằng gỗ thì lấy dần ra trong quá trình đổ bê tong, nếu bằng thép thì để lại.
c, Ván khuôn sàn:
- Đặt xà gồ và cột chống vào đúng vị trí thiết kế sau đó mới đặt giá và ván diềm. Khi ván khuôn sàn đặt lên ván khuôn tường, nẹp đỡ dầm phải lien kết với sườn ván khuôn tường hoặc bằng dầm gỗ tựa lên hang cột đặt song song sát tường để đỡ ván khuôn sàn.
- Ván khuôn sàn yêu cầu phải kín khít, tránh khe hở làm mất nước xi măng. Yêu cầu gỗ phải thẳng, độ ẩm < 180 %
3. Công tác cốt thép:
- Các công đoạn gia công cốt thép bao gồm: + Đánh gỉ.
+ Nắn thẳng.
+ Cắt và uốn cốt thép đúng hình dạng và kích thước thiết kế.
- Khung cốt thép được hàn và buộc bằng dây thép mềm có đường kính 1 mm ; trường hợp khi nối buộc phải uốn mở và có khoảng cách nối bằng (30 45)d. Trường hợp thanh thép có > 22 ta dung phương pháp hàn nối với khoảng cách ghép nối là (20 30)d.
- Lớp bê tong có chiều dày bảo vệ phải đảm bảo chiều dày từ 2 3 cm; cần chế tạo sẵn những miếng bê tong hoặc bằng nhựa.
- Đối với những cấu kiện thép cần uống ta dung vam hoặc thớt uốn. Nếu < 12 ta uốn tay nhưng > 14 ta dung thớt uốn.
- Với cốt thép cột sau khi làm vệ sinh, thép phải được hàn buộc thành khung định hình rồi dựng lắp bằng cần cẩu hoặc ròng rọc vào đúng vị trí, tiếp đến hàn hoặc buộc với cốt thép chờ rồi mới lắp cốp pha.
- Với cốt thép dầm: sau khi làm vệ sinh, cắt uốn thép định hình ta hàn ( buộc thành khung ) rồi đặt vào vị trí sau khi lắp ván đáy, sau đó mới ghép ván thành. - Đối với cốt thép sàn: sau khi ghép cốp pha, đặt cốt thép buộc thành lưới theo đúng khoảng cách thiết kế. Sau khi đặt xong cốt thép cần phải kiểm tra kích thước cốt thép, khoảng cách giữa các lưới cốt thép, kiểm tra mối nối, kiểm tra khoảng cách, vị trí số lượng miếng kê….
4, Công tác bê tông:
*Nguyên tắc chung:
- Bê tông vận chuyển đến phải đổ ngay.
- Đổ bê tông từ trên cao xuống, đổ từ chỗ xa nhất không để bê tông rơi ra ngoài, không để bê tông rơi tự do quá 2,5 m , gây phân tầng và vỡ ván khuôn. - Chiều dày mỗi lớp đổ bê tông phải đảm bảo đầm thẳng suốt để bê tông được đặc chắc.
- Bê tông phải dược đổ liên tục, đổ đến đâu đầm đến đó, đổ từ xa vào gần. - Ngoài ra còn phải tuân thủ qui trình, qui phạm chất lượng của vật liệu, thành phần câp phối phải đúng thiết kê, đúng tỷ lệ X:C:Đ:N .
- Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra ván khuôn, cốt thép, làm vệ sinh ván khuôn, tưới nước cho ván khuôn nếu cần. Kiểm tra xem vữa bê tông có bị phân tầng. Quá trình vận chuyển dưới mặt bằng ta dung xe rùa.
*Một số chú ý:
- Khi đổ bê tông theo hướng hắt tiến bê tông dễ bị phân tầng mà đổ từ xa vào gần, lớp sau đè lên lớp trước tránh phân tầng.
- Khi vận chuyển cần đảm bảo sự đồng nhất của vữa, vữa được vận chuyển trong thời gian ngắn nhất < thời gian ninh kết của bê tông
- Dụng cụ chứa bê tông phải sạch sẽ.
- Đầm dùi, cao hơn 80 cm phải đổ thành lớp gối lên nhau theo kiểu bậc thang.
*Mạch ngừng:
- Những yêu cầu kĩ thuật:
+ Vị trí để mạch ngừng: tại những chỗ có nội lực bé để không gây ảnh hưởng đến sự làm việc của kết cấu.
+ Khi đổ bê tông cột, mạch ngừng được bố trí ở mặt trên của móng ở phần phía trên góc nối của giữa cột và dầm khung.
+ Nếu hướng đổ bê tông vuông góc với dầm phụ thì mạch ngừng đặt trong khoảng ( 1/4 ; 3/4) nhịp dầm chính.
+ Nếu hướng đổ bê tông song song với dầm phụ thì mạch ngừng đặt trong khoảng giữa từ ( 1/3 ; 2/3 ) nhịp dầm phụ.
*Đầm bê tông:
- Quá trình đầm cần phải đúng quy cách, đầm đến khi bề mặt nổi váng xi măng thì đổi vị trí, không đầm quá nhiều gây phân tầng. Kết cấu dày < 20 cm thì đầm bàn; > 20 cm thì ta dung đầm dùi. Nếu thi công cột có thể đầm thủ công.
- Khoảng cách đầm là 1,5R ( R là bán kính tác dụng )
- Khi đầm dùi không được tắt động cơ và phải rút lên từ từ để tránh để lại lỗ hổng trong bê tông. Khi đầm tránh làm sai lệch cốt thép làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu.
*Bảo dưỡng bê tông:
- Nếu sau khi đổ bê tông gặp thời tiết nóng, không khí khô thì sau 2 đến 3 giờ ta phải dung các tấm bao tải, tưới nước định kì với t = 150C phải tưới nước thường xuyên giữ ẩm.
- Nếu gặp mưa kéo dài phải dung biện pháp che đậy cho kết cấu bê tông, tránh sói lở bê tông gâp sai cấp phối, khi cường độ bê tông đạt 25% cường độ thiết kế thì có thể lợi dụng nước mưa để bảo dưỡng.
5, Tháo dỡ ván khuôn:
- Nguyên tắc tháo:
+ Ván khuôn chịu lực: lắp trước tháo sau
+ Ván khuôn không chịu lực: lắp sau, tháo trước.
+ Phải tháo từ trên xuống. Các cột chống ván đáy dầm phải để bê tông đạt 100% cường độ mới được tháo hết.