1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN BẾN DU THUYỀN TRONG KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM – ĐÀ LẠT

51 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN BẾN DU THUYỀN TRONG KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM – ĐÀ LẠTTHIẾT KẾ CÔNG VIÊN BẾN DU THUYỀN TRONG KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM – ĐÀ LẠTTHIẾT KẾ CÔNG VIÊN BẾN DU THUYỀN TRONG KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM – ĐÀ LẠTTHIẾT KẾ CÔNG VIÊN BẾN DU THUYỀN TRONG KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM – ĐÀ LẠT

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

W X

BÙI THỊ THU THÚY

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN BẾN DU THUYỀN TRONG KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM – ĐÀ LẠT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2009

SVTH: Bùi Thị Thu Thúy - 1 - Khóa 31

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

W X

BÙI THỊ THU THÚY

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN BẾN DU THUYỀN TRONG KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM – ĐÀ LẠT

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS ĐINH QUANG DIỆP

KTS HÀ NHẬT TÂN

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

BUI THI THU THUY

DESIGNING MARINA IN THE TUYEN LAM LAKE

TOURIST AREA – DA LAT

LANDSCAPING AND ENVIRONMENT HORICULTURE DEPARTMENT

GRADUATED THESIS

Supervisor: DINH QUANG DIEP, Ph.D.

HA NHAT TAN, Arch

Ho Chi Minh City

July 2009

SVTH: Bùi Thị Thu Thúy - 3 - Khóa 31

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Summary iiii

Mục lục iiiii

Danh sách các bảng iiiiii

Danh sách các hình iiiiiii

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1-2 1.2 Lý do chọn đồ án 1

1.3 Giới hạn của đồ án 2

Chương 2: TỔNG QUAN 3

2.1 Tổng quan về khu du lịch hồ Tuyền Lâm 3-7 2.1.1 Vị trí địa lý 3

2.1.2 Phạm vi 3-4 2.1.3 Ranh giới khu du lịch 4

2.1.4 Địa hình 4

2.1.5 Thỗ nhưỡng 4

2.1.6 Khí hậu - thủy văn 4-5 2.1.7 Quy hoạch tổng thể khu du lịch hồ Tuyền Lâm 5-7 2.2 Tổng quan về khu vực thiết kế 8

Trang 5

2.3 Đánh giá hiện trạng 8-10 2.3.1 Thuận lợi 8-9

2.3.2 Khó khăn 9

2.3.3 Cơ hội 9

2.3.4 Thách thức 9

Chương 3: MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1 Mục tiêu 11

3.2 Nội dung nghiên cứu 11-12 3.3 Phương pháp nghiên cứu 12

3.3.1 Phương pháp tham khảo 12

3.3.2 Phương pháp điều tra thực địa 12

3.3.3 Phương pháp phỏng vấn 12

3.3.4 Phương pháp thiết kế 12-13 3.3.5 Phương pháp lập bảng dự toán 13

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14

4.1 Kết quả điều tra về một số loài cây xanh, hoa, cây cảnh

thường dùng trong cảnh quan ở thành phố Đà Lạt 14

4.2 Thuyết minh thiết kế 14

4.2.1 Nguyên tắc chung 14-15 4.2.2 Nhiệm vụ thiết kế 15

4.2.3 Ý tưởng thiết kế 15-19 4.2.3.1 Khu kinh doanh 16

4.2.3.2 Khu thưởng ngoạn và thư giãn 16-17 4.2.3.3 Khu thiếu nhi 17

4.2.3.4 Khu thanh niên 17-18 4.2.3.5 Khu mê cung 18

4.2.3.6 Vườn sưu tập thực vật

18

SVTH: Bùi Thị Thu Thúy - 5 - Khóa 31

Trang 6

4.2.3.7 Góc nghệ thuật 18-19 4.2.4 Đề xuất phương án phân khu chức năng 19-21

4.2.4.1 Phương án 1 19

4.2.4.2 Phương án 2 (phương án chọn) 19

4.2.5 Đề xuất chọn lựa cây trồng 22-24 4.2.5.1 Khu kinh doanh 22-23 4.2.5.2 Khu thanh niên 23

4.25.3 Khu thiếu nhi 23

4.2.5.4 Khu thưởng ngoạn và thư giãn 23

4.2.5.5 Khu mê cung 23

4.2.5.6 Vườn sưu tập thực vật 23

4.2.5.7 Góc nghệ thuật 24

4.3 Danh mục các loài cây xanh, hoa, cây kiểng sử dụng trong thiết kế 24-26 4.4 Giới thiệu một số loài cây đặc trưng của Đà Lạt 27-29 4.5 Lập dự toán cho phần xây dựng mảng xanh của

công viên bến du thuyền trong khu du lịch hồ Tuyền Lâm

30

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31

5.1 Kết luận 31-32 5.2 Kiến nghị 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Một số câu hỏi phỏng vấn du khách, ban quản lý

trong khu du lịch

Bảng 4.1 Bảng thống kê một số cây thường dùng trong cảnh quan ở Đà Lạt

Bảng 4.2 Bảng thống kê cây xanh sử dụng trong thiết kế

- Mặt bằng phân khu phương án 1

- Mặt bằng phân khu phương án (phương án chọn)

- Tiều cảnh – Danh mục cây

SVTH: Bùi Thị Thu Thúy - 7 - Khóa 31

Trang 8

Con xin cảm ơn bố, mẹ và các em

Các thầy cô trong bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên

Các bạn lớp Cảnh Quan K31

Đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đồ án

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 20/6/2009 Bùi Thị Thu Thúy

Trang 9

TÓM TẮT

Đồ án: “ THIẾT KẾ CÔNG VIÊN BẾN DU THUYỀN TRONG - KHU DU LỊCH

HỒ TUYỀN LÂM – ĐÀ LẠT ” được tiến hành tại Đà Lạt, thời gian từ ngày 16/2

đến ngày 30/6/2009

Kết quả thu được:

1 Điều tra được 35 loài cây gỗ và 60 loài hoa – cây cảnh thường trồng ở thành

phố Đà Lạt

2 Đề xuất hai phương án phân khu chức năng

3 Thiết kế cảnh quan chi tiết từng phân khu: khu kinh doanh, khu thanh niên,

trẻ em, mê cung, thưởng ngoan, thư giãn, vườn sưu tập thực vật, và góc nghệ

thuật phục vụ cho du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng

4 Đề xuất 60 loài cây xanh - hoa - cây kiểng thích hợp sử dụng trong thiết kế

5 Hoàn thành 9 bản vẽ :

+ Bảng 01- 02: Hiện trạng khu vực thiết kế - Phân tích hiện trạng

+ Bảng 03: Đề xuất phương án thiết kế - Cơ cấu sử dụng đất

+ Bảng 04: Mặt bằng bố trí các vật dụng cảnh quan – Hạng mục các công trình kiến trúc

+ Bảng 05 - 06: Mặt bằng tổng thể - Mặt cắt

+ Bảng 07 – 08: Phối cảnh

+ Bảng 09: Tiểu cảnh – Danh mục cây

6 Lập dự toán sơ bộ phần xây dựng mảng xanh cho công viên là 3.765.632.500

VNĐ

SVTH: Bùi Thị Thu Thúy - 9 - Khóa 31

Trang 10

2 Proposing two projects fuctional subdivision

3 Landscape design details of each area: the business, the youth, children, maze, delight, relax, garden plant collections, and art corner for tourists to visit, rest

4 Proposing 60 species the appropriate plants to use in design

5 Completing 9 designed drawing:

+ 01-02: Status quo of design zone – Analyzing starus quo

+ 03: Proposing designed project – Structure of used land

+ 04: Premises put landscape of instrument

+ 05-06: General premises

+ 07-08: Perspective

+ 09: Small perspective – Trees list

6 Estimating total costs to build the park (greenery): 3.765.632.500 VNĐ

Trang 11

1.2 Lý do chọn đồ án

Trong quy hoạch tổng thể của khu du lịch hồ Tuyền Lâm có dự án xây dựng công viên hoa trải dài ven hồ Tuyền Lâm với ý tưởng tạo sự ấn tượng, đặc trưng nhất Đà Lạt, mang đậm bản sắc văn hoá, dân tộc nơi đây Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã liên hệ ban quản lý và xin thực hiện dự án này

SVTH: Bùi Thị Thu Thúy - 1 - Khóa 31

Trang 12

1.3 Giới hạn của đồ án

o

D thời gian thực hiện đồ án ngắn, mà tổng diện tích quy hoạch công viên hoa ở khu vực này hơn 6 ha, vì vậy chúng tôi chỉ tập trung thiết kế công viên ở khu vực bến du thuyền của Thiền viện Trúc Lâm với diện tích 9000 m2

Đồ án thiết kế thực hiện trong thời gian ngắn nên không tránh những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn

Trang 13

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về khu du lịch hồ Tuyền Lâm

2.1.1 Vị trí địa lý

Khu du lịch hồ Tuyền Lâm

nằm trên địa phận phường 3 và 4 –

bên phải: hiện trạng giao

thông rất thuận tiện

- Đường Triệu Việt Vương:

hiện đã có dự án nâng cấp

- Ngoài ra còn có tuyến cáp treo Đà Lạt – Tuyền Lâm được đưa vào sử dụng

từ tháng 01/2003 rất thuận lợi để đưa du khách đến khu du lịch

Trang 14

thủy của đồi núi bao quanh Diện tích tự nhiên của khu du lịch hồ Tuyền Lâm là 2.799 ha

Phía Đông Bắc và Đông giáp quốc lộ 20

Phía Tây Bắc và Tây giáp núi B’Nam

Phía Bắc giáp khuvực Sầm Sơn, Quảng Thừa

Phía Nam giáp núi Quan Du ( núi Voi)

2.1.3 Ranh giới khu du lịch

Đường ranh giới phía Bắc chạy theo sông suối và đường phân thủy

Đường ranh giới phía Tây Bắc chạy theo đường phân thủy của dãy B’Nam

Đường ranh giới phía Đông Bắc chạy theo quốc lộ 20

Đường ranh giới phía Đông Nam, Nam và Tây Nam trùng với đường địa giới hành chính phân cách giữa thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng

2.1.4 Địa hình

Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nằm trong vùng rìa chuyển tiếp từ cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình 1500 m xuống bậc địa hình thấp hơn là cao nguyên Đức Trọng – Đơn Dương – Lâm Hà có độ cao trung bình 1200 m Địa hình chủ yếu

là dạng đồi núi có độ cao trung bình xen kẽ với các thung lũng sâu, mức độ phân cắt dọc và ngang lớn

2.1.5 Thỗ nhưỡng

Theo kết quả điều tra lập địa của Phân viện Điều

tra Quy hoạch rừng II, đất của khu vực này chủ yếu là đất

vàng xám phát triển trên đá mẹ Granit và Dacid Độ phì

nhiêu của đất tương đối khá, thành phần cơ giới biến động

từ thịt nặng đến sét Đất có độ dốc lớn nên dễ bị rửa trôi,

xói mòn trong mùa mưa Khả năng giữ nước và chất dinh

dưỡng không cao.

2.1.6 Khí hậu – thủy văn

- Nhiệt độ: Khu vực hồ Tuyền Lâm có các đặc trưng của khí hậu Đà Lạt - khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng cao nguyên với độ cao 1500m

Trang 15

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Đà Lạt:

+ Nhiệt độ bình quân hàng năm : 18,30C

+ Nhiệt độ cao nhất: 31,20C

+ Nhiệt độ thấp nhất: 5,10C

+ Nhiệt độ này rất thích hợp cho sức khỏe con người đặc biệt là nghỉ dưỡng và dưỡng bệnh Tuy nhiên biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch nhau khá lớn, trung bình 90C, vào mùa khô có thể lên đến 12 – 130C/ngày

- Lượng bức xạ khá dồi dào, đạt 160 kcal /cm2/năm, phân bố khá đồng đều trong năm

- Thủy văn: Mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 - tháng 11)

+ Lượng mưa trung bình cả năm: 1729,6 mm

+ Lượng mưa lớn nhất: 2016 mm, cao nhất vào tháng 9 đạt 290,2 mm

+ Lượng mưa bé nhất: 1356 mm, thấp nhất vào tháng 1 đạt 7,5 mm

+ Mưa trung bình năm: 170 ngày/năm

- Độ ẩm không khí 84%

- Bình quân hàng năm có khoảng 80 ngày sương mù, đặc biệt thường xuất hiện vào mùa khô

2.1.7 Quy hoạch tổng thể khu du lịch hồ Tuyền Lâm

Dựa vào hiện trạng rừng và sử dụng đất của khu du lịch hồ Tuyền Lâm, quy hoạch khu du lịch hồ Tuyền Lâm thành 3 khu vực chính:

- Khu vực phía đông và bán đảo giữa hồ: đây là khu vực với chủ yếu là rừng trồng và đất nông nghiệp nên quy hoạch thành các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, khách sạn, sân golf…là khu vực năng động nhất của khu

du lịch

- Khu vực phía Tây: là khu vực chủ yếu rừng trồng và đất nông nghiệp, tuy nhiên có rải rác rừng thông trung niên lớn mật độ thưa nên quy hoạch thành các khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với khu điều dưỡng, y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế…là khu vực hạn chế các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên

SVTH: Bùi Thị Thu Thúy - 5 - Khóa 31

Trang 16

- Khu vực phía Nam: là khu vực có sự đa dạng của các loại rừng, nên quy hoạch thành các phân khu sinh thái, tạo điều kiện cho mọi loại động thực vật phát triển, không can thiệp vào môi trường tự nhiên, tiếp nhận lượng khách có chọn lọc

Trên cơ sở đó, khu du lịch hồ Tuyền Lâm được quy hoạch thành các phân khu chức năng sau :

- Trung tâm tiếp đón

- Khu du lịch tôn giáo

- Khu nghỉ dưỡng cao cấp

- Làng biệt thự du lịch

- Khu vui chơi, hội nghị

- Sân golf 36 lỗ

- Khu du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm

- Khu du lịch đỉnh núi Pin Hatt

(Xem bản đồ quy hoạch chung khu du lịch hồ Tuyền Lâm đến năm 2020)

Đối với mỗi phân khu trên lại có những dự án quy hoạch khác nhau Riêng khu du lịch tôn giáo Thiền Viện Trúc Lâm ngoài loại hình du lịch chính là tham quan, vãn cảnh chùa, khu này còn có dự án đầu tư quy hoạch mảnh đất trước mặt Thiền Viện, tiếp giáp hồ thành một công viên hoa với diện tích 6 ha bao gồm cả bến thuyền Đây cũng chính là khu đất được chọn làm đồ án thiết kế nhưng do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên giới hạn chỉ thiết kế công viên xoay quanh bến du thuyền với diện tích 9000 m2

Trang 17

SVTH: Bùi Thị Thu Thúy Khóa 31

Hình 2.1: BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CHUNG KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM

7

Trang 18

-2.2 Tổng quan về khu vực thiết kế

-Vị trí: Công viên du thuyền nằm ở tọa độ

11053’57’’N và 108026’04’’E đến 11054’04’’N và

108025’58’’E

+ Phía Tây Bắc và Bắc giáp Thiền Viện Trúc Lâm

+ Phía Đông Bắc giáp đập tràn

+ Phía Tây Nam và Đông Nam giáp hồ Tuyền Lâm

- Địa hình: Khu vực bến du thuyền nằm ở độ cao từ

1380m đến 1385m, thuộc dạng đồi núi thấp, có mặt

bằng rộng ven hồ thuận lợi để quy hoạch các khu vui

chơi, bến thuyền, khu nghỉ dưỡng…

- Thỗ nhưỡng: Đất tại khu này chủ yếu là đất vàng xám

- Cảnh quan môi trường: Khu vực này hiện nay đang xuống cấp trầm trọng, cả về

tàu thuyền lẫn cảnh quan, do thiếu sự trùng tu nâng cấp và cải tạo Tuy nhiên nhờ bên kia hồ và bán đảo giữa hồ được bao phủ bởi rừng thông xanh mướt và khu vực này lại chạy dọc ven hồ, dưới chân núi Phượng Hoàng, trên đỉnh núi là công trình Phật Giáo nổi tiếng…tất cả đã góp phần tạo ra những cảnh quan xinh đẹp và trữ tình, thu hút đông đảo du khách đến tham

quan

2.3 Đánh giá hiện trạng

2.3.1 Thuận lợi

- Khu du lịch nằm gần quốc lộ 20 cách trung

tâm thành phố Đà Lạt 7km, gần hai khu du

lịch thác Đatanla và thác Prench, rất thuận lợi

cho du khách ghé thăm

- Khu vực rất yên tĩnh, nằm ở độ cao 1500m

so với mực nước biển nên khí hậu rất mát mẻ,

trong lành, không bị ô nhiễm

- Bến thuyền nằm dưới chân núi Phượng

Trang 19

Hoàng và trải dọc ven hồ, xung quanh nước biếc, rừng thông xanh mướt … nằm trong khu phức hợp tập trung nhiều cảnh quan đẹp và dịch vụ du lịch phong phú

- Nằm ven hồ nên địa hình bị chia cắt thành những nhánh nhỏ hình lông chim, ăn sâu vào đất liền thích hợp để bố trí các điểm câu cá

- Mùa khô ở vùng này kéo dài 6 tháng, không một hạt mưa, nhưng lòng hồ vẫn đầy

ắp nước, mặt hồ quanh năm xanh biếc, hiếm khi có sóng lớn thuận lợi cho hoạt động du thuyền, ngắm cảnh quanh năm

- Khí hậu mát mẻ quanh năm thuận lợi để trồng các loại hoa, cây cảnh

2.3.2 Khó khăn

- Địa hình không bằng phẳng, có những chỗ độ dốc khá lớn

- Mùa mưa nước hồ bị vẫn đục, làm mất mỹ quan của hồ

- Hiện trạng khu vực này là nhà dân đang ở, khó khăn trong việc giải toả

2.3.3 Cơ hội

- Khu vực phía trên bến thuyền là Thiền viện Trúc Lâm vốn là một trong những công trình Phật Giáo lớn nhất từ sau năm 1975, góp phần thu hút thêm du khách cho hoạt động du lịch nơi đây

- Khai thác thế mạnh của hồ nước ngoài dịch vụ du thuyền… tận dụng để đưa vào tưới, chăm sóc cây trong công viên trong mùa khô

từ trên đỉnh núi nhìn xuống thấy đẹp, lôi cuốn không thể không xuống ghé thăm

SVTH: Bùi Thị Thu Thúy - 9 - Khóa 31

Trang 20

Hình 2.2: MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG KHU VỰC THIẾT KẾ

Hiện trạng khu vực này về cơ sở vật chất chỉ có nhà dân, các chòi nghỉ bằng

lá và các quán ăn nhỏ, quầy bán hàng lưu niệm, đặc sản Đà Lạt…còn về mặt cảnh quan thì rất xơ xác, cỏ dại mọc nhiều, bến thuyền cũ kỹ, thiếu sự đầu tư, nâng cấp (Xem chi tiết bản vẽ 1 và 2 : Hiện trạng khu vực thiết kế)

Trang 21

Chương 3 MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu

Thiết kế công viên bến du thuyền mang nét đặc trưng riêng của Đà Lạt, đồng thời tôn thêm vẻ đẹp cho khu Thiền viện, tăng sức hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách đến tham quan

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra khảo sát hiện trạng:

+ Xác định mặt bằng hiện trạng công viên

+ Khảo sát, đo đạc và chụp hình hiện trạng của khu đất

- Phỏng vấn:

+ Phỏng vấn nhân viên, du khách, ban quản lý trong khu du lịch hồ Tuyền Lâm bằng bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn trên 100 du khách

- Điều tra các loài cây xanh, hoam cây kiểng:

+ Điều tra ở các công viên, khu du lịch trong thành phố Đà Lạt như: công viên hoa Đà Lạt, công viên Yersin, khu du lịch Đồi mộng mơ, thung lũng tình yêu, Đankia – Suối vàng,…để chọn ra các loài cây phù hợp có thể đưa vào thiết kế

- Xây dựng phương án thiết kế:

+ Phân khu chức năng của công viên

+ Đề xuất phương án thiết kế (tối thiểu là 2 phương án)

SVTH: Bùi Thị Thu Thúy - 11 - Khóa 31

Trang 22

+ Lựa chọn phương án và tiến hành thiết kế

- Dự toán:

+ Dự toán cho công trình (phần cảnh quan)

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp tham khảo

- Thu thập tài liệu có liên quan đến khu vực thiết kế

- Xác định thành phần, loại đất của khu bến thuyền

- Xác định điều kiện khí hậu, thủy văn, hướng gió, nắng ảnh hưởng đến khu đất này

- Tham khảo tài liệu về các loài cây

- Tham khảo tài liệu khác có liên quan trên các sách, báo, internet

3.3.2 Phương pháp điều tra thực địa

- Khảo sát khu vực thiết kế:

+ Đo đạc diện tích khu đất

+ Chụp hình hiện trạng khu vực và xung quanh

+ Định vị trí, xác định tên, khoảng cách, số lượng cây xanh, thành phần cây xanh có trên mặt bằng hiện trạng

+ Xác định diện tích mảng cỏ

- Điều tra và lựa chọn những loài cây xanh, hoa, cây cảnh ở các công viên, khu du lịch trong thành phố Đà Lạt phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của khu vực thiết kế

Trang 23

- Từ bản vẽ hiện trạng tiến hành phân khu chức năng, phân luồng giao thông chính, từ đó hình thành sơ đồ ý tưởng

- Thiết kế chi tiết từng phân khu chức năng : binh mảng xanh, giao thông phụ sau đó thiết kế chi tiết từng mảng xanh một

- Tổng hợp tất cả các ý tưởng trên một mặt bằng tổng thể

- Lựa chọn loại cây, hoa đưa vào bản vẽ để hoàn tất mặt bằng cây xanh

- Từ mặt bằng tổng thể dựng mặt cắt, mặt đứng, phối cảnh chi tiết, tổng thể cho công viên

- Sưu tầm và chọn lựa những tiểu cảnh đẹp, đặc sắc hoặc phối cảnh để thể hiện

rõ ý tưởng thiết kế

- Sử dụng các phần mềm đồ họa hỗ trợ trong quá trình thiết kế: Autocad, photoshop, 3D Max để hoàn thành các bản vẽ

3.3.5 Phương pháp lập bảng dự toán (phần mảng xanh)

Dự toán đối với hạng mục cây xanh được tính theo giá khoáng, trong đó đơn giá bao gồm cả giá cây, công vận chuyển và công trồng cây Cụ thể như sau:

- Khảo sát giá các loại hoa, cây kiểng hiện nay tại các vườn kiểng ở Đà Lạt

- Khảo sát giá đất, phân, tro, trấu

- Khảo sát giá thuê công nhân

- Khảo sát giá các loại vật liệu được sử dụng trong bảng thiết kế

Sau cùng, định giá cho phần mảng xanh của công viên

SVTH: Bùi Thị Thu Thúy - 13 - Khóa 31

Trang 24

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả điều tra một số loài cây thường dùng trong cảnh quan ở Đà Lạt

Qua điều tra ở các vườn hoa, công viên, khu du lịch trong thành phố Đà Lạt như: vườn hoa Đà Lạt, công viên Yersin, công viên Ánh Sáng, khu du lịch Đồi mộng mơ, Thung lũng tình yêu, Dankia – Suối Vàng,…đã thống kê được hơn 35 loài cây gỗ và 60 loài hoa thường được dùng trong trang trí cảnh quan tại thành phố

Đà Lạt Kết quả được trình bày ở phụ lục 2

4.2 Thuyết minh thiết kế

Trang 25

- Đề xuất được việc phân khu chức năng hợp lý và nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn

- Khu du lịch hồ Tuyền Lâm là một phần đặc biệt của cơ cấu đô thị thành phố

Đà Lạt nổi tiếng, cần có sự quan hệ chặt chẽ và hài hòa với thành phố Đà Lạt

4.2.3 Ý stưởng thiết kế

Từ thực trạng bến thuyền quá đơn xơ, thiếu cảnh quan, cần nâng cấp cải tạo

để tăng sức hút đối với du khách tham quan Xuất phát từ thực tế đó, quy hoạch khu bến thuyền thành một công viên với ý tưởng xoay quanh bến du thuyền và các đặc

trưng của thành phố Đà Lạt – phố núi và rừng hoa

Khi đến công viên du khách sẽ cảm giác được sự mềm mại, uyển chuyển của những con đường dạo lấy ý tưởng từ tinh thần và bản chất của con người Đà Lạt Những con đường dạo uốn éo bám theo địa hình đồi núi một cách lã lướt, lúc lên lúc xuống, nhẹ nhàng và thanh thoát nhưng có chút gì đó e ngại “ thoát ẩn thoát hiện” sau những rặng cây như những cô thiếu nữ, và cũng không kém phần mạnh

mẽ, dứt khoát của những bậc nam nhi của lối đi chính tiến thẳng vào khu trung tâm Khi hòa quyện lại, tất cả chúng tạo nên nét hiền hòa, thanh lịch, mến khách như bản

chất của con người nơi đây (Xem Hình 4.3: Mặt bằng giao thông)

Để tạo sức hút, ấn tượng sâu đậm đối với du khách khi đặt chân đến đây tham quan, phải đưa vào những biểu tượng đặc trưng, những tiểu cảnh mang đậm dấu ấn

Đà Lạt Đà Lạt ngày nay đang trên đà phát triển, nhà nhà mọc lên, hiện đại và sang trọng, còn đâu những ngôi nhà phủ đầy hoa dại, những bờ taluy, những đồi cỏ xen

SVTH: Bùi Thị Thu Thúy - 15 - Khóa 31

Ngày đăng: 19/07/2018, 07:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Quản Lý khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, 2004. Báo cáo quy hoạch tổng thể về khu du lịch hồ Tuyền Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Quản Lý khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, 2004
2. Bảo Châu, 2001. Các kỹ xảo thiết kế cảnh quan đô thị. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các kỹ xảo thiết kế cảnh quan đô thị
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội
4. Trần Hợp, 1997. Hoa cây cảnh trong kiến trúc gia thất. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa cây cảnh trong kiến trúc gia thất
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
5. Trần Hợp, 2003. Cây xanh cây cảnh Tp. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây xanh cây cảnh Tp. Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
6. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993). Cây Cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Montreal - Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây Cỏ Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Montreal - Canada
7. Chế Đình Lý, 2003. Cây xanh phát triển và quản lý trong môi trường đô thị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây xanh phát triển và quản lý trong môi trường đô thị
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
8. Grant W. Reid, 2003. Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan (bản dịch của Hà Nhật Tân). Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan (bản dịch của Hà Nhật Tân)
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin - Hà Nội
3. Bộ Xây Dựng, 2000. Định mức dự toán Chuyên ngành công viên cây xanh thành phố Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w