Hãy đọc tự hiểu, và tự khám phá để sống bằng chính mình trong tâm của mình
NÓI CHUYỆN TÂM LINH Tác giả: Đại tá Minh Chánh 1 LỜI NÓI ĐẦU Tháng 10 năm 2002 Liên hiệp khoa học công nghệ và tin học ứng dụng (UIA) đã tổ chức thực nghiệm khoa học “Nói chuyện với người âm”, trong dân gian thường gọi là “Gọi hồn”. Đây là đề tài khoa học thực nghiệm của 3 cơ quan: Liên hiệp UIA, Viện khoa học hình sự bộ công an, Trung tâm văn hoá kỹ thuật truyền thống. Địa điểm thực nghiệm:được tổ chức tại: 93B đường Trung Kính, xã Trung Hoà, Hà Nội, điện thoại: 7845613. Đặc điểm của cuộc giao tiếp là: - Một người đều có thể yêu cầu được gặp người quá cố từ 4 đời (tứ đại) trở lại. - Nội dung thường hỏi: + Đất đai, nhà ở, mồ mả, bàn thờ, việc thờ cúng, sức khoẻ, việc làm hiện tại… Và được người âm của gia đình mình trả lời. + Khi đến gặp không cần hoa quả, hương đèn, lễ bái như các nơi khác. Khi gặp chỉ nói rõ họ tên của mình, địa chỉ và xin gặp ai: (ông, bà, bố, mẹ, anh chị em, con.) thì lập tức được gặp ngay. Tôi đã theo dõi những buổi “nói chuyện với người chết” của hơn 30 gia đình. Tôi chỉ ghi chép những điều tôi đang quan tâm nghiên cứu về “Cõi giới vô hình” như: Cơ cấu tổ chức, sự lãnh đạo và chỉ huy ở cõi vô hình, sống và hoạt động của các linh hồn chết, những tục lệ thờ cúng, đi lễ của người Trần có tác dụng đến người âm không? Mối quan hệ của người âm với người còn sống trên cõi Trần? các hình thức và sự biểu hiện của các mối quan hệ đó? . Trước đây tôi đã giới thiệu tài liệu “Nói chuyện với người chết” qua máy ghi âm điện tử ở Mỹ. Còn ở đây thì nói chuyện với người chết qua cỗ máy sinh học tinh vi là con người, vừa nhanh chóng vừa thuận tiện, lại không tốn kém gì. Bạn đọc và các nhà nghiên cứu khoa học tâm linh muốn nghiên cứu “Cõi thế giới vô hình” xin mời đến nghe các buổi nói chuyện với người chết của các gia đình rồi cùng tôi hợp tác, viết tiếp các phần sau của tài liệu này. Đại tá: Minh Chánh Địa chỉ: Nhà A8-8C Phòng 5 Khu tập thể Nam Đồng – Quận Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: 04.5370007 trích nghị quyết bộ chính trị đảng cộng sản việt nam về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay (Số 01 NQ-TW ngày 28 tháng 3 năm 1992) 2 Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu như chỉ bó hẹp trong bộ môn Mác-Lênin, chưa coi trọng việc nghiên cứu trào lưu khác và tiếp nhận những thành tựu khoa học của thế giới. Hiện là số đông cán bộ lý luận thiếu hiểu biết rộng rãi về kho tàng tri thức loài người. Do đó khả năng phát triển bị hạn chế. Nghiên cứu 1 cách tòan diện và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời chú trọng nghiên cứu những tinh hoa tri thức của dân tộc, đối với những học thuyết khác, ngoài chủ nghĩa Mác-Lê nin, cần được nghiên cứu trên quan điểm khách quan, biện chứng. Nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thống và hiện tại, giữa phát huy bản chất văn hoá dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới những vấn đề về phát huy nhân tố con người, về đạo đức, lối sống, tư tưởng, nghệ thuật, tôn giáo, dân tộc, trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá, nhiều thành phần và mở rộng giao lưu quốc tế Đảng phát huy tự do tư tưởng, tạo mọi điều kiện cần thiết cho hoạt động nghiên cứu và các mặt công tác khác trên lĩnh vực lý luận đời sống tâm linh và an ninh tư tưởng. Chúng ta thừa nhận rằng trong đời sống có nhiều hiện tượng kỳ lạ như: Cậu bé làm thơ, người làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, đã làm sửng sốt bao nhà thơ, nhà khoa học, cũng là một hiện tượng lạ một thời; Computer với những tính năng tuyệt vời đã đem lại cho con người bao lợi ích cũng là một hiện tượng lạ. Tuy nhiên lạ trở thành không lạ nếu tất cả được soi sáng dưới ánh sáng khoa học. Con người có những khả năng tiềm tàng thật kỳ diệu, cũng như giới tự nhiên, còn bao nhiêu điều cho đến nay tiến bộ của khoa học và công nghệ vẫn chưa đủ sức để giải đáp được tất cả. Hiện tượng ông Liên, cô Hằng (Hà Nội), cô Phương (Thanh Hoá), làm cho người ta nửa tin nửa ngờ, ít nhiều cũng tạo nên sự xao động về tâm lý xã hội. A-Về đất cát – nhà ở Đất cát của ai, ở đâu, kể cả cơ quan, xí nghiệp đều có người âm quản lý. Không hỏi người âm, phạm sai lầm khó gỡ. Hỏi phần âm là hỏi những người trong gia đình mình đã chết. Họ liên hệ với phần âm quản lý đất ở đó rồi trả lời cho con cháu gia đình biết. Những người chết từ 4 đời (tứ đại) đều 3 được về với gia đình, ai về nhà nấy. Con cháu có tâm luôn luôn tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cầu xin thì được các cụ tứ đại, ông bà về độ trì cho. Ai không nghĩ đến thì ông bà không về, họ có công việc ở phần âm. Ai thích học nghề gì, việc gì thì học, rèn luyện ở cõi âm để vượt Thiên (linh hồn thanh sạch được lên cõi cao là cõi Thiên, trong thời gian 4 đời sau thì đi đầu thai trở lại cõi Trần). Việc đất đai, nhà ở của gia đình nào thì thuộc về thổ công của nhà ấy quản lý. Nếu phạm phần âm như: có mồ mả hài cốt, đất của miếu mạo, đền chùa thì phải nhờ phần âm của gia đình mình liên hệ hỏi Thổ công mới biết rõ nguyên nhân và cách hoà giải. Khoa học như: cảm xạ học bói toán, thầy pháp, thầy cúng không giải quyết được. Vì chuyện người âm thì chỉ có người âm hiểu luật cõi âm mới giải quyết đúng. Người Trần giải quyết theo sách vở của người Trần đều sai lầm, không đúng luật cõi âm. Luật của cõi âm cũng theo thời gian có thay đổi, giống như cõi Trần, theo như cũ cũng là không đúng. Khi người chủ gia đình chết thì thổ công cũng thay đổi. Thổ công mới thay thế, điều đó có quan hệ đến số mệnh, đến tâm đức của người chủ gia đình. Lâu nay người Trần hiểu Thổ công là quản lý đất đai, tài sản khu vực đó một cách vĩnh viễn là không đúng. Thổ công khác Thần linh. Thần linh như công an khu vực của người trần vậy. - Xây dựng nhà, mua đất phải chọn ngày giờ, xây đúng hướng, cửa chính quan trọng lắm, phải đúng kích thước. Phải hỏi người âm nhà mình hướng dẫn cho, dùng thước Lỗ ban không chính xác đâu. Tuyệt đối không nhờ người khác động thổ. Mượn họ thì họ là chủ, tức là người âm nhà họ làm chủ, mình và người âm nhà mình lại là người ở nhờ. Xảy ra trường hợp mượn người động thổ thì người âm dòng họ mình bực lắm mà con cháu ở cõi Trần không biết. Vì người âm nhà đó đến tranh giành quyền nhà ở. - Đất, nhà ở có âm tà vì có hài cốt ở dưới, hoặc khi đổ đất làm nền tuy không có xương cốt nhưng là phần đất có máu thịt tan rữa thì phần âm vẫn nhập vào quậy phá. - Đất, nhà ở mà động là do mấy điểm sau đây: + Có xương cốt, mồ mả, thịt máu của người âm. + Mồ mả của dòng họ đào bới có sai phạm. + Đất ở (cơ quan) là nền đất chùa, miếu mạo. + Tâm đức của người nhà mình có sai phạm với người âm. + Tâm đức của cha ông sai trái, nay con cháu gánh chịu. 4 - Làm nhà không nệ Kim lâu, năm Kim Lâu vẫn có ngày trực, tháng tốt, giờ tốt. Hỏi người âm nhà mình, sẽ chỉ cho ngày giờ tốt xấu mà xây nhà. - Tuyệt đối không nhờ thầy pháp, thầy cúng yểm bùa chú ở nhà mình. Có gia đình mời thầy trừ ma, yểm bùa chú, sau đó bị tai hoạ ngay. Một vong là con nói với mẹ: “ mẹ mời thầy về yểm 4 hướng nhà mà con vẫn về được đây. Ma là các vong người trong gia đình 4 đời của nhà mình chứ không phải ma là người nhà khác mà vào được đâu”. Theo luật, cõi âm có người của cõi âm quản lý, không ma nào được ra vào nhà người khác cả. - Trước năm 2000 có một số thầy có khả năng yểm bùa, có tác dụng một số việc nhất định. Từ sau năm 2000 thì không còn tác dụng nữa. Nếu làm thì có hại cho gia đình người thầy đó. Họ không hiểu. Luật cõi âm đấy. - Đất nhà ở của 3 gia đình: Hưng Yên (10 người bệnh kinh giật), Thái Bình (6 người chết trong thời gian ngắn), Quảng Trạch, Quảng Bình (có 6 người điên), là bị phạm âm đất đền chùa và ông cụ của họ xưa kia là tên đao phủ độc ác, con cháu phải trả nghiệp quả. Họ đến trực tiếp gặp “cô Thiên đình” sẽ được cô giúp cách hoà giải. Nhà đất nào cũng có ma tà ở, quấy phá thì nhà ngoại cảm thầy bùa, cảm xạ học không giải quyết được. ở cõi âm cũng có cấp từ xã đến trung ương. Phải có người âm có quyền, có chức cao mới gọi Thổ công và người âm ở đó hỏi nguyên nhân và có cách giải quyết đúng, thì mới hoà giải được. - Nếu nhà nào bị yểm bùa thì cô gọi người âm nhà bị yểm bùa hỏi và giải quyết, là xong ngay. - Làm nhà có 3 lần rất quan trọng: một là động thổ, hai là đổ mái, ba là ngày giờ dọn về nhà ở. * Nhà hoàn hảo loại một là: con cái hoà thuận, làm ăn đúng hướng, đúng khả năng và phát triển, không ai tranh giành, kiện cáo (trong nhà và người ngoài), nội bộ đoàn kết. Ngược lại là nhà có vấn đề. * Một vong là con nói với bố: “Cơ quan bố làm trên đất, xưa kia là đình cổ, là miếu, lại còn đập phá miếu làm nhà máy. Nên xảy ra tai nạn luôn. Muốn giải hạn, Giám đốc nhà máy phải gặp, xin “cô Thiên Đình” giải hạn thì mới yên ổn được. * Một vong khác nói với bố mẹ về việc ông bác là anh mẹ và mẹ là em ruột, hai anh em đang tranh giành nhau về nhà đất. Vong người con nói: Bác tranh chấp với mẹ. Mẹ có giao nhà cho bác. Người Trần không tranh chấp được đâu. Con sẽ độ cho mẹ mua một nhà nhỏ khác mà con vẫn ở nhà cũ. Người âm với người âm sẽ giải quyết. Gia đình bác về ở, không ở được 5 đâu. Bác tâm không tốt, xấu bụng, phạm âm. Hễ ngủ thì con dựng giường lên, đó là việc ma làm mà. Bác sợ không ở được sẽ giả cho mẹ thôi”. * Đất nào cũng có người âm cả. Chỉ có là họ đã vượt thiên đi đầu thai hay chưa mà thôi, Phải hỏi người âm nhà mình mới biết. * Nhà mình mà cho thuê, cho người ta ở nhà là phải chọn ngày. Nếu trúng ngày người thuê ở nhờ mà mệnh lớn, lấn át mình thì hậu quả rắc rối, gay go lắm. Nhà ở tốt thì người âm trong gia đình cũng thích ở. Nếu bố bán đi thì khác nào đuổi người âm nhà mình đi chỗ khác, (ấm tổ mới đẻ trứng, đẻ con). Nếu bố bán nhà hiện đang ở thì anh con đang học nước ngoài không thành tài mà còn hư hỏng và bố làm ăn sẽ lụi bại đi đấy! (Cô thiên đình) là thể ánh sáng, không phải đàn ông, đàn bà; gọi và xưng cô là để hợp tâm lý người cõi trần (Lời cô giải thích). B - VỀ MỒ MẢ * Mồ mả trong bốn đời phải chôn kín cố định. Chọn đúng hướng, hướng huyệt, xây gạch đặt áo quan rồi lấp kín. Nếu xây, bới, động mộ sẽ gây tai hoạ đấy, vì làm sáo trộn vong linh người âm đang yên tĩnh, tu luyện ở cõi âm để mau chóng vượt thiên, đi đầu thai kiếp khác. * đến thăm mộ chỉ khấn xin phép Thổ địa, Thần linh. Không thắp hương ở mộ, không khấn gọi tên người chết ở tại mộ. Việc ấy chỉ làm ở tại nhà mình, trước khi đi thăm mộ. - Nếu ra mộ khóc lóc, gọi họ, thì hồn họ đang ở cõi cao đi xuống, nhận lại hài cốt thì tốc độ rung động của năng lượng linh hồn sẽ chậm chạp, nặng nề, phí công tu luyện những thời gian qua. Họ phải tu luyện lại. Nguy hiểm lắm! Mặt khác, như vậy là làm sáo trộn quy luật cõi âm nên có liên quan tác động đến cõi trần. Có gia đình không biết, cất mộ xong, thì con ```cháu ốm đau gặp tai nạn… Chọn ngày, địa điểm chôn chặt một lần, cho đảm bảo. * Nếu chính quyền bắt rời mộ thì phải chấp hành pháp luật. Nhưng phải biết cách làm như sau: Khấn: 1. Khấn thổ địa thần linh khu vực có mộ sắp rời. 2. Bà cô tổ dòng họ nhà mình cho rời mộ của … ( Họ tên) 3. Về chôn cất nơi nào? ( Địa điểm mới) 4. Nếu có gì con chắu không biết xin bỏ qua, tha thứ. 6 5. Còn sai phạm điều gì về phần âm thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm. - Đến nơi mới thì cũng làm đủ thủ tục như khi chôn cất người chết. - Không nên mua đất làm mộ giả trước. Làm xong thì con chắu có người chết! - Nơi đào huyệt có thổ địa Thần linh. Con cháu , người nhà đi đào huyệt phải khấn như sau: Tên con là …ở … Xin thổ địa thần linh quản lý đất ở đây cho phép con gửi xác (ông, bà, cha, mẹ …), tên là … ở nơi đây. Khi nhập áo quan cũng nhắc lại. Và nói thêm: Nếu người trần trong gia đình có gì sai sót, xin thổ địa Thần linh, Thần hoàng ở đây tha thứ bỏ qua cho. Một vong nói với mẹ; “ Con báo, quy tập mộ ông bà là động đấy, nếu làm sáo trộn mồ mả là mang hoạ”. Mẹ đứng ngoài, không góp tiền tham gia quy tập thì mẹ không liên đới mang hoạ. Tốt nhất là mẹ nên khuyên các bác không nên quy tập mộ các cụ nữa. Người âm tồn tại bốn đời tu luyện rồi mới ” vượt thiên” đi đầu thai. Mồ mả, bia, phải dùng chữ việt, không dùng chữ hán, chữ nôm. Tối kỵ là yểm bùa trong quan tài. Mất mộ là mất phần xác, không ảnh hưởng đến linh hồn, không cần tìm mộ. Không nên quy tập mộ về một chỗ. Ai có tâm nhớ công ông bà, Tổ tiên thì thờ trong tâm. Vong người con nói với bố” Nhà mình đón thầy sửa mộ. Thầy yểm đầu chó, vì mệnh thầy nhỏ hơn người âm nhà mình“. Sau ba tháng anh con chết đúng không? ( Ông bố gật đầu: đúng ). Gia đình mình xẩy ra tai nạn: Vợ xa chồng, con xa bố mẹ, có người đi công tác nơi xa phải nghiêm cấm việc động mộ. Mời thầy coi bốc mộ nguy hiểm lắm! - Đào mộ rời xương cốt đi, Nhưng còn mắu da thịt ở đó. Người âm không đồng ý, nên làm khó khăn cho con cháu. đó là phạm quy luật âm. - Cảm xạ học tìm mộ là không tốt. Không phải là làm phúc đâu. Là phạm âm đấy. Phần linh hồn thoát ra về với con cháu rồi. Ai không biết mời họ về thì họ ở cõi âm tu luyện , học tập. Trẻ thì ở cô nhi viện. Từ khi bố dùng cảm xạ học, trứng đũa tìm mộ thì buôn bán làm ăn lung tung, vắng khách đi có đúng không: ( Ông bố: đúng). - Cách đây 5 năm nhà mình rời mộ ông, nhưng nhầm mộ người khác vì trẻ con nghịch đã rời bia trên mộ ông sang mộ khác. Vậy là ma nhà người 7 khác vào nhà mình đấy, gây trong nhà lạc đạo, nhiều khó khăn. Mặt khác, khi cúng nó hưởng, người âm nhà mình không về. Nó hưởng xong, nó về nhà nó, độ con cháu nhà nó. Có láo không chứ; (xung quanh nghe cười). Tại người trần hay đào mồ mả bốc nhầm là tai hại lắm! C - BÀN THỜ, THỜ CÚNG, ĐI LỄ Bàn thờ để quay mặt ra hướng cửa chính. Cao thấp, to, bé tuỳ nhà. để bát hương sát bàn thờ, một bát hương, một lọ hoa thế thôi. Không nên mời thầy đặt bát hương bàn thờ. Tự mình làm lấy. Dùng hương thường, không dùng hương tẩm hoá học thơm và độc, nguy lắm, nhất là trẻ con hít phải. mời thầy họ yểm vào bát hương, nguy hiểm! - Tổ tiên. ông bà yêu cầu con cháu có cái tâm. Tâm ở đây là tin vào tâm linh, tâm linh là tâm trong sáng, tâm có đức, tin có tổ tiên ông bà. Con người có phần xác và phần hồn là linh hồn, tin có linh hồn là tâm linh. Tổ tiên tồn tại 4 đời. ở bên cạnh con cháu mà không biết đó thôi! Lúc ăn thì mời như khi còn sống, đó là có cái tâm nhớ tổ tiên ông bà. Không phải đến ngày giỗ mới về. Khi cúng phải khấn xin thổ công nhà mình, cho vong linh nhà mình về thì mới được vào nhà. - Người chết già còn ở cõi trần chưa được tu luyện lâu, sự rung động năng lượng linh hồn còn gần ở cõi trần nên họ đến hưởng mùi hương của hoa quả, thức ăn khi con cháu cúng giỗ. - Người chết trẻ chưa có tội lỗi ở cõi trần (Sẩy thai 1- 2 tháng, chết trẻ khi còn bú) thì thời gian siêu thoát để vượt Thiên rất ngắn, nên các vong này rất thiêng, không cần cúng lễ, hương hoa gì cả, vì các linh hồn này không có nhu cầu hưởng thụ. Họ chỉ cần cái tâm, luôn nghĩ đến họ là họ có mặt độ trì cho người thân trong gia đình. - Sáu giờ rưỡi sáng 23 tháng chạp hàng năm, cúng tiễn đưa táo quân về trời. Không nên đốt vàng mã: áo giấy, cá chép sống. Táo quân không dùng những thứ đó. Cúng bằng tiền mặt, Táo quân chứng cho cái tâm của người cúng, rồi báo cáo lại với thiên đình cái tâm thành đó. Còn đổi tiền thật lấy tiền giả, áo quần mũ giả rồi đốt đi, thì táo quân đâu có dùng và cũng không có hình bóng để báo cáo. - Tiền thật, áo quần thật, cúng xong thì ta dùng, tiêu, mặc áo quần đó. Người âm của dòng họ mình, nương theo bóng đồng tiền, áo quần đó độ cho 8 con cháu làm ăn nhiều tiền, Mặc áo đó sẽ được mạnh khoẻ , bình an. Sau đó, đốt chân hương, lau dọn sạch sẽ. Chân hương đốt , gói tro ném xuống ao hồ. Bát hương, bàn thờ, thay mới thì cái cũ vứt bỏ xuống ao hồ, sông. Cấm vứt vào sọt rác. Làm sai sẽ bị đau nhức đầu. - Người âm chỉ cần cái tâm của con cháu. Không cần có bàn thờ hay không. Cầu khấn ngay cả ở bàn uống nước, nơi làm việc, khi nằm, khi đi ngoài đường, khi ra khỏi nhà. Cầu khấn ai, xin gì, người đó sẽ độ trì cho mình. - khi cúng phải có 6 bát, 6 đôi đũa: 2 bát cho các cụ tứ đại, 2 bát cho bố mẹ (Nếu đã qua đời), 2 bát cho họ hàng. Người già hưởng mùi hương, điều khiển mùi thức ăn vào bát. Người chết trẻ không cần. Cúng khấn 5 đến 10 phút thôi, không để lâu. Cúng xong là lộc nhà mình,, con chắu hưởng, không mang cho nhà khác. Phải cúng tiền thật, chia 3 phần: 1phần cho người được cúng, 1 phần cho thổ địa thần linh và táo quân, ( đủ 3 vạ ), và 1 phần cho các cụ tứ đại, ông bà. Cúng xong dùng tiền bình thường. Tiền dùng vào việc có ích thì được người âm phù hộ. Nếu dùng vào việc phi nghĩa như: buôn lậu, đánh bạc, rượu chè be bét thì người âm không chứng, họ khó chịu bực mình và còn bị quả phạt nữa. - Bán vong cho chùa, hoặc bố mẹ chết đã lên chùa, để “ ăn mày cửa phật” là hiểu sai lầm. Chùa để người trần tu hành, không thu nạp hồn người chết. Sau khi chết 1 thời gian, họ về với gia đình, xum họp với con cháu như khi còn sống, người trần không biết mà thôi. Họ giúp đỡ con cháu để tu sửa cái tâm, làm ăn lương thiện. Ai biết thì “ Âm phù dương trợ, con cháu làm ăn khá lên”. - Đi lễ đền, chùa cũng phải đúng quy tắc người âm: Trước khi đi, trình tiền đi lễ lên bàn thờ nhà mình. Xin tổ tiên, ông bà chứng cho lòng thành của con cháu lên chùa, ( đền mẫu ), lễ phật , thánh, Mẫu. Khi đến chùa, đền phải đi ngay vào bàn thờ chính, đặt tiền khấn: Tên con là … lòng thành xin công đức nhà chùa (Thánh, Mẫu), số tiền là … xin thánh, Thần ,phật, Mẫu chứng giám. Người trần có gì sai trái xin … tha thứ. Sau đó cầm tiền bỏ vào hòm công đức thì người âm mới chứng cho. Tức là người âm nhà mình gặp, nói với người âm quản lý cái chùa đó (Tức thổ công), chứ không phải Phật, Thánh, Thần, Mẫu luôn có mặt ở đó để chứng cho mình. Lâu nay người trần hiểu sai, làm sai. Đi cúng lễ mãi cũng vô ích, có ai chứng cho đâu? 9 - Các anh em ruột là con trai, ai soi trước, mời các cụ tứ đại về thì các vong về nhà người đó trước. Không phải cứ là con trai trưởng, thờ cúng là các cụ về đâu. - Người âm trong dòng họ, trọng người con trai đứng đầu dòng họ. Không phải là trai trưởng mà là con trai nào có tâm đức, thành tâm tưởng nhớ ông bà, cầu khẩn thì họ về. Khi về thì các vong ngự (Đứng) trên hoa tươi đang nở. Vậy dòng họ phải chọn người có tâm đức, chứ không nhất thiết là con trai trưởng. Nhà không có con trai (Chết cả) thì chọn con dâu, cũng chọn người có tâm đức để lo việc thờ cúng tổ tiên , ông bà (Đây là sự hướng dẫn của người âm cho các gia đình hỏi vấn đề này, khác với tạo lệ lâu nay). - Bàn thờ đang đặt ở tầng 3, định đưa xuống tầng 1 là không được. Khi cúng đặt ở bàn riêng, tại tầng 1 rồi khấn cầu thì được. Nếu chuyển ở nhà mới thì có thể xin đặt ở tầng 1. Một vong nói với bố chuẩn bị khi bà nội mất:” Bố nên làm thế này: đặt tiền thật lên bàn thờ, khấn bà cô tổ 4 đời nhà mình, xin gửi số tiền là ngần này để bà cô tổ lo phần âm cho bà nội khi chết, rồi khấn tiếp: trước nay, bà nội có gì sai trái, xin bà cô tổ và dòng họ xoá bỏ cho, xin cho linh hồn bà ra khỏi xác. Sau đó 3-5 phút cất tiền, rồi báo họ hàng biết có tang và làm lễ tang”. - Khi hồn thoát khỏi xác thì khiêng áo quan thấy nhẹ. Khi hồn chưa ra khỏi xác thì khiêng áo quan thấy nặng. Hồn đã thoát xác thì có hoả táng cũng không cảm ứng nóng. Ngược lại, khi hồn chưa thoát xác mà đưa đi hoả táng thì linh hồn bị đốt nóng. Vì vậy tất cả gia đình phải cầu khẩn như trên, để linh hồn được độ ra khỏi xác. - Không đặt bàn thờ thổ địa, Thần tài dưới đất. Sai lầm. Đặt cùng bàn thờ tổ tiên, chỉ một bát hương thôi. Cúng ai khấn người đó, có tâm thành thì được linh ứng, chứng giám. D - CÁI CHẾT, CHẾT GIÀ, CHẾT TRẺ - Khi mang thai dưới 100 ngày thì thai còn non yếu. Linh hồn đầu thai ở bên ngoài tác động vào cái thai bên trong, như những đợt sóng năng lượng. Thai còn yếu nên dễ sảy thai. Từ trên 100 ngày, linh hồn tác động với cường độ ngày càng mạnh hơn, nên thai nhi ít bị sẩy. Nếu người mẹ bị ngã thì không có cảm giác đau, vì có linh hồn nâng đỡ. Linh hồn chờ sẵn bên ngoài, nên 10 . vào tâm linh, tâm linh là tâm trong sáng, tâm có đức, tin có tổ tiên ông bà. Con người có phần xác và phần hồn là linh hồn, tin có linh hồn là tâm linh. . tâm linh, hiểu tâm linh, là người đã giao tiếp với tâm linh, chứ không phải đọc qua sách vở, sách vở người trần nói sai, không đúng về cõi giới tâm linh.