1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

104 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang ngày càng được mở rộng theo hướng hiện đại hóa và đa dạng hóa, Mục tiêu an toàn và hiệu quả của từng ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại là một mục tiêu quan trọng, bởi đây là kênh huy động vốn lớn và hiệu quả nhất của nền kinh tế. Chính vì thế việc đảm bảo cho hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao là nhiệm vụ của hoạt động giám sát ngân hàng thương mại của các cơ quan với chức năng thanh tra, giám sát. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia với chức năng giám sát hệ thống tài chính, trong đó có hệ thống ngân hàng thương mại. Thông qua hoạt động giám sát từ xa của mình để giúp Thủ tướng Chính phủ nắm rõ hơn về thị trường tài chính Việt Nam. Ủy ban đã sử dụng công cụ chỉ số CAMEL để đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại để từ đó tham mưu cho Chính phủ nhằm ổn định thị trường tài chính Việt Nam ngày càng bền vững hơn. Trước sức ép của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng về loại hình và tinh vi về mức độ, tài chính của các ngân hàng thương mại sẽ được đảm bảo, hệ thống ngân hàng sẽ mạnh và thực sự là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế nếu hoạt động giám sát đối với ngân hàng thương mại được hoàn thiện. Như vậy, làm thế nào để hoàn thiện, nâng cao hoạt động giám sát mức độ an toàn của các ngân hàng thương mại đang là câu hỏi bức xúc của thực tiến hiện nay của các cơ quan giám sát, của Chính phủ cũng như của nền kinh tế. Đề tài “Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc đó. 1.1 Lý do lựa chọn đề tài Hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước cũng như trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Đây là kênh huy động vốn lớn nhất trong nền kinh tế. An toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết để ổn định hệ thống tài chính của mỗi quốc gia không riêng gì Việt Nam. Hệ thống ngân hàng có hoạt động tốt, đảm bảo an toàn thì sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát triển tốt hơn, nâng cao độ thanh khoản cho thị trường. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua càng cho chúng ta thấy rõ hơn vai trò trong việc sử dụng các chỉ số trong việc đánh giá và dự báo thị trường tài chính. Qua đề tài này, để có thể thấy được tình hình hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam thông qua việc đánh giá các chỉ số an toàn theo chỉ số CAMEL và đưa ra những giải pháp trong việc hoàn thiện chỉ số đánh giá cũng như trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia là cơ quan đầu tiên ở Việt Nam được thành lập với chức năng giám sát hệ thống tài chính quốc gia. Việc sử dụng mô hình CAMEL để đánh giá các chỉ số lành mạnh tài chính của hệ thống tổ chức tài chính tín dụng chưa được nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu. Một số đề tài về giám sát tài chính đã công bố song các đề tài đó cũng sử dụng số liệu từ những năm trước nên tính cập nhật chưa cao. Và hiện nay cũng chưa có đề tài nào sử dụng chỉ số CAMEL đánh giá riêng cho các tổ chức tín dụng. Với chức năng giám sát của mình thì Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sẽ có cái nhìn tổng thể và sự đánh giá chính xác nhất hệ thống tổ chức tài chính. Một số đề tài đã được nghiên cứu như: “Xây dựng hệ thống chỉ số xếp hạng tài chính đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam” tuy nhiên đề tài này chỉ mới dừng lại ở việc thống kê các chỉ số và sử dụng các chỉ số trong việc xếp hạng các tổ chức tín dụng chứ chưa đánh giá được mức độ an toàn của hệ thống này. 1.3. Mục đích nghiên cứu: - Hiểu rõ hệ thống chỉ số CAMEL, về công thức, cách áp dụng và ý nghĩa của từng chỉ số. Hiểu rõ hơn về công việc đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. - Đánh giá việc sử dụng chỉ số CAMEL tại Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đưa ra được những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng chỉ số này để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao việc sử dụng chỉ số này trong đánh giá hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. - Từ các số liệu tính toán được qua các chỉ số để nhìn lại hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Đưa ra các kiến nghị đối với cơ quan quản lý (Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia) về mức độ an toàn của các tổ chức tín dụng. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. - Chủ thể: Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - Phạm vi: o Sử dụng mô hình CAMEL để đánh giá o Thực trạng về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và mức độ an toàn của hệ thống này (đánh giá theo mô hình CAMEL) o Đề xuất các giải pháp về hoàn thiện công tác đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhằm nâng cao mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng. - Về thời gian: Do mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào từng thời điểm ta đánh giá do chịu tác động của hệ thống chính sách, nền kinh tế, những tác động cảu kinh tế thế giới nên trong đề tài này sử dụng số liệu của năm 2010 để tăng tính cập nhật, chính xác cho đề tài. 1.5. Câu hỏi nghiên cứu: - Vai trò của việc đảm bảo an toàn hệ hống ngân hàng thương mại đối với hệ thống tài chính Việt Nam. - CAMEL là gì? Cách tính của các chỉ số trong CAMEL? - Thực trạng của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Việc áp dụng các chỉ số CAMEL trong việc tính các chỉ số an toàn cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia gặp những khó khăn gì? - Để đánh giá an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay thì cần phải có những điều chỉnh gì? - Cơ quan quản lý cần có hướng giải quyết như thế nào trong việc đánh giá mức độ an toàn của các tổ chức tín dụng? 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: - Ý nghĩa khoa học: Hiểu rõ hơn về các chỉ số CAMEL trong đánh giá độ an toàn của hệ thống ngân hàng. - Ý nghĩa thực tiễn: Hiểu và biết sử dụng mô hình đó để đánh giá hệ số an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. Đưa ra một số kiến nghị cho các cơ quan quản lý để hoàn thiện hoạt động đánh giá độ an toàn cho hệ thống ngân hàng. 1.7. Phương pháp nghiên cứu: Đây là đề tài khoa học ứng dụng do đó để đạt được mục đích nghiên cứu cần có các phương pháp nghiên cứu thích hợp. - Đối với các vấn đề lý luận: Đề tài sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, liệt kê. - Đối với các vấn đề thực tiễn: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập, chọn lọc và tính toán số liệu từ đó thể hiện số liệu thông qua các đồ thị, bảng biểu để chứng minh, phân tích, sử dụng phương pháp so sánh kết quả với các chỉ số, các thanh đo an toàn để đưa ra kết luận cần thiết. 1.8. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thế giới trong việc sử dụng chỉ số CAMEL để giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại. - Chương 2: Phân tích thực trạng việc sử dụng chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại tại Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. - Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao khẳ năng sử dụng chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại.

Ngày đăng: 20/07/2018, 14:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Dự án cải cách ngân hàng, NHNN 17. Website http://www.sbv.gov.vn 18. Website http://www.gso.gov.vn 19. Website http://www.cic.org.vn 20. Website http://www.bis.org 21. Website http://moody’s.com 22. Thời báo kinh tế Việt Nam 23. Tạp chí Ngân hàng Link
1. The Federal Reserve Bank of St.Louis (July 2002), The Condition of Banks:What are Examiners Finding, Economic Letter Khác
2. Annette L.Nazareth (April 2005), Testimony concerning, credit rating cgencies, The subcommittee on capital markets, insurance and gorverment sponsored enterprises committee on financial services, United States house of repersentatives Khác
3. Donato M. Marc Q. Michael W. Taylor (2008) Inside and outside the centra bank: Independence and accountability on financial supervision: Trends and determinants, European journal of Political Economy, Volume 24, Issue 4, December 2008 Khác
4. Charles M. Kahn, Joaso A.C Santos (2005), Allocating bank regualatory powers: Lender of last resort, deposit insurance and supervision, European Economic Review, Volume 49, Issue 8.II. TIẾNG VIỆT Khác
1. Ernst & Young (2006), Báo cáo tự đánh giá các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel tại NHNN Việt Nam, Hà Nội Khác
2. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội Khác
3. Nguyễn Hữu Tài (1998), Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ, NXB Thống kê Khác
4. Nguyễn Thị Minh Huệ (2009), Hoạt động giám sát của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng thương mại, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
5. Đề tài cấp nhà nước (2006), Giải pháp đổi mới và hoàn thiện thanh tra, giám sát thị trường tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội Khác
6. Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia (2010). Báo cáo Giám sát thị trường tài Khác
7. Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia (2010). Báo cáo Giám sát thị trường tài chính Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010, Hà Nội Khác
8. Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia (2011). Báo cáo Giám sát thị trường tài chính Việt Nam năm 2010, Hà Nội Khác
9. Học viện ngân hàng (2009), Kỷ yếu hội thảo khoa học Nghiên cứu hệ thống Giám sát tài chính Quốc gia trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam, Hà Nội Khác
10. Học viện ngân hàng (2010), Kỷ yếu hội thảo khoa học Hiệu lực của thống giám sát tài chính Việt Nam, Hà Nội Khác
11. Quyết định số 79/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Khác
13. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn, NXB Tài chính, 1999 Khác
14. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, 2006 Khác
15. Các nước giám sát ngành ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán như thế nào, NXB Ngân hàng Trung ương, 2008 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w