Về ngôi mộ ở Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương(mộ táng cụ Nguyễn Thị Đức, thân mẫu cụ Vũ Hồn).

Một phần của tài liệu noi chuyen TAM LINH (Trang 48 - 50)

Nguyễn Thị Đức, thân mẫu cụ Vũ Hồn).

Gia phả có ghi và cụ Vũ Tiên Oanh cũng nhắc đến, cụ Vũ Công Huy có nhiều vợ, các bà trước, trong đó có cụ Lưu Thị Phượng, là chính thất (vợ cả), là người Phúc Nam, tìm được điểm đặt huyệt Đống Dờm, đã táng mộ cụ bố: Vũ Tiên Oanh vào đó và ở lại Việt Nam trông nom mộ. Trong thời gian này, cụ Huy gặp cụ Nguyễn Thị Đức, con gái 1 thầy đồ dạy học ở làng bên. Cụ Đức trở thành vợ bé của cụ Huy, sinh ra cụ Vũ Hồn. Sau khi từ quan, cụ Vũ Hồn ở lại Việt Nam lập ấp, dạy học và phụng dưỡng mẹ già, khi cụ Đức qua đời, thầy Địa lý Vũ Hồn đã tìm điểm đặt huyệt ở Kiệt Đặc - Chí Linh - Hải Dương, chôn cất theo phép phong thuỷ. Cụ Vũ Hồn ở lại trong nom mộ mẹ sau 3 năm mới quay về Mộ Trạch. Năm tháng trôi qua thấm thoát đã nghìn năm, con cháu họ Vũ không lưu giữ được mộ cụ Nguyễn Thị Đức. Năm 1993 tình cờ 1 người nông dân ở Kiệt Đặc, được chia đất làm nhà và đào nó, đã chạm phải ngôi mộ đặc biệt, anh ta chuyển mộ lên táng ở gò nhỏ đầu bờ, cách chỗ cũ hơn 100m, mộ táng dài dắt xen giữa các mộ khác, đất chật hẹp, trên mộ có Xây gạch nhưng bị cạy vỡ nham

Quang Tiến có về đây tìm hiểu, nhưng chưa xác nhận được có phải mộ cụ Nguyễn Thị Đức không?. Mọi người vẫn canh cánh trong lòng, chương trình hoạt động của ban liên lạc lúc nào cũng nhắc đến việc phải tìm mộ cụ Đức. Khi khởi công tôn tạo di tích cụ Vũ Hồn ở Mộ Trạch, con cháu lại nhận được lời răn dạy của cụ Vũ Hồn qua chị Phạm Bích Hằng: Các cháu phải cố gắng tìm mộ thân mẫu (cụ Đức) của cụ. Ngày 18/3/2003, anh Võ Văn Hồng tổ chức chuyến đi, mời nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng về tại ngôi mộ nghi vấn nói trên, ở Kiệt Đặc, dựa vào khả năng phát hiện mộ của chị Hằng. Kết quả chị Hằng đã thỉnh mời được chân linh các cụ Nuyễn Thị Đức, cụ Vũ Hồn, cụ Võ Văn Trình về tại mộ phần này trò chuyện với con cháu. Như vậy theo linh mộ cụ Đức đã được xác định, ( có bài tường thuật riêng do bác Vũ Thuý soạn). Cuộc trò chuyện diễn ra trong không khí mừng tủi khôn xiết, con cháu hết sức xúc động nên chưa kịp hỏi cụ, hết những điều muốn hỏi, thì cụ đã ra đi. Bởi thế trong buổi tiếp thỉnh hôm nay, con cháu muốn được lời khuyên của các cụ, để có hướng tôn tạo và giữ gìn ngôi mộ ở Kiệt Đặc cho mai sau.

Anh Võ Văn Hồng thưa ngay với cụ Vũ Tiên Oanh: - Mộ cụ Nguyễn Thị Đức đã bị di rời sang chỗ mới , vị trí này không thuận lợi cho việc tôn tạo, chúng cháu muốn đưa mộ về chỗ cũ và chuộc lại miếng đất người nông dân nọ, để có điều kiện chăm sóc mộ phần tốt hơn, xin cụ cho lời khuyên.

Sau lời khấn và những tiếng “ vâng …dạ” như chị Hằng đã nghe các cụ nói: cụ Oanh bảo: (lời chị Hằng) tiết thanh minh vừa rồi, cụ được con dâu và cháu cụ đón về kiệt Đặc, nên cụ biết hết rồi. Cụ Vũ Hồn giỏi địa lý, tìm được huyệt Kiệt Đặc rất đẹp, thế phong thuỷ ở đấy không phải: “cửu thập bát triều dương” như Đống Dờm, mà là :“Ao vực nước trong xanh. đời đời phát công khanh”, huyệt cạnh ao. Con cháu phải đưa mộ về chỗ cũ, dịch ra 1 chút, chứ không phải đúng in trên vị trí cũ, vì 1 huyệt không táng 2 lần. Cụ nhắc lại, nhất thiết phải đưa mộ về chỗ đầu mạch nước cạnh ao, vị trí ấy đẹp nhất. Cụ Vũ Hồn bảo: trước đây cụ chưa nói điều này, vì ngại con cháu chuyển mộ vất vả, nhưng bây giờ đã có ý kiến của ông nội cụ rồi, thì phải nghe theo thôi. Cụ Vũ Hồn chỉ dẫn cụ thể vị trí trong vườn chuối, chỗ con cháu đóng cọc hôm trước, dịch về phía trước vài thước, độ 1 sải gối, hướng thì như cụ Đức đã dặn rồi, đầu gối lên núi Phượng Hoàng, chân đặt phía sông Kinh Thầy. Chuyển mộ không được thiếu cái gì, quan tài của cụ Đức chính là mấy tấm gỗ Vàng Tâm, cụ dùng làm phản nằm khi lâm bệnh, cụ Đức rất thích những tấm gỗ này. Khi cụ qua đời, lo ma chay, con cháu đã

đưa những tấm phản ra cho thợ thửa thành quan tài. Cụ Vũ hồn nhắc lại: phải đặc biệt nhớ những tấm gỗ. Vị trí miếu thờ, cụ bảo ở cạnh gốc cây đổ gần đó, (mọi người đã nhận ra vị trí gốc cây), có thể xây lại ở đây, còn bia được chôn ở ao, cách đây mấy chục thước. Anh Võ Văn Hồng đề xuất: xin đắp 1 ụ đất cao, chính chỗ bia và trồng 1 cây lâu năm để làm dây và tạo sự liên kết giữa mộ- Miếu thờ- Bia, thành 1 thế Tam kỳ ngộ, xin.

Một phần của tài liệu noi chuyen TAM LINH (Trang 48 - 50)