1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRƯỜNG MẦM NON AN PHÚ QUẬN 2 TP.HCM BÀI

43 321 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 897,39 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH W X NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRƯỜNG MẦM NON AN PHÚ QUẬN 2 – TP.HCM Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên BÀI TIỂU

Trang 1

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

W X

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRƯỜNG MẦM NON AN PHÚ

QUẬN 2 – TP.HCM

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

BÀI TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: KS VƯƠNG THỊ THUỶ

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 5/2009

Trang 3

NONG LAM UNIVERSITY-HO CHI MINH CITY

W X

NGUYEN THI HONG HANH

LANDSCAPE DESIGN FOR AN PHU’S KINDERGARTEN

DISTRICT 2 – HO CHI MINH CITY

Department of Landscaping and Environment Horticulture

GRADUATED ESSAY

Supervisor: Engineer VUONG THI THUY

Ho Chi Minh City

May 2009

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt bài tiểu luận cuối khoá này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi học tập và rèn luyện trong 4 năm học qua

Tiến sỹ Đinh Quang Diệp, trưởng bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên và toàn thể các thầy cô bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ cho chúng tôi trong quá trình học tập

Toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm

KS Vương Thị Thuỷ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm bài tiểu luận

KTS Hà Nhật Tân đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình làm bài tiểu luận

Ban lãnh đạo Trường mầm non An Phú – Quận 2 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành bài tiểu luận

Các bạn lớp Cảnh quan K31 đã giúp đỡ và chia sẻ vui buồn với tôi trong suốt quá trình học tập và làm bài tiểu luận

Đại Học Nông Lâm, Tp Hồ Chí Minh, ngày 15/5/2009 Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Trang 5

Bài tiểu luận nghiên cứu: “ THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRƯỜNG MẦM NON AN PHÚ – QUẬN 2” được tiến hành tại Tp Hồ Chí Minh từ ngày 15/02 đến 15/05/2009

Kết quả thu được: báo cáo gồm những kết quả sau:

Thiết kế sân vườn phục vụ cho việc học và chơi của trẻ Cách hỗ trợ của cây xanh kích thích việc học của trẻ Thiết kế cảnh quan chi tiết cho trường mầm non

Đề xuất những loại cây thích hợp sử dụng cho trường mầm non

Trang 6

SUMMARY

The thesis: “Design landscape for the An Phu’s kindergarten” was performed in Ho Chi Minh city from Feb 15th to May 15th, 2009

Results: the report includes:

Design garden to support the children’s study and entertainment The effect of plant on stimulating children’s learning

The detailed design of the flower-garden of the kindergarten

The suggestion of some kinds of trees that are suitable to use in kindergartens

Trang 7

Lời cảm ơn i

Tóm tắt ii Mục lục iv

2.1.1 Vị trí địa lý và địa điểm công trình 3

2.1.3 Khí hậu 3

2.2.1 Tác dụng cải thiện khí hậu 5

Trang 8

3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.3.2.1.1 Các trò chơi vận động 12 Hình 4.3.2.4.1 Một số trò chơi khám phá 14

Hình 4.4.2.1 Các dạng chậu hoa đặt trong phòng học 16

Bảng 4.5 Bảng thống kê cây xanh sử dụng trong thiết kế 22

DANH SÁCH CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ KHU VỰC

Bản 1 Hiện trạng khu vực thiết kế và Phân khu chức năng

Trang 11

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Đặt vấn đề

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Vì vậy mà nhà nước, gia đình và xã hội vẫn không ngừng đầu tư vật chất, đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các bé học tập và vui chơi

Cùng với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là các ngành công nghiệp hiện đại, môi trường của chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm ngày càng cao Và thế hệ tương lai, con cháu và các đàn em chính là những người phải gánh chịu những hậu quả ấy Đó chính là lý do cần phải tăng thêm diện tích mảng xanh vào các khu vực công cộng, đặc biệt là các trường mầm non, thuộc công trình công cộng phục vụ cho giáo dục Ngoài mục đích cải thiện tình trạng ô nhiễm, việc thiết kế cảnh quan cho trường mầm non còn nhằm xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm lý trẻ, giúp trẻ năng động và tích cực hơn

Trang 12

Tiểu luận tốt nghiệp KS.Vương Thị Thuỷ

Quan trọng hơn cả, cây xanh còn góp phần hỗ trợ cho các bé trong giai đoạn tiếp thu, bước đầu tìm hiểu thế giới xung quanh, giúp trẻ có cái nhìn trực quan sinh động về thế giới thiên nhiên từ đó phát triển một cách toàn diện Đồng thời giúp trẻ yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường, định hướng việc hình thành nhân cách của trẻ sau này

Với mong muốn thực hiện được những mục đích trên, tôi đã đề xuất đề tài bài tiểu luận “Thiết kế cảnh quan trường mầm non An Phú-Q2-TP.HCM”

1.2 Hạn chế của đề tài

Chưa đưa ra được số lượng cây cụ thể để sử dụng bố trí

Chưa phân tích được yếu tố đầu tư kinh tế cho dự án

Trang 13

Chương 2

Trang 14

Tiểu luận tốt nghiệp KS.Vương Thị Thuỷ

TỔNG QUAN

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.1 Vị trí địa lý và địa điểm xây dựng

Trường mầm non thuộc khu tái định cư 17,3 ha Lương Định Của, Quận 2 TP.HCM Trường mới được xây dựng xong vào tháng 8 năm 2007 trên nền đất trống nên hiện trạng cây xanh không có nhiều

Bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc đều giáp với khu dân cư

Diện tích trường khoảng 4600m2 Trong đó diện tích công trình khoảng 1800m2, diện tích còn lại dành cho cây xanh là 2800m2

Mưa:

Trang 15

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11

- Lượng mưa bình quân là 1.979mm/năm

- Khoảng 90% lượng mưa hằng năm tập trung vào các tháng mùa mưa, trong đó có tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể

Nhiệt độ:

- Nhiệt độ không khí trung bình 27oC

- Nhiệt độ cao tuyệt đối 40oC

- Nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8oC

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,8oC (tháng 4),

- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 25,7oC (khoảng giữa tháng 12 và tháng 1)

Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển của các chủng loại cây trồng

Nắng:

- Số giờ nắng trung bình: 160-270giờ/tháng

Gió:

- Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây-Tây Nam và Bắc-Đông Bắc

- Về cơ bản, khu vực thuộc vùng không có gió bão

Trang 16

Tiểu luận tốt nghiệp KS.Vương Thị Thuỷ

Nguồn nước ngầm ở đây đã bị nhiễm phèn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh

Vì vậy cần có biện pháp cải tạo và chọn chủng loại cây trồng cho thích hợp

2.1.5 Địa chất công trình

Đất ở khu vực này chủ yếu là bêtông và cát xây dựng, do san lấp mặt bằng ruộng và sông trước đây Đào sâu xuống dưới là đất bùn, sình bị nhiễm phèn

2.3 CÁC LỢI ÍCH CỦA CÂY XANH

Vai trò của cây xanh trong môi trường sống có thể tóm tắt trong những công dụng sau:

Mảng xanh cải thiện khí hậu

Kỹ thuật học môi sinh

Kiến trúc và trang trí cảnh quan

Các công dụng khác: cung cấp gỗ củi, trái giống để bảo tồn nguồn gen, hoa quả, tạo ra các khu vui chơi, khu dạo mát, ngoài ra cây xanh còn được dùng như một chỉ dẫn về các biến cố lịch sử, kỉ niệm, những ẩn dụ, hình tượng trong văn học

Tuy nhiên trong nội dung nghiên cứu về mảng xanh trong khu vực trường mầm non An Phú, ta tập trung nghiên cứu những công dụng chính của mảng xanh có liên quan như sau:

2.3.1 Tác dụng cải thiện khí hậu

Trang 17

Các yếu tố chính của khí hậu: bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, chuyển động của không khí và ẩm độ Ở ngoài trời, cây xanh tạo ra một tiểu khí hậu để cải thiện vi khí hậu một cách có hiệu quả

2.3.1.1 Điều chỉnh nhiệt độ

Cây to, cây bụi và cỏ điều hòa nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào kiểm soát bức xạ mặt trời Lá cây ngăn chặn phản chiếu hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt trời Hiệu quả của chúng tuỳ thuộc vào mật độ lá của loài cây, đa dạng của lá

và cách phân cành của cây

Cây và thực vật khác cũng giúp điều hòa nhiệt độ không khí vào mùa hè thông qua sự hô hấp Cây xanh còn được gọi

là máy điều hòa không khí tự nhiên Một cây mọc riêng lẻ có thể chuyển đổi bốc hơi gần 400 lít nước mỗi ngày nếu cung cấp đủ độ ẩm Lượng bốc hơi đó có thể so sánh với 5 máy điều hòa không khí trung bình mỗi máy có công suất 2500kcl/giờ chạy 20giờ/ngày

2.3.1.2 Bảo vệ gió và sự di chuyển không khí

Cây cao và thấp kiếm soát gió bởi sự cản trở, định hướng, làm lệch tâm và lọc gió Hiệu quả và mức độ kiểm soát gió thay đổi theo kích thước loài, hình dạng, mật độ lá, và sự lưu giữ của lá và vị trí hiện tại của cây xanh

2.3.1.3 Lượng mưa và ẩm độ

Cây xanh ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn luồng gió, làm thoát hơi nước, làm giảm bay hơi của ẩm độ đất Vì vậy dưới tán rừng, ẩm độ thường cao hơn và tốc độ bốc hơi thường thấp hơn Nhiệt độ dưới tán cây cũng thấp hơn không khí ban ngày và ấm hơn suốt thời gian ban đêm Cây xanh cũng rất quan trọng trong chu kỳ nước Chúng ngăn lượng mưa

Trang 18

Tiểu luận tốt nghiệp KS.Vương Thị Thuỷ

2.3.2 Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh

Các lá mập dày có tác dụng chặn đứng tiếng ồn

Các cành cây rung động có tác dụng hấp thụ, ngăn chặn âm thanh

Các lông tơ trên lá giữ và hứng các hạt ô nhiễm bụi

Các khí khổng trong lá để trao đổi khí

Hoa và lá cho mùi thơm dễ chịu để ngăn mùi hôi

Lá và cành cây làm chậm tốc độ gió

Lá và cành cây làm giảm cường độ mưa

Hệ rễ phân bố rộng làm giảm xói mòn đất

Mật độ lá dày ngăn ánh sáng

Lá thưa lọc ánh sáng

Các cành có gai ngăn được sự di chuyển không mong muốn của con người

2.3.3 Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc

Thực vật sống và tăng trưởng, cây to và cây bụi phải được xem xét một cách động về chức năng trong thiết kế kiến trúc Vì cây xanh có những tiềm năng về kiến trúc, chúng có thể được dùng như các thành phần kiến trúc một cách riêng lẻ hay theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức năng: giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát riêng tư, thu hút tầm nhìn…

Trang 20

Tiểu luận tốt nghiệp KS.Vương Thị Thuỷ

Chương 3

MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 MỤC TIÊU

Thiết kế hoa viên mang lại nét mỹ quan cho trường mầm non

Tăng thêm diện tích mảng xanh, tạo môi trường học tập và vui chơi lý thú, xây dựng trường học thân thiện, an toàn cho trẻ

Hỗ trợ cho sự phát triển và nâng cao thể chất, trí tuệ của trẻ

Trang 21

3.2 NỘI DUNG

Khảo sát, đánh giá hiện trạng

Nghiên cứu và lựa chọn những loài cây trồng thích hợp, đáp ứng được mục tiêu giáo dục, thẩm mỹ và an toàn

Đề xuất phương án thiết kế cảnh quan hợp lý

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Phương pháp ngoại nghiệp

Đo đạc hiện trạng khu vực thiết kế bằng quy tắc đo 3 điểm

Điều tra và khảo sát hiện trạng về vị trí công trình kiến trúc; về số lượng và chủng loại các loài cây, bãi cỏ có sẵn

3.3.2 Phương pháp nội nghiệp

Tham khảo tài liệu về

- Tâm sinh lý và nhu cầu của trẻ ở độ tuổi mầm non (3-5 tuổi)

- Ảnh hưởng của cây xanh đối với việc học của trẻ

- Các loại cây trồng thích hợp với điều kiện khu vực và an toàn cho trẻ

Phân tích và tổng hợp tài liệu

Đề xuất ý tưởng thiết kế

Thiết kế cảnh quan trên các phần mềm AUTOCAD, PHOTOSHOP, 3D-MAX

Trang 22

Tiểu luận tốt nghiệp KS.Vương Thị Thuỷ

Danh mục các loài cây trồng thích hợp đáp ứng được mục tiêu giáo dục, thẩm mỹ và an toàn Bản vẽ thiết kế cảnh quan của khu vực

Trang 23

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

4.1.1 Thuận lợi

Điều kiện khí hậu, địa hình thuận lợi cho việc xây dựng

Trường nằm trong khu dân cư nên khá yên tĩnh, không bị ảnh hưởng của các nguồn tiếng ồn công nghiệp, giao thông,…

Trang 24

Tiểu luận tốt nghiệp KS.Vương Thị Thuỷ

Lợi ích của cây xanh ngày càng được đánh giá cao trong việc xây dựng môi trường sống tốt đẹp

Điều kiện khí hậu nước ta phù hợp với nhiều chủng loại cây trồng

4.1.4 Thách thức

Tìm được các chủng loại cây thích hợp cho khu vực và an toàn cho trẻ

Thiết kế cảnh quan sao cho trẻ bộc lộ được hết khả năng tìm tòi, học hỏi, khám phá

(Bản vẽ 1)

4.2 MỤC TIÊU THIẾT KẾ VÀ NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ CHUNG

4.2.1 Mục tiêu thiết kế

Xây dựng môi trường thân thiện để trẻ được sống và lớn lên một cách vui tươi, lành mạnh, an toàn

Giúp trẻ quan sát và nhận biết tên gọi các bộ phận cơ bản của cây xanh

Tìm hiểu chu kỳ phát triển của cây xanh

So sánh đặc điểm giống và khác nhau của một số loài cây: kích thước, hình dạng lá, thân, hoa,…

Nhận biết ích lợi của cây xanh: thực phẩm cho con người và động vật, cho bóng mát, không khí trong lành, làm đồ dùng, bàn ghế,…

Phát triển các kĩ năng so sánh, óc quan sát, đo, đếm số lượng và chiều cao cây

Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, môi trường

Trang 25

4.2.2 Nguyên tắc bố trí chung

Bố trí cảnh quan hài hoà với công trình kiến trúc sẵn có

Thiết kế môi trường cảnh quan cho trẻ tự học và khám phá một cách chủ động, tích cực

Tạo phong cách riêng cho trường mầm non, đó là thế giới của những đôi chân tí hon

Tận dụng tòan bộ khoảng đất trống để trồng cây, cỏ, hoa với phương châm "Phủ xanh toàn bộ đất"

4.3 Ý TƯỞNG THIẾT KẾ

4.3.1 Phân khu chức năng

Khu vực thiết kế có tổng diện tích khoảng 4600m2 thuộc khu tái định cư 17,3ha Lương Định Của, Q2, Tp.HCM Do bốn phía của công trình đều giáp với đường giao thông của khu dân cư, nên bên trong trường, theo mục đích ban đầu là đường giao thông rộng 4m bao quanh khuôn viên trường đề phòng khi có sự cố, thì nay đường giao thông sẽ được thu hẹp lại còn 1,5m, nhằm tăng thêm diện tích mảng xanh cho trường

Toàn khu sẽ được chia thành 5 phân khu chính như sau:

+ Cổng vào và sảnh đón

+ Hiên chơi

+ Hồ bơi và khu vườn cảnh

+ Khu khám phá

Trang 26

Tiểu luận tốt nghiệp KS.Vương Thị Thuỷ

đó, bé có thể phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ

(Bản vẽ 2)

4.3.2.1 Cổng vào và sảnh đón

Cổng vào là nơi trẻ tiếp xúc đầu tiên khi bước vào trường, cũng là nơi trẻ phải rời xa bố mẹ để đến với một môi trường mới lạ hoàn toàn, vì thế khó tránh khỏi cảm giác sợ hãi, lo lắng Do đó, khu vực cổng vào cần được thiết kế thật sinh động

và cũng thật thân thiện nhằm thu hút được sự quan tâm của trẻ và làm vơi đi nỗi sợ hãi, lo lắng của trẻ

Sảnh đón được tận dụng vừa là nơi đón trẻ, vừa là sân chơi ngoài trời với các trò chơi tăng cường vận động cho trẻ như: chạy, nhảy, chui, bò, leo,… giúp bé phát triển thể chất toàn diện Đồng thời, đây cũng là nơi bé có thể chơi trong lúc chờ bố mẹ đến đón muộn, và quan trọng hơn nữa là khu vực này hoàn toàn nằm trong vùng kiểm soát của giáo viên, được bao bọc bởi khối công trình và cổng vào có chốt bảo vệ

Trang 27

Hình 4.3.2.1.1 Các trò chơi vận động

4.3.2.2 Hiên chơi

Hiên chơi là sân chơi riêng cho từng khối lớp học, rộng khoảng 60m2, được thiết kế theo hình dạng bông hoa rất dễ thương, là nơi sinh hoạt ngoài trời của các cô trò Vì vậy, khu vực cần không gian rộng rãi, thoáng mát, không gây trở ngại cho các hoạt động của cô trò

4.3.2.3 Hồ bơi và khu vườn cảnh

Hồ bơi được đặt ở hướng Đông-Nam nhằm phục vụ cho trẻ vui chơi và thư giãn, đồng thời làm mát cho công trình Khu vực xung quanh hồ bơi cũng được chọn làm khu vườn cảnh đi dạo, với các tiểu cảnh mang hình ảnh của xứ sở thần

Trang 28

Tiểu luận tốt nghiệp KS.Vương Thị Thuỷ

4.3.2.4 Khu khám phá

Khu vực được thiết kế với mục đích giúp trẻ phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo một cách tích cực, chủ động bằng việc tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên và khám phá những điều thú vị của cuộc sống từ mỗi góc sân nhỏ, tạo cơ hội cho trẻ phát triển tối ưu những tiềm năng sẵn có, như:

- Lối đi dạo với những kết cấu vật liệu khác nhau: sỏi, gỗ, đá, cát, bêtông, cỏ,… giúp trẻ tập cảm nhận những cảm giác khác nhau khi bước đi trên những vật liệu đó

- “Dấu chân khổng lồ”, dấu tay và khuôn mặt mà trẻ sẽ tò mò, thắc mắc khi trẻ ướm thử lên Đây cũng là hình ảnh quen thuộc vẫn thường thấy khi trẻ ướm chân mình vào những đôi giày quá cỡ của cha mẹ ở nhà

- Những chiếc loa thật to hướng thẳng lên trời mà trẻ có thể ghé tai vào nghe những âm thanh của thiên nhiên, của cuộc sống, hay nghe tiếng mình vang vọng trong loa khi nói, phát huy khả năng tìm tòi, học hỏi của trẻ

- Kính vạn hoa với muôn vàn hình thù và màu sắc khác nhau, giúp phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ

- Giàn treo với những ống tre phát ra những âm thanh, cung bậc khác nhau khi gõ vào, giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận âm nhạc

Ngày đăng: 19/07/2018, 08:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w