1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm- Thực trạng và giải pháp

85 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 890,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đã và đang tích cực mở cửa nền kinh tế với quan điểm: “Mở cửa nền kinh tế, đa dạng hóa, đa phương hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại trên cơ sở mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới...”. Trong quá trình đó, hoạt động ngoại thương có vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay, nước ta đang thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế, điều này thể hiện ở việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, gia nhập khu vực thương mại tự do Châu Á (AFTA) và tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2006. Hiệp định thương mại Việt – Mĩ đã được kí kết và có hiệu lực. Ngoại thương đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới. Hoạt động ngoại thương phát triển kéo theo một loạt các dịch vụ khác cũng phát triển theo như vận tải biển, bảo hiểm…và đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế (TTQT) của các ngân hàng. TTQT đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Hoạt động TTQT của NHTM là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thay vì chỉ sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt như trước đây, ngày nay các phương thức TTQT đã được đa dạng hóa và được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn, góp phần thức đẩy sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Các phương thức TTQT thường được sử dụng hiện nay bao gồm phương thức tín dụng chứng từ, nhờ thu, mở tài khoản, chuyển tiền…và theo đó các ngân hàng đóng vai trò ngày một quan trọng hơn trong việc thực hiện thanh toán giữa các bên tham gia hoạt động ngoại thương. Do vậy, hiện nay các ngân hàng cũng đã và đang tích cực trong việc phát triển dịch vụ TTQT của mình, coi TTQT là một dịch vụ quan trọng và đem lại lợi nhuận đáng kể cho mình. Có thể thấy, ngày nay, ở hầu hết các ngân hàng, phòng TTQT đều đã được lập ra với mục đích chuyên thực hiện dịch vụ TTQT, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) chi nhánh Từ Liêm cũng không phải là một ngoại lệ. Từ nhiều năm nay, tại ngân hàng cũng đã có riêng phòng TTQT chuyên đảm nhận các công việc như thực hiện dịch vụ TTQT cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ…cũng như có một đội ngũ các thanh toán viên đảm nhận công việc này. Như vậy, dịch vụ TTQT đã và đang khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của nó trong hoạt động của các ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm nói riêng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, nổi bật là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra năm 2008 làm cho nền kinh tế thế giới bước vào thời kỳ suy thoái dẫn đến hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại (NHTM) gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục, thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế ngày một phát triển và trở thành một trong những hoạt động chính của NHTM. Trong thời gian thực tập tại phòng TTQT của NHNo&PTNT Từ Liêm, em nhận thấy dịch vụ TTQT của ngân hàng những năm gần đây đang rất được chú trọng phát triển. Dịch vụ TTQT của Ngân hàng dần tạo được uy tín với khách hàng và đóng góp không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, dịch vụ này vẫn còn nhiều hạn chế, doanh thu từ dịch vụ TTQT của ngân hàng vẫn còn thấp so với các ngân hàng trên địa bàn thủ đô và không tương xứng với tiềm nang của ngân hàng. Dịch vụ TTQT vẫn chưa khai thác hết thị trường. Nhận thức rõ được vấn đề này nên em đã chọn đề tài: “ Phát triển dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm: thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu, góp phần đưa ra các giải pháp giúp phát triển dịch vụ TTQT của NHNo&PTNT Từ Liêm. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm tìm hiểu về sự phát triển của dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT Từ Liêm trong thời gian qua, phân tích và đánh giá về dịch vụ TTQT tại ngân hàng và từ đó gợi ý một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ TTQT góp phần vào sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu 3 vấn đề chính bao gồm: + Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm + Thực trạng dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT Từ Liêm giai đoạn 2006-2009. + Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT Từ Liêm 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển của dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển của các phương thức TTQT bao gồm tín dụng chứng từ, nhờ thu và thanh toán hợp đồng tại NHNo&PTNT Từ Liêm trong giai đoạn 2006-2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, các biện pháp thống kê toán, vận dụng lí luận vào thực tiễn, khái quát hóa và tổng hợp, sử dụng và phân tích số liệu thống kê trên cơ sở tư duy logic. 5.5. Kết cấu đề tài. Ngoài lời mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm. Chương 2: Thực trạng dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm giai đoạn 2006-2009. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm.

Ngày đăng: 21/07/2018, 16:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w