MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Bạo lực gia đình hiện đang là vấn đề phức tạp và nhức nhối của xã hội. Theo thống kê của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012, cả nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình với phụ nữ là 106.520 vụ, bạo lực gia đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với người cao tuổi là 16.148 vụ, 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình. Những vụ án thương tâm, những cái chết đau lòng xuất phát từ bạo lực gia đình đang diễn ra ngày càng nhiều trong xã hội. Gia đình nơi được gọi bằng hai tiếng thân thương “tổ ấm” nhưng đối với nhiều người đã trở thành “địa ngục trần gian”. Nỗi đau từ những bản án và vết thương tâm hồn mãi là sự ám ảnh kéo dài trong suốt cuộc đời nhiều con người. Trước tình trạng đáng báo động trên, năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (LPCBLGĐ). Ngày 172008, LPCBLGĐ chính thức có hiệu lực thi hành. Qua gần 5 năm thực hiện, LPCBLGĐ đã phát huy được vai trò, đem lại những kết quả tích cực trong việc giảm thiểu và phòng chống các hành vi BLGĐ. Trong những năm qua, truyền thông là lĩnh vực quan trọng giúp đưa các điều luật đến với người dân, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống BLGĐ. Sinh viên báo chí ngoài việc là những con người đã ở độ tuổi trưởng thành, có sự hiểu biết nhất định về Luật PCBLGĐ còn là những người sau này sẽ trực tiếp tham gia công tác truyền thông, định hướng dư luận. Bởi vậy, việc sinh viên Báo chí có nhận thức như thế nào về vấn đề BLGĐ có ảnh hưởng rất lớn đến công tác truyền thông sau này. 2. Điểm luận vấn đề: Bạo lực gia đình được cơ quan bình đẳng giới và trợ quyền cho phụ nữ của Liên Hợp Quốc nhìn nhận như một hành động xâm phạm nhân quyền. Trong nghiên cứu, phân tích về “luật phòng chống bạo lực gia đình và cách tiến hành” (Domestic violence legislation and its implementation) tại ASEAN, Họ cho rằng “Bạo lực gia đình là một dạng bạo lực đối với phụ nữ được thực hiện bởi bạn tình hoặc những thành viên trong gia đình. Nó thường xảy ra ở không gian riêng tư và thường được xã hội coi như đó là vấn đề “riêng tư” hoặc “thuộc về gia đình”. Nghiên cứu này cũng dẫn ra điều khoản 19 (General Recommendation), hội đồng “Chống bạo hành với phụ nữ” (CEDAW), có ghi: Bạo lực gia đình là một trong dạng bạo lực diễn ra âm ỉ nhưng gây tổn thương rất lớn đối với phụ nữ. Nó phổ biến ở mọi cộng đồng. Trong những mối quan hệ gia đình, phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều là nạn nhân chính của mọi dạng bạo lực bao gồm đánh đập, cưỡng bức và những hình thức bạo hành về tình dục khác, bạo hành về tinh thần…được chấp nhận bởi các quan niệm truyền thống. Sự thiếu độc lập về mặt kinh tế cũng buộc người phụ nữ phải chịu đựng những mối quan hệ bạo lực. Luật lệ của gia đình được đặt ra bởi người đàn ông cũng là một dạng bạo lực và cưỡng ép. Những dạng bạo lưc này đe dọa đến sức khỏe của người phụ nữ và giảm cơ hội được tham gia vào cuộc sống gia đình và cộng đồng một cách bình đẳng của họ”.Điều khoản 19 này cũng đưa ra 8 nhân quyền mà người phụ nữ bị xâm phạm trong bạo lực gia đình, bao gồm quyền được sống, quyền không phải là mục tiêu bị tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn, quyền được bảo vệ một cách công bằng theo luật quốc tế, luật tự do và an ninh của một cá nhân, luật được đối xử công bằng trong gia đình, luật được hưởng mức chăm sóc sức khỏe và tinh thần phù hợp cao nhất, luật được sống và làm việc trong điều kiện hợp lí. Theo Wikipedia: Bạo hành gia đình hay bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Bạo lực gia đình hiện đang là vấn đề phức tạp và nhức nhối của xã hội Theo thống kê của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012, cả nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình Trong đó, bạo lực gia đình với phụ nữ là 106.520 vụ, bạo lực gia đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với người cao tuổi là 16.148 vụ, 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình
Những vụ án thương tâm, những cái chết đau lòng xuất phát từ bạo lực gia đình đang diễn ra ngày càng nhiều trong xã hội Gia đình - nơi được gọi bằng hai tiếng thân thương “tổ ấm” nhưng đối với nhiều người đã trở thành “địa ngục trần gian” Nỗi đau từ những bản án và vết thương tâm hồn mãi là sự ám ảnh kéo dài trong suốt cuộc đời nhiều con người
Trước tình trạng đáng báo động trên, năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (LPCBLGĐ) Ngày 1-7-2008, LPCBLGĐ chính thức có hiệu lực thi hành Qua gần 5 năm thực hiện, LPCBLGĐ đã phát huy được vai trò, đem lại những kết quả tích cực trong việc giảm thiểu và phòng chống các hành vi BLGĐ Trong những năm qua, truyền thông là lĩnh vực quan trọng giúp đưa các điều luật đến với người dân, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống BLGĐ
Sinh viên báo chí ngoài việc là những con người đã ở độ tuổi trưởng thành,
có sự hiểu biết nhất định về Luật PCBLGĐ còn là những người sau này sẽ trực tiếp tham gia công tác truyền thông, định hướng dư luận Bởi vậy, việc sinh viên Báo chí có nhận thức như thế nào về vấn đề BLGĐ có ảnh hưởng rất lớn đến công tác truyền thông sau này
2 Điểm luận vấn đề:
Trang 2Bạo lực gia đình được cơ quan bình đẳng giới và trợ quyền cho phụ nữ của Liên Hợp Quốc nhìn nhận như một hành động xâm phạm nhân quyền Trong nghiên cứu, phân tích về “luật phòng chống bạo lực gia đình và cách tiến hành” (Domestic violence legislation and its implementation) tại ASEAN, Họ cho rằng
“Bạo lực gia đình là một dạng bạo lực đối với phụ nữ được thực hiện bởi bạn tình hoặc những thành viên trong gia đình Nó thường xảy ra ở không gian riêng tư và thường được xã hội coi như đó là vấn đề “riêng tư” hoặc “thuộc về gia đình”.
Nghiên cứu này cũng dẫn ra điều khoản 19 (General Recommendation), hội đồng
“Chống bạo hành với phụ nữ” (CEDAW), có ghi: Bạo lực gia đình là một trong dạng bạo lực diễn ra âm ỉ nhưng gây tổn thương rất lớn đối với phụ nữ Nó phổ biến ở mọi cộng đồng Trong những mối quan hệ gia đình, phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều là nạn nhân chính của mọi dạng bạo lực bao gồm đánh đập, cưỡng bức và những hình thức bạo hành về tình dục khác, bạo hành về tinh thần…được chấp nhận bởi các quan niệm truyền thống Sự thiếu độc lập về mặt kinh tế cũng buộc người phụ nữ phải chịu đựng những mối quan hệ bạo lực Luật lệ của gia đình được đặt ra bởi người đàn ông cũng là một dạng bạo lực và cưỡng ép Những dạng bạo lưc này đe dọa đến sức khỏe của người phụ nữ và giảm cơ hội được tham gia vào cuộc sống gia đình và cộng đồng một cách bình đẳng của họ”.Điều
khoản 19 này cũng đưa ra 8 nhân quyền mà người phụ nữ bị xâm phạm trong bạo lực gia đình, bao gồm quyền được sống, quyền không phải là mục tiêu bị tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn, quyền được bảo vệ một cách công bằng theo luật quốc tế, luật tự do và an ninh của một cá nhân, luật được đối xử công bằng trong gia đình, luật được hưởng mức chăm sóc sức khỏe và tinh thần phù hợp cao nhất, luật được sống và làm việc trong điều kiện hợp lí
Theo Wikipedia: Bạo hành gia đình hay bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng
để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con
Trang 3cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy
ra và được xếp vào nhóm các hành vi này Nạn nhân của bạo lực thân thể thường
là phụ nữ- vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp.
Bạo lực gia đình ở Việt Nam đang là một vấn đề nghiêm trọng Theo wikipedia: Trong 5 năm từ 2000 - 2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn Năm 2005, có tới hơn 39,7 nghìn vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo hành trong tổng
số gần 65 nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3%[5], cũng theo nghiên cứu đó thì 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tnh dục Ở đồng bằng sông Cửu Long có 1.319
ca nhập viện do bạo hành gia đình trong đó khoảng 1.000 ca tự tử, và 30 trường hợp tử vong Tuy nhiên, bài báo này không đăng số liệu cho các vùng khác, 5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập, 82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực, 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là người vợ
Truyền thông có ảnh hưởng quyết định đến kết quả của việc tuyên truyền phòng chống BLGĐ Theo như lí thuyết, ai có sự quan tâm và tìm tòi nghiên cứu hơn thì mức độ nhận thức sẽ cao hơn Vì vậy, mức độ theo dõi các chương trình truyền thông sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến nhận thức về Luật PCBLGĐ của các bạn sinh viên
3 Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu sự hiểu biết của sinh viên HVBC về Luật PCBLGĐ
- Mối tương quan giữa mức độ xem các chương trình truyền thông và mức độ am hiểu của các sinh viên
- Đưa ra kiến nghị và giải pháp
Trang 44 Nhiệm vụ
Chỉ ra nhận thức của sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức, giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về luật và giả thuyết nghiên cứu
5 Giả thuyết nghiên cứu:
- Những người có thời gian tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng nhiều sẽ có nhận thức về Luật PCBLGĐ tốt hơn những người tiếp cận thông tin đại chúng ít
- Trong các phương tiện truyền thông thì báo mạng là phương tiện được nhiều người sử dụng hơn cả
6 Chiến lược nghiên cứu:
a) Tiếp cận nghiên cứu
Mọi kết quả nghiên cứu, thông tin chỉ phản ánh cho địa bàn khảo sát Mục đích của nghiên cứu là miêu tả mức độ hiểu biết của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền về luật phòng chống bạo lực gia đình
b) Mẫu nghiên cứu
Tại trường học viện báo chí và tuyên truyền, trong 3 khoa về báo chí: Khoa Báo chí, Khoa Phát thanh, Khoa Truyền hình chúng tôi chọn ra 5 ngành bao gồm: Báo in, Báo ảnh, Truyền hình, Phát thanh, Báo mạng Đơn vị chọn mẫu là ngành Mỗi ngành chọn ngẫu nhiên 60 sinh viên Cỡ mẫu là 300 người
6) Biến số
a) Biến phụ thuộc
Nhận thức của sinh viên về luật phòng chống bạo lực gia đình được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Nhận thức thông qua việc đọc luật phòng chống bạo lực gia đình: Biến này này được thể hiện qua việc sinh viên đã đọc luật hay chưa (2 phương án trả lời có hoặc không)
Trang 5- Nhận thức thông qua việc quan sát thực tế: Biến này thể hiện qua việc sinh viên hiểu thế nào là hành vi bạo lực trong gia đình (có 5 phương án trả lời: 1.Cưỡng bức quan hệ tình dục; 2 Chửi mắng bằng những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ; 3 Đập phá tài sản riêng; 4 Buộc lao động quá sức; 5 Đuổi các thành viên ra khỏi nhà một cách trái pháp luật); Đối tượng của luật (có 4 phương án trả lời: 1 Con cái, 2 Cha, mẹ 3 Người chồng, 4 Người vợ; Cơ quan khai báo khi mình là nạn nhân/là người chứng kiến bạo lực gia đình (có 3 phương án trả lời: 1.Người đứng đầu khu vực cư trú (trưởng xã, thôn, ấp, bản…); 2 Công an xã; 3 Ủy ban nhân dân xã)
- Nhận thức thông qua việc áp dụng vào cuộc sống: Anh chị có báo cho các cơ quan chức năng nếu chứng kiến các vụ bạo lực gia đình không (2 giá trị: có hoặc không; Anh chị có báo cho cơ quan chức năng nếu mình bị bạo hành bởi người thân trong gia đình không (2 giá trị: có hoặc không)
b) Biến độc lập
- Giới tính người trả lời: 2 giá trị: 1.Nam, 2.Nữ
- Mức độ tiếp cận thông tin trong tuần qua: Với mỗi phương tiện báo in, truyền hình, phát thanh, internet có 4 phương án theo ngày: 1.Hằng ngày; 2 5 lần/tuần; 3 1 lần/tuần; 4 Không bao giờ và 4 phương án theo giờ mỗi ngày: 1 Ít hơn 1h; 2 1-2h; 3.2-3h; 4 >3h; với tần suất đọc sách có 4 phương án: 1 1 quyển/tuần; 2.1 quyển/tháng; 3 1 quyển/năm; 4 Khác
- Thông tin nào được quan tâm nhất: Có 6 phương án: 1 Chính trị; 2.Y tế;
3 Thể thao-Văn hóa; 4 An ninh-Quốc phòng; 5 Kinh tế-xã hội; 6 Khác
7) Phương pháp thu thập và phân tích thông tin
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng các câu hỏi định lượng trong bảng hỏi tới 300 sinh viên Những phân tích về nhận thức của họ về luật phòng chống bạo lực gia đình sẽ được liên hệ với tuổi, khoa và mức độ tiếp cận thông tin của người trả lời
Trang 6Nghiên cứu này cũng sử dụng thêm dữ liệu định tính thông qua phỏng vấn sâu đối với một số trường hợp và một số câu hỏi định tính trong bảng hỏi
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Chương I: cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu
1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh là trường nằm trên địa bàn Thành phố Hà Nội, được thành lập năm 1962, nhiệm vụ chính của trường là đào tạo & bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các ngành lý luận Chính trị Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ
Tư tưởng - Văn hoá, Báo chí và Truyền thông đại chúng cho Đảng và Nhà nước Việt Nam
Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập ngày 16/1/1962, theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường: trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II, trường Tuyên huấn và trường Đại học Nhân dân
Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi chức danh Thủ tướng Chính phủ lúc trước) đã ra quyết định số 406-HĐBT ngày 20/11/1990 công nhận Trường là trường đại học, kể từ đây Trường vừa là một trường Đảng trực thuộc Ban Bí thư Trung ương, đồng thời là trường đại học trong hệ thống giáo dục Việt Nam
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng viên của trường hơn 255 người, bao gồm 9 Giáo sư & Phó Giáo sư, 152 tiến sĩ & Thạc sĩ, 95 giảng viên chính
Năm 1993, theo quyết định số 61 QĐ/TW ngày 10/03/1993 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường trở thành trường đại học trực thuộc cơ quan chủ quản là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 7Sinh viên 5 ngành Báo in, Báo ảnh, Báo mạng, báo phát thanh, truyền hình đều thuộc khối nghiệp vụ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hệ đào tạo chính quy tập trung 4 năm
2 Thao tác hóa khái niệm:
Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình, đây là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ, còn nam giới thường là nạn nhân của bạo lực tinh thần Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo, không có ngoại lệ về giàu- nghèo hay trình độ học vấn
Hành vi bạo lực gia đình được chia làm 4 nhóm: bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục, và cụ thể như sau:
Nhóm 1, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha,
mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
Nhóm 2, hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác: bao gồm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng
Nhóm 3, nhóm hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính
Trang 8Nhóm 4, nhóm hành vi bạo lực về tình dục: gồm có hành vi cưỡng ép quan
hệ tình dục
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động
và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc Bạo lực gia đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có ở các gia đình học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm
Các hành vi bạo lực gia đình có nhiều nguyên nhân, nhưng có 2 nguyên nhân chính: từ phía cá nhân và từ phía xã hội Phần lớn các hành vi bạo lực thường diễn ra trong những gia đình có chồng (vợ) nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm,
…
Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu (60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định
Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích thích như rươu, ma túy… nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành
vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực đấy chỉ thực hiện với vợ, con mà không phải với những người khác
Tương quan
Trang 9Tương quan có nghĩa là có sự liên quan đến nhau, có mối quan hệ qua lại với nhau
Tiếp cận
Tiếp cận là từng bước, bằng những phương pháp nhất định tìm hiểu một đối tượng nghiên cứu nào đó
Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác thông qua các ký tín hiệu có ý nghĩa Truyền thông không chỉ là quá trình chia sẻ thông tin Các quá trình truyền thông phần lớn các trường hợp là các tương tác bằng dấu hiệu được trung gian hoà giải Ba mức độ quy tắc tín hiệu học thống trị các quá trình truyền thông là: cú pháp, thực dụng vàngữ nghĩa Thế nên, truyền thông là phần nào một loại tương tác xã giao có ít nhất hai tác nhân làm việc tương tác cùng chia sẻ chung một bộ các ký hiệu và chung một quy tắc tín hiệu học
Tiến trình truyền thông gồm:
Người gửi thông điệp: là nơi phát đi thông tin, điểm khởi đầu của tiến trình truyền thông Trước khi gửi người truyền tin phải lựa chọn thông tin sau đó
mã hóa thông điệp dưới một dạng ngôn ngữ nào đó (lời nói, chữ viết ) để gửi đi
Người nhận thông điệp
Nội dung thông điệp
Kênh truyền thông
Thông tin phản hồi
Nhận thức
Chương II: nội dung và kết quả nghiên cứu
Bảng 1:
Trang 10Ở bảng này chúng ta thấy, tương quan giữa mức độ tiếp cận truyền thông và nhận thức về Luật phòng chống BLGĐ rất rõ ràng
Cụ thể, câu hỏi được đưa ra là nhận thức về mục đích tuyên truyền Luật PCBLGĐ, trong số 276 người trả lời với tỉ lệ 100%, số người có thời lượng tiếp cận truyền thông nhiều có nhận thức sai ít hơn so với người tiếp cận truyền thông
ít Cụ thể, số lượng người có nhận thức sai nằm trong nhóm tiếp cận ít là 79,7%; nhóm tiếp cận trung bình là 74,8% và nhóm tiếp cận nhiều là 69,9%, các nhóm có
tỉ lệ giảm đi sấp sỉ 5,0% Ngược lại, những người tiếp cận truyền thông nhiều hơn
sẽ có tỉ lệ nhận thức đúng cao hơn Như ta thấy ở bảng trên, tỉ lệ người tiếp cận ít
có nhận đúng là 20,3%, nhóm tiếp cận trung bình là 25,2% và nhóm tiếp cận nhiều
là 30,1%, mức độ chênh lệch cũng sấp sỉ 5,0%
Như vậy ta thấy những người có mức độ tiếp cận truyền thông nhiều hơn thì
sẽ có nhận thức tốt hơn về mục đích của Luật PCBLGĐ