MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đều biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời rất oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh, vô cùng phong phú và cao đẹp. Người không chỉ là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược tài ba, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất. Người đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh. Thời đại Hồ Chí Minh là gia tài vô cùng đồ sộ, là thực tiễn đang hiển hiện trước mắt chúng ta. Là cuộc vận động để xây dựng đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, tạo động lực tinh thần cho sự phát triển xã hội nước ta, “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thực sự là một sự kiện chính trị vô cùng quan trọng trong đời sống của Đảng và của nhân dân ta, nhất là trong thời kỳ hiện nay. Bắt đầu triển khai từ năm 2007, qua hơn 7 năm cuộc vận động đã thu được những kết quả bước đầu, đặt cơ sở cho sự phát triển bền vững những giá trị văn hóa tinh thần trong Đảng và trong các tầng lớp nhân dân. Tạo động lực tinh thần cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với những ý nghĩa đó tôi quyết định chọn đề tài “Về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” làm tiểu luận kết thúc môn học Tư tưởng Hồ Chí minh về cách mạng Việt Nam (chuyên đề) của mình.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chúng ta đều biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, là ngườithầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhânvăn hóa thế giới Người đã trải qua một cuộc đời rất oanh liệt, đầy gian khổ,
hy sinh, vô cùng phong phú và cao đẹp Người không chỉ là nhà tư tưởng lỗilạc, nhà chiến lược tài ba, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất Người
đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu Đó là tưtưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thờiđại Hồ Chí Minh Thời đại Hồ Chí Minh là gia tài vô cùng đồ sộ, là thực tiễnđang hiển hiện trước mắt chúng ta
Là cuộc vận động để xây dựng đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân, tạo động lực tinh thần cho sự phát triển xã hội nước
ta, “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
thực sự là một sự kiện chính trị vô cùng quan trọng trong đời sống của Đảng
và của nhân dân ta, nhất là trong thời kỳ hiện nay
Bắt đầu triển khai từ năm 2007, qua hơn 7 năm cuộc vận động đã thuđược những kết quả bước đầu, đặt cơ sở cho sự phát triển bền vững những giátrị văn hóa tinh thần trong Đảng và trong các tầng lớp nhân dân Tạo động lựctinh thần cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Với những ý nghĩa đó tôi quyết định chọn đề tài “Về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” làm tiểu luận kết
thúc môn học Tư tưởng Hồ Chí minh về cách mạng Việt Nam (chuyên đề) củamình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan tới đề tài “Về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau bao
gồm cả sách, tạp chí, các tiểu luận, khóa luận, luận án tiến sĩ của nhiềuchuyên ngành khác nhau
Trang 2Chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Một là, Nông Đức Mạnh: “Phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, bài viết
đăng trên báo Nhân dân vào ngày 3/2/2007
Hai là, Thành Duy (Chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996
Ba là, Thành Duy – Lê Quý Đức: Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng nền văn hoá đạo đức ở nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính
Chính vì thế việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ “Về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một sự cần thiết.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích sau: Thông qua việc tìm hiểu nhữngnội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tiểu luận phân tích vàlàm rõ tầm quan trọng, nội dung và những kết quả bước đầu của cuộc vậnđộng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đồng thời chỉ ranhững phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh cuộc vận động trong thờigian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:
Làm sáng tỏ nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Trang 3Nêu lên yêu cầu, nội dung cũng như ý nghĩa của cuộc vận động
Khái quát, đánh giá những kết quả bước đầu cũng như hạn chế, nguyênnhân của cuộc vận động
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là “Về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
+ Thời gian: Tác giả nghiên cứu “Về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ năm 2007 đến nay.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhtrên cơ sở giữ vững nguyên tắc tính đảng và tính khoa học
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nhưng chủ yếu là phươngpháp lịch sử, phương pháp logic và kết hợp hai phương pháp này với nhau
Ngoài ra còn sử dụng nhiều phương pháp khác như: Phương pháp phântích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, tham khảo tài liệu
6 Đóng góp của đề tài
Đề tài làm sáng rõ những nội dung cơ bản “Về cuộc vận động học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Ngoài ra đề tài còn góp một phần vào việc đánh giá những kết quảbước đầu của cuộc vận động
Trang 4Chương 2: NỘI DUNG CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP VÀ LÀMTHEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Chương 3: NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA CUỘC VẬN ĐỘNGHỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Trang 5Chương 1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP
VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thựchành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo Suốt cuộc đời hoạtđộng cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rènluyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thống kê trong
di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạođức Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của
Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của ngườicách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cáchmạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành đượcnhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồnthì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạngphải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạođược nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyếtđịnh sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều
do cán bộ tốt hay kém” Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không
có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng có tài màkhông có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gìcũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau đểhoàn thành nhiệm vụ cách mạng
Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cáchmạng Việt Nam gồm những điểm sau:
Một là, trung với nước hiếu với dân
Trang 6Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩmchất khác
Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyềnthống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nộidung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếuvới dân” Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức
“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự
do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khănnào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Câu nói đó của Người vừa
là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi ngườiViệt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà cònlâu dài về sau
Hai là, yêu thương con người
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo HồChí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩmchất đạo đức cao đẹp nhất Người dành tình yêu thương rộng lớn cho nhữngngười cùng khổ Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôichỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta đượchoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng được học hành"
Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phânbiệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái không phânbiệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗtrong tấm lòng nhân ái của Người
Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sailầm khuyết điểm Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn,chúng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm chophần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mấtdần đi, đó là thái độ của người cách mạng Đối với những người có thói hư tật
Trang 7xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộbằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác,chứ không phải đập cho tơi bời"
Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêulẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêuthương con người
Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; laođộng có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lựccánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm Phải thấy rõ "laođộng là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta"
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền củacủa dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ,nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừabãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù
Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "khôngxâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân" Phải "trongsạch, không tham lam" "Không tham địa vị Không tham tiền tài Khôngtham sung sướng Không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minhchính đại, không bao giờ hủ hoá"
Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn" Đối với mình: không
tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để pháttriển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình
Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh ngườidưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá,lừa lọc
Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà
Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối vớingười, với việc" “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khihưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"
Trang 8Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế
vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều làanh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân laođộng các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cáchmạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dântộc; là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến
bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội, vì những mục tiêu lớncủa thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, cácdân tộc
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩayêu nước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc
Trong hơn 3 năm thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW, ngày 27-3-2003 củaBan Bí thư Trung ương Đảng khoá IX, toàn Đảng, toàn dân ta đã tổ chức đợthọc tập tư tưởng Hồ Chí Minh để quán triệt, vận dụng và phát triển sáng tạo
tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Đợt học tập đã thu được nhiều kết quả tốt
Trước yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới, Hộinghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã quyết định triển khaichỉ đạo điểm cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh" trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đúc rút kinh nghiệm để tiến hànhcuộc vận động lớn trong toàn Đảng về vấn đề này sau Đại hội X của Đảng Đây
Trang 9là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiệnnay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên cơ sở những kinh nghiệm thu được qua đợt làm điểm ở một số cơquan Trung ương và địa phương, cùng với việc triển khai thực hiện Nghịquyết Đại hội X của Đảng, Bộ Chính trị quyết định tổ chức cuộc vận động
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong toàn Đảng,toàn dân từ ngày kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng (03-02-2007) tới hết nhiệm
kỳ Đại hội X của Đảng
Cuộc vận động này nhằm mục đích làm cho toàn Đảng, toàn dân nhậnthức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức
và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức
tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộngtrong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,đoàn viên, thanh niên, học sinh nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyếtĐại hội X của Đảng
Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"phát động trong toàn Đảng, toàn dân, bắt đầu từ ngày 03-02-2007 và tổng kếtvào ngày 03-02-2011, có sơ kết hàng năm vào dịp sinh nhật Bác (19-5) Ở cấpTrung ương, thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động do đồng chí Tổng Bí thưBan Chấp hành Trung ương Đảng làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ươngthống nhất sự chỉ đạo cuộc vận động trong toàn Đảng, toàn dân Các bộ, ban,ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương và các tỉnh, thành phốthành lập ban chỉ đạo do đồng chí bí thư cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảnglàm trưởng ban, thống nhất chỉ đạo cuộc vận động trong phạm vi ngành, địaphương, đơn vị
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương là cơ quan thường trực của BanChỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai cuộc vận
Trang 10động, biên soạn tài liệu, chuẩn bị đội ngũ giảng viên phục vụ cuộc vận động,giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chỉ thị, định kỳbáo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
1.3 Tầm quan trọng của “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Chúng ta nhận thức rằng, qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới,nhân dân ta đã giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.Những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh
và ngoại giao đã tạo thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam Có thể nói,chưa bao giờ thế và lực của đất nước ta mạnh như hiện nay, vị thế của nước tacao như hiện nay Chính những thắng lợi to lớn đó là nhân tố quyết định tạo rathời cơ lớn cho nước ta phát triển nhanh hơn trong thời gian tới
Trên trường quốc tế, chưa bao giờ nước ta bình thường hoá quan hệ vớitất cả các nước như hiện nay; đặc biệt là bình thường hoá và có vị thế cao trongquan hệ với tất cả các cường quốc trên thế giới như Nga, Mỹ, Trung Quốc,Nhật Bản, và Liên minh châu Âu (EU) Việt Nam đã góp phần thúc đẩy xu thếchung của thế giới hiện nay, đó là xu thế hoà bình, hợp tác phát triển, xu thếtoàn cầu hoá và phát triển mạnh mẽ cách mạng khoa học và công nghệ Chính
vì thế, Đại hội X của Đảng ta nhận định cách mạng Việt Nam đang đứng trướcthời cơ lớn Từ đó, Đại hội X cũng đi đến quyết định trong 5 năm tới đưa ViệtNam thoát khỏi một nước nghèo và đến 2020 Việt Nam trở thành một nướccông nghiệp theo hướng hiện đại Như vậy, hiện nay Đảng ta đang đứng trướcmột sứ mệnh lịch sử mới là lãnh đạo toàn dân tộc thực hiện khát vọng ngàn đời
là xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh Lịch sử giao cho Đảng ta nhiệm vụ rất nặng nề
Để đủ sức hoàn thành sứ mệnh lịch sử nặng nề và đầy vinh quang trên, đòi hỏiĐảng ta phải nâng cao cho được năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.Bác Hồ - Người sáng lập và rèn luyện, lãnh đạo Đảng ta từng nói: “Đảng ta làđạo đức, là văn minh” Như vậy, Bác khẳng định thành tố đầu tiên tạo nên năng
Trang 11lực lãnh đạo của Đảng là đạo đức Vì vậy, yêu cầu xây dựng cho được nền tảngđạo đức vững vàng của Đảng là yêu cầu đầu tiên, cơ bản để nâng cao năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Đó là lẽ thứ nhất.
Thứ hai, Đảng ta phát động cuộc vận động này trên cơ sở sau 20 nămthực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã có bước trưởng thành trong điều kiệnmới, nhưng cũng đối mặt với những nguy cơ và thách thức rất lớn Đó là sựsuy thoái về tư tưởng chính trị và cả về đạo đức, lối sống trong một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên Trước đây, Đảng ta đã mở cuộc vận động đẩymạnh việc nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh (theo tinhthần Chỉ thị 23-CT/TW, Bộ Chính trị khoá IX) Đại hội X đã tổng kết, đánhgiá là cuộc vận động đã đạt được kết quả bước đầu, nhưng trong Đảng tìnhtrạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán
bộ, đảng viên vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi mà ngày càng diễn biếnphức tạp Tình hình trên là rất nghiêm trọng nên Đại hội X của Đảng nhậnđịnh, nếu chúng ta không ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồnvong của chế độ xã hội chủ nghĩa
Thứ ba, Đảng ta đã tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảngtheo tinh thần Nghị quyết TW6 (lần 2) khoá VIII đạt một số kết quả nhất định,nhưng Đại hội X đánh giá là không đạt yêu cầu đề ra Xuất phát từ yêu cầu sứmệnh lịch sử của Đảng ta trong giai đoạn mới và rút kinh nghiệm từ hai cuộcvận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đẩy mạnh nghiên cứu, học tập tưtưởng Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc vận độngchính trị “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với quyếttâm cao nhất là ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống và tham nhũng trong cán bộ, đảng viên; nhằm nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của Đảng, hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong giai đoạnmới
Trang 12Chương 2 NỘI DUNG CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP
VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Chỉ thị số 06 - CT/TW của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn đânban hành từ ngày 7/11/2006 đã nêu rõ về mục đích, yêu cầu và nội dung củacuộc vận động
Chỉ thị này nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc vềnhững nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rènluyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xãhội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng
2.1 Ý nghĩa cuộc vận động
Theo Chỉ thị 06 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” là một cuộc vận động lớn về đạo đức, với mục đích là nhằm khơi dậy
và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sựsuy thoái về đạo đức, lối sống; chặn đứng, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, lãngphí và các tệ nạn xã hội; hình thành, phát triển các giá trị đạo đức của chủnghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam XHCN có nhân cách cao đẹp,bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống văn minh, xây dựng các quan hệ xã hộilành mạnh, tiến bộ Như vậy, nội dung cốt lõi của cuộc vận động là giáo dục
và rèn luyện cho cán bộ, đảng viên và cho mọi thành viên trong xã hội là đạođức cách mạng, đạo đức của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
Cuộc vận động này chúng ta tiến hành trên cơ sở rút kinh nghiệm từnhững thành công và chưa thành công qua 7 năm thực hiện cuộc vận độngxây dựng, chỉnh đốn Đảng và 3 năm thực hiện việc đẩy mạnh nghiên cứu, họctập tư tưởng Hồ Chí Minh Đây là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấpbách trong bối cảnh hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây
Trang 13dựng và bảo vệ Tổ quốc Cuộc vận động này tiến hành bằng việc kết hợp tất
cả các giải pháp, trong đó giải pháp chính trị tư tưởng được xem là giải phápchủ yếu Thông qua cuộc vận động này, chúng ta tiến hành giáo dục trongtoàn Đảng, đoàn viên, hội viên, thanh niên và nhân dân nhận thức sâu sắc vềnhững nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh
2.2 Yêu cầu của cuộc vận động
Chỉ thị nêu rõ yêu cầu: Tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sâu rộng, thiết thực, hiệu quả trong cả hệthống chính trị và trong toàn xã hội, không phô trương, hình thức Việc Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn liền với việc triển khaithực hiện thăng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, với cuộc vận động xâydựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và đẩy mạnh cuộcđấu tranh phòng, chống tham nhũng, với các phong trào thi đua yêu nước
Yêu cầu của cuộc vận động là phải nâng cao cho được nhận thức trongcán bộ, đảng viên về vị trí và tầm quan trọng về đạo đức của Đảng đối với vậnmệnh của Đảng, vận mệnh của chế độ, vận mệnh của đất nước, đặc biệt làhạnh phúc của dân tộc Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tudưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn xãhội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức có quyền từ trung ương đến
cơ sở, trong thanh niên, học sinh… nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm,liêm, chính, chí công, vô tư; đồng thời gắn với việc quản lý, giám sát về đạođức, lối sống của cán bộ, đảng viên; quyết tâm đẩy lùi sự suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên
Dân tộc ta, Đảng ta có một diễm phúc rất lớn là có vị lãnh tụ vĩ đại,Chủ tịch Hồ Chí Minh Bác Hồ đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một sựnghiệp vĩ đại, đó là sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và một disản tinh thần rất quý báu là tư tưởng Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức Hồ