1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT SỨC SỐNG, SỰ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI THEO VIETGAPH

95 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 641,21 KB

Nội dung

TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát sức sống, sự sinh trưởng, và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng nuôi theo VietGAPH” được tiến hành từ ngày 15/2/2012 đến ngày 30/4/2012, tại trại

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

*****************

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỨC SỐNG, SỰ SINH TRƯỞNG

VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

NUÔI THEO VIETGAPH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN THỜI Lớp: DH08TA

Ngành: Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi

Tháng 08/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

***************

NGUYỄN VĂN THỜI

KHẢO SÁT SỨC SỐNG, SỰ SINH TRƯỞNG

VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

NUÔI THEO VIETGAPH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ Sư Chăn Nuôi chuyên

ngành Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn

TS VÕ THỊ TRÀ AN

Tháng 8/2012

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: NGUYỄN VĂN THỜI

Tên luận văn: “KHẢO SÁT SỨC SỐNG, SỰ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI THEO VIETGAPH”.

Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày ………

Giáo viên hướng dẫn

TS VÕ THỊ TRÀ AN

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện khóa luận tốt nghiệp Với lời biết

ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh – Khoa Chăn Nuôi Thú Y, cùng toàn thể quý thầy cô đã giúp đỡ và chỉ dạy tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến:

Gia đình đã nuôi dạy dỗ giúp tôi ăn học nên người

TS Võ Thị Trà An đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm

và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chủ trại Trần Thị Thơm và các anh chị em công nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện khóa luận này

Cảm ơn anh Thế, anh Vũ (Công ty Gia Cầm Bình Minh) đã tận tình chỉ bảo, giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập

Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các bạn lớp DH08TA đã động viên giúp đỡ và

hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài

Chân thành cảm ơn! Nguyễn Văn Thời

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát sức sống, sự sinh trưởng, và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng nuôi theo VietGAPH” được tiến hành từ ngày 15/2/2012 đến ngày 30/4/2012, tại trại gà tư nhân Trần Thị Thơm thuộc dự án: “Xây Dựng

Và Kiểm Soát Chất Lượng Nông Sản Thực Phẩm” hợp tác giữa Việt Nam và Canada

Đề tài khảo sát các tiêu chuẩn thực hành trong quy trình thực hành chuẩn VietGAPH của trại, và khảo sát sức sống, sức sinh trưởng và khả năng sản xuất trên

1000 con gà Lương Phượng từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng bằng phương pháp quan sát và ghi nhận, tổng hợp số liệu

Kết quả thu được như sau:

Về quy trình thực hành VietGAPH của trại

Điểm đánh giá thực hành VietGAPH đạt loại B

Về các chỉ tiêu: sức sống, tăng trưởng, kinh tế

Tỉ lệ chết nuôi từ 1-63 ngày của đàn là 4,7%, đàn gà phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh

Thể trọng trung bình khi xuất chuồng đạt 1652,0 g, tăng trọng tuyệt đối đạt 25,6 g/con/ngày Đàn gà tăng trưởng và phát triển tốt

Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày là 65,52 g/con/ngày, chỉ số FCR là 2,56 Đàn gà sử dụng hiệu quả thức ăn tốt đạt tiêu chuẩn gà Lương Phượng

Hiệu quả kinh tế chúng tôi thu được phần trăm chênh lệch tiền lời trên đầu con là 10,0 %

Trang 6

MỤC LỤC

Trang tựa i

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii

LỜI CẢM TẠ iii

TÓM TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH x

DANH SÁCH CÁC BẢNG xi

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Sơ lược về con giống 3

2.1.1 Nguồn gốc giống gà Lương Phượng 3

2.1.2 Điều kiện chuồng trại, trang thiết bị 4

2.1.3 Quy trình chăm sóc gà Lương Phượng 5

2.1.3.1 Chăm sóc nuôi dưỡng gà con 5

2.1.3.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng gà thịt 5

2.1.3.3 Nuôi gà giống hậu bị hoặc gà đẻ lấy trứng 5

2.1.3.4 Nuôi gà đẻ 6

2.1.4 Dinh dưỡng 6

2.1.5 Quy trình vệ sinh thú y trong trại gà Lương Phượng 6

2.1.5.1 Quy trình vệ sinh chuồng trại 6

2.1.5.2 Vệ sinh con giống 7

Trang 7

2.1.5.3 Vệ sinh thức ăn nước uống 7

2.1.5.4 Quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho gà Lương Phượng 7

2.1.5.5 Quy trình dùng kháng sinh phòng bệnh cho gà Lương Phượng 8

2.2 Tổng quan quy trình thực hành VietGAPH trong chăn nuôi gà Lương Phượng 8

2.2.1 Giải thích thuật ngữ VietGAPH 8

2.2.2 Nội dung các quy trình chuẩn trong VietGAPH 9

2.2.2.1 Quy trình thực hiện các biện pháp an toàn sinh học 9

2.2.2.2 Mua và tiếp nhận gà con 10

2.2.2.3 Mua , tiếp nhận, bảo quản thức ăn và nguyên liệu thức ăn 10

2.2.2.4 Mua, tiếp nhận, bảo quản thuốc thú y và vaccine 11

2.2.2.5 Cách sử dụng thuốc và vaccine 11

2.2.2.6 Vệ sinh khử trùng 12

2.2.2.7 Thời gian ngừng cho gà ăn trước khi xuất bán 14

2.2.2.8 Quản lý chất thải 14

2.2.3 Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y 15

2.2.4 Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong thú y 16

2.2.5 Danh sách các chất cấm sử dụng trong thức ăn 16

2.2.6 Giới hạn tối đa về hóa chất, vi sinh vật trong nước uống gia cầm theo 17

2.2.7 Giới hạn về hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà (gà sinh sản, gà thịt) 17

2.3 Đánh giá cho điểm thực hành VietGAPH của trại 19

2.4 Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài 23

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 25

3.1 Thời gian và địa điểm 25

3.2 Đối tượng nghiên cứu 25

3.3 Nội dung và phương pháp 25

3.3.1 Khảo sát các tiêu chuẩn thực hành trong quy trình thực hành chuẩn VietGAPH: 25

3.3.1.1 Khảo sát chuồng trại 25

Trang 8

3.3.1.2 Khảo sát quy trình vệ sinh khử trùng của trại 25

3.3.1.3 Khảo sát các biện pháp an toàn sinh học của trại 26

3.3.1.4 Khảo sát quá trình mua và tiếp nhận gà con của trại 26

3.3.1.5 Khảo sát thức ăn, nước uống sử dụng cho gà 26

3.3.1.6 Khảo sát quy trình quản lý bệnh, điều trị thuốc 29

3.3.1.7 Khảo sát quy trình xử lý chất thải của trại 29

3.3.1.8 Khảo sát thời gian trước khi bán gà 29

3.3.1.9 Đánh giá cho điểm thực hành VietGAPH của trại 29

3.3.2 Đánh giá sức sống, sức tăng trưởng, và năng suất gà Lương Phượng nuôi ở trại 30

3.3.2.1 Chỉ tiêu về sức sống 31

3.3.2.2 Chỉ tiêu về tăng trọng 31

3.3.2.3 Chỉ tiêu chuyển hóa thức ăn 31

3.3.2.4 Chỉ tiêu về kinh tế 32

3.4 Phương pháp xử lí số liệu 32

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33

4.1 Thực tế của trại trong quy trình thực hành chuẩn VietGAPH 33

4.1.1 Chuồng trại 33

4.1.2 Quy trình vệ sinh khử trùng của trại 34

4.1.3.Các biện pháp an toàn sinh học của trại 35

4.1.4.Quá trình mua và tiếp nhận gà con ở trại 35

4.1.5 Thức ăn và nước uống sử dụng cho gà 36

4.1.5.1 Thức ăn 36

4.1.5.2 Nước uống 38

4.1.6 Khảo sát quy trình quản lý bệnh, điều trị thuốc 40

4.1.6.1 Lịch phòng vaccine của trại 40

4.1.6.2 Danh mục thuốc, kháng sinh sử dụng 41

4.1.7 Quy trình xử lý chất thải của trại 43

4.1.8 Thời gian trước khi bán gà 43

4.1.9 Đánh giá cho điểm thực hành VietGAPH của trại 44

Trang 9

4.2 Sức sống, sức tăng trưởng, và năng suất gà Lương Phượng nuôi ở trại 49

4.2.1 Chỉ tiêu về sức sống 49

4.2.2 Chỉ tiêu về tăng trọng 51

4.2.2.1 Trọng lượng gà bình quân (TLBQ) (g/con) 51

4.2.2.2 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 53

4.2.2.3 Chỉ tiêu chuyển hóa thức ăn 54

4.2.2.4 Hệ số chuyển biến thức ăn ( FCR) 55

4.2.3 Hiệu quả kinh tế 56

4.2.3.1 Phần chi 56

4.2.3.2 Phần thu 57

4.2.3.3 Phần trăm chênh lệch lời một đầu con (đ/con) 57

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Đề nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 63

Trang 10

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VietGAPH : Vietnamese Good Husbandry Practices

BNNPTNT : Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

VSTACN : Vệ sinh thức ăn chăn nuôi

NN&PTNT : Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

TT-BNN : Thông Tư Bộ Nông Nghiệp

SMEWW : Standard Methods for the Examination of Water and Waste water

FCR : Chỉ số chuyển biến thức ăn

ISO : International Standard Organization

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Gà Lương Phượng 3

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của gà Lương Phượngnuôi thịt 6

Bảng 2.2 Quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho gà Lương Phượng 7

Bảng 2.3 Quy trình dùng kháng sinh phòng bệnh cho gà Lương Phượng 8

Bảng 2.4 Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y 15

Bảng 2.5 Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong thú y 16

Bảng 2.6 Danh sách các chất cấm sử dụng trong thức ăn 16

Bảng 2.7 Yêu cầu vệ sinh thú y nước uống cho gia cầm 17

Bảng 2.8 Tổng số vi khuẩn tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà 18 Bảng 2.9 Hàm lượng một số nguyên tố kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà 18

Bảng 2.10 Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện vệ sinh trại chăn nuôi gia cầm 19

Bảng 3.1 Phương pháp thử chỉ tiêu kim loại 26

Bảng 3.2 Phương pháp thử các chỉ tiêu kháng sinh 27

Bảng 3.3 Phương pháp thử các chỉ tiêu dinh dưỡng 28

Bảng 3.4 Phương pháp kiểm tra hàm lượng kim loại và vi sinh vật nhiễm trong nước 29

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá phân loại cơ sở chăn nuôi 30

Bảng 4.1 Lịch vệ sinh khử trùng trại 34

Bảng 4.2 Quá trình mua và tiếp nhận gà con ở trại 35

Bảng 4.3 Chỉ tiêu thức ăn về kim loại 36

Bảng 4.4 Chỉ tiêu thức ăn về vi sinh 36

Bảng 4.5 Chỉ tiêu về kháng sinh nhiễm trong cám 37

Bảng 4.6 Chỉ tiêu về dinh dưỡng cám Red Star 38

Bảng 4.7 Chỉ tiêu kim loại và vi sinh mẫu nước giếng tại trại tiêu chuẩn đo lường 39 Bảng 4.8 Chỉ tiêu vi sinh mẫu nước uống tại trại 39

Bảng 4.9 Lịch phòng vaccine của trại 40

Bảng 4.10 Danh mục thuốc, kháng sinh sử dụng tại trại 41

Trang 13

Bảng 4.11 Lịch xử lý chất thải của trại 43

Bảng 4.12 Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện vệ sinh trại chăn nuôi gia cầm 44

Bảng 4.13 Tỷ lệ chết loại gà Lương Phượng qua các tuần khảo sát 49

Bảng 4.14 Trọng lượng trung bình của gà qua các tuần 51

Bảng 4.15 Tăng trọng tuyệt đối bình quân của gà Lương Phượng qua các tuần 53

Bảng4.16 Tiêu thụ thức ăn chi tiết gà Lương Phượng qua các tuần 54

Bảng 4.17 Hệ số chuyển biến thức ăn 55

Bảng 4.18 Chi phí cho gà Lương Phượng 1 ngày tuổi đến xuất chuồng 57

Trang 14

VietGAPH là tên gọi tắt của Thực hành chăn nuôi tốt ở Việt Nam (Vietnamese Good Husbandry Practices) VietGAPH là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân chăn nuôi nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo nguồn gốc và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm

Trong ngành chăn nuôi nước ta hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm chiếm một thị phần lớn, cung cấp một phần lớn nhu cầu thực phẩm trong nước cũng như xuất khẩu.Trong ngành chăn nuôi gia cầm, gà Lương Phượng được chú ý đến với những đặc điểm như: chu kỳ chăn nuôi ngắn, sinh sản và tăng trưởng nhanh, và đặc biệt sản phẩm thịt trứng có giá trị sinh học cao, được nhiều người ưa chuộng đưa vào chăn nuôi rộng rãi

Để đạt hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi công nghiệp gà Lương Phượng và đảm bảo an toàn thực phẩm chúng ta phải am hiểu về giống, dinh dưỡng, các quy trình vệ sinh chuồng trại, quy trình tiêm phòng của gà Lương Phượng theo một quy

Trang 15

trình chăn nuôi chuẩn an toàn Để hiểu thực tế các vấn đề trên dưới sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và dưới sự hướng

dẫn của TS.Võ Thị Trà An, chúng tôi đã thực hiện đề tài “KHẢO SÁT SỨC SỐNG, SỰ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI THEO VIETGAPH”

Trang 16

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 SƠ LƯỢC VỀ CON GIỐNG

2.1.1 Nguồn gốc giống gà Lương Phượng

Gà Lương Phượng hay còn gọi là gà Lương Phượng Hoa Trung Quốc Gà Lương Phượng là một phẩm giống mới, nuôi chăn thả lấy thịt đã được các nhà tạo giống của xí nghiệp gà Nam Ninh - Quảng Tây - Trung Quốc nghiên cứu và chọn lọc trong thời gian trên 10 năm Gà Lương Phượng là giống gà kiêm dụng, được du nhập vào nước ta năm 1997 và hiện nay đang được nuội rộng rãi và sàn phẩm rất được ưa chuộng

Hình 2.1 Gà Lương Phượng

Gà Lương Phượng có đặc điểm ngoại hình rất giống với thể hình gà địa phương: mào, tích, tai đều màu đỏ Gà trống có mào cờ đứng ngực rộng dài, lưng phẳng, chân cao trung bình, lông đuôi vểnh lên Gà mái đầu thanh tú, thể hình chắc, rắn chân thẳng, nhỏ Màu lông đa phần ma hoàng, lông cú sẫm, số ít màu sẫm điểm lông đen rất hấp dẫn với người chăn nuôi và người tiêu dùng Gà giết mổ da màu vàng, thịt ngon đậm đà

Trang 17

Gà Lương Phượng yêu cầu thức ăn không cao, quản lý nuôi dưỡng đơn giản Trải qua thời gian dài các nhà chọn giống đã chú trọng chọn lọc tăng sức đề kháng chống đỡ bệnh tật, vì vậy gà dễ thích nghi nuôi trong các điều kiện sinh thái nóng

ẩm Tỷ lệ gà thương phẩm xuất chuồng đều đạt 95% trở lên.Tốc độ sinh trưởng nhanh Khối lượng cơ thể 70 ngày tuổi đạt 1,5 – 1,6 kg/con Tiêu tốn thức ăn FCR

là 2,4 – 2,6 Khả năng sinh sản của gà Lương Phượng rất tốt Tuổi đẻ khoảng 24 tuần, khối lượng cơ thể gà mái đạt 2100g, gà trống 2700g Sản lượng trứng/66 tuần

đẻ đạt 171 quả, tỷ lệ phôi đạt 92%, số gà con/mái/năm đạt 133 con (Trung Tâm Nghiên Cứu Gia Cầm Thụy Phương, 2002)

2.1.2 Điều kiện chuồng trại, trang thiết bị

Chuồng đảm bảo thoáng mát khô ráo ban đêm và mùa đông ấm áp Chuồng nên làm nơi cao ráo, nhận nhiều ánh sáng Ánh sáng sẽ diệt khuẩn, chống ẩm mốc hạn chế dịch bệnh Chuồng phải thiết kế sao cho thông thoáng tự nhiên Xung quanh dùng lưới hoặc tre đan làm song, có rèm che bằng cót, bao tải, bì xác rắn… Nếu nuôi nền phải lót trấu, mạt cưa, rơm, cỏ khô Có thể làm sàn bằng tre gỗ cách đất 30-40 cm Máng ăn máng uống treo hoặc gác lên bệ rải đều khắp chuồng

Trang thiết bị máng ăn máng uống phải liên tục dọn vệ sinh, cung cấp đầy đủ thức ăn,trang thiết bị chống nóng, chống lạnh, thiết bị sưởi ấm phải đầy đủ (Đặng Thị Hạnh, 2007)

Một số kiểu chuồng thực tế được dùng nuôi gà Lương Phượng hiện nay: Chuồng nền và sàn: kiểu chuồng này thường dùng nuôi gà Lương Phượng thịt hoặc gà đẻ trứng giống, diện tích sàn chiếm 2/3, còn 1/3 nền trải chất độn chuồng Sàn có thể làm bằng tấm nhựa hoặc lưới kẽm, có trại làm bằng tre ngâm cũng rất tốt

Chuồng sàn hay lưới: nền chuồng làm bằng sàn hay lưới cách mặt đất một khoảng nhất định tạo thông thoáng tốt Có thể nuôi gà Lương Phượng thịt thương phẩm hoặc gà hậu bị mật độ cao

Chuồng nền có trải chất độn chuồng: kiểu chuồng này đơn giản, đầu tư ban đầu thấp phù hợp nuôi gà Lương Phượng để giống

Trang 18

2.1.3 Quy trình chăm sóc gà Lương Phượng

2.1.3.1 Chăm sóc nuôi dưỡng gà con

Gà con một ngày tuổi khi đưa từ trại về cho uống nước ngay Nước hòa

vitamin Complex và kháng sinh pharmequin phòng bạch lỵ, E.coli và viêm rốn

Ngày hôm sau cho ăn bắp nhuyễn, hoặc tấm nhuyễn Bắt đầu từ ngày thứ 3 hoặc thứ

4 mới cho ăn cám hỗn hợp dành cho gà con

Trong hai tuần đầu phải quan tâm nhất là sưởi ấm và tránh bị gió lùa và thực hiện chích ngừa đầy đủ Sau 3 tuần bắt đầu thả xuống nền và chuyển đổi thức ăn

Gà Lương Phượng lớn nhanh hơn gà ta, nhưng chậm hơn gà công nghiệp Cho nên thức ăn đối với gà Lương Phượng trong giai đoạn 1-4 tuần tuổi cần khoảng 19-20% protein, năng lượng 2850-2900 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp (Đặng Thị Hạnh, 2007)

2.1.3.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng gà thịt

Nuôi dưỡng gà Lương Phượng thịt thương phẩm theo hình thức công nghiệp hiện nay là nuôi thúc cho gà ăn được nhiều nhất lượng thức ăn mà nó có thể để đạt tốc độ tăng trọng cao như khả năng di truyền sẵn có và có thể xuất chuồng trong thời gian ngắn nhất Thức ăn cho gà dùng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn đậm đặc

Nuôi dưỡng gà Lương Phượngtheo hình thức bán chăn thả (ban ngày thả ra vườn để kiếm giun dế sâu bọ, đi lại cho săn thịt và khỏe mạnh Thức ăn cho gà thịt Lương Phượng là thức ăn hỗn hợp + thức ăn địa phương hoặc thức ăn đậm đặc + thức ăn địa phương

Thức ăn cho gà nên chọn thực liệu ổn định về giá và chất lượng, lưu ý đến hàm lượng độc tố trong thức ăn hạt như bắp, bánh dầu đậu phộng, bột cá… Chú ý tiêm vaccine và cho uống kháng sinh để phòng bệnh cho đàn gà (Lâm Minh Thuận, 2004)

2.1.3.3 Nuôi gà giống hậu bị hoặc gà đẻ lấy trứng

Giai đoạn nuôi hậu bị gà Lương Phượng vào khoảng 4-5 tháng tuổi Chăm sóc nuôi dưỡng cho đến 8 tuần tuổi như nuôi gà bán thịt Sau 8 tuần tuổi tách gà

Trang 19

trống nuôi riêng để vỗ béo bán thịt Còn gà mái phải nuôi ăn hạn chế và khống chế trọng lượng gà sao cho đến lúc đẻ gà chỉ nặng 1,6-1,8 kg/con

2.1.3.4 Nuôi gà đẻ

Gà Lương Phượng là giống gà kiêm dụng nên năng suất trứng không cao.Tỷ

lệ đẻ bình quân cả năm chỉ đạt 40-45%, khoảng 140-160 quả/mái/năm.Tỉ lệ đẻ cao điểm nhất cũng chỉ 60-65% Trong giai đoạn này không nên cho gà ăn quá nhiều tránh mập mỡ, đẻ giảm

2.1.4 Dinh dưỡng

Trong quá trình sống, gia cầm ăn và uống theo bản năng sống nhằm cung cấp

đủ nhu cầu năng lượng cho mọi hoạt động sống, đồng thời tích lũy chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và sinh sản Tất cả các chất dinh dưỡng trong thức ăn như nước, protein, gluxit, lipid, chất khoáng và vitamin được đưa vào cơ thể qua quá trình tiêu hóa và hấp thu đều có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và tham gia vào cấu trúc của cơ thể và tạo sản phẩm

Bảng 2.1.Nhu cầu dinh dưỡng của gà Lương Phượng nuôi thịt

(Trung Tâm Nghiên Cứu Gia Cầm Thụy Phương, 2002)

2.1.5 Quy trình vệ sinh thú y trong trại gà Lương Phượng

2.1.5.1 Quy trình vệ sinh chuồng trại

Trại gà phải được xây dựng cách xa khu dân cư, xa chợ, xa trại chăn nuôi khác để tránh lây lan mầm bệnh Các dãy chuồng nuôi bố trí cách nhau ít nhất 30m

Trang 20

Mỗi chuồng phải có hố sát trùng trước cửa ra vào bằng vôi bột hay nước sát trùng

Thường xuyên tẩy uế sát trùng chuồng trại bằng vôi bột, nước Javel, NaOH…

Mỗi dãy chuồng nuôi nên có thiết bị riêng sử dụng chuồng nuôi đó Máng ăn,

máng uống, ổ đẻ đúng quy cách tiện cho việc sát trùng (Lâm Minh Thuận, 2004)

2.1.5.2 Vệ sinh con giống

Đàn gà giống phải được tuyển chọn theo đúng tiêu chuẩn giống, và nuôi

dưỡng tốt Loại những gà mang bệnh ra khỏi đàn giống bằng phản ứng ngưng kết

nhanh với các loại antigen của bệnh thương hàn, CRD

Trứng giống phải thường xuyên thu nhặt kịp thời, trạm ấp trứng bố trí xa

chuồng nuôi ít nhất 100m ở đầu hướng gió

Trại nuôi chỉ mua gà con từ trạm ấp có uy tín, nắm vững thông tin về đàn

giống cũng như tình hình dịch bệnh và quy trình phòng bệnh của đàn giống

2.1.5.3 Vệ sinh thức ăn nước uống

Thức ăn nước uống phải đảm bảo chất lượng tốt, thành phần dinh dưỡng đáp

ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho gà Thức ăn và nước uống đảm bảo không chứa độc

tố, không chứa nấm mốc, vinh sinh vật

2.1.5.4 Quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho gà Lương Phượng

Bảng 2.2 Quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho gà Lương Phượng

Trang 21

2.1.5.5 Quy trình dùng kháng sinh phòng bệnh cho gà Lương Phượng

Bảng 2.3 Quy trình dùng kháng sinh phòng bệnh cho gà Lương Phượng

(Đặng Thị Hạnh, 2007)

1-3 ngày tuổi E coli, Samonella ,

viêm rốn

Coli SP, Flumequine, Neotesol, Cosumix…

10-12 ngày tuổi E coli, Samonella, cầu

trùng

Coli SP, Flumequine, Neotesol, Cosumix, Esb3,Avicox

20-22 ngày tuổi E coli,Samonella, cầu

trùng, CRD

Coli SP, Flumequine, Neotesol, Cosumix, Esb3,Avicox Tylan, tiamulin…

30-32 ngày tuổi

Cầu trùng CRD

Tụ huyết trùng

Coli SP, Flumequine, Neotesol, Cosumix, Esb3,Avicox Tylan, tiamulin…

Consumixplus, Inoxyl

40-42 ngày tuổi Cầu trùng

Tụ huyết trùng

Coli SP, Flumequine, Neotesol, Cosumix, Esb3,Avicox Consumixplus, Inoxyl

Thời gian tiếp theo thỉnh thoảng ngừa cầu trùng, tụ huyết trùng, CRD

2.2 Tổng quan quy trình thực hành VietGAPH trong chăn nuôi gà Lương Phượng

2.2.1 Giải thích thuật ngữ VietGAPH

VietGAPH là tên gọi tắt của Thực hành chăn nuôi tốt ở Việt Nam (Vietnamese Good Husbandry Practices).VietGAPH là những nguyên tắc, trình tự,

Trang 22

thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân chăn nuôi nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo nguồn gốc và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm

2.2.2 Nội dung các quy trình chuẩn trong VietGAPH

2.2.2.1 Quy trình thực hiện các biện pháp an toàn sinh học

a/ Hàng rào và cổng

Trại phải có hàng rào bao quanh; cổng chính luôn đóng Phải có hệ thống khử trùng ở cổng chính cho người (sát trùng ủng, rửa tay) và xe cộ (hố sát trùng hoặc hệ thống phun sát trùng) Nên khuyến khích có hàng rào giữa mỗi chuồng gia cầm, có cổng phụ ở phía cuối trại để bán gà và vận chuyển chất thải

b/ Quản lý ra vào trại

Tay, giày, giép, ủng được rửa và khử trùng tại cổng trại trước khi ra vào trại Ghi chép đầy đủ vào sổ ghi chép khách tham quan

dẫn của trại trong suốt quá trình tham quan

Trang 23

g/ Xử lý chim hoang, côn trùng, chuột và các động vật khác

Dùng lưới sắt đậy cửa thông gió, đậy thùng chứa nước, dọn sạch thức ăn thừa, phải có chương trình chống chuột, giám sát hàng tháng và ghi chép lại Không cho chó, mèo vào khu chăn nuôi Phun thuốc diệt ruồi muỗi, quản lý tốt chất thải

h/ Bán gà

Bán gà qua cổng phụ và không cho người mua gà vào khu chăn nuôi

2.2.2.2 Mua và tiếp nhận gà con

sĩ thú y ký và lưu giữ trong hồ sơ

2.2.2.3 Mua, tiếp nhận, bảo quản thức ăn và nguyên liệu thức ăn

a/ Mua thức ăn, nguyên liệu

Nên mua thức ăn, nguyên liệu thức ăn ở những cơ sở đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn VSTACN

b/ Tiếp nhận thức ăn, nguyên liệu

Kiểm tra bằng cảm quan mỗi đợt tiếp nhận thức ăn, nguyên liệu thức ăn về chủng loại, nhãn mác, mùi vị, màu sắc hoặc có nấm mốc hay không Nếu nhận thức

ăn có trộn thuốc, phải kiểm tra xem có đúng chủng loại thuốc theo hướng dẫn sử dụng và cảnh báo ghi trên nhãn hay không (hoặc ghi trong hóa đơn trong trường hợp nhận thức ăn dạng khối lớn)

c/ Bảo quản thức ăn/ nguyên liệu

Kho thức ăn chỉ chứa thức ăn (không chứa hóa chất và phải khô ráo, thông gió tốt Phải có vật kê hoặc lót trước khi đặt bao thức ăn trên nền kho, bao thức ăn đặt cách mặt đất ít nhất 10 cm để thông gió Áp dụng tốt quay vòng thức ăn: nhập

Trang 24

trước ăn trước, nhập sau cho ăn sau Thức ăn trộn thuốc được bảo quản riêng một chỗ, xếp thành cột và đánh dấu rõ ràng

d/ Lấy mẫu thức ăn

Mỗi đợt nhận, lấy 01 mẫu thức ăn (1 kg) theo mỗi lô sản xuất đồng nhất Túi đựng mẫu ghi rõ: Ngày lấy mẫu, tên thức ăn, tên cơ sở sản xuất thức ăn, số lô sản xuất, tên thuốc trộn (nếu có) Lưu giữ mẫu thức ăn đến 2 tuần sau khi giết mổ con

gà cuối cùng

2.2.2.4 Mua, tiếp nhận, bảo quản thuốc thú y và vaccine

a/ Mua thuốc thú y, vắc xin

Chỉ mua các loại thuốc, vắc xin được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng cho chăn nuôi gà thịt Hết sức lưu ý cần bác sĩ thú y tư vấn về chọn và sử dụng đúng

loại thuốc hoặc vắc xin

b/ Tiếp nhận thuốc thú y, vắc xin

Kiểm tra bằng mắt thường từng sản phẩm tại mỗi đợt nhận còn nguyên đai nguyên kiện về các thông tin sau đây: tên sản phẩm, nồng độ và số liều, hướng dẫn

sử dụng, liều lượng và cách dùng, yêu cầu bảo quản, hạn sử dụng, số đợt / lô Mỗi đợt nhận phải ghi chép đầy đủ và lưu giữ lại

c/ Bảo quản

Bảo quản thuốc thú y, vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất (ghi trên nhãn).Sử dụng thuốc theo nguyên tắc: thuốc nhập trước dùng trước, nhập sau dùng sau Chỉ nhập số lượng thuốc đủ dùng trong một khoảng thời gian nào đó, trước hạn

sử dụng

2.2.2.5 Cách sử dụng thuốc và vaccine

a/ Sử dụng thuốc bằng đường tiêm

Pha thuốc hoặc vắc xin: chỉ pha bằng nước cất hoặc dung dịch tinh khiết theo hướng dẫn của nhà sản xuất Phải sử dụng kỹ thuật vô trùng để tránh nhiễm khuẩn cho dung dịch pha

Trang 25

Phải tuân thủ nguyên tắc vô trùng và lưu ý thay kim khi cần thiết trong trường hợp sử dụng thuốc, vaccine bằng đường tiêm Bắt giữ gà nhẹ nhàng để tránh stress

b/ Pha thuốc vào nước uống bằng tay

Chỉ pha các loại thuốc được chỉ định dùng cho chăn nuôi gà được Cục Thú y ban hành hàng năm Tính toán lượng thuốc dùng mỗi ngày theo những thông tin sau đây: Số lượng gà, thể trọng trung bình, liều lượng thuốc (mg/ kg hoặc ml/ kg), trước khi cho gà uống thuốc, nên cho gà ngừng uống nước từ ½ đến 1 giờ

Dụng cụ, thiết bị pha thuốc phải vệ sinh trước và sau khi sử dụng Hệ thống nước uống phải được rửa sạch sau đợt điều trị Điền đầy đủ vào mẫu ghi chép sử dụng thuốc và vaccine

c/ Pha thuốc bằng dụng cụ pha tự động

Chỉ pha các loại thuốc được chỉ định dùng cho chăn nuôi gà được Cục Thú y ban hành hàng năm Pha loãng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho dụng cụ pha thuốc tự động Khi pha thuốc, kiểm tra chính xác loại và lượng thuốc cần pha Ghi chép đầy đủ việc sử dụng thuốc và vắc xin

2.2.2.6 Vệ sinh khử trùng

a/ Chuồng nuôi

Chuồng nuôi phải được dọn, rửa, khử trùng sau mỗi lứa gà Dọn phân sau khi bán gà dọn càng sớm càng tốt Dọn toàn bộ chất bẩn hữu cơ bám ở nền chuồng, tường, trần, bạt, máng ăn, máng uống và các thiết bị khác

Rửa: trần, tường, quạt, cửa thông gió, máng ăn, máng uống (cố định) và nền chuồng bằng vòi nước cao áp Ngâm xà phòng các bề mặt bám bẩn 2-3 ngày trước khi rửa

Khử trùng: Các bề mặt để khô, sau đó khử trùng Pha thuốc khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất Công nhân phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đeo thiết bị phòng độc (kính, găng tay, khẩu trang…) Sau khử trùng, hạn chế ra vào chuồng để tránh tái nhiễm

Trang 26

Xông khử trùng: Trong một số trường hợp có thể xông khử trùng bằng foocmon Khi khử trùng, nhiệt độ chuồng nuôi > 26oC thì hiệu quả nhất Công nhân phải mặc đồ bảo hộ lao động và thiết bị phòng độc khi xông khử trùng

Thời gian trống chuồng: Thời gian để trống chuồng tối thiểu là 14 ngày giữa

2 lứa gà

Quản lý chất độn chuồng: rải chất độn chuồng mới ít nhất 12 giờ sau khi khử trùng và ít nhất 72 giờ trước khi thả gà con Sau khi rải thì phun khử trùng lên chất độn chuồng Pha thuốc sát trùng đúng liều lượng để tránh tồn dư hóa chất cho đàn

gà mới

b/ Vệ sinh khử trùng đường dẫn nước: làm theo thủ tục sau:

Bơm đầy nước vào đường ống, pha dung dịch làm sạch nước vào đường ống theo hướng dẫn trên nhãn mác

Các máng uống hở phải được rửa theo đúng cách trên, nhưng phải cọ và quét sạch

Chỉ được sử dụng các hóa chất đã được phê duyệt để làm sạch và khử trùng nước

c/ Vệ sinh khử trùng kho thức ăn

Xông kho thức ăn 2 lần mỗi năm khi kho không có thức ăn Nếu nhận thức

ăn dạng khối lớn, thùng chứa phải rửa sạch, để khô và xông khử trùng ít nhất 1 năm / 1 lần

d/ Bảo dưỡng thường xuyên

Bảo dưỡng hệ thống thông gió để đảm bảo hoạt động hiệu quả tối đa Thường xuyên kiểm tra áp suất và mức nước hệ thống cung cấp nước, phát hiện chỗ

rò rỉ Kiểm tra bằng mắt thường các thùng chứa thức ăn vào cuối đợt nuôi xem có rò thủng, thức ăn vón cục, nấm mốc, chuột bọ, tường và mái chuồng không được dột hoặc hắt mưa

Thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý chất thải, phát hiện chỗ

rò rỉ 1 tháng /1 lần phát quang bụi rậm và cắt cỏ xung quanh chuồng nuôi Thay chất sát trùng hàng ngày cho hố sát trùng ở cổng chính

Trang 27

e/ Vệ sinh khử trùng xe cộ và lồng đựng gà

Xe tải dùng trong trại nên vệ sinh khử trùng định kỳ 1 tháng 1 lần, nếu 1 xe tải được dùng cho nhiều mục đích như chở thức ăn, chở gà (kể cả lồng chứa gà) … thì phải vệ sinh khử trùng trước và sau mỗi lần sử dụng

Vệ sinh dọn các chất bẩn hữu cơ, rửa bằng vòi nước cao áp hoặc xà phòng, sau đó rửa sạch xà phòng Sau khi rửa, để khô, khử trùng bằng cách cho chất sát trùng bay hơi Sử dụng thuốc khử trùng đúng nồng độ và chính xác khối lượng Bảo quản trong một khu vực khô ráo và sạch sẽ

f/ Vệ sinh khử trùng quần áo và ủng bảo hộ lao động của công nhân

Cuối ngày làm việc, công nhân phải giặt quần áo bảo hộ, rửa ủng bằng xà phòng, sau đó khử trùng tại trại

g/ Vệ sinh khử trùng dụng cụ, thiết bị: Sau mỗi lần sử dụng

h/ Vệ sinh khử trùng khu hành chính và kho thuốc: Định kỳ hàng tuần

2.2.2.7 Thời gian ngừng cho gà ăn trước khi xuất bán

Ngừng cho gà ăn 6-10 giờ trước khi giết mổ, phải ước chừng thời gian vận chuyển và chờ ở lò mổ

2.2.2.8 Quản lý chất thải

a/ Biện pháp chung: Trại phải có một số khu vực để trồng cây, có hệ thống thoát

nước xung quanh chuồng Giảm thiểu lượng nước rửa chuồng và thiết bị; khuyến

khích rửa bằng vòi cao áp

b/ Xử lý chất thải rắn hữu cơ

Phân gà được thu gom hàng ngày về nơi chứa phân và xử lý trong vòng 24 giờ (chôn, đốt, ủ)

c/ Xử lý chất thải rắn vô cơ nguy hại

Kim tiêm, túi nhựa, đồ nhựa, vv… nên thu thập hàng ngày và mang đến một nơi xử lý riêng

Trang 28

d/ Xử lý chất thải lỏng

Chất thải lỏng của chuồng nuôi phải chảy vào hệ thống xử lý chất thải lỏng, không cho chảy ngang qua các chuồng nuôi khác, hoặc thải trực tiếp ra môi trường

Có hệ thống thoát nước mưa tách khỏi hệ thống nước thải chăn nuôi

2.2.3 Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y

Bảng 2.4 Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y

(Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009)

1 Chloramphenicol (Tên khác Chloromycetin;Chlornitromycin;

Laevomycin,Chlorocid, Leukomycin)

2 Furazolidon và dẫn xuất của nhóm Nitrofuran (Nitrofuran,

Furacillin, Nitrofurazon, Furacin, Nitrofurantoin, Furoxon, Orafuran, Furadonin, Furadantin, Furaltadon, Payzone, Furazolin, Nitrofurmethon, Nitrofuridin, Nitrovin)

3 Dimetridazole (Tên khác: Emtryl)

4 Metronidazole (Tên khác: Trichomonacid, Flagyl, Klion,

Avimetronid)

5 Dipterex (Tên khác: Metriphonat,Trichlorphon, Neguvon,

Chlorophos,DTHP); DDVP (Tên khác Dichlorvos; Dichlorovos)

13 Green Malachite (Xanh Malachite)

14 Gentian Violet (Crystal violet)

Trang 29

2.2.4 Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong thú y Bảng 2.5 Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong thú y

(Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009)

1 Improvac (số ĐK: PFU-85 của nhà sản xuất Pfizer Australia

2.2.5 Danh sách các chất cấm sử dụng trong thức ăn

Bảng 2.6 Danh sách các chất cấm sử dụng trong thức ăn

( Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN ngày 20 tháng 6 năm 2002)

Trang 30

Bảng 2.7 Yêu cầu vệ sinh thú y nước uống cho gia cầm

(Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15tháng 01 năm 2010)

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối

Trang 31

Bảng 2.8 Tổng số vi khuẩn tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà

( Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009)

STT Loại vi khuẩn Tổng số vi khuẩn (CFU/g) tối đa cho

phép

Gà con từ 1-28 ngày tuổi

Nhóm gà còn lại

1 Tổng số vi khuẩn hiếu khí 1 x 105 1 x 106

2 Coliforms 1 x 102 1 x 102

3 E coli (Escherichia coli) không có không có

4 Salmonella* Không có Không có

5 Staphylococcus aureus 1 x 102 1 x 102

6 Clostridium perfringens 1 x 104 1 x 105

Bảng 2.9 Hàm lượng một số nguyên tố kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn

hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà

(Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009)

STT Kim loại nặng Hàm lượng tối đa cho phép

Trang 32

2.3 Đánh giá cho điểm thực hành VietGAPH của trại

Bảng 2.10 Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện vệ sinh trại chăn nuôi gia cầm (gà, cút)

(QCVN 01 - 79:2011/BNNPTNT)

TT Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả đánh giá

Lỗi vi phạm và hành động khắc phục

Đạt (Ac)

Không đạt (Fail)

Nhẹ (Mi)

Nặng (Ma)

Nghiêm trọng (Se) Tổng quát về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

Địa điểm

1 Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử

dụng đất của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm

quyền cho phép không?

2 Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công

trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các

quy định hiện hành không?

Thiết kế chuồng trại, kho, thiết bị chăn nuôi

3 Trang trại có được thiết kế gồm các khu vực khác

nhau không? Có tường rào ngăn cách khu chăn nuôi

với khu hành chính không?

4 Có thiết bị và dụng cụ chăn nuôi (ổ đẻ, máng ăn,

máng uống) đủvà bố trí hợp lý không?

4 Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, khoảng

cách giữa các dãy chuồng, vách, mái chuồng, cửa

chuồng có phù hợp với yêu cầu chăn nuôi không?

5 Thiết kế chuồng trại bảo đảm thông thoáng, ánh sáng,

nhiệt độ, ẩm độ với các giai đoạn nuôi dưỡng gia cầm;

diện tích chuồng nuôi phù hợp với số lượng gia cầm

không?

6 Các kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất

và thuốc sát trùng thiết kế đảm bảo cho việc bảo quản

không?

7 Nhà ấp trứng có hàng rào ngăn cách với bên ngoài và

các khu vực khác; được bố trí đảm bảo hạn chế lây

nhiễm chéo giữa các khu vực khác không?

Trang 33

TT Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả đánh giá

Lỗi vi phạm và hành động khắc phục

Đạt (Ac)

Không đạt (Fail)

Nhẹ (Mi)

Nặng (Ma)

Nghiêm trọng (Se) Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi

8 Có kiểm tra định kỳchất lượng nguồn nước dùng

trong chăn nuôi 2 lần/năm không?

9 Có vệ sinh định kỳ hệ thống nước cấp và có đầy đủ

hoá chất, dụng cụ để khử trùng định kỳ cho hệ thống

xử lý nước cấp không?

10 Nước có đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi không?

11 Nguồn nước dùng trong chăn nuôi có đạt yêu cầu

theo QCVN 01-39:2011/ BNNPTNT không?

Quản lý thức ăn và sử dụng chất cấm trong cơ

sở chăn nuôi

12 Có hồ sơ ghi chép loại thuốc sử dụng, liều lượng, thời

gian sử dụng, thời gian ngừng thuốc khitrộn vào thức

ăn và nước uống không?

13 Có sử dụng chất cấm để trộn vào thức ăn và nước

uống không?

14 Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi bảo quản có đúng

theo quy định không?

Quản lý con giống

15 Con giống có nguồn gốc rõ ràng không?

16 Có tuân thủ quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm

phòng, sát trùng chuồng trại cho đàn lợn mới nhập

không?

17 Có sổ sách ghi chép việc quản lý con giống và xuất

nhập đàn không?

Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng

18 Có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng

loại gia cầm theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển

Trang 34

TT Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả đánh giá

Lỗi vi phạm và hành động khắc phục

Đạt (Ac)

Không đạt (Fail)

Nhẹ (Mi)

Nặng (Ma)

Nghiêm trọng (Se)

20 Có thường xuyên bổ sung hoặc thay thuốc sát trùng

hàng ngày tại các hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu

mỗi chuồng; độ ngập hố sát trùng  15cm; nồng độ

thuốc sát trùng đạt hiệu quả khử trùng không?

21 Có vệ sinh phương tiện vận chuyển trước và sau khi

vào trại không?

22 Có thực hiện khử trùng, thay quần áo, ủng đối với

người vào khu chăn nuôi không?

23 Có sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt

nuôi; khi chuyển đàn không?

24 Có quy định và định kỳ phun thuốc sát trùng xung

quanh khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi, trong khu

chăn nuôi 2 tuần/lần không?

25 Có thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử

trùng chuồng và để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi;

khi chuyển đàn; để trống chuồng (15 ngày) không?

26 Có sử dụng riêng các phương tiện vận chuyển gia

cầm, thức ăn, chất thải trong trang trại và sát trùng

sau khi sử dụng không?

27 Có vệ sinh máng ăn, máng uống, dụng cụ định kỳ và

hàng ngày không?

Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại

28 Có chương trình kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm

và động vật gây hại khác không? Nếu có, đã ghi sơ đồ

chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để

xử lý không?

29 Có định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh

để diệt ruồi xung quanh các dãy chuồng và khu chăn

nuôi không?

Kiểm soát dịch bệnh

30 Có lịch tiêm phòngvà thực hiện tiêm phòng các bệnh

chính cho đàn gia cầm không?

Trang 35

TT Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả đánh giá

Lỗi vi phạm và hành động khắc phục

Đạt (Ac)

Không đạt (Fail)

Nhẹ (Mi)

Nặng (Ma)

Nghiêm trọng (Se)

31 Có giám sát dịch bệnh theo phương thức “cùng vào

-cùng ra” không? Có lập tức cách ly để phòng ngừa

lây lan khi gia cầm có biểu hiện bệnh không?

32 Trong trường hợp điều trị bệnh, có ghi chép đầy đủ

về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời

gian dùng, trọng lượng gia cầm, người tiêm, thời

điểm ngưng thuốc không?

33 Khi phát hiện gia cầm chết có báo với cán bộ kỹ

thuật/thú y để có biện pháp xử lý không? Có thực

hiện xử lý hợp vệ sinh gia cầm chết do bệnh hoặc

không rõ nguyên nhân không?

Vệ sinh công nhân

34 Có hồ sơ sức khoẻ cá nhân và khám sức khoẻ định kỳ

cho công nhân 1 năm/lần không?

35 Có trang bị bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ,

khẩu trang, găng tay, mũ, ủng cao su cho công nhân

làm việc trong trại không?

36 Có nội quy quy định vệ sinh đối với công nhân

không?

Quản lý chất thải chăn nuôi

37 Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận

chuyển đến nơi xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm

môi trường không?

38 Có nơi xử lý động vật chết (lò thiêu, đất chôn) đảm

bảo vệ sinh dịch tể theo quy định hiện hành của thú y

không?

Quản lý nhân sự

39 Người lao động làm việc trong trang trại có được

hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại, sơ cấp cứu?

được tập huấn về kỹ năng chăn nuôi, an toàn lao động

và kỹ năng ghi chép không?

Trang 36

TT Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả đánh giá

Lỗi vi phạm và hành động khắc phục

Đạt (Ac)

Không đạt (Fail)

Nhẹ (Mi)

Nặng (Ma)

Nghiêm trọng (Se)

40 Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến

thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại

không?

41 Công nhân, khách tham quan có mặc hộ lao động và

vệ sinh, khử trùng khi vào trong trang trại không? Có

ghi nhật ký khách tham quan không?

Kết quả xếp loại

Đạt (Acceptable/ Ac): đáp ứng hoàn toàn quy định

Không đạt (Fail/ F) được chia thành 3 mức lỗi như sau:

Lỗi nghiêm trọng (Serious/Se): sai lệch so với quy định, nếu kéo dài sẽ gây mất an toàn thực phẩm/dịch bệnh/môi trường nhưng chưa tới mức tới hạn

Lỗi nặng (Major/Ma): sai lệch so với quy định, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm/dịch bệnh/môi trường nhưng chưa tới mức nghiêm trọng

Lỗi nhẹ (Minor/Mi): sai lệch so với quy định, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm/ dịch bệnh/ môi trường, gây trở ngại cho việc kiểm soát vệ sinh nhưng chưa đến mức nặng

2.4 Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài

Theo kết quả của Trần Bảo Tín (2010) về ảnh hưởng của việc sử dụng nước uống có pH = 3,5 đến năng suất và sức khỏe gà Lương Phượng, giai đoạn 1-21 ngày tuổi tỉ lệ chết loại 1,53%, giai đoạn 21-67 ngày tuổi tỉ lệ chết loại là 2,27% Trọng lượng bình quân gà lúc 67 ngày tuổi là 1600g Tăng trọng tuyệt đối 23,28 g/con/ngày Tiêu thụ thức ăn hàng ngày 61,81 g/con/ngày Hệ số chuyển biến thức

ăn là 2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng

Theo kết quả của Trần Đình Trí (2009) về ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Bio_feed trên sự tăng trọng của gà Lương Phượng, trọng lượng bình quân khi

Trang 37

xuất chuồng lúc 10 tuần tuổi 4 lô lần lượt là: lô I (không bổ sung) 1804,7g; lô II (bổ sung chế phẩm Bio-feed 2‰) 1808,3g; lô III (bổ sung chế phẩm Bio-feed 3‰) 1942,7g; lô IV (bổ sung chế phẩm Bio-feed 4‰) 1896,7g Tăng trọng tuyệt đối 4 lô lần lượt là 27,98; 28;93; 30;07; 30;94 g/con/ngày Tiêu thụ thức ăn hàng ngày lần lượt 4 lô là 93,0; 90,8; 86,2; 88,2 Chỉ số chuyển biến thức ăn 4 lô lần lượt là 3; 2,95; 2,48 và 2,58 Tỉ lệ sống 4 lô đều đạt 100%

Nguyễn Đức Toản (2011) đánh giá hiệu quả của Poultry Star và chế phẩm tự nhiên tỏi-nghệ-gừng đến sức sống, tốc độ sinh trưởng và phẩm chất quầy thịt gà Lương Phượng Lô I sử dụng cám Con Cò, lô II bổ sung Poultry Star qua nước uống từng gia đoạn, lô III bổ sung Poultry Star vào thức ăn suốt quá trình, lô IV bổ sung chế phẩm tự nhiên Tỏi-Gừng-Nghệ Nghiên cứu cho thấy trọng lượng trung bình nuôi 10 tuần tuổi 4 lô lần lượt đạt 1679,1g; 1728,3g; 1774,2g; và 1705,4g Tăng trọng tuyệt đối của các lô lần lượt là 23,5; 24,2; 24,8; 23,8 g/con/ngày Lượng thức

ăn tiêu thụ hàng ngày 4 lô lần lượt là 69; 69,5; 68,5 ; 68,8 g/con/ngày Chỉ số chuyển biến thức ăn lần lượt là 2,85; 2,73; 2,67; 2,81 Tỉ lệ nuôi sống 4 lô lần lượt đạt 80%; 65,33%; 74%; 73,33%

Trang 38

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: Đề tài đã tiến hành từ ngày 15/2/2012 đến ngày 30/4/2012

Địa điểm: tại trại gà tư nhân Trần Thị Thơm thuộc dự án: “Xây Dựng Và Kiểm Soát Chất Lượng Nông Sản Thực Phẩm” hợp tác giữa Việt Nam và Canada

thuộc xã Phú Túc - Định Quán - Đồng Nai

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài được khảo sát trên 1000 con gà Lương Phượng từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng

3.3 Nội dung và phương pháp

3.3.1 Khảo sát các tiêu chuẩn thực hành trong quy trình thực hành chuẩn VietGAPH:

Chuồng trại, vệ sinh khử trùng, các biện pháp an toàn sinh học, mua tiếp nhận

gà con và chăn nuôi gà thịt, thức ăn, nước uống, quản lý dịch bệnh, điều trị thuốc,

xử lý chất thải, chuẩn bị bắt bán gà ở trại chăn nuôi, cho điểm thực hành VietGAPH của trại

Phương pháp: quan sát và ghi nhận, tổng hợp số liệu

3.3.1.1 Khảo sát chuồng trại

Khảo sát quy mô chuồng trại, hệ thống máng ăn, máng uống, hệ thống nước uống, cơ sở vật chất trang thiết bị chuồng trại

3.3.1.2 Khảo sát quy trình vệ sinh khử trùng của trại

Theo dõi toàn bộ quy trình vệ sinh khử trùng của trại bao gồm vệ sinh khử trùng chuồng nuôi, kho thức ăn, kho thuốc, vệ sinh xe cộ ra vào trại, quần áo và ủng công nhân như: tần suất khử trùng, cách khử trùng, tên thuốc khử trùng

Trang 39

3.3.1.3 Khảo sát các biện pháp an toàn sinh học của trại

Theo dõi ghi chép lại toàn bộ quá trình thực hiện các biện pháp an toàn sinh học của trại như các biện pháp quản lí ra vào trại, quản lí người lao động, khách tham quan, xe cộ, trang thiết bị, giám sát động vật mang mầm bệnh

3.3.1.4 Khảo sát quá trình mua và tiếp nhận gà con của trại

Ghi chép lại nguồn gốc, số lượng, nhà cung cấp, ngày tháng nhập gà con và giấy chứng nhận kiểm dịch hay không

3.3.1.5 Khảo sát thức ăn, nước uống sử dụng cho gà

Thức ăn: Thức ăn được lấy 2 mẫu ngẫu nhiên ở máng ăn trong quá trình

nuôi, mỗi mẫu 1kg được đựng trong túi nhựa được gửi kiểm nghiệm ở Trung Tâm

Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 kiểm nghiệm các chỉ tiêu: kim loại

nặng (hàm lượng chì (Pb)), vi sinh vật (E.coli, Salmonella), và kiểm tra kháng sinh

(nhóm tetracycline, tylosine, choloramphenicol, furazolidone, chlortetracycline, doxycyline, oxytetracycline, tetracycline, tylosin) ở Trung Tâm Chất Lượng Nông Lâm Thủy Sản Vùng 4

Phương pháp thử:

Bảng 3.1 Phương pháp thử chỉ tiêu kim loại

(Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3)

Trang 40

Bảng 3.2 Phương pháp thử các chỉ tiêu kháng sinh

(Trung Tâm Chất Lượng Nông Lâm Thủy Sản Vùng 4)

LOG : giới hạn phát hiện

Khảo sát thành phần dinh dưỡng thức ăn qua từng giai đoạn (số liệu nhà cung cấp thức ăn cung cấp)

Ngày đăng: 22/07/2018, 01:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Đặng Thị Hạnh, 2007. Kĩ Thuật Nuôi Gà Tam Hoàng, NXB Nông Nghiệp TPHCM. Trang 3-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ Thuật Nuôi Gà Tam Hoàng
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp TPHCM. Trang 3-12
2.Đỗ Minh Khương, 2011 .Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm BIO-G trên tăng trọng của gà Lương Phượng từ 2-10 tuần tuổi. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm BIO-G trên tăng trọng của gà Lương Phượng từ 2-10 tuần tuổi
3.Lê Ngọc Long, 2005. Ảnh hưởng của các mức bột trứng gà loại đến năng suất của gà Lương Phượng. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của các mức bột trứng gà loại đến năng suất của gà Lương Phượng
4.Đinh Quang Thiệu, 2011. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học bio-super tăng trọng của gà Lương Phượng. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học bio-super tăng trọng của gà Lương Phượng
5.Lâm Minh Thuận, 2004. Giáo Trình Chăn Nuôi Gia Cầm, NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM. Trang 114-127 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Chăn Nuôi Gia Cầm
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM. Trang 114-127
6.Trần Bảo Tín, 2010. Ảnh hưởng của việc sử dụng nước uống có pH= 3,5 đến năng suất và sức khỏe của gà Lương Phượng. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của việc sử dụng nước uống có pH= 3,5 đến năng suất và sức khỏe của gà Lương Phượng
7.Nguyễn Đức Toản, 2011. Đánh giá hiệu quả của Poultry Star và chế phẩm tự nhiên tỏi-nghệ-gừng đến sức sống, tốc độ sinh trưởng và phẩm chất quầy thịt gà Lương Phượng. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả của Poultry Star và chế phẩm tự nhiên tỏi-nghệ-gừng đến sức sống, tốc độ sinh trưởng và phẩm chất quầy thịt gà Lương Phượng
8.Trần Đình Trí, 2009.Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm BIO-FEED trên tăng trọng của gà Lương Phượng. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm BIO-FEED trên tăng trọng của gà Lương Phượng
9. Phạm Thị Minh Thu,Nguyễn Thị Minh, Boulianne Martine, Lallier Linda, 2011. Sổ ghi chép thực hành chăn nuôi tốt trong sản xuất gà thịt an toàn – Dự thảo 4.0.Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ ghi chép thực hành chăn nuôi tốt trong sản xuất gà thịt an toàn – Dự thảo 4.0
10.Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, 2002. Hướng dẫn kĩ thuật nuôi gà Lương Phượng Hoa, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kĩ thuật nuôi gà Lương Phượng Hoa
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
13.Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn,2009.Thông tư số 81/2009/TT- BNNPTNT ngày 25/12/ 2009 quy định giới hạn về hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà (gà sinh sản, gà thịt) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn,2009
14.TT Tin học thống kê – Bộ Nông Nghiệp, “ Hướng dẫn kĩ thuật nuôi gà Lương Phượng”, (18/7/2012). Http://nhanong.com.vn/3-12-1022-901-Ga-luong-phuong.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: TT Tin học thống kê – Bộ Nông Nghiệp, “ Hướng dẫn kĩ thuật nuôi gà Lương Phượng
11. Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn,2002. Quyết định số 54/2002/QĐ- BNN,ngày 20/06/2002 về việc ban hành việc cấm sản xuất,nhập khẩu, lưu thông và sử dụng một số loại kháng sinh hóa chất trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi Khác
12.Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn,2005. Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 về việc ban hành Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong thú y và thủy sản Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w