• Kiểm tra các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí: máy nén, dàn ngưng tụ, dàn bay hơi, đường ống, hệ thống quạt gió và hệ thống điện điều khiển các bộ phận trên.. Khi cần sửa chữa h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRÊN XE TOYOTA HIACE
Họ và tên sinh viên : Lý Bình
Trương Thùy Hoàng Linh Ngành: Công Nghệ Nhiệt Lạnh
Niên khóa: 2005 – 2009
Tháng 06/2009
Trang 2TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRÊN XE TOYOTA HIACE
Tác giả
Lý Bình Trương Thùy Hoàng Linh
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Công Nghệ Nhiệt Lạnh
Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Bùi Công Hạnh
Kỹ sư Nguyễn Đức Khuyến
Tháng 06 năm 2009
Trang 3CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm tạ đến:
Cha, mẹ người đã sinh thành và dưỡng dục tôi trong nhiều năm qua, cùng các anh chị đã giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong những năm học qua
Các Thầy, Cô trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu từ các Thầy, Cô trong khoa Cơ khí - Công nghệ
Thầy Bùi Công Hạnh và Thầy Nguyễn Đức Khuyến là giáo viên hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài này Thầy đã hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ của các bạn trong lớp DH05NL, cùng các bạn gần xa
Tháng 6 năm 2009 Sinh viên thực hiện:
Lý Bình Trương Thùy Hoàng Linh
Trang 4TÓM TẮT
1 Tên đề tài
“TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA HIACE”
2 Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ ngày 15 tháng 03 đến ngày 15 tháng 06 năm 2009
•
• Địa điểm: tại xưởng thực hành, thí nghiệm ô tô, Khoa Cơ Khí – Công Nghệ, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
3 Mục đích đề tài
Đề tài thực hiện với những mục đích sau:
• Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên
xe Toyota Hiace 12 chỗ
• Kiểm tra các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí: máy nén, dàn ngưng tụ, dàn bay hơi, đường ống, hệ thống quạt gió và hệ thống điện điều khiển các bộ phận trên
• Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị thu hồi, tái chế và nạp gas FT-900A của Trung Quốc
Chuẩn đoán hư hỏng và đưa biện pháp để khắc phục
Trang 5Thiết bị bơm khí để thử kín dàn ống và làm sạch bụi các thiết bị
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục v
Danh sách các hình viii
Danh sách các bảng xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích đề tài 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Tổng quát về hệ thống điều hòa không khí 3
3
2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Phân loại 3
điều hòa không khí 7
2.1.3 Lý thuyết nhiệt về 2.2 Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 9
2.2.1 Hệ thống sưởi ấm 10
2.2.2 Bộ thông gió 11
2.2.3 Hệ thống làm lạnh 12
2.3 Các thành phần chính của hệ thống lạnh 16
Máy nén 16
2.3.1 2.3.2 Thiết bị ngưng tụ 20
2.3.3 Van tiết lưu 21
Thiết bị bay hơi 23
2.3.4 2.4 Các thành phần phụ của hệ thống lạnh 24
2.4.1 Ống dẫn môi chất lạnh 24
2.4.2 Mắt ga 24
2.4.3 Bình lọc và hút ẩm 25
Trang 72.4.4 Bình tích lũy 26
2.4.5 Bình khử nước 27
2.4.6 Bộ tiêu âm 27
2.4.7 Quạt 27
Bộ ổn nhiệt 27
2.4.8 2.5 Điều khiển hệ thống lạnh 28
2.5.1 Chức năng bảng điều khiển hệ thống điều hòa ô tô 28
2.5.2 Bộ điều khiển nhiệt độ 29
Điều khiển tốc độ quạt gió 32
2.5.3 2.5.4 Điều chỉnh chế độ dòng khí 33
2.5.5 Điều khiển tốc độ không tải 33
2.5.6 Điều chỉnh tốc độ quạt dàn nóng và quạt két nước 36
2.5.7 Điều khiển đóng ngắt máy nén 39
2.5.8 Kiểm soát tình trạng đóng băng dàn lạnh 45
2.5.9 Thiết bị an toàn bảo vệ hệ thống lạnh 47
2.6 Sơ lược về dòng xe Toyota Hiace 48
2.6.1 Thế hệ thứ nhất 48
2.6.2 Thế hệ thứ hai 48
2.6.3 Thế hệ thứ ba 48
2.6.4 Thế hệ thứ tư 49
2.6.5 Thế hệ thứ năm 49
2.7 Các hư hỏng thường gặp trong hệ thống lạnh trên ô tô 50
2.7.1 Hệ thống điện lạnh hoạt động bình thường 50
2.7.2 Phân tích triệu chứng, nguyên nhân, cách khắc phục hư hỏng 50
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 53
3.1 Địa điểm 53
3.2 Phương pháp 53
3.2.1 Phương pháp lý thuyết 53
3.2.2 Phương pháp thực nghiệm 53
3.3 Phương tiện 54
Trang 8CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57
4.1 Tìm hiểu hệ thống lạnh trên xe Toyota Hiace 1989 57
4.1.1 Sơ đồ hệ thống lạnh trên xe Toyota Hiace 1989 57
4.1.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh trên xe Toyota Hiace 1989 57
trên xe Toyota Hiace 1989 58
4.1.3 Các bộ phận chính của hệ thống lạnh 4.1.4 Mạch điều khiển của hệ thống điện lạnh xe Toyota Hiace 1989 60
4.2 Kiểm tra, chuẩn đoán và cách khắc phục hư hỏng trong hệ thống lạnh trên xe Toyota Hiace 1989 61
4.2.1 Nội dung cần kiểm tra 61
4.2.2 Phương pháp kiểm tra, từng bước kiểm tra và cách khắc phục hư hỏng trong hệ thống lạnh trên xe Toyota Hiace 1989 61
4.3 Tìm hiểu thiết bị thu hồi tái chế và nạp ga FT-900A 71
4.3.1 Chức năng của thiết bị FT-900A 71
4.3.2 Các thông số chính của thiết bị FT-900A 71
4.3.3 Tìm hiểu các phím điều khiển của thiết bị FT-900A 72
4.3.4 Cấu tạo của thiết bị FT-900A 73
4.3.5 Sơ đồ điện điều khiển của thiết bị FT-900A 74
4.3.6 Vận hành thiết bị FT-900A 74
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 78
5.1 Kết luận 78
5.2 Đề nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 : Sơ đồ máy điều hòa không khí loại cửa sổ .4
Hình 2.2 : Sơ đồ hệ thống ĐHKK với chất tải lạnh là không khí .5
: 6
Hình 2.3 Sơ đồ hệ thống ĐHKK dùng không khí và nước làm chất tải lạnh Hình 2.4 : Truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt .8
Hình 2.5 : Nhiệt truyền do sự đối lưu, làm chín cá 8
Hình 2.6 : Truyền nhiệt bằng bức xạ 9
Hình 2.7 : Nguyên lý hoạt động của bộ sưởi .10
Hình 2.8 : Nguyên lý hoạt động của cánh trộn khí .11
Hình 2.9 : Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển lưu lượng nước 11
Hình 2.10 : Phân bố áp suất không khí bên ngoài xe khi chuyển động 12
Hình 2.11 : Hệ thống thông gió tự nhiên và cưỡng bức 12
Hình 2.12 : Nguyên lý làm lạnh cơ bản .13
Hình 2.13 : Nguyên lý hoạt động hệ thống điện lạnh ôtô .13
Hình 2.14a : Môi chất lạnh R – 12 14
Hình 2.14b : Môi chất lạnh R – 134a 14
Hình 2.15 : Tình trạng phá hủy tầng ôzôn của môi chất lạnh R – 12 .15
Hình 2.16 : Máy nén loại cánh van quay .18
Hình 2.17 : Máy nén piston dùng đĩa lắc, tấm dao động .18
Hình 2.18 : Máy nén xoắn ốc 19
Hình 2.29 : Cấu trúc ly hợp từ .19
Hình 2.20 : Bộ ly hợp điện từ trang bị bên trong puly máy nén .20
Hình 2.21 : Kết cấu của thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí (loại 3 đường) 21
Hình 2.22 : Van tiết lưu có bầu cảm biến nhiệt .21
Hình 2.23 : Van tiết lưu có ống cân bằng bên trong hoặc bên ngoài .22
Hình 2.24 : Kết cấu của thiết bị bay hơi làm mát không khí 24
Hình 2.25 : Kết cấu của mắt ga 25
Hình 2.26 : Kết cấu của bình lọc/hút ẩm .25
Hình 2.27 : Kết cấu bên trong một bầu tích lũy .26
Hình 2.28 : Kết cấu của bộ tiêu âm .27
Trang 10Hình 2.39 : Kết cấu của bộ ổn nhiệt kiểu cảm biến lồng xếp .27
Hình 2.30 : Bảng điều khiển hệ thống điện lạnh trên ô tô .28
Hình 2.31 : Sơ đồ hoạt động của kiểu hòa trộn không khí .29
Hình 2.32 : Cấu tạo của loại nhiệt điện trở 30
Hình 2.33 : Sơ đồ hoạt động .31
Hình 2.34 : Sơ đồ hoạt động của bộ điều khiển nhiệt độ loại thermostat .31
Hình 2.35 : Sơ đồ điều khiển tốc độ quạt gió .32
Hình 2.36 : Nguyên lý hoạt động của chế độ điều chỉnh dòng khí .33
Hình 2.37 : Nguyên lý hoạt động của bù ga kiểu điện .34
Hình 2.38 : Nguyên lý hoạt động của bù ga dạng cơ .34
Hình 2.49 : Thiết bị bù không tải trên xe sử dụng bộ chế hòa khí .35
Hình 2.40 : Thiết bị bù không tải trên xe phun xăng điện tử EFI 35
Hình 2.41 : Mạch điều khiển động cơ quạt két nước và quạt dàn nóng .36
Hình 2.42 : Sơ đồ điện của quạt dàn nóng và két nước .36
Hình 2.43 : Cấu tạo của công tắc trung áp 38
Hình 2.44 : Tín hiệu ra điều khiển máy nén .39
Hình 2.45 : Mạch điều khiển bằng công tắc .40
Hình 2.46 : Mạch điều khiển theo tốc độ động cơ 40
Hình 2.47 : Mạch điều khiển ngắt A/C để tăng tốc .41
Hình 2.48 : Sơ đồ điện loại ngắt bằng công tắc .41
Hình 2.49 : Mạch điều khiển ngắt máy nén theo áp suất môi chất 42
Hình 2.50 : Mạch điều khiển phát hiện máy nén bị kẹt .43
Hình 2.51 : Nguyên lý hoạt động của cảm biến cho máy nén piston .44
Hình 2.52 : Kết cấu của một loại van hút STV 46
Hình 3.1 : Xe Toyota Hiace 12 chỗ .54
Hình 3.2 : Đồng hồ VOM .54
Hình 3.3 : Thiết bị FT – 900A .55
Hình 3.4 : Thiết bị Xl – 1 .55
Hình 3.5 : Căn lá 56
Hình 3.6 : Bình gas R134a 56
Hình 4.1 : Sơ đồ hệ thống lạnh trên xe Toyota Hiace 89 57
Trang 11Hình 4.2 : Máy nén sanden và các bộ phận tháo rời 58
Hình 4.3 : Dàn nóng và quạt dàn nóng 59
Hình 4.4 : Dàn lạnh và quạt dàn lạnh 59
Hình 4.5 : Đường ống dẫn môi chất 59
Hình 4.6 : Sơ đồ mạch điều khiển của hệ thống lạnh trên xe Toyota Hiace 60
Hình 4.7 : Sơ đồ mạch điện điều khiển quạt dàn nóng .62
Hình 4.8 : Sơ đồ mắc thiết bị đo điện áp và cường độ dòng điện 63
Hình 4.9 : Thử kín dàn nóng 64
Hình 4.10 : Sơ đồ mạch điện điều khiển quạt dàn lạnh của tài xế 64
Hình 4.11 : Sơ đồ mạch điện điều khiển quạt dàn lạnh của hành khách .66
Hình 4.12 : Rơle và cầu chì 68
Hình 4.13 : Bình lọc/hút ẩm 68
Hình 4.14 : Bảng điều khiển kiểu cần gạt 69
Hình 4.15 : Vị trí xì ga tại đường hút về của máy nén 70
Hình 4.16 : Bảng phím điều kiển của thiết bị FT-00A .72
Hình 4.17 : Sơ đồ bố trí các thành phần của thiết bị FT-900A 73
Hình 4.18 : Sơ đồ điện điều khiển của thiết bị FT-900A 74
Hình 4.19 : Các bộ phận vận hành của thiết bị FT – 900A 75 Hình 4.20 : Quạt dàn lạnh của tài xế Phụ lục Hình 4.21 : Quạt dàn lạnh của hành khách .Phụ lục Hình 4.22 : Cánh hướng dòng khí mát ở tài xế và ở hành khách .Phụ lục Hình 4.23 : Cấu tạo của thiết bị FT – 900A Phụ lục Hình 4.24 : Rơle áp suất kép Phụ lục
Trang 12DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Sơ đồ phân loại tổng quát máy nén lạnh 17 Bảng 2.2: Điều chỉnh tốc độ quạt gió của dàn nóng và két nước 37 Bảng 2.3: Phân tích triệu chứng, nguyên nhân, cách khắc phục hư hỏng trong hệ thống
điện lạnh ô tô 50
Trang 13Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Cơ khí – Công nghệ trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Bùi Công Hạnh và thầy Nguyễn Đức Khuyến, cùng với sự hỗ trợ về thiết bị của bộ môn Công nghệ ô tô
đã giúp chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Hiace 12 chỗ” Với nội dung thực hiện là: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị thu hồi tái chế và nạp ga FT - 900A, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng bộ phận và cả hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Hiace 1989
Điều hòa không khí ô tô dùng để làm lạnh, giảm ẩm, sưởi ấm và lọc sạch khối không khí trước khi đưa vào cabin ô tô, nhằm duy trì nhiệt độ và ẩm độ thích hợp của không gian trong xe Kết quả làm cho môi trường trong xe trở nên trong lành, dễ chịu Tạo cảm giác thoải mái cho người điều khiển và hành khách ngồi trên xe
Khi cần sửa chữa hệ thống điều hòa không khí ta phải rút môi chất, tạo chân không, nạp môi chất,…để làm được này thì cần phải có thiết bị chuyên dùng gồm: bơm chân không, bộ đồng hồ, bình gas,… Hiện nay ta có thể nạp, rút môi chất và tạo chân không trong cùng một thiết bị FT – 900A Thiết bị này giúp chúng ta thuận tiện hơn trong công việc sửa chữa Vì vậy hiệu quả làm việc sẽ tốt hơn
Trang 14Thực hiện đề tài này giúp chúng tôi tìm hiểu một cách sâu hơn về hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc sử dụng, bảo trì, chuẩn đoán hư hỏng và sửa chữa hệ thống lạnh trên xe ô tô sau này, góp phần đáp ứng phần nào trong tình hình sử dụng ô tô ngày càng nhiều của nước ta
Do thời gian và trình độ của chúng tôi có hạn nên đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn
• Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và vận hành của thiết bị thu hồi, tái chế
và nạp gas FT-900A của Trung Quốc
Chuẩn đoán hư hỏng và phương pháp khắc phục
Trang 152.1.2 Phân loại /TL: 2/
Hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK) có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau mà mỗi cách đều mang tính chất quy ước tương đối của nó Nếu xem tác nhân lạnh cũng là một loại chất tải lạnh thì ta có thể chia các hệ thống ĐHKK hiện có thành các loại sau:
Hệ thống ĐHKK dùng trực tiếp tác nhân lạnh làm chất tải lạnh
a) Hệ thống ĐHKK dùng trực tiếp tác nhân lạnh làm chất tải lạnh
Trong trường hợp này các không gian cần điều hòa không khí có kích thước nhỏ, các yêu cầu kĩ thuật không phức tạp, thông thường người ta sử dụng các máy điều hòa loại cửa sổ hay hai mảnh (xem Hình 2.1)
Trang 16Hệ thống điều hòa không khí loại này có những ưu điểm như rẻ tiền và dễ lắp đặt Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm như khó khăn trong việc tìm vị trí lắp đặt,
độ ồn lớn, tính mỹ quan hơi kém
Hình 2.1: Sơ đồ máy điều hòa không khí loại của sổ
1 – Quạt dàn nóng; 2 – Dàn nóng; 3 – Cửa trao đổi gió; 4 – Dàn lạnh;
5 – Máy nén; 6 – Điện trở; 7 – Quạt dàn lạnh; 8 – Van tiết lưu
b) Hệ thống ĐHKK với chất tải lạnh là không khí
Hình 2.2 trình bày sơ đồ nguyên tắc của hệ thống điều hòa không khí dùng hoàn toàn không khí làm chất trung gian để chuyển tải lạnh Từ sơ đồ ta thấy không khí ngoài trời được hòa trộn với không khí hồi theo một tỷ lệ yêu cầu, sau đó đi qua bộ lọc, dàn lạnh và đi vào đường ống cấp gió Trường hợp này, thông thường độ chứa hơi
và nhiệt độ của không khí cấp vào nhỏ hơn các giá trị tương ứng của không khí trong không gian cần điều hòa Chính vì vậy quá trình giải phóng lượng nhiệt thừa ẩn và hiện trong không gian đó mới có thể diễn ra Do nhiệt độ bề mặt của các đường ống thấp, có khả năng hấp thụ nhiệt độ đọng sương của lớp không khí bao quanh, cho nên cần phải bọc ống dẫn bằng một lớp cách nhiệt có bề dày thích hợp để tránh hiện tượng đọng sương Ngoài ra còn hạn chế tổn thất lạnh khi không khí di chuyển qua ống dẫn
Hệ thống này có khả năng cải thiện điều kiện môi trường trong không gian cần điều hòa Nhờ có sự chuyển động liên tục của không khí vào và ra Tuy nhiên, nhược
Trang 17Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống ĐHKK với chất tải lạnh là không khí
1 – Không gian cần điều hòa; 2 – Đường ống đi; 3 – AHU; 4 – Tháp giải nhiệt;
5 – Bơm nước giải nhiệt bình ngưng; 6 – Máy lạnh; 7 – Bơm nước dàn lạnh;
8 – Thiết bị cấp môi chất nóng; 9 – Đường hút gió tươi;
10 – Điều chỉnh lượng gió hồi; 11 – Đường gió hồi; 12 – Điều chỉnh lượng gió thải
c) Hệ thống ĐHKK với chất tải lạnh là nước
Trên cơ sở những nhược điểm đã nói của hệ thống với chất tải lạnh là không khí, người ta nghĩ đến việc thay đường ống dẫn không khí bằng đường ống dẫn nước
để tiết kiệm không gian, giảm sự khó khăn trong quá trình lắp đặt và hạ thấp các chi phí đầu tư
Về cơ bản sơ đồ của hệ thống với chất tải lạnh là nước cũng có các bộ phận và thiết bị giống đã mô tả ở hình 2.2, ngoại trừ đường ống dẫn không khí Trong trường hợp này, thiết bị mà ta gọi là AHU (air handling unit) được đặt trong các không gian
Trang 18d) Hệ thống ĐHKK dùng không khí và nước làm chất tải lạnh
Hình 2.3 ệ thống ĐHKK dùng không khí và nước làm chất tải lạnh
1 – Điều chỉnh lưu lượng gió thải; 2 – Quạt đường gió hồi và thải;
3 – Đường gió hồi; 4 – Không gian cần điều hòa; 5 – FCU (fan coil unit);
6 – Tháp giải nhiệt; 7 – Cụm máy lạnh; 8 – Thiết bị cấp môi chất nóng;
9 – Đường hút gió tươi; 10 – Điều chỉnh lưu lượn gió tươi; 11 – Bộ lọc;
12 – Dàn lạnh; 13 – Quạt cấp.
Hình 2.3 trình bày nguyên lý của hệ thống ĐHKK dùng không khí và nước làm
chất tải lạnh Ta thấy, về cơ bản sơ đồ được thiết lập theo kiểu tổng hợp cả hai hệ
thống hoàn toàn dùng nước hoặc dùng không khí.
Trang 19e) Một số các phân loại khác
Theo mức độ quan trọng
•
- Hệ thống điều hòa không khí cấp I : Hệ thống điều hòa có khả năng duy trì
các thông số tính toán trong nhà với mọi phạm vi thông số ngoài trời
- Hệ thống điều hòa không khí cấp II : Hệ thống điều hòa có khả năng duy trì
các thông số tính toán trong nhà với sai số không quá 200 giờ trong một năm
- Hệ thống điều hòa không khí cấp III : Hệ thống điều hòa có khả năng duy trì
các thông số tính toán trong nhà với sai số không quá 400 giờ trong một năm Theo chức năng
•
- Hệ thống điều hòa cục bộ: Là hệ thống nhỏ, điều hòa không khí trong một
không gian hẹp, thường là một phòng Trên thực tế chủ yếu sử dụng các máy điều hòa dạng cửa sổ, máy điều hòa kiểu rời (hai mãnh) và máy điều hòa ghép
- Hệ thống điều hoà phân tán : Hệ thống điều hòa không khí mà khâu xử lý
nhiệt ẩm phân tán nhiều nơi Có thể ví dụ hệ thống điều hòa không khí kiểu khuyếch tán trên thực tế như hệ thống điều hòa kiểu VRV (variable refrigerant volume), kiểu làm lạnh bằng nước (water chiller) hoặc kết hợp nhiều kiểu máy khác nhau trong một công trình
- Hệ thống điều hòa trung tâm: Hệ thống điều hòa trung tâm là hệ thống mà
khâu xử lý không khí thực hiện tại một trung tâm sau đó được dẫn theo hệ thống kênh dẫn gió đến các hộ tiêu thụ Hệ thống điều hòa trung tâm trên thực
tế là máy điều hòa dạng tủ, ở đó không khí được xử lý nhiệt ẩm tại tủ máy điều hòa rồi được dẫn theo hệ thống kênh dẫn đến các phòng
2.1.3 Lý thuyết nhiệt về điều hòa không khí /TL: 3/
Tất cả các hệ thống điện lạnh được thiết kế dựa trên các đặc tính cơ bản của sự truyền dẫn nhiệt sau đây: dòng nhiệt, sự hấp thu nhiệt và áp suất đối với điểm sôi
a) Dòng nhiệt (heat flow)
Hệ thống điện lạnh được thiết kế để truyền nhiệt từ vùng này sang vùng khác
Về nguyên tắc, nhiệt chỉ có thể truyền được một cách tự phát từ nơi có nhiệt độ cao
Trang 20• Dẫn nhiệt (conduction): Dẫn nhiệt là quá trình truyền năng lượng do sự tương tác, va chạm của các hạt nguyên tử hay phân tử của một chất ở những nhiệt độ khác nhau Thực nghiệm cho thấy rằng quá trình truyền nhiệt năng sẽ diễn ra từ nơi có nhiệt
độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp (xem Hình 2.4)
Hình 2.4: Truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt
Đối lưu (convection):
• Đối lưu là sự di chuyển của dòng lưu chất nhờ vào sự chênh lệch nhiệt độ của lưu chất đó Truyền nhiêt đối lưu được thực hiện thông qua lưu chất, lỏng hoặc khí Hai lưu chất phổ biến nhất là không khí và nước Khi lưu chất được cấp nhiệt, sẽ giảm tỷ trọng, lưu chất nguội hơn sẽ có tỷ trọng lớn hơn, điều này làm cho lưu chất nóng chuyển động đi lên và lưu chất nguội đi xuống Sự truyền nhiệt đối lưu chỉ xảy ra khi có dòng chuyển động của lưu chất bên trong hoặc trên bề mặt tiếp xúc với chất rắn
Hình 2.5: Nhiệt truyền do sự đối lưu, làm chín cá
Trang 21• Bức xạ (radiation): Nhiệt truyền dẫn từ vật này sang vật kia nhờ tia hồng ngoại (infrared rays), ví dụ tia nắng mặt trời cung cấp nhiệt cho trái đất, cả hai người đều đứng ngoài trời nhưng một người đứng ở vị trí ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào sẽ cảm thấy nóng và ngược lại người đứng trong bóng che của mái nhà sẽ cảm thấy mát (xem Hình 2.6) Trong trường hợp nhiệt được truyền dẫn do dẫn nhiệt và do sự đối lưu thì quá trình truyền nhiệt xảy ra tương đối chậm Nhưng nếu dẫn nhiệt do bức xạ thì nhiệt được truyền dẫn với tốc độ ánh sáng
2.2 Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô /TL:4/
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một thiết bị được sử dụng để tạo không gian vi khí hậu thoải mái cho người lái xe và khách ngồi trên xe Khi nhiệt độ trong xe cao, nhiệt được lấy đi để làm giảm nhiệt độ (gọi là sự làm lạnh) và ngược lại khi nhiệt độ trong xe thấp, nhiệt được cung cấp để tăng nhiệt độ (gọi là sưởi) Mặt khác, hơi nước được thêm vào hay lấy đi khỏi không khí để đảm bảo độ ẩm trong
Trang 222.2.1 Hệ thống sưởi ấm
Trên ô tô sử dụng nhiều bộ sưởi khác nhau bao gồm: bộ sưởi dùng nhiệt từ nước làm mát động cơ, dùng nhiệt từ khí cháy và dùng nhiệt từ khí xả Tuy nhiên người ta thường sử dụng bộ sưởi dùng nước làm mát
a) Nguyên lý
Hình 2.7: Nguyên lý hoạt động của bộ sưởi
Trong hệ thống sưởi sử dụng nước làm mát, nước làm mát được tuần hoàn qua két sưởi làm cho đường ống của bộ sưởi nóng lên Sau đó quạt gió sẽ thổi không khí qua két nước sưởi để sấy nóng không khí (xem Hình 2.7)
b) Các loại bộ sưởi
• Kiểu trộn khí: Kiểu này dùng một van để điều khiển trộn khí để thay đổi nhiệt
độ không khí bằng cách điều khiển tỷ lệ khí lạnh đi qua két sưởi và tỷ lệ khí lạnh
không qua két sưởi (xem Hình 2.8)
• Kiểu điều khiển lưu lượng nước: Kiểu này điều khiển nhiệt độ không khí bằng cách điều chỉnh lưu lượng nước làm mát động cơ (nước nóng) qua két sưởi nhờ một van nước Van nước được lắp bên trong mạch nước làm mát của động cơ và điều khiển lượng nước làm mát đi qua két sưởi (xem Hình 2.9)
Trang 23Hình 2.8: Nguyên lý hoạt động của cánh trộn khí
Hình 2.9: Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển lưu lượng nước
2.2.2 Bộ thông gió
Bộ thông gió là một thiết bị để thổi khí sạch từ bên ngoài vào trong xe và cũng
có tác dụng làm thông thoáng xe Có hai loại thiết bị thông gió: thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức
a) Thông gió tự nhiên
Việc hút không khí bên ngoài vào trong xe do sự chuyển động của xe gọi là thông gió tự nhiên Sự phân bố áp suất không khí bên ngoài xe khi chuyển động được
Trang 24thể hiện ở hình 2.10, gồm các vùng có áp suất dương (+) và áp suất âm (-) Các cửa hút phải đặt tại các vùng có áp suất (+), còn các cửa thoát phải đặt ở vùng áp suất (-)
Hình 2.10: Phân bố áp suất không khí bên ngoài xe khi chuyển động
b) Thông gió cưỡng bức
Hình 2.11: Hệ thống thông gió tự nhiên và cưỡng bức
Trong hệ thống thông gió cưỡng bức một quạt điện được sử dụng để đẩy không khí vào trong xe Cửa nạp và cửa thoát được đặt giống như hệ thống thông gió tự nhiên Thông thường hệ thống thông gió này được dùng kèm với hệ thống khác (hệ thống lạnh hoặc hệ thống sưởi)
2.2.3 Hệ thống làm lạnh
Hệ thống lạnh là thiết bị để làm lạnh hoặc làm khô không khí trong xe hoặc không khí hút từ ngoài vào nhằm tạo bầu không khí dễ chịu trong xe
a) Nguyên lý làm lạnh cơ bản
Chúng ta cảm thấy lạnh khi đổ cồn lên da, nguyên nhân là do cồn lấy nhiệt từ
da để bay hơi Nguyên lý này được ứng dụng trong điều hòa không khí Nhưng áp
Trang 25dụng trực tiếp nguyên lý này không thực tế, vì tổn thất của ga bay hơi, do đó cần phải cung cấp ga lỏng liên tục Trong thực tế ĐHKK sử dụng chu trình khép kín, ga bay hơi được làm mát và ngưng tụ thành lỏng trong vòng tuần hoàn (xem Hình 2.12)
Hình 2.12: Nguyên lý làm lạnh cơ bản
b) Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh cơ bản
Hình 2.13: Nguyên lý hoạt động hệ thống điện lạnh ôtô
1 – Máy nén; 2 – Dàn nóng; 3 – Quạt dàn nóng; 4 – Bình lọc/hút ẩm;
5 – Dàn lạnh; 6 – Quạt dàn lạnh; 7 – Van tiết lưu
Môi chất lạnh ở thể hơi được đẩy từ máy nén dưới áp suất cao và nhiệt độ cao
đi vào dàn nóng Ở dàn nóng môi chất được làm mát nhờ quạt gió, môi chất thể hơi được giải nhiệt và giảm áp nên ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt độ thấp Môi chất ở dạng lỏng này được đưa đến bình lọc và hút ẩm, tại đây môi chất được làm
Trang 26c) Môi chất lạnh
Môi chất lạnh còn gọi là tác nhân lạnh hay gas lạnh dùng trong hệ thống điều hòa không khí ô tô phải được các yêu cầu sau đây:
- Dễ bốc hơi, có điểm sôi thấp
- Phải trộn lẫn, hòa tan được với dầu bôi trơn
- Có tính hóa trơ, không gây gỉ sét kim loại
- Không dễ cháy nổ và độc hại, không mùi
Hình 2.14a: Môi chất lạnh R – 12 Hình 2.14b: Môi chất lạnh R – 134a
Hệ thống điện lạnh ô tô sử dụng hai loại môi chất lạnh phổ biến là R – 12 (xem Hình 2.14a) và R – 134a (xem Hình 2.14b) Môi chất lạnh R – 12 là một hợp chất gồm clo, flo, và carbon còn gọi là chlorocarbon (CFC) Trong khi đó R – 134a là hợp chất hydrofluorocarbon (HFC), không có nguyên tử clo
Vì vậy R – 12 thải vào không khí thì nguyên tử clo tham gia phản ứng làm thủng tầng ôzôn bao bọc bảo vệ trái đất (xem Hình 2.15) vì vậy ngày nay hệ thống điện lạnh ô tô chỉ sử dụng môi chất R – 134a, có điểm sôi là -26oC (-15oF), bốc hơi
Trang 27Hình 2.15: Tình trạng phá hủy tầng ôzôn của môi chất lạnh R – 12
d) Dầu bôi trơn hệ thống điện lạnh
Tùy theo quy định của nhà chế tạo dùng một lượng dầu bôi trơn khoảng 150 ml đến 200 ml được nạp vào máy nén nhằm đảm bảo các chức năng: Bôi trơn các chi tiết của máy nén, một phần dầu nhờn sẽ hòa lẫn với môi chất lạnh và lưu thông khắp nơi trong hệ thống giúp van giãn nở hoạt động chính xác
Dầu nhờn chuyên dùng cho hệ thống điện lạnh ô tô phải tinh khiết, không sủi bọt, không lẫn lưu huỳnh Dầu nhờn bôi trơn máy nén không có mùi, trong suốt màu vàng nhạt Tùy theo loại môi chất lạnh và loại máy nén mà người ta sử dụng dầu bôi trơn cho thích hợp
Hệ thống điều hòa không khí ô tô sử dụng môi chất lạnh R – 134a không thể kết hợp được với các loại dầu khoáng dùng cho môi chất lạnh R – 12 mà chỉ sử dụng đúng loại dầu bôi trơn cho môi chất R – 134a, gồm có hai loại chất bôi trơn tổng hợp polyalkalineglycol (PAG) hoặc polyolester (POE) Hai chất bôi trơn này không hòa trộn với R – 12
Trang 28- Van tiết lưu (expansion valve)
- Thiết bị bay hơi (evaporator)
2.3.1 Máy nén (compressor)
a) Nhiệm vụ: máy nén trong hệ thống lạnh thực hiện một lúc hai vai trò quan trọng sau: /TL:5/
- Máy nén tạo sức hút hay tạo ra điều kiện giảm áp tại cửa hút của nó nhằm thu hồi
ẩn nhiệt của hơi môi chất lạnh từ dàn lạnh Điều kiện giảm áp này là rất thiết yếu vì nó giúp cho van tiết lưu điều tiết được môi chất lạnh thể lỏng cần thiết phun vào dàn lạnh
- Trong quá trình bơm, máy nén làm tăng áp suất, biến môi chất lạnh thể hơi thấp áp thành môi chất lạnh thể hơi cao áp Áp suất nén càng cao thì nhiệt độ của hơi môi chất lạnh càng tăng lên Yếu tố làm tăng áp suất và nhiệt độ của hơi môi chất lạnh lên rất nhiều lần so với nhiệt độ môi trường rất cần thiết vì nó giúp thực hiện tốt quá trình trao đổi nhiệt tại dàn nóng
Ngoài ra máy nén còn nhiệm vụ là bơm môi chất lạnh chảy xuyên suốt trong hệ thống
b) Phân loại /TL:6/
Trong kỹ thuật lạnh, người ta sử dụng hầu như tất cả các nguyên lý và kiểu loại máy nén khác nhau, trong đó các loại máy nén thông dụng nhất hiện nay là: máy nén piston, trục vít, rôto, xoắn ốc làm việc theo nguyên lý nén thể tích và máy nén turbin làm việc theo nguyên lý động lực (xem Bảng 2.1)
- Theo nguyên lý thể tích thì quá trình nén được thực hiện nhờ sự thay đổi thể tích giới hạn bởi xylanh và piston khi piston chuyển động lên
- Theo nguyên lý máy nén động học, áp suất tăng lên là do động năng của dòng hơi biến thành thế năng
Trang 29Bảng 2.1: Sơ đồ phân loại tổng quát máy nén lạnh
Một số máy nén được dùng phổ biến trong hệ thống điện lạnh ô tô:
• Máy nén loại cánh van quay: loại máy nén này không dùng piston và chỉ có duy nhất một van thoát Van thoát còn đóng vai trò như van chặn một chiều không cho hơi môi chất lạnh dội ngược về máy nén khi ngưng bơm Khi trục bơm và các cánh van cùng quay, vách vỏ bơm và các cánh van sẽ hình thành những phòng bơm, các phòng này thay đổi thể tích từ lớn đến bé dần để bơm môi chất lạnh Lỗ thoát của bơm bố trí tại một điểm trên vỏ bơm mà ở đó hơi môi chất lạnh được nén áp suất cao nhất (xem Hình 2.16)
• Máy nén kiểu piston (piston compressor): được dùng nhiều cho hệ thống điện lạnh
ô tô
- Máy nén piston loại đặt đứng: trục khuỷu quay dẫn động piston chạy xuống, van hút mở, hút môi chất lạnh thể hơi từ dàn lạnh vào trong xylanh máy nén Trong khi nén, trục khuỷu tiếp tục quay đưa piston đi lên, van hút đóng, van thoát mở, môi chất lạnh thể hơi được bơm đi dưới áp suất và nhiệt độ cao đến dàn nóng
Trang 30- Máy nén piston loại đặt nằm: có kích cỡ nhỏ gọn được trang bị phổ biến cho ôtô thế hệ mới Môi chất lạnh được bơm hay hút là do động tác dịch chuyển sang trái, phải của các piston được dẫn động do đĩa lắc hay tấm dao động cố định trên trục bơm
Hình 2.16: Máy nén loại cánh van quay
a) Máy nén loại 2 cánh quay; b) Máy nén loại 5 cánh quay
Hình 2.17: Máy nén piston dùng đĩa lắc, tấm dao động
a) Cấu tạo; b) Nguyên tắc hoạt động
• Máy nén rôto xoắn ốc: xylanh và piston dều có dạng băng xoắn Xylanh đứng yên còn piston chuyển động quay Bề mặt của piston và xylanh tạo ra các khoang có thể tích thay đổi thực hiện quá trình hút nén và đẩy (xem Hình 2.18)
Trang 31ất cả máy nén lạnh của hệ thống điện lạnh ô
điện từ Bộ ly hợp điện từ bao gồm một stato, một roto và một đĩa ép để nối puly dẫn động và máy nén bằng lực từ (xem Hình 2.19), bộ ly hợp từ được xem như một phần của puly máy nén, có công dụng ngắt và nối sự truyền động giữa động cơ và máy nén mỗi khi cần thiết Khi động cơ ô tô hoạt động, puly máy nén quay theo, do nó nối với trục khuỷu nhờ dây đai dẫn động, nhưng máy nén chưa hoạt động Cho đến khi ta bật công tắc A/C (công tắc hệ thống điều hòa không khí), bộ điều khiển cấp dòng cho stato Lực điện từ sẽ hút đĩa ép và kéo đĩa ép ép lên bề mặt ma sát của puly Do đó
Trang 32Hình 2.20: Bộ ly hợp điện từ trang bị bên trong puly máy nén.
2.3.2 Thiết bị ngưng tụ (condenser) /TL:6/
Thiết bị ngưng tụ là thiết bị trao đổi nhiệt để biến đổi môi chất lạnh có áp suất
và nhiệt độ cao sau quá trình nén thành môi chất trạng thái lỏng
a) Phân loại
Thiết bị ngưng tụ phân loại theo môi trường làm mát, có thể chia thành 4 nhóm:
- Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước
- Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước và không khí
- Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí
- Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng môi chất khác khi sôi hay bằng các sản phẩm công nghệ
b) Thiết bị ngưng tụ trên hệ thống lạnh ô tô
Trong hệ thống điện lạnh ô tô sử dụng thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí lưu động cưỡng bức
Trang 33• Cấu tạo: gồm một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ U nối tiếp nhau
xuyên qua vô số cánh tỏa nhiệt bám chắc và bám sát quanh ống kim loại Đầu vào của
môi chất lạnh được bố trí bên trên, đầu ra được bố trí phía dưới (xem Hình 2.21)
Hình 2.21: Kết cấu của thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí (loại 3 đường).
• Nhiệm vụ: làm cho môi chất lạnh thể hơi dưới áp suất cao và nhiệt độ cao, từ máy
nén bơm đến, ngưng tụ thành thể lỏng
Trên ô tô dàn nóng thường được ráp đứng ngay trước đầu xe, phía trước thùng
nước tỏa nhiệt của động cơ, ở vị trí này dàn nóng sẽ tiếp nhận tối đa luồng không khí
mát thổi xuyên qua do xe đang chạy và do quạt tạo ra
2.3.3 Van tiết lưu (expansion valve) /TL:5/
Van tiết lưu có bầu cảm biến nhiệt (thermostatic expansion valve)
6 – Lỗ tiết lưu thay đổi
7 – Cửa ra, 8 – cửa vào
8
Trang 34• Nguyên lý hoạt động: bầu cảm biến nhiệt đặt tại đầu ra môi chất lạnh của dàn bay hơi, khi nhiệt độ của bầu cảm biến cao (thấp), tạo ra áp suất ấn vào màng tác động(nhỏ) thắng lực căng của lò xo, điều khiển van mở lớn (nhỏ) lỗ định lượng cho n
lớn hiều
ng nạp vào dàn bay hơi Kích thước của lỗ địnhtheo áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động lên màng Do kích thước lỗ định lượng nhỏ nên chỉ có một lượng môi chất lạnh lỏng phun vào dàn bay hơi, nhờ vậy tạo giảm
áp giúp cho môi chất lạnh lỏng sôi và bay hơi tức thì
b) Van tiết lưu có ống cân bằng bên ngoài hoặc bên trong (thermostatic expansion valve with external equalizing bore or internal)
• Cấu tạo
Hình 2.23: Van tiết lưu có ống cân bằng bên trong hoặc bên ngoài
a) Van tiết lưu có ống cân bằng bên trong; b) Van tiết lưu có ống cân bằng bên ngoài
1 – Bầu cảm biến; 2 – Ống mao dẫn; 3 – Màng ngăn; 4 – Lò xo;
5 – Chốt van; 6 – Cửa ra; 7 – Cửa vào; 8 – Thân van;
9 – Cân bằng bên trong; 10 – Cân bằng bên ngoài
•
lò xo đội van đó
ảm biến lớn, màng lõm xuống ấn cây đẩy mở van Mặt trên của màng
Trang 352.3.4 Thiết bị bay hơi (evaporator) /TL:6/
i nhiệt trong đó môi chất lạnh lỏng hấp thụ nhiệt từ môi trường bên ngoài, sôi và hóa hơi Trong thiết bị bay hơi xãy ra sự chuyển
lỗ nạp để hạn chế lưu lượng môi chất phun vào dàn bay hơi Động tác này của van giúp kiểm soát được lượng môi chất lạnh phun vào dàn bay hơi thích ứng với mọi chế
- Ngăn ngừa môi chất tràn ngập trong dàn lạnh
Thiết bị bay bơi là thiết bị trao đổ
từ lỏng sang hơi, đây là quá trình sôi ở áp suất và
môi trường lạnh chính là nhiệt làm hóa hơi mô
hân loại thiết bị bay hơi
Dựa vào môi trường làm lạnh có thể phân loại thiết bị bay hơi gồm các loại: thiết bị làm lạnh chất tải lạnh nước, nước muối, glycol, rượu… và thiết bị làm lạnh không khí
b) Thiết bị bay hơi trên hệ thố
Trên hệ thống điện lạnh ô tô sử dụng thiết bị bay hơi làm lạnh không khí
Cấu tạo: gi
•
Trang 36• N ốc hơi,
được đưa ra bên ngoài
ô tô nhờ ống xả bố trí bên dưới dàn lạnh
hiệm vụ: hút ẩn nhiệt của môi trường cung cấp cho môi chất lạnh sôi và b
thổi luồng không khí mát vào cabin ô tô Ngoài ra dàn lạnh còn hút ẩm dòng không khí thổi xuyên qua nó, chất ẩm sẽ được ngưng tụ thành nước và
Hình 2.24: Kết cấu của thiết bị bay hơi làm mát không khí
Trên xe ô tô dàn lạnh được bố trí bên dưới bảng đồng hồ Một quạt điện kiểu lồng sóc thổi một khối lượng lớn không khí xuyên qua bộ này đưa không khí mát vào cabin
Ống dẫn môi chất lạnh (refrigerant piping)
Ống dẫn môi chất lạnh thường là ống đồng hay nhôm dùng để nối giữa các bộ phận với nhau Ng
ống m m (rubber hose) được làm bằng cao su với các l
Mắt ga (sight glass)
Mắt ga là kính quan sát lắp trên đường lỏng để quan sát dòng môi chất lạnh (xem Hình 2.26), được lắp đặt trên đường lỏng, sau bình lọc và hút ẩm,
lưu
Trang 37à một bình kim loại bên trong cókhử ẩm Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính
(xem Hình 2
ho R – 134a)
Hình 2.26: Kết cấu của bình lọc/hút ẩm.
Trang 38- Phía trên bình lọc/hút ẩm có gắn mắt ga để theo dõi dòng chảy của môi chất b) Nhiệm vụ
- Lọc sạch bụi bẩn và hút ẩm lẫn trong môi chất lạnh
- Bình lọc và hút ẩm thường bố trí ngay ở đầu hút máy nén để loại trừ cặn bẩn đi vào máy nén, trên đường lỏng thường lắp trước các van điện từ, van tiết lưu và lắp sau bình chứa (nếu có) để giữ cho các van này hoạt động bình thường không bị tắc c) Hoạt động
Môi chất lạnh thể lỏng chảy từ bộ ngưng tụ vào lỗ bình lọc/ út ẩm, xuyên qua
và t á
h lũy (accumulator)
a) C
h
ẩm Sau khi lọc và hút ẩm môi chất lỏng c
ho t ra cửa theo ống dẫn đến van tiết lưu
2.4.4 Bình tíc
ấu tạo
Hình 2.27: Kết cấu bên trong một bầu tích lũy
1 – Môi chất lạnh từ dàn lạnh; 2 – Ống tiếp nhận hơi môi chất lạnh;
3 – Lỗ giới hạn môi chất lạnh lỏng và dầu nhờn trở về máy nén; 4 – Lưới lọc;
5 – Chất khử ẩm; 6 – Cửa van gắn áp kế kiểm tra; 7 – Dẫn đến máy nén
b) Nhiệm vụ
Trang 39Để tích lũy môi chất lạnh thể hơi lẫn thể lỏng cũng như dầu nhờn bôi trơn từ dàn lạnh thoát ra, sau đó giữ lại môi chất lạnh thể lỏng và dầu nhờn, chỉ cho phép môi chất lạnh thể hơi trở về máy nén
2.4.5 Bình khử nước
Bình khử nước gắn nối tiếp (in-line dryer): được bố trí giữa bình lọc/hút ẩm và van tiết lưu, có nhiệm vụ hút sạch một lần nữa chất ẩm ướt trong môi chất sau khi lưu thông qua bình lọc/hút ẩm, bảo vệ van tiết lưu không bị đóng băng làm tắc nghẽn do còn sót chất ẩm trong môi chất lạnh
2.4.6 Bộ tiêu âm
được đặt tại đường hút và đẩy của hệ th
ồn phát sinh do động tác hút đẩy của máy nén Để giảm thiểu lượng dầu bôi tr trong bộ tiêu âm, cửa vào của nó được bố trí bên trên, cửa ra bố trí dưới đ
Hình 2.28: Kết cấu của bộ tiêu âm.
2.4.7 Quạt (blower motor/fan)
Quạt có nhiệm vụ thổi luồng không khí mát xuyên qua dàn nóng để giải nhiệt
và thổi một khối lượng lớn không khí xuyên qua dàn lạnh để làm mát cabin ô tô
2.4.8 Bộ ổn nhiệt (thermostat)
Trang 40Hình 2.29: Kết cấu của bộ ổn nhiệt kiểu cảm biến lồng xếp.
1 – Bầu cảm biến nhiệt và ống mao dẫn; 2 – Lồng xếp cảm biến áp suất;
3 – Khung xoay; 4 – Tiếp điểm; 5 – Cuộn dây bộ ly hợp từ; 6 – Cam chỉnh độ lạnh
bơm khi hệ thống đã đạt đến độ lạnh cần thiết Đến lúc cần làm lạnh, bộ ổn nhiệt nối
ơm
2.5 Đ
2.5.1 Chức năng bảng điều khiển hệ thống điều hòa ô tô
Có hai loại bảng điều khiển: kiểu cần gạt và loại nút nhấn dùng để chuyển đổi hoạt động của hệ thống (xem Hình 2.30)
c năng ngắt dòng điện bộ ly hợp đi
điện trở lại cho máy nén tiếp tục b
iều khiển hệ thống lạnh trên ô tô /TL:4/
Hình 2.30: Bảng điều khiển hệ thống điện lạnh trên ô tô.
n gạt điều khiển chế độ dòng khí
Cần gạt điều khiển dòng khí vào