Tíndụng bán lẻ vàcác vấn đề liên quan

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh BIDV Bắc Giang (Trang 28 - 38)

2.1.4.1 Khái niệm tín dụng bán lẻ

Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về tín dụng bán lẻ. Trong Luật các tổ chức tín dụng, các loại hình cấp tín dụng được quy định chung, chưa có định nghĩa và giải thích rõ ràng. Trong Khoản 2 Điều 50 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 có ghi: “Tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn, trung dài

hạn nhằm đáp ứng nhu cấu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống” được bao hàm cả hai nội dung: Tín dụng bán buôn và tín dụng bán

lẻ.

Xuất phát từ cách hiểu truyền thống trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, bán buôn là hình thức mua bán hàng hóa thông qua các trung gian, đại lý, để bán với khối lượng lớn; ngược lại, bán lẻ là hình thức bán hàng mà người bán trực tiếp bán cho người mua là người sử dụng, tiêu dùng với khối lượng nhỏ, lẻ. Khi áp dụng trong hoạt động tín dụng, hiện nay trên Thế giới có hai cách hiểu khác nhau về tín dụng bán buôn và tín dụng bán lẻ như sau:

Thứ nhất: tín dụng bán buôn được hiểu là tất cả các khoản cho vay thông qua thị trường tài chính (thị trường tiền tệ liên ngân hàng) hoặc cho

vay đối với các trung gian tài chính khác (các ngân hàng thương mại, quỹ, các tổ chức làm đại lý ủy thác), không tính đến quy mô giá trị các khoản vay. Trong khi đó, tín dụng bán lẻ bao gồm những khoản cho vay trực tiếp đến người vay cuối cùng với các khoản cho vay có quy mô giá trị khác nhau. Người vay cuối cùng ở đây không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ, mà chủ yếu được xác định là người trực tiếp sử dụng vốn vay đưa vào đầu tư, không thực hiện việc cho vay tiếp với các đối tượng khác.

Thứ hai: Tín dụng bán buôn được hiểu tương tự hình thức thứ nhất, cộng thêm những khoản cho vay công tư và doanh nghiệp lớn khác có giá trị lớn hơn một quy mô nào đó tùy theo quy định cụ thể của từng nước, ví dụ ở nước Anh những khoản cho vay có giá trị từ 50.000 bảng Anh trở lên được coi là khoản cho vay bán buôn. Tín dụng bán lẻ bao gồm tất cả các khoản cho vay trực tiếp đến người vay cuối cùng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cộng thêm các khoản cho vay với công ty, doanh nghiệp lớn những có quy mô nhỏ hơn một mức giá trị nào đấy, ví dụ như ở nước Anh là các khoản vay có giá trị dưới 50.000 bảng Anh.

Trong thực tế, những tiêu chí phân định giữa bán buôn, bán lẻ nêu trên chỉ là tương đối và không mang tính phổ biến đối với mọi quốc gia và các ngân hàng, thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn cũng

như mục đích quản lý ở từng nơi.

Theo TS. Lê Khắc Trí (đã từng viết), tín dụng bán lẻ là những hình thức cho vay trực tiếp đến các người vay cuối cùng, chủ yếu là các cá nhân hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu Á – AIT, dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ; các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp tới sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Theo định nghĩa trên, tín dụng bán lẻ được hiểu là những hình thức cho vay, những khoản vay trực tiếp từ khách hàng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các mạng lưới chi nhánh, được công nghệ thông tin hỗ trợ triển khai các sản phẩm, giao dịch trực tuyến, lưu giữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung…

Theo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV, cấp tín dụng bán lẻ là việc cấp tín dụng cho khách hàng bán lẻ bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác. Trong đó, khách hàng bán lẻ là cá nhân (cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài), hộ gia đình có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của BIDV.

Tóm lại, kết hợp các quan điểm trên cho thấy tín dụng bán lẻ là hình thức cung cấp trực tiếp các sản phẩm tín dụng, bảo lãnh có quy mô nhỏ cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.1.4.2 Vai trò của tín dụng bán lẻ

Đối với nền kinh tế

Hoạt động tín dụng nói chung có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy kinh tế phát triển, bên cạnh đó hoạt động tín dụng bán lẻ có một số vai trò đặc thù như sau:

Góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình mở rộng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, giải quyết khối lượng lớn công ăn việc làm, nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế này trong nền kinh tế, đóng góp ngày càng tăng trong GDP.

Góp phần kích cầu tiêu dùng: Với các sản phẩm cho vay mua nhà ở, ô tô, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình,… phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng, các sản phẩm tín dụng tiêu dùng thông qua các loại thẻ nội địa và quốc tế, kích thích người dân tăng cường chi tiêu, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư gia tăng năng lực sản xuất, tăng trưởng kinh tế.

Góp phần đẩy lùi tệ nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi ở nhiều nơi: kênh tín dụng bán lẻ được khai thông giúp khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ…dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng có lãi suất hấp dẫn sẽ hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nhiều nơi.

Đối với Ngân hàng

Phát triển tín dụng bán lẻ là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo cho các ngân hàng đa dạng hóa kinh doanh, mở rộng các phân khúc khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường phân tán rủi ro, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.

Trên giác độ tài chính, tín dụng bán lẻ đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng và đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho các ngân hàng. Tín dụng bán lẻ là một trong hai bộ phận trong nghiệp vụ cho vay của ngân hàng bên cạnh cho vay bán buôn, tốc độ cho vay bán lẻ tăng nhanh sẽ góp phần đẩy nhanh dư nợ, đồng thời cho vay bán lẻ có lãi suất cao hơn, đồng nghĩa với tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng.

Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng yêu cầu các ngân hàng đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ thông tin, cải tiến chất lượng sản phẩm, xây dựng mạng lưới kênh phân

phối đa dạng, rộng khắp làm nền tảng để phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phục vụ một lượng khách hàng bán lẻ đông đảo.

Đối với khách hàng

Phát huy tối đa nội lực khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khai thác hết tiềm năng về lao động đất đai, hàng hóa, máy móc, nhà xưởng,…một cách hợp lý và có hiệu quả nhất.

Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo điều kiện nâng cao dân trí, hình thành những thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

2.1.4.3 Đặc điểm của tín dụng bán lẻ

Đối tượng được cung cấp sản phẩm tín dụng bán lẻ rất rộng, số lượng khách hàng vô cùng lớn, bao gồm các cá nhân hộ gia đình, và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế, nhưng giá trị của các khoản vay thông thường nhỏ.

Chất lượng các thông tin tài chính của các khách hàng vay thông thường không cao, đối với các khách hàng cá nhân và hộ gia đình khó xác định, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa các báo cáo tài chính thường không được kiểm toán.

Tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với tín dụng bán lẻ có xu hướng cao hơn mức bình quân chung, do các nhu cầu cho vay trung dài hạn mua nhà ở đất ở, mua sắm tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn; bên cạnh đó khách hàng vay thường không chủ động kế hoạch hóa về dòng tiền, các nhu cầu vay tiêu dùng thông thường có thời hạn trên 12 tháng.

Nhu cầu được cấp tín dụng bán lẻ của khách hàng chịu tác động mạnh và phục thuộc lớn vào chu kỳ kinh tế; tăng mạnh trong thời kì nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập cao, chi tiêu tăng, đầu tư cho sản xuất kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ sinh lời cao; ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng rất nhiều cá nhân hộ gia đình, hạn chế chi tiêu vay mượn tiêu dùng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh chóng thu hẹp sản xuất.

Chi phí cho tín dụng bán lẻ lớn hơn mức bình quân chung, do các khoản vay nhỏ lẻ, lượng khách hàng lớn nên chi phí quản lý, chi phí hoạt động lớn; do nhu cầu sử dụng nguồn trung dài hạn cao nên chi phí vốn cao.

Tín dụng bán lẻ có khả năng phân tán rủi ro, do số lượng khách hàng lớn, các khoản vay có giá trị nhỏ.

2.1.4.4 Phân loại sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ

hình thức phân loại đặc thù như sau:

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay:

- Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa; - Tín dụng tiêu dùng.

Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng:

- Cho vay cá nhân; - Cho vay hộ gia đình;

- Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.1.4.5 Các sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ yếu hiện nay

Trên cơ sở các hình thức cấp tín dụng cơ bản, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng hiện nay không ngừng nghiên cứu và đưa ra rất nhiều sản phẩm mới, để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng nâng cao của khách hàng. Các sản phẩm được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng, căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay, một số sản phẩm phổ biến hiện nay gồm:

- Cho vay vốn sản xuất kinh doanh: Là sản phẩm tín dụng ngắn hạn nhằm đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước như mua vật tư hàng hóa, chi phí nhân công, nhiên liệu nộp thuế,…; xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa,…; thông thường thông qua hình thức cho vay

theo hạn mức tín dụng hoặc theo món.

- Cho vay mua sắm đầu tư tài sản cố định: Là sản phẩm tín dụng trung dài hạn nhằm bổ sung vốn đầu tư mới hoặc sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng,…

- Cho vay kinh doanh chứng khoán: Là sản phẩm cho nhà đầu tư vay bằng tiền Việt Nam để kinh doanh chứng khoán và ứng trước tiền bàn chứng khoán đã được khớp lệnh công ty chứng khoán

- Cho vay tiêu dùng cá nhân: Là sản phẩm nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, đây là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các nhu cầu sinh hoạt gia đình, mua sắm đồ dùng, chi tiêu cho y tế, giáo dục, du lịch,…

- Cho vay du học: Là sản phẩm nhằm cung cấp tài chính để hỗ trợ cho du học sinh tham dự các khóa đại học, sau đại học ở nước ngoài.

- Cho vay học phí: Thông thường là sản phẩm cho vay tín dụng dưới hình thức trả định kì nhằm hỗ trợ người vay có đủ khả năng chi trả học phí khi bản thân người vay hoặc thân nhân của người vay theo học các khóa học ở Việt Nam.

- Cho vay mua nhà đất để ở: Là sản phẩm cho các khách hàng cá nhân vay vốn để thực hiện việc xây, mua, sửa chữa, chuyển quyền thuê lại

nhà của nhà nước, chuyển quyền sử dụng đất,…

- Cho vay mua ô tô: Khách hàng vay vốn để có thể sở hữu và sử dụng một chiếc ô tô mới đẹp, hiện đại phục vụ nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh BIDV Bắc Giang (Trang 28 - 38)