LỜI MỞ ĐẦU Các cụ ta xưa có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Lời răn dạy truyền đời của người Việt Nam ta từ xưa đến nay đã nói lên được tầm quan trọng của lời ăn, tiếng nói và cách đặt vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Phong cách nói năng, cách ứng xử khi giao tiếp góp phần không nhỏ quyết định sự thành công hay thất bại của một con người. Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn những lời nói thích hợp thì sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả sẽ cao hơn. Lời nói là một loại công cụ lợi hại trong đời sống xã hội. Ai cũng biết rằng, mỗi con người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cũng có lời thô, lời vụng, do đó người khôn ngoan phải biết lựa lời, nếu chọn đúng, lời nói sẽ đem đến kết quả tốt đẹp, tạo ra sự cảm thông, ăn ý và hiểu biết lẫn nhau, còn nếu lựa chọn sai, hoặc không chú trọng đến việc lựa lời tùy vào hoàn cảnh để nói… thì có thể mang lại những hiệu quả không mong muốn. Do đó khi nói, người nói cần phải biết lựa chọn ngôn ngữ thích hợp với đối tượng và hoàn cảnh để đạt được mục đích giao tiếp của mình. Đó là lời nói trong cuộc sống, trong công việc cũng vậy, nếu biết lắng nghe và lựa chọn lời nói đúng lúc, đúng cách thì hiệu quả công việc mang lại rất cao, còn ngược lại, đôi khi chỉ một chút nóng giận nhất thời có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, đặc biệt là trong công tác thi hành án dân sự. Như chúng ta đã biết, thi hành án dân sự là một lĩnh vực nhiều khó khăn, phức tạp, hoạt động nghiệp vụ mang tính đặc thù cao, phải tiếp xúc với nhiều loại đối tượng, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội…do đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, thuyết trình, thuyết phục trong thi hành án dân sự có ý nghĩa rất lớn, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn. Xuất phát từ ý nghĩa đó, trong phạm vi bài viết này, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến xung quan vấn đề “Nâng cao kỹ năng thuyết trình, thuyết phục và tiếp công dân trong thi hành án dân sự”. Với kinh nghiệm và nhận thức còn hạn chế, chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của các đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Các cụ ta xưa có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Lời răn dạy truyền đời của người Việt Nam ta từ xưa đến nay đã nói lên được tầm quan trọng của lời ăn, tiếng nói và cách đặt vấn đề trong cuộc sống hằng ngày Phong cách nói năng, cách ứng xử khi giao tiếp góp phần không nhỏ quyết định sự thành công hay thất bại của một con người Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp Nếu biết lựa chọn những lời nói thích hợp thì sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả sẽ cao hơn Lời nói là một loại công cụ lợi hại trong đời sống xã hội Ai cũng biết rằng, mỗi con người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cũng có lời thô, lời vụng, do đó người khôn ngoan phải biết lựa lời, nếu chọn đúng, lời nói sẽ đem đến kết quả tốt đẹp, tạo ra sự cảm thông, ăn ý và hiểu biết lẫn nhau, còn nếu lựa chọn sai, hoặc không chú trọng đến việc lựa lời tùy vào hoàn cảnh để nói… thì có thể mang lại những hiệu quả không mong muốn Do đó khi nói, người nói cần phải biết lựa chọn ngôn ngữ thích hợp với đối tượng và hoàn cảnh để đạt được mục đích giao tiếp của mình
Đó là lời nói trong cuộc sống, trong công việc cũng vậy, nếu biết lắng nghe
và lựa chọn lời nói đúng lúc, đúng cách thì hiệu quả công việc mang lại rất cao, còn ngược lại, đôi khi chỉ một chút nóng giận nhất thời có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, đặc biệt là trong công tác thi hành án dân sự
Như chúng ta đã biết, thi hành án dân sự là một lĩnh vực nhiều khó khăn, phức tạp, hoạt động nghiệp vụ mang tính đặc thù cao, phải tiếp xúc với nhiều loại đối tượng, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội…do đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, thuyết trình, thuyết phục trong thi hành án dân sự có ý nghĩa rất lớn, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn Xuất phát từ ý nghĩa đó, trong phạm vi bài viết này, tôi mạnh dạn đưa ra
một số ý kiến xung quan vấn đề “Nâng cao kỹ năng thuyết trình, thuyết phục
và tiếp công dân trong thi hành án dân sự” Với kinh nghiệm và nhận thức còn
hạn chế, chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của các đồng nghiệp
Trân trọng cảm ơn!
Trang 2NỘI DUNG
I Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH, THUYẾT PHỤC VÀ TIẾP CÔNG DÂN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Là cơ quan nằm trong hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng giống như Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát, người làm công tác thi hành án dân sự phải thường xuyên tiếp xúc với những vấn đề bức xúc, mặt trái của xã hội Tuy nhiên với tính chất đặc thù, bản chất công tác thi hành là trực tiếp tác động đến quyền lợi về vật chất, tinh thần của công dân… do đó công tác thi hành án dân
sự còn phải đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn vây quanh, chính vì vậy việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, thuyết trình, thuyết phục ngay từ khi tiếp xúc ban đầu, cũng như trong suốt quá trình tổ chức việc thi hành án thật sự có ý nghĩa rất lớn đối với Chấp hành viên, người làm công tác thi hành án dân sự trong giải quyết công việc chuyên môn
Mục đích chính, đồng thời cũng là yêu cầu cơ bản của hoạt động thi hành
án dân sự là đưa các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành triệt để trên thực tế, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cũng như bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đương sự Tuy nhiên để hoạt động thi hành án đạt được hiệu quả như mong muốn ngoài việc áp dụng các biện pháp mạnh mang tính quyền lực nhà nước (các biện pháp cưỡng chế thi hành án) thì yếu tố nhận thức và tâm lý của đương sự đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả của hoạt động thi hành án
II Một số giải pháp lý luận nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình, thuyết phục và tiếp công dân trong thi hành án dân sự
Muốn nâng cao kỹ năng thuyết trình, thuyết phục và tiếp công dân trong thi hành án dân sự, mỗi cán bộ, Chấp hành viên làm công tác thi hành án dân sự cần nắm vững những vấn đề lý luận cơ bản sau đây:
1 Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình của Chấp hành viên là kỹ thuật, khả năng thuyết phục người nghe của Chấp hành viên về một vấn đề cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Theo đó, Chấp hành viên vận dụng kỹ năng của mình để thuyết phục người nghe đồng ý với mình về các nội dung cần có sự đồng thuận
Trang 3như: đề xuất các biện pháp, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc thi hành án quyết định thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền; báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự, kiến nghị, đề xuất biện pháp tổ chức thi hành án dân sự trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự cho chấp hành viên sơ cấp và công chức làm công tác thi hành
án dân sự trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án dân sự
Để hoàn thiện kỹ năng thuyết trình, mang lại hiệu quả cao, Chấp hành viên cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:
1.1 Xác định chính xác đối tượng tham dự buổi thuyết trình
Tùy theo từng nội dung cần thể hiện và đối tượng tiếp nhận mà Chấp hành viên phải vận dụng cách thuyết trình cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất Do
đó, việc xác định đối tượng tham dự buổi thuyết trình là rất quan trọng đối với Chấp hành viên, quyết định sự thành công của buổi thuyết trình
Đối tượng tham dự buổi thuyết trình có thể sẽ là:
+ Lãnh đạo cơ quan thi hành án dân sự hoặc lãnh đạo cơ quan cấp trên (trong trường hợp thuyết trình để đề xuất biện pháp cưỡng chế thi hành án, đề xuất biện pháp chỉ đạo thi hành án, báo cáo kết quả thi hành án…);
+ Đại diện các cơ quan có liên quan (trong trường hợp thuyết trình về kế hoạch cưỡng chế thi hành án…);
+ Các chấp hành viên sơ cấp và công chức làm công tác thi hành án (trong trường hợp được giao hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thi hành án); + Các đồng nghiệp, chuyên gia pháp lý (trong trường hợp trình bày tham luận tại hội nghị, hội thảo về hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự)
Tùy theo từng đối tượng đã nêu trên mà Chấp hành viên lựa chọn cách trình bày, ngôn ngữ phù hợp để thực hiện việc thuyết trình Ví dụ: Đối với người nghe thuyết trình là lãnh đạo cơ quan hoặc lãnh đạo cơ quan cấp trên thì người thuyết trình phải sử dụng từ ngữ chính xác, ngắn gọn, rõ ràng và đi thẳng vào vấn đề cần trình bày, văn phong hành chính…Đối với người nghe thuyết trình
là các đồng nghiệp, chuyên gia pháp lý thì người thuyết trình cần sử dụng các luận cứ, luận điểm, lý thuyết và thực tiễn để chứng minh cho ý kiến, quan điểm của mình…
Trang 4Bên cạnh đó, Chấp hành viên cũng cần xác định quy mô, số lượng người tham dự để xây dựng nội dung bài thuyết trình cho phù hợp Theo đó, Chấp hành viên phải nắm được các thông tin cơ bản như: việc thuyết trình sẽ diễn ra trước bao nhiêu người tham dự, thời lượng dành cho buổi thuyết trình nói chung
và cho bài thuyết trình của mình nói riêng Việc thuyết trình ở hội trường lớn khác với trình bày trong hội nghị, nhóm nhỏ, trình bày trước lãnh đạo khác với trình bày trước đồng nghiệp hoặc cấp dưới Vì vậy, tùy từng trường hợp
mà người thuyết trình cân đối thời gian, xác định phong cách thuyết trình cho phù hợp
1.2 Xác định nội dung, xây dựng dàn ý bài thuyết trình
Chấp hành viên cần xác định rõ nội dung, mục đích của buổi thuyết trình Trên cơ sở đó, xác định những nội dung cơ bản, chính yếu mà Chấp hành viên mong muốn người nghe nắm bắt được để tập trung nhấn mạnh khi thực hiện việc thuyết trình
Từ những nội dung cơ bản, chính yếu đã xác định, Chấp hành viên thực hiện việc xây dựng dàn ý của bài thuyết trình một cách logic Thông thường, một bài thuyết trình thường có các phần: đặt vấn đề (giới thiệu chung về mục đích, lý do, sự cần thiết…), nội dung chính và kết luận Các nội dung này được liên kết chặt chẽ với nhau và trong từng phần có sự sắp xếp để tạo ra sự thống nhất nhằm chứng minh cho quan điểm của người thuyết trình
Mặt khác, Chấp hành viên cũng cần phải xác định thời lượng trình bày cho từng phần của bài thuyết trình để tạo ra sự hài hòa, có tính cân đối cơ bản Tránh tình trạng trình bày theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”: khi mở đề thì nêu vấn đề to tát, hàm chứa nhiều nội dung nhưng các luận cứ, luận điểm để chứng minh thì quá ít, kém thuyết phục và chưa giải quyết hết được các nội dung mà phần đặt vấn đề đã nêu ra Tránh tình trạng bài diễn thuyết quá ngắn gọn, chưa đủ sức chứng minh, thuyết phục người nghe về vấn đề đã nêu ra Tuy nhiên cũng cần lưu ý để tránh tình trạng bài thuyết trình quá dài dòng, lan man vì thông thường
cử tọa không muốn nghe một bài diễn văn quá dài dù nó có hấp dẫn đến đâu nhất là trong các cuộc họp mà thời gian dành cho mỗi diễn giả là hạn hẹp thì Chấp hành viên càng cần phải phân bổ thời lượng hợp lý để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất
Lời mở đầu: đây là nội dung để bắt đầu bài thuyết trình Do đó, Chấp hành
viên cần sử dụng câu từ để thu hút sự chú ý của người nghe Chấp hành viê có
Trang 5thể bắt đầu bài thuyết trình bằng một câu hỏi, câu nói gây ngạc nhiên, hoặc đề cập vấn đề liên quan để gợi lên mối quan tâm của người nghe
Lưu ý: Phần đầu chỉ chiếm 5- 10 phần trăm bài nói
Phần nội dung chính: Phần này thể hiện các ý then chốt, các lập luận chủ
yếu của bài thuyết trình Tuy nhiên, phần này cũng chỉ cần từ 4- 6 ý mà Chấp hành viên cần thêm chứng cứ vào, ví dụ như những số liệu thống kê, giấy chứng nhận, minh chứng hay phép so sánh Đối với công tác thi hành án dân sự thì minh chứng, ví dụ sinh động, có tính thuyết phục nhất chính là nêu ra được các
vụ việc cụ thể đã, đang được tổ chức thi hành ở địa phương mình hoặc địa phương khác, biện pháp đã thực hiện khi thi hành vụ việc đó, kết quả thực hiện, nguyên nhân, kết quả, bài học kinh nghiệm…để dẫn chứng cho lập luận của mình rằng tại sao lại chọn phương án này hoặc giải pháp này…Từ đó người nghe nhận thấy nội dung thuyết trình được chuẩn bị một cách nghiêm túc, khoa học, có tính thuyết phục cao, được minh họa bằng các ví dụ cụ thể Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong bài thuyết trình có nhiều ý mấu chốt, được diễn giải, phân tích cụ thể nhưng Chấp hành viên cũng cần đảm bảo rằng những ý mấu chốt này đều phục vụ cho một thông điệp duy nhất mà mình muốn hướng tới Phần này chiếm 80-85 phần trăm của bài
Kết luận: cũng như phần mở đầu, lời kết luận của bài thuyết trình cần có ấn
tượng Theo đó, Chấp hành viên có thể kết thúc bài thuyết trình bằng cách tóm tắt hay nhắc lại thông điệp hoặc để lại một kết mở cho người nghe Phần kết luận mà Chấp hành viên có thể liên hệ lại phần mở đầu cũng rất hiệu quả Do
đó, dù chọn kiểu nào, Chấp hành viên cũng cần chắc rằng mình đang nói cho người nghe biết điều mà Chấp hành viên muốn đề cập đến để thuyết phục họ Phần này chỉ chiếm 5 hoặc 10 phần trăm bài nói
1.3 Diễn tập trước khi thuyết trình
Để tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho người nghe và giúp tạo ra sự tự tin thì Chấp hành viên cần có sự diễn tập trước khi tiến hành buổi thuyết trình chính thức Theo đó:
+ Chấp hành viên phải kiên trì để cho hơi được dài, thường xuyên đọc văn
và hành văn để có lời nói hay, cũng cần phải tập sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau Không phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay, nhưng nếu kiên trì tập luyện, giọng nói sẽ có sức lôi cuốn khán giả
Trang 6+ Chấp hành viên phải có khả năng ứng khẩu, đủ khả năng ngôn ngữ để xử
lý tình huống kịp thời Theo đó, cần viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, Chấp hành viên sẽ luyện được khả năng xử lý ngôn từ nhanh Đồng thời, thường xuyên thu thập dụng ngữ, lời hay, cách dùng từ ngữ lạ từ sách báo, trong khi nói chuyện Hãy là chính mình và thả lỏng, làm chủ bài nói bằng cách xây dựng mối quan hệ với người nghe để thu hút chú ý và hình thành giá trị của thông điệp Khi nói, hãy thật tự nhiên với giọng mạnh mẽ, mạch lạc Chậm rãi nhấn mạnh các điểm quan trọng và tách chúng bằng khoảng dừng trước và sau các điểm chính đó
+ Luyện tập về cử chỉ: Để bài thuyết trình đạt được hiệu quả cao hơn, Chấp hành viên cần tập sử dụng các cử chỉ của tay, nét mặt để thể hiện tình cảm trong khi thuyết trình, tạo nên ấn tượng ban đầu tích cực Nếu có thể, hình thành giao tiếp bằng mắt với người nghe để tạo ra sự đồng cảm, tin tưởng
Trên cơ sở kết quả của sự luyện tập, Chấp hành viên thực hiện việc thuyết trình thử và lắng nghe phản hồi cho bài diễn thuyết, xây dựng lòng nhiệt tình và
sự tự tin để diễn thuyết Tập dượt để đảm bảo rằng không vượt quá thời gian cho phép; nếu cần thì hãy dành thêm thời gian cho việc đặt câu hỏi Điều chỉnh các phần trình bày cũng như lưu ý các biểu hiện gây xao lãng hay hồi hộp Hãy nhớ rằng liệu pháp cho sự hồi hộp là sự tự tin và sự tự tin đi cùng với thực hành
1.4 Chuẩn bị trang phục, các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, tài liệu cần thiết phục vụ cho buổi thuyết trình
Để buổi thuyết trình đạt được kết quả cao nhất thì việc chuẩn bị tốt về trang phục, các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật và tài liệu liên quan đến nội dung thuyết trình là rất quan trọng Do đó, Chấp hành viên cần chuẩn bị các nội dung
cụ thể sau đây:
+ Về trang phục: Chấp hành viên cần lựa chọn trang phục phù hợp chủ đề
sẽ thuyết trình nhưng nguyên tắc chung là trang phục đó phải gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự Khi sử dụng trang phục ngành thi hành án dân sự thì phải chuẩn bị về phù hiệu, cầu vai, sao, mũ….theo quy định Tránh tình trạng sử dụng trang phục một cách cẩu thả, sai quy cách, sai quy định dẫn đến người tham dự buổi thuyết trình có ấn tượng rằng Chấp hành viên không nghiêm túc khi thực hiện buổi thuyết trình
+ Về giấy tờ, tài liệu: Chấp hành viên cần chuẩn bị và kiểm tra lại các vật dụng như bút viết, giấy trắng một cách đầy đủ để thực hiện việc ghi lại các câu
Trang 7hỏi, dàn ý trả lời các câu hỏi của người nghe khi thực hiện buổi thuyết trình Đồng thời, các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung thuyết trình cũng cần được chuẩn bị và mang theo khi thực hiện buổi thuyết trình Việc chuẩn bị giấy
tờ, tài liệu để Chấp hành viên tiện tra cứu khi thực hiện việc thảo luận, trả lời các câu hỏi mà người tham dự buổi thuyết trình đặt ra, tạo ra sự tự tin cho Chấp hành viên khi “nói có sách, mách có chứng”
+ Chuẩn bị về máy móc, trang thiết bị cần thiết: Để bài thuyết trình được sinh động, tăng hiệu quả thuyết phục thì ngoài việc chuẩn bị loa, micro để trình bày, Chấp hành viên cần từng bước làm chủ và sử dụng công nghệ thông tin, máy móc hiện đại khi thực hiện việc thuyết trình Thông qua việc trình chiếu bằng hình ảnh, âm thanh, sơ đồ, biểu đồ minh họa, Chấp hành viên đã phản ánh một cách rõ nét, sinh động về bài thuyết trình Do đó, trong trường hợp thuận tiện để sử dụng máy móc, công nghệ, trang thiết bị hiện đại thì Chấp hành viên nên tận dụng để thực hiện Việc sử dụng máy chiếu để thuyết trình về phương án cưỡng chế thi hành án, các hình ảnh về tài sản cũng như các thông tin cần thiết
về việc thi hành án cũng đã được Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội thực hiện trong một số buổi họp bàn biện pháp cưỡng chế thi hành án (Ví dụ: trước khi họp bàn cưỡng chế vụ Công ty TNHH Thùy Anh, Gia Lâm, Hà Nội…) Với những bước chuẩn bị như trên và dự trù mọi tình huống có thể xảy ra,
kỹ năng thuyết trình của Chấp hành viên sẽ từng bước được nâng cao và khi thực hiện bài thuyết trình, Chấp hành viên đã nắm được 70% cơ hội thành công
1.5 Thực hiện việc giao tiếp với người nghe khi thuyết trình
Khi thực hiện kỹ năng thuyết trình, việc giao tiếp với người nghe chính là một vấn đề rất quan trọng mà Chấp hành viên cần lưu ý Việc giao tiếp với người nghe cũng có tác dụng để Chấp hành viên kiểm soát được buổi thuyết trình Việc giao tiếp với người nghe được thực hiện thông qua hai cách
Thứ nhất, bằng sự quan sát của mình, Chấp hành viên có thể nhận biết được mức độ quan tâm hoặc phản ứng của người nghe để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp Nếu cử tọa chăm chú lắng nghe, biểu thị thái độ đồng tình, ủng hộ thì cần tiếp tục khai thác và tiếp tục bài thuyết trình của mình theo hướng đó Trường hợp nhận thấy có sự phản ứng ngược lại thì Chấp hành viên cần có sự điều chỉnh bằng cách nêu ra các luận cứ, luận điểm một cách chính xác nhằm củng cố lòng tin của người nghe đối với quan điểm của mình đưa ra hoặc sử dụng mối quan hệ tương tác giữa Chấp hành viên và người nghe để thông qua
Trang 8đó thuyết phục được những người đang do dự hoặc không đồng tình với ý kiến
đã nêu ra trong bài thuyết trình…
Thứ hai, thông qua thảo luận để tương tác hai chiều giữa Chấp hành viên
và người nghe Thông qua việc nêu các câu hỏi cho cử tọa hoặc tiếp nhận và trả lời các câu hỏi mà cử tọa nêu ra, Chấp hành viên làm chủ được buổi thuyết trình, dẫn dắt người nghe đi theo hướng đã dự liệu Đồng thời, thông qua việc thảo luận, trao đổi, Chấp hành viên đã có cơ hội làm rõ thêm các nội dung để người nghe hiểu rõ hơn, từ đó tạo ra sự tin tưởng, đồng ý của người nghe Đó chính là đích đến của Chấp hành viên khi thực hiện kỹ năng thuyết trình của mình
2 Kỹ năng thuyết phục
Một trong những yêu cầu về năng lực của Chấp hành viên nói chung và Chấp hành viên trung cấp nói riêng là có khả năng giáo dục, thuyết phục đương
sự thi hành bản án, quyết định đã tuyên, có hiệu lực thi hành Theo đó, Chấp hành viên thuyết phục người phải thi hành án, người được thi hành án và người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án tự nguyện thực hiện việc thi hành án theo đúng bản án, quyết định được tổ chức thi hành hoặc làm cho họ đạt được thỏa thuận về việc thi hành án Thông qua sự thuyết phục, Chấp hành viên gây được ảnh hưởng tích cực tới đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án và thu hút, kêu gọi sự hợp tác của họ để thực hiện việc thi hành án đạt kết quả, đúng pháp luật mà không cần phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án
Pháp luật về thi hành án dân sự luôn khuyến khích và có cơ chế để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau mà hầu hết các đương sự đều không muốn tự nguyện thi hành án, đặc biệt là đối với các khoản nghĩa vụ có giá trị tài sản lớn, các tranh chấp phức tạp Vì vậy, để thúc đẩy họ tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên cần được trang bị kỹ năng thuyết phục khi tổ chức việc thi hành án
Để thực hiện tốt kỹ năng này, Chấp hành viên cần phải thực hiện các nội dung cụ thể sau đây:
2.1 Cần nghiên cứu kỹ nội dung vụ việc thi hành án đang được tổ chức thi hành:
Để có thể thuyết phục được đương sự thì trước hết Chấp hành viên cần phải hiểu rõ về vụ việc thi hành án đang được tổ chức thi hành Thông qua
Trang 9nghiên cứu hồ sơ thi hành án, Chấp hành viên đọc kỹ về bản án và các tài liệu có liên quan để xác định được nội dung vụ việc tranh chấp, các khoản nghĩa vụ đang được tổ chức thi hành cũng như các thông tin có liên quan Từ đó nắm bắt được một cách rõ ràng về vụ việc, từ giai đoạn phát sinh tranh chấp đến khi khởi kiện tại tòa án, quá trình tranh tụng và phán quyết cuối cùng của Tòa án Chấp hành viên phải đặt mình vào vị trí của các đương sự để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, thái độ của đương sự về vụ việc Có như vậy thì Chấp hành viên mới lường trước được các tình huống xảy ra trong quá trình giải quyết và việc thuyết phục đương sự mới đạt được hiệu quả cao
2.2 Xác định được một cách chính xác, nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan để thuyết phục đương sự thi hành án
Do tranh chấp về dân sự nói chung là rất phong phú và đa dạng nên việc thi hành án cũng rất phong phú và đa dạng với nhiều khoản nghĩa vụ phải thi hành khác nhau Tùy theo từng vụ việc cụ thể mà Chấp hành viên áp dụng các điều khoản, văn bản quy phạm pháp luật khác nhau Ví dụ như đối với các khoản nghĩa vụ về cấp dưỡng thì sẽ có quy trình, thủ tục khác với khoản nghĩa
vụ nhận người lao động trở lại làm việc…Do vậy, để áp dụng một cách chính xác và hiệu quả các quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự nói chung và trong quá trình thuyết phục đương sự nói riêng thì Chấp hành viên không những phải am hiểu các nội dung về pháp luật hiện hành và pháp luật quốc tế có liên quan đến công tác thi hành án mà còn phải am hiểu sâu các nội dung của pháp luật về thi hành án dân sự; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự
Bên cạnh đó, Chấp hành viên cũng cần có sự am hiểu về phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa của địa phương để từ đó khai thác một cách triệt
để chúng vào việc thuyết phục đương sự như vận động các trưởng tộc, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo để sử dụng uy tín, quyền năng của họ trong việc giáo dục, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án
Như vậy, có thể nói sự thuyết phục của Chấp hành viên muốn đạt hiệu quả cao thì phải dựa trên cơ sở sự am hiểu và vận dụng một cách chính xác, linh hoạt các quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán của địa phương nơi tổ chức thi hành vụ việc và tranh thủ sự ủng hộ của già làng, trưởng bản, trưởng tộc, chức sắc tôn giáo
Trang 102.3 Xây dựng đề cương về các nội dung và xác định phương pháp sẽ thực hiện để thuyết phục đương sự:
Trên cơ sở nghiên cứu về nội dung vụ việc, nghiên cứu các quy định của pháp luật cần áp dụng để giải quyết, Chấp hành viên tiến hành phân tích, đánh giá về nội dung vụ việc để đưa ra được các nội dung, phương pháp cần thực hiện để thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án hoặc thỏa thuận về việc thi hành án
Đề cương thuyết phục cần có các nội dung cơ bản sau:
- Đối với người phải thi hành án:
+ Chia sẻ với đương sự về vụ việc đã xảy ra;
+ Giải thích một cách nhẹ nhàng, rõ ràng về trách nhiệm tổ chức thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên; nghĩa vụ cảu người phải thi hành án;
+ Căn cứ pháp lý để tổ chức thi hành án và các hậu quả pháp lý có thể xảy
ra đối với người phải thi hành án nếu họ không tự nguyện hoặc giữa các đương
sự không đạt được thỏa thuận về việc thi hành án;
+ Bày tỏ mong muốn nhận được sự hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ và đề
ra phương án giải quyết tối ưu: phân tích để người phải thi hành án nhận thấy rằng đó là phương án tốt nhất cho họ và tránh được các hậu quả không đáng có
- Đối với người được thi hành án:
+ Chia sẻ với đương sự về vụ việc xảy ra;
+ Thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao trong việc tổ chức thi hành khoản thi hành án mà bản án, quyết định đã xác định; thể hiện thái độ khách quan, công bằng trong quá trình giải quyết vụ việc;
+ Nêu rõ các thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức thi hành; + Khơi dậy truyền thống nhân văn, nhân đạo của dân tộc Vận động người được thi hành án xem xét, đồng ý hỗ trợ về vật chất, tinh thần hoặc tạo điều kiện cho người phải thi hành án để giúp thúc đẩy nhanh quá trình thi hành án, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo và lợi ích của việc các bên đạt được thỏa thuận về việc thi hành án;
+ Đề ra phương án giải quyết tối ưu: phân tích để người được thi hành án nhận thấy rằng đó là phương án tốt nhất cho họ…