NỐI MẠNG THÔNG TIN VỚI TỔ TIÊN, ÔNG BÀ Mục đích:

Một phần của tài liệu noi chuyen TAM LINH (Trang 50 - 55)

Mục đích:

1. ứng dụng phương pháp cảm xạ vật lý, sang cảm xạ phi vật lý, để lập được hệ thống thông tin, vô tuyến vũ trụ.

2. Nhận được thông tin của bà cô tổ tứ đại và các vong linh trong dòng họ, để giải quyết những vấn đề quan trọng của gia đình, của dòng họ.

3. Giáo dục truyền thống: “uống nước nhớ nguồn”, con cháu phải luân biết ơn, nhớ Tổ tiên, ông bà, thấy người đã chết nhưng không chết; người chết và người còn sống đều có mối liên hệ với nhau mà lâu nay không được biết, không còn tưởng sống chết.

4. Hướng dẫn mỗi gia đình, đều biết quy trình nối mạng thông tin vũ trụ. Nhờ đó con cháu được Tổ tiên , ông bà, giáo dục giúp đỡ nên tư tưởng, tình cảm, đạo đức, có nhiều tiến bộ hơn trước.

Yêu cầu:

1.Có tâm đức trong sáng, đoàn kết thương yêu mọi người, xoá bỏ tính tham sân si, luân luân làm điều thiện.

2. Tin tưởng kiên trì, quyết tâm luyện tập để bắt nối được thông tin với Tổ tiên, ông bà, với bà cô Tổ tứ đại.

3. Gia đình nào cũng có Táo Quân, Thổ Công, Thần Nam Tào và cô Tổ của dòng họ mình. Vì vậy khi ăn phải mời, khi đi phải thưa, khi về phải chào để luân luân được bà quan tâm giúp đỡ.

Quy trình thao tác con lắc:

1. Tập sử dụng con lắc, đạt mức độ chuyển động nhanh và chính xác: Để con lắc trong lòng bàn tay nói: “cho con hình dạng sóng lòng bàn tay” (chuyển động ngay là đạt yêu cầu). Rồi lật qua lưng bàn tay. Nói “cho biết

đạt yêu cầu). Khi nào đạt yêu cầu, có thể ứng dụng con lắc trên bảng chữ cái A, B, C…

2. Để con lắc trên bảng chữ cái A, B, C … Tư tưởng yên lặng, vô thức. Nói thầm: “cho tôi gặp Táo Quân của gia đình”.

a) Sau 1-15 giây mà con lắc không chuyển động thì tập luyện lại như điểm nói trên.

b) Nếu sau 4-5 giây , lắc chuyển động tròn thì ta hỏi:

- Có phải Táo Quân không? nếu trả lời có thì ta hỏi tiếp…(phải chuẩn bị nội dung nói chuyện với Táo Quân). Đây là nội dung tôi đã nói chuyện với Táo Quân, xin nêu ra đây để các bạn tham khảo:

Táo Quân có thể cho tôi biết nhiệm vụ của Táo Quân?

Anh Võ Văn Hồng sốt sắng: “phải tìm bằng được đền thờ cụ Vũ Niệm Uy, Tuân ơi cố gắng nhé!”.

3. Mộ mả thần ở Mộ Trạch, Bình Giang, Hải Dương (mộ song táng cụ Vũ Hồn và cụ bà Hoàng Thị Trúc).

Con cháu đã thỉnh cụ Vũ Hồn nhiều lần và lần nào chị Hằng cũng mời được cụ về cho tiếp kiến. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều muốn được cụ chỉ dẫn.

Trước tiên con cháu thưa với cụ: Sáng nay con cháu làm lễ đổ mái nhà Hạ đường trong khu Miếu thờ cụ, có các cụ 70-80 tuổi lên nóc đổ mái. Cụ có về chứng kiến không? cụ có hài lòng không và có điều gì cần dạy bảo?

Mười giây trôi qua và chị Hằng nói ngay: Cụ bảo tốt , làm nhà ở thì người trẻ lên nóc để mong ngôi nhà phát triển, ăn nên làm ra. Làm nhà thờ thì người già lên nóc, vì nhà thờ mang ý nghĩa lâu dài, vĩnh cửu, giữ lấy gốc rễ. Điều này không ai bảo, ngẫu nhiên mà các cháu làm đúng, thế là báo trước điềm tốt. Cụ Vũ Hồn bảo trước đây, làm khu long nhãn đã theo đúng lời cụ dặn, không chạm long mạch, cụ rất mừng, nay các cháu phải tiếp tục làm cho tốt. Việc làm đường ra mả Thần, trồng cây đa trên đường đi, (thầm mong sau này cũng thành cây đa 1.000 năm), cụ đều biết và tỏ ra hài lòng, con cháu yên tâm phấn khởi.

Khi hỏi cụ, về đường vợ con và tên cụ song táng ở mả Thần, chị Hằng đã nói lại những lời rất sâu sắc và cảm động của cụ Vũ Hồn: Cụ bảo cụ có 2 vợ, 2 thôi chứ không có nhiều. Một cụ do cụ Huy( bố cụ) lấy cho ở Phúc Kiến, lúc lấy cụ Vũ Hồn không có nhà, người đàn bà ấy tên là Yacra Vân Nhi, người Mãn Châu, cụ bảo lấy bà này để bang giao, bà vợ Nam Việt mới

là do cụ chọn, Tên bà cụ người Việt là Hoàng Thị Trúc, mà cụ gọi đầy đủ là: Hoàng Thị chính thất huý Trúc. Mộ song táng ở mả thần là bà Trúc, quê ở làng Mạc Xá, Gần Mộ Trạch (chị Hằng đã phải hỏi cụ rất kỹ là Trúc đi với chữ Trúc Mai, tre chúc hay chúc mừng, chúc tụng? Cụ bảo lại rành rành rọt là Trúc Mai).

Lúc cụ Vũ Hồn Xây dựng ấp ở Mộ Trạch, mà cụ gọi là khả mộ, bà Trúc sang làm. Bố bà Trúc là người đã giúp cụ Vũ Hồn xây dựng ấp. Cụ hết lời khen ngợi là cụ Trúc thông minh, làm nhiều việc tốt, cụ bảo con dâu họ Vũ rất thông minh, tháo vát, cụ Đức cũng vậy. Cụ kể chuyện ngày ấy hạn rất nặng, dân làng không ai có nước ăn, nàng Trúc (cụ gọi âu yếm bằng nàng) nói cho cụ biết khi nàng cùng chúng bạn đi tát nước, đã quan sát có 1 điểm không lúc nào cạn nước , rồi dẫn cụ Vũ Hồn đi tìm nhiều đêm liền. Tìm suất cả 1 tuần trăng, sau cho dân làng ra đào, ngày đêm ròng rã hàng tháng trời mới có nước cho dân làng ăn, (không biết có phải giếng chùa ngày nay không?). Đêm nào cụ Trúc cũng ra nấu cháo cho đân làng ăn để đào giếng. Cụ Vũ Hồn nhắc lại: “bà này tốt lắm, làm được nhiều việc tốt”, nên đương thời có lúc dân làng tôn vinh cụ Trúc hơn cả cụ Vũ Hồn. Cụ bảo lúc ấy chưa có nhiều tiền, đào giếng nhờ vào tiền của họ Hoàng, do họ Hoàng công đức đầu tiên và quyên góp của các môn sinh. Đúng là hành động cao cả, hết lòng giúp muôn dân.

Con cháu muốn biết hai ngôi mộ song táng ở Mả Thần, thì mộ nào là cụ Vũ Hồn, mộ nào là cụ Trúc.?

Chị Hằng vừa hỏi, vừa ra hiệu trái phải để nghe cụ định hướng, khi hiểu rồi chị Hằng hỏi rất rành rẽ thế này: cụ bảo đứng quay mặt lên lăng, bên trái là mộ cụ, bên phải là mộ cụ Trúc. Cụ bảo, theo phong tục Trung Quốc thì người vợ bao giờ cũng ở bên trái của chồng, làm gì cũng vậy, khi chết cũng chôn thế.

Cụ Vũ Hồn và cụ Yacra Vân Nhi ở phúc kiến chỉ có 1 con gái. Với cụ Hoàng thị Trúc ở Việt Nam, 2 người sinh được 7 người con, 1 trai chết sớm, trưởng thành 6, bốn trai, 2 gái mà cụ gọi là tứ tử trình làng, nếu được cả 5 trai là ngũ tử. Cụ Vũ Tiên Oanh nói rõ tên từng người: con trai đầu là Vũ Thường, cho về Phúc Kiến chụi tang cụ Vũ Công Huy, ông nội giữ lại trông nom trang ấp của ông. Ba trai sau đều ở Việt Nam, Vũ Trác di dời vào Trường Yên, sau chuyển ra Đại La. Cụ bảo đất Trường Yên lúc ấy của nhà Lê, nhà Minh đóng đô, Vũ Trác vào làm tướng.

Vũ Văn, Xuôi thuyền về Thái Bình phát triển nghề đánh cá và buôn bán. Cụ Vũ Hồn còn nói vui: Cái thằng Vũ Văn này không chụi học, nhưng làm cái gì cũng giỏi.

Vũ Hựu vào miền trung theo nghề nghiên bút.

Về 2 người con gái của cụ Vũ Hồn , cụ Vũ Tiên Oanh nói: cháu cụ tên là Vũ Dạ Quỳnh và Vũ Nhật Mai. Vũ Dạ Quỳnh làm thiếp trong triều tiền Lê, Vũ Nhật Mai vào triều Lý, cả 2 được các công hầu của họ Lê, họ Lý lấy làm vợ, được phong Chiêu Nghi. Cụ bảo đã có lần quan quân nhà Lý kéo nhau về đây, (tức gò Mộ Đống Dờm), để chiêm bái mộ cụ chứ không phá phách gì.

Nghe cách nói, diễn tả của chị Hằng, chứng tỏ cụ rất yêu quý cháu gái cụ. Cụ bảo các cháu cố tìm trong phơ ý họ Lê, họ Lý, nếu thấy Dạ Quỳnh, Nhật Mai thì đúng là con gái Vũ Hồn Đấy. Vũ Nhật Mai là con gái út của Vũ Hồn. Cụ dùng cách nói có tính chất lý sự “đã được phong Chiêu Nghi rồi thì phải có trong phơ ý chứ”.

Nghe đến đây, anh Võ Văn Hồng vội vả nháp cây phả hệ từ cụ Vũ Tiên Oanh, tiếp nối 4 đời ở Việt Nam đưa chúng tôi xem:

Dù chưa được phép coi đây là chính phả, nhưng nó cũng cho chúng ta hình dung họ Vũ Việt Nam, đến đời con cháu cụ Vũ Hồn, đã phát triển ra

Vũ Công Huy (Nguyễn Thị Đức) Cụ Vũ Tiên Oanh Vũ Hiển Vũ Hồn (Ho ng Thà ị Trúc) Vũ Niệm Uy Vũ Hựu Vũ Văn Vũ Dạ Quỳnh Vũ Trác Vũ Nhật Mai Vũ Thưởng

nhiều nhánh đi rất nhiều nơi: gần đây có ông Vũ Hữu ở làng Đại Bá, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh gửi thư cho chúng tôi khẳng định, dòng họ Vũ ở Đại Bá có lịch sử hơn 1000 năm, cụ Tổ họ Vũ ở đây, đồng thời là cụ Tổ dạy nghề đúc đồng cho dân chúng và cũng là Thành Hoàng làng, nhân dân thờ cúng. Ông Hữu nói, có ít nhất 5 di tích còn được lưu giữ làm căn cứ cho gia phả họ Vũ, so ra cũng tương đương với con cháu cụ Vũ Hồn.

Khi hỏi về con cháu các cụ ở phúc Kiến phát triển thế nào? chị Hằng cho biết, cụ Vũ Tiên Oanh bảo vẫn còn ở Mã Kỳ. Vũ Thường về sinh sống, sau cụ Vũ Hồn có về đây mở lớp dạy tiếng Việt mấy năm liền, bây giờ họ vẫn nói, các cháu tìm về đấy đi, tìm được thì rất tốt. Cụ còn bảo :Vũ Hồn đang ở đây, cũng mới về Phúc Kiến, đang dạy tiếng Việt.

Về kế hoặch xây dựng nhà bia trong khu miếu thờ cụ Vũ Hồn ở Mộ trạch, ban kiến thiết còn nhiều băn khoăn vì chưa hình dung được thiết kế trong nhà bia thế nào cho hợp lý. Chị Hằng diễn giải sự chỉ dẫn của cụ Vũ Hồn: cụ bảo xây dựng nhà bia phải hình thành 3 khu: 1 để ghi những người thành đạt kỳ trước, tính từ cụ Vũ Hồn đến hết thời phong kiến, 1 để ghi những người thời hiện tại, còn 1 để lại cho con cháu sau này ghi tiếp. Cụ nói 3 giai đoạn thế hệ, dòng họ Vũ làm gì cũng phải nghĩ đến tam tam. Với mỗi người, phải ghi rõ đỗ đạt năm nào, đời nào, có bằng sắc phong kèm theo. Chị Hằng kể, nghe đến đây cụ Võ Văn Trình cười rất hóm hỉnh, “ghi chi tiết bằng sắc phong thì cụ Vũ Hồn đã phải hàng chục cái bia. Cụ Vũ Hồn có nhiều sắc phong lắm, khi chết rồi vẫn được sắc phong, đến đời Minh Mạng, Tự Đức vẫn phong sắc cho cụ. Cụ linh thiêng, mỗi lần làm được điều gì phù hộ cho đất nước là các triều vua đương thời lại sắc phong, tưởng nhớ công ơn cụ”. Cụ Trình bảo cụ nghe hết rồi, các cháu làm có vướng cụ sẽ chỉ cho. Bây giờ đã đến lúc các cụ phải đi.

Chỉ nghe chị Hằng lễ phép chào với theo “con xin chào các cụ ạ! Con chào cụ Trình ạ!”, hình như cụ Trình đi sau cùng.

Con cháu sụp lạy trước bia mộ, ngẩng lên, tôi thấy anh Vũ Mạnh Hà đang lúng túng với giấy bút trên tay. Lúc này trước gò mộ trời đang lộng gió, anh Hà được phân công thiết kế nhà mồ, nên có lẽ anh chăm chú nghe và ghi không sót lời các cụ.

Gò mộ Đống Dờm ngày 01/4/2003 Tức 10/3 Quý Mùi Vũ Kim Tường ghi.

Một phần của tài liệu noi chuyen TAM LINH (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w