4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.1 Những thành tựu đạt được
hàng bán lẻ của BIDV, chi nhánh BIDV Bắc Giang đã quan tâm đến công tác khai thác hiệu quả thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên địa bàn, bắt đầu chú trọng quan tâm đến hoạt động Marketing đưa ra nhiều hình thức quảng bá về sản phẩm dịch vụ mới, chính sách chăm sóc khách hàng quan trọng và khách hàng thân thiện bằng nhiều hình thức như khuyến mại, tặng quà sinh nhật, tặng quà ngày 08/03 ,…
Ngoài ra việc đa dạng hoá sản phẩm và áp dụng công nghệ hiện đại hoá ngân hàng vào hoạt động kinh doanh ngân hàng đã giúp chi nhánh BIDV Bắc Giang hoàn thiện hơn trong công tác giao dịch với khách hàng và quản lý dịch vụ, tạo sự thuận lợi và lòng tin nơi khách hàng. Công tác quản lý nguồn nhân lực cũng được chú trọng, với đội ngũ cán bộ làm công tác ngân hàng trẻ và có trình độ chuyên môn về ngành đã tạo thuận lợi cho việc cập nhật và triển khai chiến lược phát triển hoạt độngNgân hàng bán lẻ (bao gồm cả tín dụng bán lẻ) trên địa bàn.
Với quyết tâm trong việc thực hiện chiến lược phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh BIDV Bắc Giang đã đề ra. Trong những năm qua cùng với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Ban lãnh đạo và sự cố gắng quyết tâm của toàn thể cán bộ chi nhánh BIDV Bắc Giang do vậy hoạt động tín dụng bán lẻ đã đạt được kết quả khá tốt.
4.3.1.1 Về quy mô tín dụng bán lẻ
Quy mô hoạt động tín dụng bán lẻ trong nhứng năm qua có xu hướng tăng lên rõ rệt, cuối năm 2007 đầu 2008, xuất hiện những bất ổn lớn về tài chính-tiền tệ đã ảnh hưởng toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, theo đó hoạt động xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, kiều hối suy giảm, lãi suất tăng cao, sản xuất kinh doanh đình trệ, thị trường chứng khoán và bất động sản suy giảm mạnh, đời sống nhân dân gặp khó khăn. Chính Phủ đã phải thực hiện các chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát và giảm thâm hụt mậu dịch.... dẫn đến hoạt động tín dụng bán lẻ của các ngân hàng gần như ngừng trệ. Năm 2008, nền kinh tế đối diện với nguy cơ suy giảm, tuy nhiên Chính phủ đã chuyển sang thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, các chính sách tiền tệ mềm dẻo hơn (tăng cung tiền, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất cơ bản...). Vì vậy, các ngân hàng từng bước bắt đầu mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ. Dư nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh BIDV Bắc Giang năm 2009, dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 308 tỷ đồng, tăng 20,31% so với 2008, Sang năm 2010 nền kinh tế thế giới và trong nước đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng mạnh, tính đến 31/12/2011 dư nợ đạt 497 tỷ đồng tăng 61,36% so với năm 2009, hoàn
thành kế hoạch dư nợ tín dụng bán lẻ để ra.
4.3.1.2 Về mạng lưới hoạt động
Hiện tại mạng lưới của chi nhánh còn mỏng chỉ có 01 Hội sở chi nhánh, 3 phòng giao dịch và 02 quỹ tiết kiệm, mạng lưới hoạt động của BIDV Bắc Giang được triển khai ở trung tâm Thành phố và 2 huyện(Lục Ngạn và Lục Nam). Mạng lưới Phòng giao dịch đều đặt ở vị trí trung tâm, thuận tiện trong việc cung cấp, quảng bá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
4.3.1.3 Về nền khách hàng
Mặc dù bình quân dư nợ tín dụng bán lẻ trên mỗi khách hàng ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên tăng trưởng quy mô khách hàng tại chi nhánh BIDV Bắc Giang ngày càng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh BIDV Bắc Giang thu hẹp dần đối tượng khách hàng vay với mục đích đầu tư và chăm sóc vườn vải thiều trên Huyện Lục Ngạn do hiệu quả kinh doanh đem lại không cao.
4.3.1.4 Về các sản phẩm tín dụng
Giai đoạn 2009- 2011, chi nhánh BIDV Bắc Giang đã tích cực triển khai các sản phẩm tín dụng bán lẻ tới các khách hàng cá nhân, hộ gia đình bao gồm có các sản phẩm chủ yếu sau: (i) Sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp; (ii) Sản phẩm cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh (iii)
Sản phẩm Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở; (iv) Sản phẩm Cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng; (v) Sản phẩm Cho vay có bảo đảm bằng giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm. Nhìn chung số lượng sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV Bắc Giang cung cấp cho khách hàng so với các NHTM Nhà nước và các NHTM cổ phần trên địa bàn thì tương đối “đầy đủ” và đã đáp ứng đượcnhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Việc đa dạng hoá các sản phẩm đã tạo thêm sự lựa chọn và hấp dẫn đối với khách hàng vay vốn, đảm bảo sự tồn tại, phát triển, tăng tính cạnh tranh về tín dụng bán lẻ với các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
4.3.1.5 Về hiệu quả kinh doanh
Nguồn thu nhập từ lãi vay chiếm một tỷ lệ rất lớn khoảng trên 70% tổng thu nhập của Ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng bán lẻ là rất cao, khi mà lãi suất cho vay thực tế đối với các sản phẩm này thường cao hơn nhiều so cho vay các doanh nghiệp. Nếu quy mô hoạt động tín dụng bán lẻ lớn thì chi phí bình quân mỗi món vay sẽ giảm dần và lợi nhuận thu được từ hoạt độngnày sẽ lớn hơn.
Hiện nay, thị trường tín dụng bán lẻ của các ngân hàng ngày càng bị chia nhỏ và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong xu hướng đó, ngân hàng một mặt phải củng cố các mối quan hệ với khách hàng truyền thống,
mặt khác phải hoàn thiện, cải tiến các sản phẩm dịch vụ của mình để thu hút thêm những khách hàng mới mà chủ yếu là các khách hàng cá nhân, nhằm chiếm lĩnh thị phần. Do vậy ngân hàng cần xây dựng cho mình một vị trí vững chắc trên thị trường tín dụng bán lẻ càng sớm càng tốt.
4.3.1.6 Về công tác Marketing hoạt động Ngân hàng
Nhìn chung, công tác Marketing các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ trong những năm gần đây mới bắt đầu được quan tâm và chú trọng, Tuy nhiên việc triển khai công tác Marketing chưa có được sự chuyên nghiệp, bài bản. Việc quảng bá sản phẩm tín dụng bán lẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn còn hạn chế, mới chỉ thực hiện quảng bá sản phẩm tới khách hàng bằnghình thức tờ rơi kết hợp với hình thức marketing nội bộ
4.3.1.7 Về nguồn nhân lực
Trong thời gian qua, BIDV đã thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng, đến nay chi nhánh BIDV Bắc Giang đã từng bước xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nói chung và công tác bán lẻ nói riêng thành một đội ngũ bán lẻ có chất lượng (cả về nhận thức, tầm nhìn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tác phong giao dịch).
4.3.1.8 Về công nghệ thông tin
Chi nhánh BIDV Bắc Giang bắt đầu triển khai dự án hiện đại hoá công nghệ thông tin từ năm 2005. Ứng dụng trên nền tảng công nghệ hiện đại để triển khai các sản phẩm tíndụng mới mạng lại nhiều lợi ích cho khách hàng cũng như thuận tiện trong việc quản lý điều hành hoạt động.Ứng dụng công nghệ hiện đại Ngân hàng cốt lõi SIBS (SilverLake Integrated Banking Systems) gồm 10 phân hệ, đáp ứng hầu hết các loại hình giao dịch ngân hàng cốt lõi hiện đại theo mô hình giao dịch một cửa, tập trung tài khoản và thông tin khách hàng, xử lý trực tuyến. Việc đưa hệ thống giao dịch ngân hàng bán lẻ SIBS vào triển khai đã tạo ra khả năng triển khai ứng dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đòi hỏi công nghệ cao như các ứng dụng trên công nghệ Internet, ứng dụng thẻ, v.v. góp phần hỗ trợ nhiệm vụ
kinh doanh, mở rộng thị phần, nâng cao sức cạnh tranh. Mặt khác việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng.