Chủ hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình nông dân là người trực tiếp tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh đang thường trú tại tỉnh Đồng Tháp, không phân biệt thành phần, giớ
Trang 1HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
BCH HND TỈNH ĐỒNG THÁP
*
Số 09-HD/HNDT
Cao Lãnh, ngày 12 tháng 3 năm 2015
HƯỚNG DẪN
tiêu chuẩn và quy trình xét chọn hộ nông dân sản xuất,
kinh doanh giỏi các cấp
-Căn cứ Quy định số 944-QĐ/HNDTW, ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, về việc quy định tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp
Trên cơ sở tình hình thực tế phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua, để nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; phấn đấu đưa phong trào phát triển về chất, xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức tổ chức sản xuất mới đáp ứng khả năng cạnh tranh hàng hóa trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời xây dựng
và phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững Ban Thường vụ Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Đồng Tháp xây dựng Hướng dẫn tiêu chuẩn và quy trình xét chọn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi như sau:
I/- ĐỐI TƯỢNG.
Chủ hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình nông dân (là người trực tiếp tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh) đang thường trú tại tỉnh Đồng Tháp, không phân biệt thành phần, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có đăng ký danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi hàng năm, đạt thành tích trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đủ các tiêu chuẩn quy định dưới đây đều được xét chọn và công nhận nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
II/- TIÊU CHUẨN.
1 Tiêu chuẩn chung:
1.1 Là hộ nông dân gương mẫu chấp hành và tuyên truyền tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới
1.2 Tích cực tham gia các phong trào thi đua do Hội Nông dân phát động, tích cực tham gia đóng góp, xây dựng tổ chức Hội và được công nhận là gia đình văn hoá
Trang 21.3 Năng động, sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường nông thôn; sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, tích cực tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia thực hiện
1.4 Đoàn kết, tương trợ, hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, áp dụng khoa học kỹ thuật giúp nhau trong sản xuất, kinh doanh; tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn; tích cực giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững
1.5 Đạt tiêu chuẩn về thu nhập bình quân đầu người theo quy định
2 Tiêu chuẩn cụ thể về thu nhập và đoàn kết giúp đỡ các hộ phát triển sản xuất, kinh doanh:
2.1 Danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn):
- Hộ có thu nhập bình quân đầu người trên năm gấp 1,25 lần so với mức
thu nhập bình quân đầu người đạt chuẩn nông thôn mới theo Quy định của UBND tỉnh Đồng Tháp theo thời điểm
- Tích cực hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo thêm việc làm mới có tác dụng tốt đối với hội viên nông
dân, hàng năm phổ biến kiến thức và kinh nghiệm làm ăn cho ít nhất 5 lao động
trở lên
2.2 Danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, thị, thành phố:
- Hộ có thu nhập bình quân đầu người trên năm gấp 1,5 lần so với cấp cơ
sở
- Lựa chọn trong số những hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở từ 2 năm liên tục trở lên và đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Hàng năm hướng dẫn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh
doanh cho ít nhất 10 lao động trở lên.
+ Mỗi năm giúp đỡ cho ít nhất 5 lao động có việc làm và giúp đỡ có hiệu quả 3 lượt hộ khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm để phát triển sản
xuất, kinh doanh
2.3 Danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Tỉnh:
- Hộ có thu nhập bình quân đầu người trên năm gấp 3 lần so với cấp cơ
sở
- Lựa chọn trong số những hộ nông dân có 2 lần liên tục trở lên đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, thị, thành phố và đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Hàng năm hướng dẫn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh
doanh cho ít nhất 15 lao động trở lên.
Trang 3+ Mỗi năm tạo việc làm cho ít nhất 10 lao động và giúp đỡ có hiệu quả 5
lượt hộ khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm để phát triển sản xuất,
kinh doanh
2.4 Danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương:
- Hộ có thu nhập bình quân đầu người trên năm gấp 6 lần so với cấp cơ
sở
- Lựa chọn trong số những hộ nông dân (tính đến thời điểm xét công nhận) đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Tỉnh, là điển hình xuất sắc nhiều mặt và đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Hàng năm hướng dẫn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh
doanh cho ít nhất 20 lao động trở lên.
+ Hàng năm tạo việc làm ổn định cho 15 lao động trở lên, giúp đỡ có hiệu quả 7 lượt hộ khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm để phát triển sản
xuất, kinh doanh
III/- THỜI GIAN ĐĂNG KÝ, BÌNH XÉT VÀ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT.
1 Đăng ký danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi:
- Hàng năm, các cấp Hội xây dựng Kế hoạch, tổ chức phát động và hướng
dẫn cho các hộ nông dân đăng ký danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh
giỏi các cấp (mẫu 01) (dành cho các huyện tham khảo)
- Thời gian đăng ký trong quí I của năm
2 Thời gian bình xét danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp:
- Cấp cơ sở: Tổ chức đánh giá phong trào và bình xét công nhận mỗi năm
1 lần, thời gian bình xét vào tháng 9 hàng năm
- Cấp huyện, thị, thành phố: Tổ chức bình xét và cấp giấy chứng nhận 05
năm 2 lần (tính mốc thời gian giữa năm 2014 như vậy Hội Nông dân huyện, thị, thành phố tổ chức xét và cấp giấy chứng nhận cho lần tiếp theo là cuối năm 2016), thời gian bình xét vào tháng 10 của giai đoạn năm xét
- Cấp Tỉnh, Trung ương: Tổ chức bình xét và cấp giấy chứng nhận 5 năm
1 lần, thời gian bình xét cấp tỉnh trong tháng 11 giai đoạn năm xét
Hình thức và kích thước giấy chứng nhận được thống nhất từ Trung ương đến huyện
Ngoài việc ra Quyết định công nhận, cấp giấy chứng nhận; các cấp Hội chọn những hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu xuất sắc đề nghị các
cơ quan có thẩm quyền khen thưởng
3 Thẩm quyền xét, công nhận và ra quyết định cấp giấy chứng nhận
danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi:
Trang 4* Thẩm quyền xét và công nhận: Ban Thường vụ Hội Nông dân từng cấp xét công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp mình và đề
nghị cấp trên xét công nhận những hộ đạt mức cao hơn Nhằm đảm bảo tính dân
chủ, khách quan khi họp xét nên mời đại diện ngành liên quan, đoàn thể phối hợp cùng dự
* Thẩm quyền ra quyết định và cấp giấy chứng nhận:
- Danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở do Hội Nông dân xã, phường, thị trấn ra quyết định công nhận và ghi sổ vàng truyền thống
- Danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện do Hội Nông dân huyện, thị, thành phố ra quyết định công nhận, ghi sổ vàng truyền thống và cấp giấy chứng nhận
- Danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Tỉnh do Hội Nông dân Tỉnh ra quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận
4 Tổ chức hội nghị tổng kết:
- Đối với cấp cơ sở: Tổ chức đánh giá kết quả phong trào mỗi năm 1 lần
- Đối với cấp huyện, thị, thành phố: Tổ chức tổng kết phong trào 5 năm ít nhất 1 lần Nếu có điều kiện có thể tổ chức 2 lần để động viên phong trào một cách kịp thời
- Đối với cấp tỉnh và cấp Trung ương: Xét duyệt công nhận danh hiệu và
tổ chức tổng kết phong trào 5 năm 1 lần
IV/- QUY TRÌNH XÉT CHỌN VÀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ.
1 Quy trình xét chọn:
1.1 Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn):
Trước khi tổ chức họp xét Hội Nông dân cấp xã Báo cáo cấp uỷ, chính quyền cùng cấp sau đó tiến hành họp xét
* Thành phần họp xét:
- Chủ toạ: Đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân xã
- Thành phần dự họp: Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp cơ sở, mời Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh và Cán bộ nông nghiệp
- Nội dung: họp xét và công nhận danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở hàng năm và chọn những nông dân tiêu biểu xuất sắc đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở khen thưởng; đến 2 năm rưỡi đề nghị công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện
1.2 Cấp huyện (huyện, thị, thành phố):
Trước khi tổ chức họp xét Hội Nông dân cấp huyện Báo cáo cấp uỷ, chính quyền cùng cấp sau đó tiến hành họp xét
Trang 5*Thành phần họp xét:
- Chủ tọa: Đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân cấp huyện
- Thành phần dự họp: Các đồng chí là Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện, mời đại diện ngành nông nghiệp, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh cấp huyện (các đơn vị phối hợp)
- Nội dung: họp xét và công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, bình chọn những nông dân tiêu biểu xuất sắc đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện khen thưởng và đề nghị công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Tỉnh
1.3 Cấp Tỉnh:
* Thành phần họp xét:
- Chủ tọa: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội Nông dân Tỉnh
- Thành phần: các đồng chí là Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh, Ban Kinh tế – Xã hội Hội Nông dân Tỉnh
- Nội dung: họp xét và công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Tỉnh, bình chọn những nông dân tiêu biểu xuất sắc đề nghị Uỷ ban nhân dân Tỉnh khen thưởng và đề nghị công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương
*Lưu ý:
- Phải có trên 2/3 tổng số thành viên có mặt; trường hợp biểu quyết thì phải có trên 1/2 thành viên có mặt tán thành
- Biên bản xét chọn phải có chữ ký của chủ tọa, thư ký buổi họp
* Về nội dung buổi họp cụ thể:
- Phần chuẩn bị cho buổi họp:
+ Tổng hợp danh sách hộ nông dân đăng ký danh hiệu hộ nông dân sản
xuất, kinh doanh giỏi (mẫu 2)
+ Văn bản quy định về tiêu chuẩn và quy trình xét chọn hộ nông dân sản
xuất, kinh doanh giỏi các cấp
+ Ghi biên bản buổi họp
- Chương trình buổi họp:
+ Nêu lý do và giới thiệu thành phần tham dự.
+ Chủ tọa buổi họp báo cáo số lượng hộ nông dân đăng ký, công tác triển khai đăng ký nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của Hội
+ Chủ tọa phân công thành viên báo cáo danh sách hộ nông dân và tóm tắt
hiệu quả sản xuất, kinh doanh (mẫu 02) và đề xuất công nhận (hoặc không công
nhận), khen thưởng cho nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (nên thông qua từng hộ hoặc photo danh sách tổng hợp gửi trước cho thành phần dự họp).
Trang 6+ Ý kiến của thành viên buổi họp (nếu có ý kiến khác nhau thì lấy phiếu biểu quyết)
+ Chủ toạ kết luận
+ Thư ký ghi biên bản và báo cáo kết quả xét chọn
2 Hồ sơ đề nghị:
2.1 Hồ sơ đề nghị xét duyệt hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp
cơ sở hàng năm gồm:
- Biên bản họp bình xét của chi, tổ Hội
- Danh sách đề nghị công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh
doanh giỏi cấp cơ sở (mẫu 02).
2.2 Hồ sơ đề nghị xét duyệt hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện: (2 năm rưỡi 1 lần, Hội Nông dân cơ sở gửi hồ sơ lên Hội Nông dân cấp huyện để xét duyệt) bao gồm:
- Tờ trình của Hội Nông dân cơ sở
- Biên bản họp xét duyệt của Hội Nông dân cơ sở
- Danh sách đề nghị công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh
doanh giỏi cấp huyện (mẫu 02).
- Đối với các hộ nông dân tiêu biểu được xét khen thưởng phải có báo cáo
thành tích (mẫu 03).
2.3 Hồ sơ đề nghị xét duyệt hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh: (5 năm 1 lần, Hội Nông dân cấp huyện gửi hồ sơ lên Hội Nông dân cấp tỉnh để xét duyệt) bao gồm:
-Tờ trình của Hội Nông dân huyện, thị, thành phố
- Biên bản họp xét duyệt của Hội Nông dân huyện, thị, thành phố
- Danh sách đề nghị công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh
doanh giỏi cấp Tỉnh (mẫu 02).
- Đối với các hộ nông dân tiêu biểu được xét khen thưởng phải có báo cáo
thành tích (mẫu 03).
2.4 Hồ sơ đề nghị xét duyệt hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương: (5 năm 1 lần, Hội Nông dân Tỉnh gửi hồ sơ lên Hội Nông dân Trung ương để xét duyệt) bao gồm:
- Tờ trình của Hội Nông dân Tỉnh
- Biên bản họp xét duyệt của Hội Nông dân Tỉnh
- Danh sách đề nghị công nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh
doanh giỏi cấp Trung ương (mẫu 02).
Trang 7- Báo cáo tóm tắt thành tích của hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
(mẫu 03).
(Hồ sơ xét duyệt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp nào thì lưu tại Hội Nông dân cấp đó Riêng hồ sơ danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương do Hội Nông dân từ cấp cơ sở gửi lên được lưu tại Hội Nông dân Tỉnh và Trung ương).
V/- TỔ CHỨC THỰC HIỆN, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO.
1 Căn cứ Hướng dẫn về tiêu chuẩn và quy trình xét chọn hộ nông dân,
sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, yêu cầu Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp báo cáo với cấp uỷ Đảng, phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương
2 Các cấp Hội cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn
phong trào thi đua, coi trọng việc nhân rộng mô hình tiên tiến, thúc đẩy phong trào thi đua phát triển sâu, rộng Khi cần thiết có thể tiến hành kiểm tra, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau và đảm bảo cho việc bình xét, suy tôn danh hiệu thi đua thực sự dân chủ, khách quan, tăng cường đoàn kết trong nông thôn
3 Giao Ban Kinh tế - Xã hội tham mưu giúp Ban Thường vụ Hội Nông
dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; đồng thời phối hợp Văn phòng, các Ban Hội Nông dân Tỉnh tham mưu cho Ban Thường
vụ Hội Nông dân Tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Hướng dẫn này; hỗ trợ các huyện, thị, thành phố, hướng dẫn cơ sở Hội tiến hành các bước triển khai phát động, xét chọn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi mỗi cấp; thường xuyên kiểm tra, báo cáo về Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh
4 Hội Nông dân 12 huyện, thị, thành phố tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm
tra giám sát việc thực hiện phong trào đối với xã, phường, thị trấn đảm bảo việc triển khai thực hiện đúng quy trình và thời gian quy định
5 Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Hướng
dẫn số 09-HD/HNDT, ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Ban Thường vụ Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Đồng Tháp
Trang 86 Trong quá trình thực hiện có những vấn đề vướng mắc phát sinh, yêu
cầu Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố báo cáo với Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh (qua Ban Kinh tế - Xã hội) xem xét và cho ý kiến
Nơi nhận:
- TT TW Hội NDVN;
- Đ/c Nguyễn Hồng Lý - PCT TW HNDVN;
- Đ/c Trần Văn Làm – UVBTV
TW HNDVN phụ trách phía Nam;
- TT Tỉnh uỷ;
- TT UBND Tỉnh;
- Ban Dân vận TU;
- Sở Nội vụ (Ban TĐKT Tỉnh);
- Sở Nông nghiệp & PTNT Tỉnh;
- Hội LHPN Tỉnh;
- Đoàn Thanh niên Tỉnh;
- Hội Cựu chiến binh Tỉnh;
- Đ/c Chủ tịch, các PCT HND Tỉnh;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- HND các huyện, thị, thành phố;
- Các Phòng, Ban HND Tỉnh;
- Lưu VP, Ban KT – XH.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỊCH
(đã ký)
Trần Thị Hậu
Thực hiện.
Báo cáo
Phối hợp;
Trang 9CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG ĐĂNG KÝ VÀ THÀNH TÍCH
HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỎI NĂM 20……
-Kính gửi : Hội Nông dân xã (phường, TT)……….
Huyện (thị, thành phố) ………
I PHẦN ĐĂNG KÝ (1)
- Tôi tên : ………., - Năm sinh ……… Nam □ , Nữ □
- Dân tộc:……… , - Tôn giáo:.……… , - Trình độ học vấn:……
- Là hội viên của đoàn thể: ………
- Địa chỉ: Tổ…… ,ấp (khóm) ………, xã (phường, thị trấn)
……… , huyện (thị, thành phố)……… tỉnh Đồng Tháp
- Số nhân khẩu trong hộ: ……… khẩu - Điện thoại………
- Đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi xã (phường, thị trấn)……… năm 20……; năm 20……; năm 20……; năm 20……
Căn cứ Hướng dẫn tiêu chuẩn xét chọn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và phát động phong trào của Hội Nông dân Tôi xin đăng ký hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp năm 20.…, ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính là: ………
………
II BÁO CÁO KẾT QUẢ SX, KD, GIÚP ĐỠ TẠO VIỆC LÀM VÀ
1 Tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận như sau:
(*) tấn, con, máy
(**) triệu đồng
Diễn giải
Diện tích (ha)
Chi phí (**)
Sản lượng/ số
lượng (*)
Doanh thu (**)
Lợi nhuận (**)
- Lúa
- Màu
- Làm vườn
- Chăn nuôi (gia súc, gia cầm)
- Thủy sản cá, tôm (bè, lồng,
ao, chân ruộng)
- Ngành nghề nông thôn , Tiểu
thủ công nghiệp , Dịch vụ
Mẫu 01
Trang 10nông nghiệp
- Kinh doanh vật tư nông
nghiệp , Tiêu thụ nông sản
- Xây dựng và phát triển nông
thôn
- Ngành nghề khác
Tổng cộng
2 Thu nhập bình quân nhân khẩu/ năm: đồng/ năm
3 Hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và giúp đỡ .… lao động, trong đó … lượt hộ khó khăn gồm:
- -
- -
- -
- -
- -
- -
- -
-
4 Giúp đỡ …………hộ khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, như sau: - -
- -
-
5 Tạo việc làm bao nhiêu lao động:
6 Đạt danh hiệu gia đình văn hoá trong năm đăng ký:
* Ghi chú: - Đối với các hộ đăng ký chỉ điền thông tin tại mục số (1), và lưu lại bảng đăng ký, ký tên vào danh sách đăng ký Hộ nông dân SX, KD giỏi (do Hội Nông dân cơ sở lập và quản lý, đối chiếu) - Hộ đăng ký sau khi tính toán được kết quả SX, KD trong năm, đến cuối năm điền vào mục số (2), sau khi ghi xong nộp về Hội Nông dân cơ sở để có căn cứ xét duyệt. , ngày tháng năm 20
Người viết bảng đăng ký (Ký và ghi rõ họ tên)