Nhiều học sinh còn lúng túng trong học tập nhất là không biết cách làm các thí nghiệm nên nhiều tiết dạy đã không đạt được đích cuối cùng là truyền thụ kiến thức trọng tâm cho học sinh,
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Chúng ta vững bước tiến vào thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học tiên tiến và hiện đại Vì vậy đòi hỏi con nguời có tri thức đáp ứng kịp thời những đồi hỏi ngày càng cao của đất nước nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đúng định hướng của Đảng ta: “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh , đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn nâng cao chất lượng giáo dục, tạo sự chuyển biến vững chắc của giáo dục đưa giáo dục nước nhà vững bước tiến vào thế
kỉ XXI Năm học 2017 - 2018 với tinh thần chỉ đạo của ngành giáo dục tiếp tục
phong trào: “ Đổi mới phương pháp giảng dạy ” Đồng thời để góp phần thực hiện
một trong những nhiệm vụ chiến lược của sự phát triển kinh tế xã hội của Đảng ta
từ 2017- 2020 Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo, năng lực
tự đào tạo, coi trọng thực hành ngoại khoá làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay Theo quan điểm dạy học theo hướng tích cực, tính vừa sức, theo đối tượng học sinh Do vậy đòi hỏi tất cả các môn học trong nhà trường đều phải trang
bị cho các em những kiến thức cơ bản trong đó có môn khoa học
Môn khoa học lớp 5 trong chương trình Tiểu học 2000 đến nay đề cập đến những vấn đề thuộc 3 chủ đề cơ bản:
- Con người và sức khoẻ
- Vật chất và năng lượng.
- Thực vật và động vật.
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Thế giới này bao gồm những vật không sống ( còn được gọi là thế giới vô sinh như áng sáng, nhiệt, nước, không khí và những vật không sống còn được gọi
là thế giới hữu sinh hay các sinh vật như động vật , thực vật, con người Chương trình môn khoa học lớp 5 không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về thế giới tự nhiên mà còn giúp học sinh
Trang 2vận dụng những kiến thức đó vào thực tế hằng ngày.
Để đạt được những điều đó, đòi hỏi mỗi giáo viên phải biết lựa chọn cho mình những phương pháp giảng dạy thích hợp với từng nội dung bài dạy, từng đối tượng học sinh Đối với môn khoa học trong chương trình tiểu học ngoài những phương pháp dạy học được đề cập đến ở các sách giáo viên như quan sát, hỏi đáp, thảo luận, điều tra
Trong đó chủ đề Vật chất và năng lượng chủ yếu sử dụng phương pháp thí
nghiệm chứng minh Trong chương trình khoa học lớp 5 có nhiều bài sử dụng phương pháp thí nghiệm chứng minh
Phương pháp thí nghiệm chứng minh thường dùng để dạy các bài học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, các quá trình diễn ra trong thế giới tự nhiên Đó là một trong những phương pháp đặc trưng để cùng kênh chữ chỉ đạo, hướng dẫn học sinh, giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua thực tế giảng dạy trong trường Tiểu học phần khoa học Qua dự giờ và học tập các kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong nhà trường nhiều giáo viên do không biết lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp Nhiều học sinh còn lúng túng trong học tập nhất là không biết cách làm các thí nghiệm nên nhiều tiết dạy đã không đạt được đích cuối cùng là truyền thụ kiến thức trọng tâm cho học sinh, bài
giảng không sâu dàn trải hoặc bị :“ cháy giáo án ” nhiều tiết dạy không đảm bảo
được thời gian không gây được hứng thú học tập cho học sinh Dẫn đến tình trạng học sinh nắm bài máy móc , thụ động, chất lượng học tập chưa cao
Việc sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, các dụng cụ, vật liệu, các điều kiện thí nghiệm trong giờ giảng trên lớp đã được một số giáo viên chú trọng song vẫn còn nhiều giáo viên coi nhẹ việc sử dụng các phương tiện trực qua này Nhiều giáo viên sử dụng phương pháp thí nghiệm chứng minh chỉ là giáo viên nói, học sinh không được thực hành Nó chỉ là cộng cụ để minh hoạ cho bài giảng và những vấn đề thầy đưa ra mà chưa chú ý đến việc khai thác các kiến thức từ các
Trang 3phương tiện này để phát triển tư duy cho học sinh cũng như phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong bài dạy và học khoa học trong trường Tiểu học
Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một trong những việc làm quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước Chính vì vậy thực tế cũng có nhiều giáo viên trăn trở, suy tư, chưa hài lòng với thực tại về chất lượng giờ dạy nên đã ngày đêm miệt mài nghiên cứu tìm những sáng kiến mới, những phương pháp mới, phương pháp hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù bộ môn và quá trình nhận thức của học sinh Giúp các em học tập một cách nhẹ nhàng và có hiệu quả là một trong những yêu cầu cấp thiết của giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng
Xuất phát từ thực tế, để việc sử dụng phương pháp thí nghiệm chứng minh trong giảng dạy môn tự nhiên và xã hội phần khoa học trong trường Tiểu học đạt kết quả cao nhất Tôi đã đầu tư thời gian để nghiên cứu và kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy của mình, rút ra kinh nghiệm:
“ Sử dụng phương pháp thí nghiệm chứng minh ở môn khoa học Lớp 5 trong trường tiểu học ”
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
-Nội dung chương trình môn khoa học lớp 5 trong trường tiểu học
-Các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu
-Sách hướng dẫn môn khoa học lớp 5 và các tài liệu tham khảo khác có liên quan đến môn học
- Đồ dùng dạy học môn khoa học lớp 5 trong trường Tiểu học
II.ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG:
Trước khi nghiên cứu và thực hiện kinh nghiệm : “ Sử dụng phương pháp thí nghiệm chứng minh ở môn khoa học Lớp 5 trong trường tiểu học ”
Trang 4Tôi dã tiến hành khảo sát và thực nghiệm ở lớp 5A đây là lớp học mà tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy.Tôi đã tiến hành khảo sát trong tuần 21
và tuần 22 năm 2018 với kết quả như sau:
Tổng Số: Điểm: 9 -10: Điểm 8-7: Điểm 5-6: Dưới 5:
Với kết quả khảo sát trên tôi thấy rằng:
- Chất lượng học sinh về môn Khoa học còn rất thấp
- GV chưa có kinh nghiệm khi dạy các dạng bài về Thí nghiệm - CM
- Tỉ lệ học sinh đạt số bài khá, giỏi còn rất hạn chế
- Kĩ năng làm các thí nghiệm của học sinh theo sự hướng dẫn của giáo viên còn chưa tốt
- Khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh còn hạn chế
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ những tồn tại của năm học trước và cơ sở thực trạng nói trên, việc nghiên cứu đổi mới và dạy kiểu bài thí nghiệm chứng minh ở môn khoa học trong trường Tiểu học là một việc làm cần thiết nhằm khắc phục tháo gỡ dần từng bước thực trạng nói trên nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy phát huy mọi đối tượng học sinh trong lớp tham gia vào việc lĩnh hội tri thức
Tôi mạnh dạn nghiên cứu tìm hiểu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn khoa học trong trường Tiểu học kiểu bài thí nghiệm chứng minh cho học sinh dựa trên phương pháp:
-Phương pháp phân tích tổng hợp: Đọc và nghiên cứu tài liệu khái quát thành một số khái niệm và luận điểm chung
-Phương pháp khảo sát, đánh giá
-Xây dựng mô hình nghiên cứu
-Phỏng vấn, điều tra thực trạng
-Lựa trọn phương pháp và nguyên tắc dạy phân môn khoa học kiểu bài thí nghiệm chứng minh
-Phương pháp thực nghiệm
Trang 5-Phương pháp tổng kết đánh giá, đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp kiểm tra qua bài thi
IV.NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC TẾ ĐÃ LÀM:
Xuất phát từ những yêu cầu về phương pháp thí nghiệm chứng minh trong
quá trình thực hiện kinh nghiệm “ Sử dụng phương pháp thí nghiệm chứng minh
ở môn khoa học Lớp 5 trong trường tiểu học ”
Để đạt được những yêu cầu đó tôi đã tiến hành ở cả hai khâu: Soạn bài và giảng bài trên lớp đây là hai khâu quan trọng của cả một quá trình lên lớp của người giáo viên Cụ thể:
1 Đối với việc soạn bài:
Việc soạn bài tuy chỉ là khâu chuẩn bị chi việc giảng bài mới trên lớp của người giáo viên Nhưng đây lại là một khâu quan trọng của quá trình lên lớp Bài soạn được chuẩn bị kĩ càng chu đáo, quan tâm đến các đối tượng học sinh, nó sẽ quyết định rất lớn đến thành công của một giờ dạy Nó cũng giống như sự chuẩn bị
kĩ càng cho một trận đánh trong quân sự muốn trận đánh đó giành thắng lợi nó phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị của người chỉ huy Do vậy quá trình soạn bài của người giáo viên tôi đã đi theo các bước sau đây:
a) Bước thứ nhất:
Nhiệm vụ đầu tiên trong khâu soạn bài, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức của bài học trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn của giáo viên Rồi tìm đọc các sách tham khảo những tài liệu có liên quan đến kiến thức của bài học để bổ sung, cung cấp mở rộng cho bài giảng Vì qua thực tế giảng dạy tôi thấy một số kiến thức khoa học rất trừu tượng đối với học sinh Do vậy người giáo viên không nghiên cứu kĩ nội dung của bài sẽ dẫn tới lời của thầy giảng học sinh không hiểu gì cả, xa rời thực tế Đặc biệt nghiên cứu nội dung kiến thức bài học sẽ giúp học sinh, giáo viên chuẩn các dụng cụ cần thiết cho bài học
b) Bước thứ hai:
Trang 6Tiếp đó giáo viên phải xác định rõ mục đích yêu cầu của bài để có định hướng
trong giảng dạy đặc biệt là kiến thức trọng tâm Trong quá trình soạn bài giáo viên phải xác định rõ xem phần nào là kiến thức trọng tâm cần truyền thụ trên lớp thì đi sâu Còn phần nào là kiến thức phụ, kiến thức minh hoạ thì có thể lướt qua Vì nếu giáo viên không xác định rõ xem phần nào là kiến thức trọng tâm cần truyền thụ,
giáo viên không trách khỏi những giờ dạy không thành công “ cháy giáo án ”
không khắc sâu kiến thức, dẫn tới học sinh chán học bộ môn
Ví dụ: Dạy bài 26 : Đá vôi
GV xác định rõ kiến thức trọng tâm của bài học là:
- Phát hiện tính chất của đá vôi bằng cách thí nghiệm cọ sát 1 hòn đá cuội và 1 hòn đá vôi - nêu nhận xét
- Đá vôi dùng để làm gì ?
- Hoặc ví dụ dạy bài 30: Cao su Kiến thức trọng tâm là: Nêu được tính chất của cao su,ứng dụng của cao su
c) Bước thứ 3:
Đây là một trong những bước quan trọng nhất đó là bước người giáo viên chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu, các điều kiện thí nghiệm Trên cơ sở kiến thức trọng tâm đã được xác định, giáo viên phải biết lựa chọn các dụng cụ vật liệu cần thiết cho giờ học Đây là một trong những khâu quan trọng nhất của khâu soạn bài nếu người giáo viên chuẩn bị chu đáo nó sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh.Để cho thí nghiệm thành công giáo viên phải làm đi, làm lại thí nghiệm đó nhiều lần trước khi chuẩn bị dạy bài đó Có như thế giáo viên mới hướng dẫn được học sinh làm thành công thí nghiệm
Chẳng hạn khi dạy bài 26: “ Đá vôi" Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị như sau ( Học sinh chuẩn bị theo nhóm )
- Một hòn đá cuội, 1 hòn đá vôi
- Một ít dấm chua hoặc a- xít loãng
- Hai khay nhỏ bằng nhựa hoặc thuỷ tinh
Trang 7d) Bước thứ tư:
Công việc cuối cùng của khâu soạn bài của giáo viên là khâu soạn giáo án Giáo án của người thầy lên lớp, nó giống như bản vẽ kĩ thuật của những nhà kĩ sư xây dựng Do đó trong giáo án của người giáo viên để dạy do giáo viên thiết kế phải thể hiện rõ 5 bước của một quy trình lên lớp (tổ chức, kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, củng cố và hướng dẫn học sinh học ở nhà) Trong đó đặc biệt là giảng bài mới , giáo án phải thể hiện rõ công việc của thầy và của trò; phương pháp thí nghiệm chứng minh các dụng cụ, vật liệu, có hệ thống câu hỏi logic phù hợp với từng đối tượng học sinh Đặc biệt thông qua các thí nghiệm chứng minh có những câu hỏi để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh thích tìm tòi khám phát thế giới tự nhiên
2 Tiến trình bài giảng trên lớp:
Đây là một khâu quan trọng được tiến hành trên lớp khi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng ở khâu soạn bài đến việc xác định kiến thức trọng tâm , chuẩn bị các dụng
cụ, vật liệu cần thiết Cụ thể :
a- Khâu kiểm tra bài cũ:
Khi kiểm tra bài cũ tôi thường kiểm tra bài học giờ trước Sau đó tôi kiểm tra
sự chuẩn bị của học sinh(dụng cụ) Bước kiểm tra các dụng cụ đầu giờ học rất quan trọng nếu các em đem thiếu một dụng cụ nào đó sẽ không làm được thí nghiệm chứng minh ảnh hưởng rất lớn đến việc nắm kiến thức mới
Ví dụ: Trước khi chuyển sang học bài mới bài 26: “Đá vôi ” khi kiểm tra bài
cũ giáo viên có thể đặt câu hỏi:
- Nhôm có tính chất gì? Nêu 1 số đò vật làm bằng nhôm
b -Trong bước giảng bài mới:
Đây là một nội dung quan trọng nhất, chiếm một thời gian dài nhất trong cả một quy trình lên lớp của người giáo viên Để dạy tốt kiểu bài phương pháp thí nghiệm chứng minh tôi đã đi theo các bước sau đây:
*Bước 1:
Trang 8Giáo viên nêu mục đích của thí nghiệm.
Chẳng hạn khi dạy bài26: “ Đá vôi”:
Mục đích của thí nghiệm 1: Chứng minh đá vôi không cứng lắm
-Hoặc mục đích của thí nghiệm 2 trong bài là: Chứng minh dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi sủi bọt
*Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu.
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị các d/ cụ, vật liệu, các điều kiện t/ nghiệm
Ví dụ khi dạy bài 26: "Đá vôi"
Yêu cầu học sinh chuẩn bị : 1 hòn đá cuội, 1 hòn đá vôi, 1 ít dấm chua, 2 khay nhỏ
*Bước 3: Cách làm thí nghiệm giáo viên nêu cách làm thí nghiệm.
-Thực hiện thao tác nào? Trên vật gì?
-Quan sát dấu hiệu gì? Trên vật nào? Bằng giác quan nào?
Ví dụ khi dạy bài 30 : “ Cao su":
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm :
- Ném một quả bóng cao su xuống sàn nhà
- Kéo căng 1 dây cao su
- HS quan sát và nêu nhận xét
*Bước 4: Tiến hành thí nghiệm.
- Học sinh được bố trí, lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm theo các bước đã vạch ra
- Học sinh làm thí nghiệm có thể theo nhóm, cá nhân.Tuỳ từng thí nghiệm, tuỳ trình độ học sinh giáo viên có thể, thể hiện vai trò của mình trong dạy học theo phương pháp thí nghiệm ở các mức độ khác nhau
Chẳng hạn:
-Thí nghiệm khó làm giáo viên làm mẫu , hướng dẫn học sinh làm theo -Hoặc giao nhiệm vụ, giúp đỡ học sinh từng bước tiến hành thí nghiệm
Trang 9-Hoặc giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh tự làm, theo dõi và hướng dẫn kịp thời nếu giáo viên thấy cần thiết
*Bước 5: Phân tích kết quả và kết luận.
Sau khi học sinh làm thí nghiệm yêu cầu phân tích kết quả và rút ra kết luận Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi để học sinh nêu kết quả của thí nghiệm Từ kết quả của thí nghiệm giáo viên gợi mở để học sinh biết cách so sánh, suy luận, khái quát để rút ra kết luận
c Khâu củng cố và hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
Thông thường trong giờ dạy và học khoa học trong trường Tiểu học khâu củng cố
và hướng dẫn thường bị coi nhẹ Song thực tế chất lượng đào tạo trong nhà trường Tiểu học không đơn thuần chỉ dựa vào các phương pháp dạy của thầy mà còn phụ thuộc vào phương pháp học tập của học sinh Đối với môn khoa học khi giáo viên dạy dùng phương pháp thí nghiệm chứng minh để dạy những kiểu bài đó thì khâu củng cố của giáo viên cũng dựa trên cơ sở đó
Sau đây là một trong những giáo án cụ thể minh hoạ cho những việc làm trên:
Bài 30:Cao su
, Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Làm thực hành để tìm ra tính chất của cao su
- Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo cao su
- Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su
, Đồ dùng dạy- học
- Hình trang 62,63 SGK
- Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun, mảnh xăm, lốp,
, Hoạt độngdạy- học
1, KT: (5’)
- Nêu tính chất và công dụng của thủy tinh
2, Bài mới
a, Giới Thiệu Bài (1’)
b, Hoạt động1: (15’)Thực hành
*Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra
Trang 10tính chất đặc trưng của cao su
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà,
ta thấy quả bóng như thế nào?
- Kéo căng sợi dây cao su Khi buông
tay sợi dây cao su như thế nào?
Kết luận:
Cao su có tính đàn hồi
c, Họat động2:(15’) Thảo luận
*Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được tên các vật liệu được dùng để
chế tạo cao su
- Nêu được tính chất, công dụng và
cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su
*Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc cá nhân
Bước 2 : Làm việc cả lớp
GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng
câu hỏi :
- Có mấy loại cao su? Đó là những loại
nào ?
- Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có
tính chất gì ?
- Cao su được sử dụng để làm gì ?
Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su
- Các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn trang 63 SGK
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết trang 63 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Hs trả lời
3, Củng cố dặn dò(3’)
Về bảo quản đồ dùng bằng cao su nnhư điều đã học
IV.KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi vận dụng kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy, tôi đã thực hiện, thực nghiệm Kết quả việc áp dụng kinh nghiệm:
“ Sử dụng phương pháp thí nghiệm chứng minh ở môn khoa học Lớp 5 trong trường tiểu học ”
Tôi đã tién hành khảo và đạt được một số kết quả sau:
Đề bài:
Câu 1 Nêu ví dụ chứng tỏ không khí chuyển động tạo thành gió?