1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG GV THCS HẠNG I

30 2,5K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 244 KB

Nội dung

Về mục tiêu, chuẩn, nội dung và phương pháp dạy học * Cấu trúc nội dung chương trình giáo dục phổ thông - Các lĩnh vực chung là bắt buộc với người học * Tích hợp các môn Khoa học Tự nhiê

Trang 1

BÀI THU HOẠCH VẤN ĐỀ: TRÌNH BÀY NHỮNG KIẾN THỨC TIẾP THU ĐƯỢC QUA 10 CHUYÊN ĐỀ, RÚT RA BÀI HỌC CHO BẢN THÂN VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG THCS NƠI BẢN THÂN ĐANG CÔNG TÁC

PHẦN 1 NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐÃ THU ĐƯỢC

Qua quá trình học tập tại Trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, bản thân tôi đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản như sau:

-CHUYÊN ĐỀ 1:

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm

Cơ quan nhà nước là một bộ phận (cơ quan) cấu thành bộ máy nhà nước(bao gồm cán bộ, công chức và những công cụ, phương tiện hoạt động …) có tínhđộc lập tương đối, có thẩm quyền và thành lập theo quy định của pháp luật, nhândanh Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”

2 Hệ thống các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước

Theo Hiến pháp năm 2013, ở nước ta có các loại cơ quan nhà nước sau:

-Các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, HĐND các cấp);

-Các cơ quan hành chính nhà nước (bao gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các cấp

- Các cơ quan xét xử (TAND tối cao, Toà án quân sự, các TAND địaphương, Toà án đặc biệt và các Toà án khác do Luật định);

-Các cơ quan kiểm sát (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sátquân sự, Viện Kiểm sát nhân dân địa phương);

-Chủ tịch nước

Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên hiến định hai cơ quan là Hội

đồng bầu cử Quốc gia và Kiểm toán nhà nước do Quốc hội thành lập

3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

-Nguyên tắc nhân dân tham gia tổ chức nhà nước, QLNN, thực hiện quyền lựcnhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân

- Nguyên tắc Đảng Cộng sản Vỉệt Nam lãnh đạo

- Nguyên tắc tập trung dân chủ

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp vàkiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp

- Nguyên tắc quản lý xã hội bằng hiến pháp, pháp luật

Trang 2

II CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

1 Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhànước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quốc hội thực hiệnquyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.”

2 Chủ tịch nước

Điều 86, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu

Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đốingoại”

3 Chính phủ

Hiến pháp năm 2013 cũng nhấn mạnh vị trí của Chính phủ là cơ quan hành

chính nhà nước cao nhất, đóng vai trò lãnh đạo hệ thống hành chính nhà nước.Chính phủ ban hành các kế hoạch, chính sách cụ thể, hướng dẫn, kiểm tra, giámsát việc thực thi chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành

4 Chính quyền địa phương

Điều 110, Hiến pháp năm 2013 quy định các đơn vị hành chính của nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

“Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thànhhuyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thànhquận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thịtrấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thànhphường Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập

5 Tòa án nhân dân

- Tòa án nhân dân tối cao

- Tòa án nhân dân cấp cao.

- Tòa án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.

- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

- Tòa án quân sự.

6 Viện Kiểm sát nhân dân

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

- Viện Kiểm sát nhân đân cấp cao

- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Viện KSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

- Viện Kiểm sát quân sự cức cấp

Trang 3

7 Kiểm toán nhà nước

Luật Kiểm toán nhà nước quy định về hệ thống tổ chức của Kiểm toán nhànước Kiểm toán nhà nước được tổ chức và quản lí tập trung thống nhất Số lượngKiểm toán nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán nhà nước khu vực trong từngthời kì được xác định trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ

III HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DƯỚI

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1 Phương hướng chung

- Xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân

và vì dân

-Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải xuất phát

từ yêu cầu, đòi hỏi của đất nước, phù họp với trình độ phát triển của đất nước

-Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước

-Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải bảo đảmgiữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa

-Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp vàkiểm soát giữa các cơ quan trong nước

-Tôn trọng và bảo đảm quyền con người

-Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải bảo đảmnguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với nhà nước

-Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

2 Một số biện pháp xây dựng, củng cố nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta

- Nâng cao nhận thức về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Tiếp tục đổi mới và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong QLNN và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ quan, tổ chức nhà nước.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

CHUYÊN ĐỀ 2

XU HƯỚNG QUỐC TẾ VÀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM

I TỔNG QUAN KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (QUA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỘT SỐ QUỐC GIA).

1 Vai trò của giáo dục phổ thông

Trang 4

GDPT có một vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với ngành giáo dụcnói riêng cũng như đối với nền kinh tế quốc dân nói chung.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDPT là bộ phận tiếp theo của giáo dụcmầm non, là nền tảng cho giáo dục đại học và cao đẳng và trung học chuyên nghiệp

Phần Lan là một trong những nước Bắc Âu có nền giáo dục tiên tiến và hiệuquả Thành tích đó thể hiện rõ trong các kỳ kiểm tra đánh giá theo chương trìnhđánh giá HS quốc tế PISA với những điểm số cao nhất thế giới của HS

Giáo dục Phần Lan trở thành một hình mẫu mà nhiều nước phải tập trunghướng tới Na Uy cũng là nước điển hình cho thấy sự cải tiến Hệ thống GDPT của

Na Uy được thiết kế cho thế hệ trẻ được tích cực tham gia mọi hoạt động học tập

để tạo cho họ một khả năng HS được tạo điều kiện tự tìm tòi học hỏi và tự làm ramới thật sự là giáo dục của họ

Nhật Bản đã mở rộng chế độ giáo dục phổ cập không mất tiền từ 6 nămthành 9 năm trong hệ thống giáo dục 12 năm, ở Singapore là 10 năm, Thái Lan đãthông qua một chương trình tài trợ tương đương 7320 tỉ đồng Việt Nam cho CTGDbắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12

Thủ tướng Singapore vào thập kỉ 90, Lý Quang Diệu, đã tuyên bố: Cạnh tranhquốc tế thực chất là cạnh tranh giáo dục, phát triển giáo dục nói chung và GDPTnói riêng là phát triển nguồn nhân lực của quốc gia

2 Xu hướng quốc tế về đổi mới và phát triển GDPT

Về đổi mới chương trình, xu hướng chung tập trung về :

- Hệ thống giáo dục quốc dân

- Nền tảng triết lí và tư tưởng trong giáo dục

- Chu kì đổi mới giáo dục và lí do thay đổi

- Các cách tiếp cận phát triển chương trình

2.1 Về triết lý và tư tưởng giáo dục

Triết lí giáo dục mà UNESCO tuyên bố trên cơ sở bốn “trụ cột” : Học đểbiết, Học để làm, Học để chung sống và Học để tự khẳng định mình

Các nước đều tự đưa ra tư tưởng, triết lí giáo dục và quán triệt trong hoạtđộng dạy học, quản lý giáo dục Cơ sở cho tư tưởng, triết lý giáo dục thường là họcthuyết về nhận thức, liên quan đến bản chất của sự phát triển con người

Mỗi nước có một triết lý giáo dục riêng, tuy nội dung tuyên bố về triết lí, tưtưởng giáo dục của từng nước có khác nhau, song thường đề cập đến các điểm sau:

- Hướng tới phát triển cá nhân người học

- Giáo dục người công dân đa văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

2.2 Về cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thông

Trang 5

Cấu trúc các cấp học trong GDPT của các nước theo xu thế chung là 6+3+3(Tiểu học 6 năm, THCS 3 năm, THPT 3 năm) hoặc 6+4+2 (Tiểu học 6 năm, THCS

4 năm, THPT 2 năm) Xu thế phổ biến là phân luồng sau THCS và sau THPT

Giai đoạn GD cơ bản nhằm trang bị cho HS nền tảng học vấn phổ thông,thời gian từ 9 đến 10 năm Sau THPT, HS được phân thành các luồng : học Đạihọc hay Cao đẳng, học nghề hoặc tham gia lao động sản xuất ngoài xã hội

2.3 Tiếp cận phát triển chương trình GDPT

2.4 Về mục tiêu, chuẩn, nội dung và phương pháp dạy học

* Cấu trúc nội dung chương trình giáo dục phổ thông

- Các lĩnh vực chung là bắt buộc với người học

* Tích hợp các môn Khoa học Tự nhiên

Các nước đi theo 2 xu hướng: tích hợp Vật lý, Hóa, Sinh tạo ra môn học mớihoặc không tạo môn học mới mà chỉ có những chủ đề chung

* Tích hợp các môn Khoa học Xã hội

Các nước đi theo 2 xu hướng: tích hợp Sử, Địa, GDCD, Tôn giáo tạo ra mônhọc mới hoặc không tạo môn học mới mà chỉ có những chủ đề chung

2.6 Tổ chức dạy học phân hóa

Trang 6

Đây là xu hướng tất yếu của các nước nhằm đảm bảo tính phù hợp với từngđối tượng học sinh: Phân luồng học sinh theo thiên hướng phát triển.

2.7 Biên soạn sách giáo khoa

Xu hướng chung là Nhà nước ban hành chương trình, các nhà xuất bản biênsoạn SGK lag chủ yếu và có sự thẩm định của nhà nước

2.8 Quy trình xây dựng chương trình

* Quy trình chung xây dựng chương trình

Đánh giá cũ => định hình mới => Viết chương trình mới => chuẩn bị cácđiều kiện thực hiện => Triển khai đại trà => Giám sát, cập nhật, điều chỉnh

* Tổ chức thực nghiệm chương trình

2.9 Tổ chức đánh giá, thi

* Xu hướng tổ chức kiểm tra, đánh giá

Đánh giá dựa trên năng lực HS, giúp HS tiến bộ, biết tự đánh giá

* Phương hướng thi tốt nghiệp và cấp bằng chứng nhận tốt nghiệp THCSNhiều nước tổ chức thi và cấp bằng THCS cho HS

II ĐỔI MỚI GD PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM

1 Mục tiêu

Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất hình thành phẩm chất, năng lực côngdân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh…chú trọng GD lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho HS… Phat triển nănglực tự học, khuyến khích học tập suốt đời

2 Nhiệm vụ và giải pháp

Theo nghị quyết 29 của BCHTW :

- Đổi mới chương trình

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PP dạy học theo hướng hiện đại

- Xây dựng chuẩn hóa chương trình PT

- Kiểm tra, đánh giá kết quả GD cần sát thực và tiên tiến

- Thi và xét TN theo hướng giảm áp lực và tốn kém

- Hoàn thiện hệ thống giáo dục Quốc dân

- Phat triển đội ngũ nhà giáo và CBQL

3 Một số định hướng đổi mới cụ thể

- Đổi mới về cơ cấu giáo dục phổ thông

- Đổi mới triết lý và tư tưởng giáo dục

- Đổi mới cách tiếp cận và phát triển chương trình

Trang 7

- Đổi mới mục tiêu, chuẩn, nội dung, phương pháp dạy học

- Tích hợp trong xây dựng chương trình

- Tổ chức dạy học phân hóa, phân luồng HS

- Biên soạn, thẩm định và phát hành sách giáo khoa

- Về quy trình xây dựng chương trình

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương Đảng

- Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc Hội

- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ

- Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng CP

II NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC

1 Đổi mới mục tiêu giáo dục

Nhấn mạnh việc giúp HS vận dụng kiến thức có hiệu quả vào cuộc sống và

tự học suốt đời Có định hướng nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng hài hòa cácmối quan hệ xã hội Chú trọng đến những năng lực của người học

2 Đổi mới chương trình giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực

Trong chương trình tiếp cận năng lực, tất cả các hoạt động của nhà trường,các môn học, các lĩnh vực hoạt động đều góp phần hình thành những năng lựcchung cho học sinh… bên cạnh các năng lực đặc thù được bổ sung

3 Đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục

Đảm bảo tính kế thừa, vận dụng linh hoạt các PPDH mới, tối ưu hóa hoạtđộng của người học

3.1 Những yêu cầu đối với việc sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Trang 8

- Cân bằng giữa các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để hình thànhnăng lực cá nhân và khả năng làm việc nhóm.

- Tổ chức hoạt động rèn luyện năng lực thực tiễn

- Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học trong quátrình học tập

- Kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy họckhác nhau sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng vàđiều kiện thực tiễn của cơ sở

- Kiểm tra và đánh giá thường xuyên kết quả học tập của người học cầnđược coi là con đường đạt được mục tiêu dạy học

3.2 Dấu hiệu đặc trưng của các hoạt động dạy học hướng đến phát triển năng lực.

- Tổ chức hoạt động đa dạng và phong phú

- Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự học của người học

- Tổ chức hoạt động khám phá bằng cách đưa ra một hệ thống các câu hỏihướng dẫn người học tìm ra được kết quả

- Linh hoạt trong phương pháp và ứng xử sư phạm

- Luôn kiểm tra kiến thức và kỹ năng đạt được ở người học

4 Cách tiếp cận mới trong kiểm tra, đánh giá

* Tại sao cần thay đổi đánh giá?

Do sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị

Do sự thay đổi của môi trường, công nghệ

* Cách tiếp cận “Đánh giá vì sự thành công của người học”

Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển năng lực người học

* Đánh giá thực

Đánh giá thực tiễn nhằm đánh giá khả năng của người học trong “ngữ cảnhthực” Hay nói cách khác, HS học cách vận dụng các kỹ năng học được để thựchiện một nhiệm vụ thực tiễn hoặc dự án nào đó Đánh giá thực tiễn đề cao giá trịsản phẩm cuối cùng của quá trình học

III ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

1 Những điểm cơ bản trong đổi mới Hoạt động Giáo dục

- Tên gọi: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong chương trình mớiđược đổi thành hoạt động trải nghiệm

- Vị trí, vai trò: Bắt buộc với HS

- Phát triển chương trình: Cơ sở GD được xây dựng chương trình trên cơ sởkhung chương trình Bộ ban hành để đảm bảo sát thực tiễn, sát đối tượng

Trang 9

2 Hoạt động trải nghiệm

Là hoạt động GD bắt buộc, bao gồm các hoạt động cơ bản và được lựa chọn.Giúp HS trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và xã hội

3 Sự khác nhau giữa hoạt động trải nghiệm và phương pháp trải nghiệm trong dạy học các môn học

Các môn học có chức năng chủ yếu là thực hiện nhiệm vụ nhận thức, trí tuệ,hình thành các biểu tượng, khái niệm… còn Hoạt động trải nghiệm hướng đến hệthống giá trị, chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ

4 Giải pháp triển khai hoạt động trải nghiệm

Phổ biến, tuyên truyền tới nhân dân, các tổ chức; Bồi dưỡng GV; Chủ độngtrong phối hợp với tổ chức, đoàn thể; tăng cường trao đổi thảo luận, đa dạng hóahình thức trải nghiệm

IV MỘT SỐ ĐỔI MỚI TRONG QUẢN TRỊ TRƯỜNG HỌC

1 Lãnh đạo các nhà trường tiên phong trong đổi mới giáo dục

Lãnh đạo nhà trường cần tiên phong trong phong trào đổi mới giáo dục

2 Đội ngũ giáo viên sẵn sàng học tập nâng cao trình độ

* Hướng giải quyết vấn đề

Tổ chức bồi dưỡng cho GV; đổi mới hình thức bồi dưỡng GV; khai tháccông nghệ thông tin trong bồi dưỡng GV

3 Đổi mới tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý trường phổ thông

- Đổi mới mục tiêu và nội dung tập huấn

- Đổi mới hình thức và phương pháp tập huấn

4 Quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới

- Thiết kế xây dựng và quản lý chương trình theo hướng mở

- Chủ động xây dựng chương trình giáo dục địa phương

- Có quyền trong lựa chọn tài liệu GDPT phù hợp nhà trường và địa phương

- Chủ động khai thác cơ sở vật chất, kỹ thuật trong nhà trường

Trang 10

V ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1 Tổ chức quản lý nhà trường

- Cơ cấu bộ máy, tổ chức, lớp học theo quy định Điều lệ trường phổ thông

- Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, GV, nhân viên, HS vàquản lý tài chính, đất đai cơ sở vật chất theo quy định

2 Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng được đánh giá đạt yêu cầu theo Chuẩn Hiệutrưởng trường THCS

- Số lượng và cơ cấu GV: 100% GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, xếploại đạt yêu cầu theo chuẩn GV trường THCS

- Nhân viên: Số lượng nhân viên đảm bảo quy định và đạt trình độ theochuẩn trường THCS

- Học sinh: đảm bảo theo Điều lệ trường phổ thông về độ tuổi, số lượng HStrên lớp, đảm bảo quyền theo pháp luật

3 Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục

- Đảm bảo về diện tích, có biển trường, tên trường,,tường rào bao quanh

- Số lượng quy cách, chất lượng thiết bị đảm bảo theo quy định Điều lệtrường phổ thông

- Phòng học, phòng hành chính và quản trị, phòng học bộ môn theo điều lệ

- Thư viện đạt tiêu chuẩn

- Thiết bị dạy học đảm bảo yêu cầu tối thiểu dạy và học

4 Xã hội hóa giáo dục

- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương, cha mẹ học sinh trongviệc tham gia các hoạt động GD và tăng cường CSVC cho nhà trường

- Phối hợp tốt 3 môi trường: Gia đình - Nhà trường - Xã hội

CHUYÊN ĐỀ 4: ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIÁO VIÊN

Trang 11

ngoài Các yếu tố bên ngoài tác động đến cá nhân làm nảy sinh yếu tố tâm lý bêntrong thúc đẩy hoạt động

Vai trò: quy định xu hướng hoạt động, tính bền bỉ, duy trì sức lao động của

cá nhân; cường độ hoạt động

Phân loại: Động lực bên trong, động lực bên ngoài; Động lực cá nhân vàđộng lực xã hội; Động lực kết quả và động lực quá trình

1.2 Tạo động lực

Tạo động lực là quá trình xây dựng, triển khai các chính sách, sử dụng cácbiện pháp, thủ thuật tác động của người quản lí đến người bị quản lí nhằm khơi gợicác động lực hoạt động của họ Bản chất của động lực là quá trình tác động để kíchthích hệ thống động lực của người lao động, làm cho các động lực đó được kíchhoạt hoặc chuyển hóa các kích thích bên ngoài thành động lực tâm lý bên trongthúc đẩy cá nhân hoạt động

* Tạo động lực lao động chú ý các nguyên tắc sau:

- Xem xét các điều kiện khách quan của lao động nghề nghiệp có thể tácđộng đến tâm lí con người

- Đảm bảo sự kết hợp giữa yếu tố vật chất và tinh thần

- Các phương pháp kích thích cần cụ thể, phù hợp

2 Đặc điểm nghề nghiệp và vai trò của việc tạo động lực cho giáo viên

2.1 Đặc điểm của lao động sư phạm là:

- Là lao động có trí tuệ cao

- Lao động có công cụ chủ yếu là nhân cách của người thầy giáo

- Lao động có sản phẩm đặc biệt - nhân cách của người học

- Lao động có tính khoa học và tính nghệ thuật

* Vai trò của GV THCS: Là người thiết kế; tổ chức; lãnh đạo, chỉ huy, độngviên, cổ vũ; Đánh giá

2.2 Vai trò của việc tạo động lực cho GV

Giúp GV duy trì công việc bền bỉ; rèn luyện nâng cao tay nghề; sáng tạotrong công việc; giúp GV gắn bó với nghề

II MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC

1 Lý thuyết về nhu cầu của A.Maslow

Hệ thống thứ

bậc nhu cầu Yếu tố thỏa mãn chung Nhân tố tổ chức quản lí

1 Sinh lí Thức ăn, nước, tình dục,

ngủ không khí

a Lương

b Điều kiện làm việc

c Dịch vụ ăn uống

Trang 12

2 An toàn An toàn, an ninh, ổn

định, bảo vệ

a Điều kiện làm việc

b Phúc lợi của tổ chức đem lại

c An toàn và ổn định công việc

3 Xã hội Tình yêu thương, cảm

b Cơ hội thể hiện óc sáng tạo

c Thành đạt trong công việc

d Sự tiến bộ trong tổ chức

2 Thuyết 2 yếu tố của F.Herzberg

Dựa trên 2 yếu tố: Động cơ và môi trường

3 Thuyết xác lập mục tiêu của Edwin A.Locke

Mục tiêu định hướng cho cá nhân hoạt động, mục tiêu phải đảm bảo tính khảthi, có thời hạn xác định, có thể đo lường được, có kênh thông tin phản hồi để điềuchỉnh hoạt động

III PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIÁO VIÊN

1 Các chủ thể trong nhà trường tham gia vào việc tạo động lực cho giáo viên

Các chủ thể tạo động lực cho GV trong nhà trường bao gồm các thành phầnchủ yếu: Tổ chức đảng: thường là Chi bộ; Ban giám hiệu (Hiệu trưởng, Phó hiệutrưởng); Các tổ chức đoàn thể; Tổ trưởng chuyên môn; Giáo viên

2 Nhận diện nhu cầu và động lực làm việc của giáo viên

Muốn tạo động lực làm việc cho giáo viên thì việc quan trọng hàng đầu lànhận biết nhu cầu của họ

- Phương pháp kinh tế: trong các phương pháp tạo động lực cho giáo viên thìphương pháp kinh tế là một phương pháp quan trọng Tạo động lực thông qua tiềnlương, tiền công, tiền thưởng, qua phụ cấp, phúc lợi và dịch vụ Sự đảm bảo về lợiích cho giáo viên giúp giáo viên toàn tâm toàn ý sáng tạo, trách nhiệm hơn trongcông tác giáo dục

- Tạo động lực thông qua đánh giá thực hiện công việc

- Tạo động lực thông qua cải thiện điều kiện làm việc

Trang 13

- Tạo động lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.

IV MỘT SỐ TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI VIỆC CÓ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

- Những trở ngại về tâm lí - xã hội từ phía GV

- Những trở ngại về môi trường làm việc

- Những trở ngại về cơ chế, chính sách

CHUYÊN ĐỀ 5: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG THCS

I MỘT SỐ MÔ HÌNH TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐẦU THẾ KỶ XXI

1 Nhà trường hiệu quả

2 Nhà trường xuất sắc

3 Nhà trường thông tuệ

4 Nhà trường chìa khóa vàng

5 Mô hình trường trường học mới

6 Một số kinh nghiệm từ thành công của GD Phần Lan

7 Nhà trường cộng đồng.

II MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG MỚI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT

VÀ NĂNG LỰC

1 Khái quát về đổi mới hoạt động dạy học và giáo dục

1.1 Đặc điểm của hoạt động GD ở trường THCS

- Dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực

- Đặc điểm và sự phát triển trí tuệ lứa tuổi HS THCS về: Tri giác; Tư duy;Trí nhớ

- Hoạt động giao tiếp của lứa tuổi HS THCS

- Sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi HS THCS

1.2 Hoạt động GD trước yêu cầu đổi mới chương trình GDPT

* Năng lực

* Bài học từ một số Quốc gia

* Xu hướng lựa chọn của Việt Nam

CTGDPT Hình thành cho HS năng lực cốt lõi là những năng lực chung vànhững năng lực chuyên môn Lựa chọn GDPT 12 năm (TH và THCS 9 năm)

2 Hoạt động dạy học và giáo dục trong mô hình trường học mới- Nhà trường phát triển năng lực

Trang 14

2.1 Dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

- Chuyển từ DH và GD trang bị kiến thức sang tiếp cận phát triển năng lực

- Tập trung vào dạy học và hoạt động giáo dục trải nghiệm

2.2 Trường Phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

Cần xây dựng mô hình quản lý nhà trường theo tiếp cận phát triển năng lực.Trong đó cần xác định Nguyên tắc; triết lý; điểm nhấn vai trò của môi trường, giáoviên, học sinh và khâu kiểm tra đánh giá hiệu quả

2.3 Định hướng quản lý thực hiện đổi mới chương trình giáo dục PT

- Dân chủ hóa, giao quyền tự chủ cho nhà trường

- Quản lý thực hiện CTGDPT: giao cho người có năng lực, đúng thẩmquyền

- Yêu cầu quản lý: Phù hợp đối tượng, khả thi, linh hoạt

3 Các đặc điểm sơ bản trong đổi mới chương trình ở giáo dục THCS

- Quan điểm cơ bản

- Nhiệm vụ trọng tâm

- Tăng cường phân cấp quản lý trong thực hiện chương trình, XD kế hoạch

- Thực hiện mục tiêu

- Yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực

- Đổi mới nội dung GD THCS

- Đổi mới phương pháp giáo dục THCS

- Bồi dưỡng giáo viên

II ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

1 Những vấn đề chung về đánh giá

- Đánh giá trong hoạt động giáo dục

- Nguyên tắc đánh giá

- Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực

2 Đánh giá theo quá trình

- Quy trình đánh giá

- Phương pháp và kỹ thuật đánh giá

- Nội dung đánh giá học sinh theo quá trình

3 Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực

Trang 15

4 Đánh giá sự hình thành và phát triển giá trị

Các cấp độ của 3 giá trị cơ bản: Sống yêu thương; Sống tự chủ; Sống tráchnhiệm

5 Đánh giá về hoạt động GD và hình thành giá trị sống

Các giá trị sống: Hòa bình; Tôn trọng; Yêu thương; Khoan dung; Trungthực; Khiêm tốn; Hợp tác; Hạnh phúc; Trách nhiệm; Giản dị; Tự do; Đoàn kết

CHUYÊN ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIÁO

VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HẠNG I

I KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

1 Khái quát về thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Tính đến năm học 2016-2017, cả nước có 313.526 GV THCS, trong đó số

GV đạt chuẩn đào tạo và trên chuẩn là 311.927, đạt tỉ lệ 99,49% Tỉ lệ GV/lớptrung bình toàn quốc đạt 2,04

GV THCS hạng I là những GV THCS đang trực tiếp giảng dạy trong cáctrường THCS công lập đang giữ chức danh GV THCS hạng I, mã số hạng làv.07.04.10

Hiện nay, đối với cấp THCS, cơ cấu GV các hạng đang có sự phân bố chủyếu ở hạng III và hạng II Tỉ lệ GV THCS hạng I hiện có rất thấp (khoảng 1%)

2 Các yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ giáo viên trung học cơ sở hạng I

trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

* GV THCS hạng I ngoài những nhiệm vụ của GV THCS hạng II, còn phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản bao gồm:

Tham gia biên tập, biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu BDGV, HSTHCS

Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề của nhà trường hoặctham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện trở lên

Tham gia hướng dẫn, đánh giá, xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm, đề tàiNCKHSP ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp huyện trở lên

Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho GV THCS cấphuyện trở lên

Tham gia Ban Giám khảo hội thi GV dạy giỏi hoặc GV chủ nhiệm giỏihoặc tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện trở lên

Tham gia tổ chức, đánh giá các hội thi của HS THCS từ cấp huyện trở lên

Ngày đăng: 18/07/2018, 15:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w