1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:Giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia, phát triển giáo dục phải đi trước phát triển kinh tế. Bởi vậy giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu là sự nghiệp của mỗi quốc gia, dân tộc :“ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…” _ Thân Nhân Trung_. Sau cách mạng tháng 81945 sự nghiệp giáo dục nước ta được coi trọng và tạo nên sự phát triển hơn bao giờ hết,Bác Hồ đã coi “Dốt” là một trong ba thứ giặc cực kì nguy hiểm của dân tộc cần phải được tiêu trừ ngay, theo Bác “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người đã xác định vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo là bước đầu tiên cho sự sống còn của một quốc gia : “ Bây giờ xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu”. Phong trào bình dân học vụ do Người phát động là bước đầu quan trọng cho sự phát triển của giáo dục nước nhà.Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo lạc hậu, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa thì giáo dục được coi như chìa khóa tiến vào tương lai. Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã có sự đầu tư thích đáng từ NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, và bước đầu thu được những thành công nhất định về quy mô, nâng cao chất lượng dân trí và cơ sở vật chất ….Là mảnh đất giàu truyền thống khoa bảng, kết hợp với sự chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh, các cấp Ủy Đảng, giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Giang thời gian qua luôn đạt được những kết quả khả quan, góp phần vào thành tựu chung của đất nước trong đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước.Giáo dục THPT công lập Bắc Giang trong thời gian qua cũng nhận được sự đầu tư thích đáng từ NSNN. Tuy nhiên những khoản chi NSNN cho giáo dục THPT công lập còn nhiều bất cập ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động giáo dục. Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra những ưu nhược điểm, từ đó đề ra các giải pháp khắc phụctrong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THPT có ý nghĩa quan trọng.Qua thời gian thực tập tại sở Tài Chính tỉnh Bắc Giang em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : “ Phân tích tác động của chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THPT công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm luận văn tốt nghiệp.2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài tập trung phân tích cụ thể tác động của công tác quản lý chi thường xuyên NSNN thông qua phân tích cơ cấu chi thường xuyên cho giáo dục THPT công lậpvà mức độ hài lòng của cán bộ, giáo viên về các mục chi công thông qua bảng hỏi. Qua đó chỉ ra những thành tựu,tồn tại và nguyên nhân của nó, để có thể đề xuất ra những giải pháp hoàn thiện công tác chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THPT công lập tỉnh Bắc Giang.3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài:Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THPT công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.Phương pháp nghiên cứu sử dụng: Phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac Lênin là cơ sở phương pháp luận, duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu cụ thể như thống kê, phân tích tổng hợp, diễn giải, so sánh, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu và kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây.4. Kết cấu của luận văn:Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được chia làm ba phần:Chương 1: Tổng quan về giáo dục THPT và chi thường xuyên của NSNN cho giáo dục THPT công lậpChương 2: Thực trạng công tác chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THPT công lập tỉnh Bắc GiangChương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THPT công lập tỉnh Bắc GiangTrong quá trình hoàn thành luận văn, mặc dù cố gắng nhưng do sự hạn chế về trình độ lý luận, thời gian thực tập thực tế còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong nhận được sự góp ý của thày cô giáo để luận văn được phong phú và lý luận sát thực tế hơn. Em xin trân thành cảm ơn thày giáo TS.Nguyễn Trọng Hòa, các thầy cô trong bộ môn và các cán bộ Sở Tài Chính tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thiện luận văn này.Em xin chân thành cảm ơn