Vài nét khái quát về tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh BIDV Bắc Giang (Trang 61 - 65)

3. ĐẶCĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Vài nét khái quát về tỉnh Bắc Giang

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Bắc Giang là tỉnh trung du - miền núi phía Bắc, cách Thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh (Hình 3.1).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

3.1.1.2 Đặc điểm về phát triển kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu, lãi suất ngân hàng tăng cao; tình trạng thiếu vốn tín dụng cùng với thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp... đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh. Song, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính

phủ, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và nhất là sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có bước phát triển tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,5%; trong đó nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,2%, công nghiệp - xây dựng tăng 18,2%, dịch vụ tăng 9,1%. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định; quốc phòng, an ninh được đảm bảo.

Năm 1997, Bắc Giang được tái lập với điểm xuất phát về kinh tế thấp, GDP bình quân đầu người 170USD, nền kinh tế thuần nông, cơ cầu kinh tế lạc hậu, tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm 55%, công nghiệp còn nhỏ bé; cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội yếu kém; lao động trong nông nghiệp chiếm tới gần 90%, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lớn.

Sau gần 15 năm thành lập tỉnh, kinh tế Bắc Giang đã có bước phát triển khá; cơ cấu sản xuất chuyển biến tích cực, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng sản xuất công nghiệp tăng lên.

Bảng 3.1: Tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang (ĐVT: %) T T Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Cơ cấu kinh tế

Năm 2009 Năm 201 0 Năm 2011 Năm 200 9 Năm 2010 Năm 2011

1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,7 3,2 4,2 34,0 31,7 31,4 2 Công nghiệp, xây dựng 10,2 16,8 18,2 31,7 35,4 36,7 3 Dịch vụ 9,0 9,1 9,1 34,3 32,9 31,9 Cả năm 7,0 9,4 10,5 100 100 100

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2012)

Từ năm 2009 - 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Giang ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng ngày càng tăng đối với tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững

Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang đạt 10,5%, trong đó công nghiệp xây dựng tăng 18,2%; dịch vụ tăng 9,1%. Đồng thời,

giải quyết việc làm mới cho 26.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt 5.000 người và nâng mức thu nhập bình quân đầu người từ 19- 19,5 triệu đồng/năm (tương đương 900-920USD/năm).

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh BIDV Bắc Giang (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w