1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ KÈO (Pseudapocrytes lanceolatus) TẠI HAI HUYỆN BA TRI VÀ BÌNH ĐẠI BẾN TRE

63 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 643,36 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ KÈO Pseudapocrytes lanceolatus TẠI HAI HUYỆN BA TRI VÀ BÌNH ĐẠI - BẾN TRE Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG VĂN TƯỜNG Ngành: NUÔI

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ KÈO (Pseudapocrytes lanceolatus) TẠI HAI HUYỆN BA TRI VÀ BÌNH ĐẠI - BẾN TRE

Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG VĂN TƯỜNG

Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Niên khóa: 2004 – 2008

Trang 2

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ KÈO (Pseudapocrytes lanceolatus)

TẠI HAI HUYỆN BA TRI VÀ BÌNH ĐẠI - BẾN TRE

Người thực hiện

TRƯƠNG VĂN TƯỜNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: NGÔ VĂN NGỌC

Tp.Hồ Chí Minh

10 / 2008

Trang 3

CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:

* Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản, cùng tất cả Quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt quá trình học tại trường

* Thầy Ngô Văn Ngọc đã hết lòng hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập

* Kỹ sư Nguyễn Thanh Tùng đã tạo mọi điều kiện trong quá trình điều tra

* Ông Phan Thanh Trạng, thuộc ấp 8, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện trong quá trình thực tập

* Các anh công nhân trong trại nuôi cá kèo của ông Phan Thanh Trạng

* Các bạn bè của lớp DH04NT đã cùng chia xẻ những vui buồn trong thời gian học cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ trong thời gian thực tập

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài "Khảo sát tình hình nuôi cá kèo (Pseudapocrytes lanceolatus) tại hai

huyện Ba Tri và Bình Đại - Bến Tre" được thực hiện từ tháng 4 – 8 năm 2008 Sau khi vấn phỏng trực tiếp 30 hộ nuôi có sử dụng bảng câu hỏi, đạt được những kết quả sau:

- Tổng diện tích ao nuôi trung bình là 10.540 m2 Số hộ có tổng diện tích ao nuôi trên 20.000 m2 rất ít Diện tích của mỗi ao nuôi từ 4.000 – 5.000 m2 chiếm (56,67%)

- Hình thức nuôi thâm canh có mật độ thả giống trên 30 con/m2, những hộ nuôi hình thức quãng canh mật độ thả giống khá thấp 6 con/m2, tỷ lệ sống thấp (30%)

- Lao động tham gia nuôi trực tiếp chủ yếu là lao động nhàn rỗi trong gia đình, lao động thuê không đáng kể

- Không chủ động được thời điểm và thời gian thu hoạch Hình thức thu hoạch bằng lú là cách thu phổ biến nhất

- Năng suất của các hộ nuôi thâm canh cá kèo là 251 – 287 kg/1.000m2/vụ, năng suất của nuôi quãng canh là 7,48 kg/1.000 m2/vụ

- Tổng chi phí đầu tư sản xuất 1.000 m2 ao nuôi thâm canh là 19.130.000 đồng

- Lợi nhuận của mô hình nuôi thâm canh cá kèo mang lại là 2.390.000 đồng/1.000m2/vụ

Trang 5

MỤC LỤC

Trang tựa

Tóm tắt ii

Lời cảm tạ iii

Mục Lục iv

Phụ lục vii

Danh sách các chữ viết tắt vii

Danh sách các bảng viii

Danh sách các hình ix

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt Vấn Đề 1

1.2 Mục Tiêu Đề Tài 1

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

2.1 Điều Kiện Tự Nhiên và Hiện Trạng Kinh Tế Xã Hội của Huyện Ba Tri 2

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2

2.1.1.1 Vị trí địa lý 2

2.1.1.2 Khí hậu và thời tiết 3

2.1.1.3 Tài nguyên nước và chế độ thủy văn 4

2.1.1.4 Đất đai thổ nhưỡng 6

2.1.2 Hiện trạng kinh tế xã hội của huyện Ba Tri 7

2.1.2.1 Một số kết quả về phát triển kinh tế xã hội năm 2007 7

2.1.2.2 Tình hình phát triển nông nghiệp 9

2.1.2.3 Tình hình phát triển thủy sản 10

Trang 6

2.2.1 Phân loại 12

2.2.2 Phân bố 13

2.2.3 Đặc điểm hình thái 13

2.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng 14

2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng 15

2.2.6 Đặc điểm sinh sản 15

2.2.7 Sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến cá kèo 15

2.2.7.1 Nhiệt độ 15

2.2.7.2 Độ mặn 16

2.2.3.3 Độ trong 16

2.2.3.4 pH 17

2.2.3.5 Hàm lượng oxy hòa tan 18

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 19

3.1 Thời Gian và Địa Điểm 19

3.2 Phương pháp thu thập số liệu 19

3.3 Nội dung điều tra 19

3.4 Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế 19

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

4.1 Hiện Trạng Kinh Tế Xã Hội Của Các Hộ Nuôi Cá Kèo 21

4.1.1 Hiện trạng sử dụng đất của các hộ nuôi cá kèo 21

4.1.2 Tình hình nhân khẩu và phân bố lao động trong các hộ nuôi 22

4.1.3 Độ tuổi chủ hộ 23

4.1.4 Trình độ học vấn 24

4.1.5 Nguồn học hỏi kỹ thuật 25

4.1.6 Kinh nghiệm nuôi 26

4.2 Các Đặc Trưng Kỹ Thuật Về Nuôi Cá Kèo 27

4.2.1 Ao nuôi cá 27

Trang 7

4.2.2 Diện tích ao 28

4.2.3 Mùa vụ nuôi 29

4.2.4 Cải tạo ao 29

4.2.5 Cấp nước cho ao nuôi 30

4.2.6 Vấn đề về giống 31

4.2.7 Chăm sóc và quản lý ao nuôi 33

4.2.8 Tình hình dịch bệnh 34

4.2.9 Thu hoạch 35

4.3 Thuận lợi và khó khăn trong nuôi cá kèo 36

4.4 Hiệu Quả Kinh Tế Của Mô Hình Nuôi 36

4.4.1 Năng suất 36

4.4.2 Phương thức tiêu thụ 36

4.4.3 Hiệu quả kinh tế 36

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41

5.1 Kết luận 41

5.2 Đề nghị 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UBND: Ủy ban nhân dân

TCPSX: Tổng chi phí sản xuất

TBP: Tổng biến phí

CPCH: Chi phí cơ hội

CPKHĐTCB: Chi phí khấu hao đầu tư cơ bản

ĐH – THCN: Đại học – trung học chuyên nghiệp

pH: potential Hydrogen

GDP: Gross Domestic Product

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng Trang

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của huyện Ba Tri 3

Bảng 2.2 Độ mặn các tháng trong năm ở Ba Tri 5

Bảng 2.3 Tình hình sử dụng đất ở huyện Ba Tri 7

Bảng 2.4 Mối quan hệ giữa độ đục với ao nuôi 17

Bảng 2.5 Ảnh hưởng của pH đến tôm, cá trong ao nuôi 18

Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất các hộ nuôi 21

Bảng 4.4 Lao động gia đình tham gia nuôi cá 23

Bảng 4.5 Số nhân công lao động thuê 23

Bảng 4.6 Sự phân bố độ tuổi các hộ nuôi 24

Bảng 4.7 Trình độ học vấn của chủ trại 24

Bảng 4.8 Nguồn học hỏi kinh nghiệm của nông dân 25

Bảng 4.9 Kinh nghiệm của người nuôi 26

Bảng 4.10 Diện tích các ao nuôi cá kèo 28

Bảng 4.12 Nguồn cá giống thả nuôi 32

Bảng 4.13 Mật độ thả giống ở các ao 33

Bảng 4.15 Chi phí đầu tư cơ bản cho 1.000 m2 ao nuôi thâm canh cá kèo 38

Bảng 4.16 Chi phí đầu tư 1.000 m2 ao nuôi thâm canh cá kèo 38

Bảng 4.17 Khấu hao chi phí đầu tư cơ bản 1.000 m2 ao nuôi thâm canh cá kèo 40

Bảng 4.18 Hiệu quả kinh tế của 1.000 m2 ao nuôi thâm canh cá kèo 40

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình Trang

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Ba Tri 2

Hình 2.2 Cá kèo Pseudapocrytes lanceolatus 13

Hình 4.1 Ao nuôi cá kèo 27

Hình 4.2 Lưới bao quanh cống cấp thoát nước ao nuôi 31

Trang 11

biến như tôm sú (Penaeus monodon), cá chẽm (Lates calcarifer), cá măng (Chanos

chanos)…thì cá kèo (Pseudapocrytes lanceolatus) đang là đối tượng được nhiều người

quan tâm đầu tư nghiên cứu để ứng dụng vào nuôi trồng Góp phần đa dạng giống loài nuôi, nâng cao và ổn định năng suất, gia tăng thu nhập cho người nuôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

Hơn nữa, do cá có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, không có xương dâm, dễ ăn và dễ chế biến nhiều món ăn độc đáo Vì vậy, trong những năm gần đây nguồn lợi cá kèo trong tự nhiên ngày càng suy giảm Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá kèo nội địa và xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cá tự nhiên, dẫn đến nguồn cá kèo thương phẩm không đủ cung cấp cho thị trường nhất là vào những ngày nước kém hoặc những dịp lễ, tết Cho nên việc nuôi cá kèo thương phẩm theo hướng công nghiệp đang được nhiều người quan tâm đầu tư

Trước thực trạng đó, được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học

Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài "Khảo sát tình hình nuôi cá kèo

(Pseudapocrytes lanceolatus) tại hai Ba Tri và Bình Đại - Bến Tre"

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

Đề tài thực hiện nhằm các mục tiêu:

- Khảo sát tình hình nuôi cá kèo ở hai Ba Tri và Bình Đại;

- Tìm hiểu đặc điểm kỹ thuật nuôi, những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi

cá kèo thương phẩm;

- Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiềm năng của mô hình nuôi thâm canh cá kèo

Trang 12

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Điều Kiện Tự Nhiên và Kinh Tế Xã Hội của Ba Tri

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Ba Tri là một trong 7 huyện của tỉnh Bến Tre, nằm về hướng Đông với diện tích

tự nhiên vào khoảng 355 km2, chiếm 15,33% diện tích của toàn tỉnh (2.315,08 km2 )

lỵ là Thị trấn Ba Tri, cách thị xã Bến Tre khoảng 30 km về hướng Đông Nam

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Ba Tri (Nguồn http://www.bentre.gov.vn)

Chú thích: vùng khảo sát

Trang 13

Phía Đông tiếp giáp với biển Đông, với chiều dài bờ biển gần 10 km

Phía Tây của tiếp giáp với Giồng Trôm

Phía Nam là con sông Hàm Luông, làm ranh giới với Thạnh Phú

Phía Bắc là con sông Ba Lai, làm ranh giới với Bình Đại

2.1.1.2 Khí hậu và thời tiết

a / Nhiệt độ

Ba Tri là một huyện nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Vì vậy, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao, ít biến đổi nhiều trong năm Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 26 – 27oC

Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Ba Tri

Tháng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Trang 14

kcal/cm2 Từ tháng 4 đến tháng 12 là thời kỳ khô hạn do phải chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Đây cũng là thời kỳ khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, chăn nuôi và trồng trọt của người dân trong huyện, nhất là các xã ven biển như Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Xuân…

c / Mưa

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm do chịu ảnh hưởng của chế

độ gió mùa Tây Nam Lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.250 – 1.500 mm Lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 6 – 7, lượng mưa trung bình từ 175 – 250

mm Trong hai tháng này, mỗi tháng có từ 13 đến 14 ngày có mưa Vào mùa khô thì lượng mưa rất thấp, chỉ bằng 2 – 6% so với tổng lượng mưa của cả năm

2.1.1.3 Tài nguyên nước và chế độ thủy văn

a/ Tài nguyên nước

+ Nước mặt:

Nước mưa: là nguồn nước mặt quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và hoạt động xản xuất nông nghiệp Nước mưa còn là nguồn nước ngọt dự trữ quan trọng dành để uống đối với vùng nhiễm mặn quanh năm mà nguồn nước máy không đáp ứng được Nước kênh rạch: Vốn là một huyện ven biển, nước mặn, đồng chua nên chỉ thích hợp với cây chà là gai phát triển, thiếu nguồn nước ngọt nghiêm trọng Nhưng với sự

cố gắn của huyện trong việc cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và tiêu dùng cho nhân dân, nên đến nay có khoảng 3/4 diện tích đất nông nghiệp ở được cung cấp nước ngọt Chưa tính hệ thống thủy lợi ven sông Hàm Luông đang thi công, đến nay huyện

có hệ thống kênh chính dài 46,7 km, và các hệ thống kênh tưới gồm kênh Láng Sen, Bến Than, Vàm Hồ, An Bình Tây, Rạch Nò – Bà Hiền, và kênh Giồng Quít Ngoài ra,

Ba Tri còn có hệ thống đê ngăn mặn dài 42,85 km

+ Nước ngầm:

Nguồn nước ngầm chủ yếu khai thác ở độ sâu 100 – 200 m, có trữ lượng lớn Đây

là nguồn nước có chất lượng tốt đối với nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, người dân nơi đây chỉ sử dụng nguồn nước kênh rạch cho việc nuôi trồng thủy sản, còn nước ngầm chỉ sử dụng vào hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Trang 15

Bảng 2.2: Độ mặn các tháng trong năm ở Ba Tri

( Nguồn: Phòng Thống Kê Ba Tri)

b/ Chế độ thủy văn

Ba Tri có hai hệ thống sông lớn là sông Hàm Luông và sông Ba Lai, cùng với lợi

thế nằm kề với biển Đông Vì vậy, Ba Tri không những được tiếp nhận nguồn nước từ

Biển Hồ đổ về, mà còn được tiếp nhận nguồn nước do thủy triều từ biển Đông

Chế độ thủy triều của vùng biển Bến Tre thuộc loại bán nhật triều không đều,

trong ngày có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống Khoảng cách chênh lệch giữa đỉnh

triều và chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5 tới 3,5 m Sự chênh lệch này

những ngày triều kém thường dưới hoặc xấp xỉ 1 m

Trong mỗi tháng đều có hai đợt triều cường vào các ngày 15 – 16 và ngày 29 –

30 Kỳ nước cường thường xảy vào các ngày trăng tròn

Trang 16

2.1.1.4 Đất đai thổ nhưỡng

Phù sa của Ba Tri là do hai con sông Ba Lai và Hàm Luông bồi tụ nên, còn nằm

kề biển Đông nên đất đai ở Ba Tri chủ yếu là đất ruộng và đất giồng, không có vườn cây trù phú như các huyện phía Tây Vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX, nơi đây là

rừng hoang và đầm lầy, nơi ngự trị của những loài thú dữ như heo rừng, cá sấu…

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Ba Tri là 355 km2 được chia thành 2 vùng chính, vùng chịu ảnh hưởng của nước mặn và vùng không chịu ảnh hưởng của nước mặn

Vùng chịu ảnh hưởng của nước mặn bao gồm các xã tiếp giáp với biển và các xã nằm dọc theo hai con sông Ba Lai và sông Hàm Luông Với đặc điểm của nước mặn,

lợ thì nguồn thu nhập của người dân vùng này chủ yếu dựa vào nghề nuôi, khai thác thủy sản và nghề làm muối, một ít từ nông nghiệp Diện tích nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ của huyện tập trung chủ yếu ở các xã này, với tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2007 là 4.282 ha chiếm 89,43% diện tích nuôi thuỷ sản của toàn huyện Tổng số tàu thuyền đánh bắt là 1.361 chiếc Trong đó, có 536 chiếc đánh bắt xa bờ

Vùng không chịu ảnh hưởng của nước mặn bao gồm các xã còn lại trong huyện Thu nhập của các hộ nông dân trong vùng này rất đa dạng từ cây lúa, cây ăn quả, chăn nuôi Diện tích trồng lúa cả ba vụ của là 37.325 ha (2007), sản lượng là 115.422 tấn Đặc biệt, diện tích nuôi cá nước ngọt là 580 ha Trong đó, có 19,5 ha nuôi cá da trơn, năng suất đạt được 150 tấn/ha

Trang 17

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất ở huyện Ba Tri

Loại đất Năm 2006 (ha) Năm 2007 (ha)

15.602,91 17.602,75 13.370,4 15.516,67 101.25 101.23 2.131,26 1.984,85

2.1.2 Hiện trạng kinh tế xã hội của Ba Tri

2.1.2.1 Một số kết quả về phát triển kinh tế xã hội năm 2007

Trong năm 2007, UBND huyện Ba Tri tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội

theo kế hoạch của UBND tỉnh Bến Tre Vì vậy, huyện đã đạt được những kết quả đáng

phấn khởi và có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề cho mục tiêu phát triển năm 2008

Dưới đây là một số kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2007 của huyện Ba Tri

Về dân số, trong năm 2007 toàn huyện có 206.188 người Trong đó, số người

nam chiếm 50,64% (104.413 người) Số người đang trong độ tuổi lao động là 124.649

người chiếm 60,26% dân số toàn huyện Qua đó, có thể thấy được Ba Tri có lực lượng

lao động dồi dào Đây là nguồn lực quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế của

huyện Cũng trong năm 2007, số trẻ em được sinh ra trong toàn huyện là 2.422 trẻ,

giảm 162 trẻ so với năm 2006 (2584 trẻ)

Trang 18

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2007 là 11,49% vượt so với kế hoạch

đề ra là 2,29% Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2007 đạt 10.632.000 đồng/người tăng 1.034.000 đồng/người so với mức thu nhập bình quân năm 2006

Cơ cấu GDP chuyển từ khu vực nông – lâm – thủy sản sang khu vực dịch vụ Tỷ

lệ đóng góp của khu vực nông – lâm – thủy sản vào cơ cấu GDP của huyện từ 66,58% của năm 2006 giảm xuống còn 63% vào năm 2007 Tỷ lệ đóng góp của khu vực dịch

vụ đã tăng lên từ 21,82% vào năm 2006, đến năm 2007 là 24%

Giá trị đóng góp của khu vực công nghiệp – xây dựng cũng tăng từ 11,6% vào năm 2006 lên 13% năm 2007

Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp(CN – TTCN) trong năm 2007 đạt 355,26 tỷ đồng, đạt 102,27% so với kế hoạch đã đề ra, tăng 21,26% so với kết quả đạt được của năm 2006 Các mặt hàng chủ yếu của ngành CN – TTCN như thủy sản các loại, bột cá, nước đá, thức ăn gia súc, đóng mới tàu thuyền, muối…

Về giao thông, tổng chiều dài đường bộ trải nhựa là 174 km, không bao gồm những đường vào các xóm ấp

Hệ thống điện quốc gia phủ khắp 23 xã, thị trấn, có đến 25.918 hộ dân sử dụng mạng lưới của điện quốc gia, chiếm 65,27% số hộ dân trong Tổng số máy điện thoại bàn đang hoạt động trong toàn huyện năm 2006 là 2.726 máy

Trong năm 2007 xây dựng mới được 3 chợ, góp phần thúc đẩy tốc độ luân chuyển hàng hóa trong dân

Tổng số tiền thu ngân sách nhà nước trên địa bàn toàn huyện năm 2007 đạt 38.616 tỷ đồng đạt 143,69% so với kế hoạch đã đề ra Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong huyện năm qua là 335.000 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách của huyện chiếm 18,79% (62.939 triệu đồng), số còn lại do nhân dân đóng góp

2.1.2.2 Tình hình phát triển nông nghiệp

Tổng diện tích cây lúa trên toàn huyện trong cả ba vụ là vụ mùa, vụ đông xuân,

vụ hè thu năm 2007 là 37.325 ha đạt 98,74% kế hoạch đề ra Năng suất trung bình là 41,64 tạ/ha Tổng sản lượng thóc thu được sau 3 vụ canh tác của huyện 155.422 tấn Theo số liệu của Phòng Thống Kê, chúng tôi nhận thấy diện tích trồng lúa vụ Hè Thu lớn nhất nhưng năng suất lại kém hơn vụ Đông Xuân Nguyên nhân chính do vụ Hè

Trang 19

Thu chịu ảnh hưởng thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh phát triển gây hại đến năng suất gieo trồng của vụ

Diện tích cây mía tiếp tục giảm từ 669 ha năm 2006 xuống còn 598 ha năm 2007 Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích trồng mía giảm là do giá mía nguyên liệu không

ổn định nên không kích thích người dân đầu tư sản xuất

Về cây dừa, diện tích vườn dừa được tăng lên từ 924 ha năm 2006 lên 1.022,3 ha năm 2007 Do nhờ có sự chỉ đạo của UBND huyện, đã kịp thời triển khai các biện pháp hướng dẫn người dân chăm sóc, khôi phục diện tích bị thiệt hại sau cơn bão số 9 vừa qua và do giá dừa nguyên liệu liên tục tăng nên kích thích người dân đầu tư nhiều hơn cho vườn dừa của mình

Vùng trồng cây ăn trái chuyên canh được người dân đầu tư mở rộng nhất là một

số cây đặc sản Diện tích vườn cây ăn trái được mở rộng từ 450 ha năm 2006 lên 467,17 ha cuối năm 2007

Cũng trong năm 2007, công tác phòng chống, quản lý dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được chú ý nhiều hơn Đã kịp thời triển khai thực hiện những biện pháp phòng chống nên đã ngăn chặn và xử lý được tình hình dịch bệnh xảy ra trong huyện Vì vậy, đàn gia cầm từng bước được khôi phục, đến năm 2007 tổng số đàn gia cầm trên toàn

là 700.000 con

Đàn gia súc có xu hướng phát triển chậm, do giá cả thức ăn tăng cao và tình hình dịch bệnh duyễn biến phức tạp Những gia súc được nuôi phổ biến nhất ở các hộ dân trong huyện như heo là 19.205 con (2007), trâu được 1.252 con (2007), bò chiếm số lượng nhiều nhất là 61.160 con do người dân tận dụng nguồn rơm dư thừa sau mỗi vụ thu hoạch lúa

2.1.2.3 Tình hình phát triển thủy sản

Năm 2007 diện tích nuôi thủy sản của huyện Ba Tri là 4.788 ha, đạt 98,27% kế hoạch đã đề ra, tăng 2,02% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước Bao gồm diện tích nuôi nước mặn, nước lợ và diện tích nuôi nước ngọt

Diện tích nuôi nước mặn, nước lợ là 4.208 ha, đạt 98,27% kế hoạch, tăng 2,31%

so với cùng kỳ năm trước Bao gồm diện tích nuôi tôm 3.238 ha, trong đó 918 ha diện

Trang 20

sò Nhìn chung, vụ nuôi tôm năm qua đạt được kết quả khá, do ít gặp phải dịch bệnh

và giá tôm thương phẩm ổn định, giúp người nuôi có lợi nhuận

Diện tích nuôi thủy sản nước ngọt trong năm 2007 là 580 ha, đạt 100% kế hoạch

đề ra, diện tích này không tăng so với năm trước Trong đó, diện tích nuôi cá da trơn chiếm 195 ha, năng suất cá thịt đạt được trong năm 2007 là 150 tấn/ha Sản lượng thủy sản nuôi đạt được 12.165,5 tấn, đạt 84,24% kế hoạch đề ra

Thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị của UBND tỉnh về kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất giống và kiểm dịch giống trước khi xuất trại Trong năm qua, lượng tôm giống

được thả nuôi trên 170 triệu con tôm sú (Penaeus monodon) Trong năm 2007 diện

tích nghêu giống được thả đạt 30%, do giá nghêu giống quá đắt lại khan hiếm nên toàn huyện chỉ thả nuôi được 850 ha

Phòng Thủy Sản phối hợp với Sở Thủy Sản cùng với Đài Truyền Hình Bến Tre

đã tổ chức thành công cuộc hội thảo về kỹ thuật chăm sóc tôm nuôi đầu vụ Phòng

Thủy Sản đã mở 4 cuộc hội thảo, 5 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus

monodon) cho nông dân và 1 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá sặc rằng (Trichogaster pectoralis) ở xã Phú Lễ, 4 lớp tập huấn nuôi cá cho các xã ven sông Hàm Luông

Về lĩnh vực khai thác, toàn huyện có 1.361 tàu đạt 101,72% kế hoạch, tăng 64 tàu Trong đó, có 536 tàu đánh bắt xa bờ, tăng 16 tàu so với năm trước Tổng sản lượng thủy sản khai thác được là 37.540 tấn, đạt 107% kế hoạch

2.1.2.4 Sơ kết hoạt động thủy sản 6 tháng đầu năm 2008

a/ Tình hình nuôi thủy sản

Trong 6 tháng đầu năm 2008 tình hình nuôi thủy sản không thuận lợi so với cùng

kỳ năm 2007 Đến nay, diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại do mắc phải dịch bệnh đốm trắng là 45 ha, chủ yếu ở các xã An Hòa Tây, An Thủy, An Đức

Diện tích nuôi tôm thâm canh của năm 2007 là 1.095 ha, đạt 117,7% kế hoạch

Trong đó, diện tích nuôi tôm sú (Penaeus monodon) là 120 ha, đạt 100% kế hoạch

Ngoài ra, phần diện tích ao mới chuyển sang nuôi tôm thâm canh là 172 ha, chủ yếu ở các xã An Đức, Vĩnh An, đa số diện tích nuôi này chuyển từ diện tích nuôi tôm quãng canh hoặc nuôi tôm lúa sang nuôi tôm thâm canh

Diện tích nuôi tôm quãng canh là 1.701 ha, đạt 88,4% kế hoạch Còn diện tích nuôi tôm ven rừng là 497 ha, đạt 100% kế hoạch

Trang 21

Tổng sản lượng tôm nuôi trong 6 tháng đầu năm là 388,9 tấn, đạt 6,65% kế hoạch Nguyên nhân dẫn đến sản lượng tôm nuôi thấp là do thời tiết đầu vụ nuôi mưa lớn kéo dài làm cho độ mặn và nhiệt độ thay đổi đột ngột, làm giảm sức đề kháng của tôm nuôi Ngoài ra, còn gặp dịch bệnh đốm trắng Vì vậy, diện tích nuôi bị thiệt hại nhiều so với cùng kỳ năm trước

Ở các hộ nuôi tôm có ao nuôi bị mắc bệnh đốm trắng, đã xử lý theo quy trình của

Sở Thủy Sản đã đưa ra

Diện tích nuôi nghêu, sò là 980 ha, đạt 85% kế hoạch Trong tháng 2 vừa rồi do điều kiện thời tiết thay đổi dẫn đến hiện tượng nghêu chết nhiều tại hợp tác xã thủy sản Bảo Thuận và một số hộ nuôi nghêu khác Ước tính diện tích thiệt hại khoảng 15 – 20%

Diện tích nuôi cá nước ngọt 601 ha, trong đó diện tích nuôi cá da trơn chiếm 33

ha, sản lượng thu hoạch được 2.000 tấn chiếm 53,65% tổng sản lượng cá nước ngọt (3.727,6 tấn)

b/ Tình hình khai thác thủy sản

Phối hợp với Đồn biên phòng 588, Phòng Thủy Sản Ba Tri tổ chức tuyên truyền luật quy định của nước ngoài về xâm phạm lãnh hải khi đang khai thác thủy sản cho các thuyền trưởng nắm rõ

Tổng số tàu thuyền trong huyện là 1.458 chiếc, trong đó số tàu đánh bắt xa bờ

634 chiếc Do giá dầu tăng cao, làm cho các hộ khai thác không có lợi nhuận nên một

số chủ tàu không ra khơi Tổng sản lượng thủy sản khai thác được là 19.842 tấn, đạt 50,8% kế hoạch, trong đó sản lượng tôm khai thác được là 1.160 tấn, cá 16.650 tấn, thủy sản khác là 2.032 tấn

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2008 trên địa bàn huyện đã xảy ra một vụ tai nạn chìm tàu tại cửa Hàm Luông, được sự hỗ trợ của lực lượng biên phòng nên không có thiệt hại về người

c/ Công tác chuyển giao khoa học

Trong 6 tháng đầu năm 2008 Phòng Thủy Sản Ba Tri đã phối hợp với Sở Thủy Bến Tre tổ chức hội thảo chăm sóc tôm nuôi đầu vụ, có tổng số 50 người tham dự

Trang 22

tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và cá chẽm (Lates calcarifer), có khoảng 100

người đến tham dự

Xây dựng mô hình nuôi tôm – lúa kết hợp ở xã An Hiệp, mở một lớp kỹ thuật nuôi tôm - lúa cho nông dân xã An Hiệp, có 50 người đến tham dự Xây dựng mô hình

nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) cho nhân dân xã An Phú Đông và mô hình nuôi

cua biển ở xã Bảo Thạnh

2.2 Đặc Điểm Sinh Cá Kèo

Loài: Pseudapocrytes lanceolatus Block và Schneider, 1801

Hình 2.2: Cá kèo Pseudapocrytes lanceolatus

Trang 23

2.2.2 Phân bố

Cá kèo (Pseudapocrytes lanceolatus Block & Schneider, 1801) phân bố rộng ở

Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…

Ở Việt Nam, cá kèo phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long Đặc biệt, chúng hiện diện nhiều ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…

Những ghi nhận ban đầu cho thấy, trong quá trình sống cá kèo thường làm hang

ở các bãi bùn và có thể trườn lên bãi bồi tìm thức ăn khi thủy triều cạn

Cá sống chủ yếu ở vùng nước mặn và nước lợ, nhưng chúng cũng có thể sống ở nước ngọt Thực tế cho thấy, cá kèo là loài cá có tập tính di cư sinh sản Khi đến giai đoạn trưởng thành chúng di cư ngược dòng ra biển tìm nơi thích hợp cho việc sinh sản

2.2.3 Đặc điểm hình thái

Theo mô tả của Mai Đình Yên (1992) thì cá kèo có thân hình trụ, thon dài, hơi dẹp bên Mõm tù, hướng xuống Miệng trước hẹp Rạch miệng ngang, kéo dài đến bờ sau mắt Răng hàm trên một hàng, răng cửa hàm dưới to, đỉnh tù, răng trong nhỏ mịn Răng hàm dưới một hàng mọc xiên, thưa, đỉnh tù và có một đôi răng chó Lưỡi cắt ngang Không có râu Trước mõm có hai nếp da nhỏ phủ lên môi trên Mắt nhỏ tròn nằm ở mặt lưng của đầu, gần mõm hơn điểm cuối nắp mang Khoảng cách hai mắt hẹp, nhỏ hơn hoặc bằng một phần hai đường kính mắt Lỗ mang hẹp Màng mang phát triển, phần dưới dính với eo mang Khắp thân thân phủ vẩy tròn rất bé Cá không có cơ quan đường bên

Hai vây lưng rời nhau khoảng cách giữa chúng lớn hơn chiều dài gốc vây lưng nhất Khởi điểm vây hậu môn tương đương hoặc sau khởi điểm vây lưng thứ hai, nhưng kết thúc ngang nhau Khởi điểm vây ngực phía sau khởi điểm vây bụng Hai vây bụng dính nhau tạo thành dạng hình phễu, miệng phễu hình bầu dục Vây đuôi dài, nhọn Thân màu xám đen, bụng nhạt Phần đầu ở phía sau nắp mang có màu xám thẩm hơn Nữa trên của thân có khoảng 7 – 8 sọc đen hướng về phía trên, các sọc này rõ gần

về phía đuôi Các vây ngực, vây bụng màu vàng đậm và có lốm đốm chấm Vây lưng, vây đuôi vàng xám có nhiều hàng chấm cắt ngang qua các tia vây

Trang 24

2.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Có một sự liên hệ giữa chiều dài ruột với tính ăn của cá Các loài cá ăn thực vật

và mùn bã hữu có ruột dài nhất kế đó là cá ăn tạp và cá ăn thịt có chiều dài ruột ngắn nhất

Theo Nicolski (1963), tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài chuẩn (Li/Lo) có liên quan đến tính ăn của cá Tỉ lệ này nhỏ hơn 1 thì cá ăn thiên về động vật, tỉ lệ này lớn hơn 3 thì cá ăn thiên về thực vật còn tỉ lệ này nằm trong khoảng 1 – 3 là cá ăn tạp Nguyễn Văn Luận (2005) đã khảo sát tỉ lệ được Li/Lo của cá kèo dao động từ 2,55 đến 2,97cm Sau đó, kết luận rằng cá kèo là loài ăn tạp thiên về phiêu sinh động vật Trần Đắc Định (2002) tìm được tỉ lệ Li/Lo trung bình của cá kèo là 3,27cm Kết hợp với phân tích thức ăn có trong dạ dày thấy có nhiều mùn bã hữu cơ, thực vật nổi

và kết luận rằng cá kèo là loài ăn thiên về thực vật Còn Võ Thành Toàn (2005) đã tiến hành khảo sát trong ống tiêu hóa của cá kèo, thì thấy có những thành phần sau: tảo khuê 83,1%, tảo lam 1,9%, mùn bã hữu cơ 14,9% và một ít Copepoda 0,06%, Cladocera 0,03% Theo Johnston (1903) khảo sát và miêu tả rằng trong ống tiêu hóa của cá kèo có 70% là tảo silic, 30% tảo sợi, một ít tỉ lệ nhỏ giáp xác, quần hợp lablab

và mùn bã hữu cơ

Ngoài ra, hiện nay chúng còn được nuôi thâm canh bằng thức ăn viên và bổ sung

thêm phân hữu cơ giúp tăng cường thức ăn tự nhiên cho cá

2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng

Tốc độ sinh trưởng của cá phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và môi trường sống của chúng Môi trường sống có mùn bã hữu cơ, nguồn thức ăn tự nhiên phù hợp thì tốc độ sinh trưởng của cá nhanh, ngược lại thì tốc độ sinh trưởng của cá chậm hơn Tốc độ sinh trưởng của cá kèo còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cá, lúc nhỏ

cá tăng trưởng nhanh về chiều dài hơn tăng trưởng về trọng lượng, khi trưởng thành thì

cá tăng trưởng chủ yếu về trọng lượng Cá kèo có hình dạng thon dài, tốc độ tăng trưởng tương đối, khi chưa đến giai đoạn thành thục cá có chiều dài nhỏ hơn 20,7 cm

Ở vùng Selangor của Malaysia, Khaironizam và Norma – Rashid (2002) đã khảo sát và diễn tả mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá kèo bởi phương trình W = 0,00002541L2,81 với cỡ cá từ 2,01 đến 13,4 cm Ở Bạc Liêu, Trần Đắc Định (2002) đã khảo sát được chiều dài trung bình của cá từ 10,1 – 20,3 cm, với phương

Trang 25

trình tương quan W = 0,2468L1,5567 Ở Cà Mau, Lê Thị Xuân (2004) đã khảo sát cỡ có chiều dài từ 4,9 – 20,7cm thì mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng là W = 0,0047L2,8138

Theo Võ Thành Toàn và Trần Đắc Định (2005), cá kèo sinh sản hai lần trong năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng Thời gian cá kèo con xuất hiện nhiều nhất là từ tháng

5 – 12 Đặc biệt, khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 thì thấy cá kèo con xuất hiện nhiều hơn các tháng trước

Cá kèo đực và cá kèo cái khi thành thục sinh dục sẽ tách đàn vượt các chướng ngại vật để tìm đến các vùng biển thích hợp cho sinh sản

2.2.7 Sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến cá kèo

2.2.7.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sống và sự phát triển của cá Trước hết nhiệt độ ảnh hưởng đến năng suất tự nhiên của hệ sinh thái ao hồ, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hầu hết các thông số đặc trưng cho chất lượng nước như hàm lượng oxy hòa tan, độ mặn…

Nhiệt độ nước của ao nuôi được cung cấp từ các nguồn như bức xạ nhiệt từ mặt trời, sự tỏa nhiệt từ đất, từ các phản ứng hóa học, sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước và nền đáy ao Nhưng năng lượng sinh ra bởi các quá trình oxy hóa này không đáng kể so với năng lượng do mặt trời cung cấp Ngoài ra, nhiệt độ nước ao còn phụ thuộc vĩ độ, độ cao, số giờ chiếu sáng trong ngày,…Thường thì nhiệt độ của nước trong các thủy vực thấp nhất vào sáng sớm, cao nhất vào xế buổi chiều

Trang 26

là loài cá rộng nhiệt, chúng có thể phơi mình dưới ánh sáng mặt trời và sống ở bãi bồi lúc mực nước thấp và có nhiệt độ cao

2.2.7.2 Độ mặn

Độ mặn là tổng số các ion có trong nước, phản ánh nồng độ muối có trong thủy vực Mỗi loài động vật thủy sinh, sống và phát triển thuận lợi trong một khoảng độ mặn tối ưu Vượt ra khỏi vùng tối ưu này, chúng phải thải ra lượng muối dư thừa trên

cơ sở tiêu hao một nguồn năng lượng nhất định dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cơ thể

2.2.7.3 Độ trong

Độ trong của nước là khả năng ánh sáng mặt trời xuyên qua nó, khả năng cản những tia nắng mặt trời của nước là độ đục Hai tính chất này tỉ lệ nghịch với nhau và phụ thuộc vào lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lững, sự phát triển của các vi tảo, sóng gió thủy triều và lượng nước mưa đổ vào thủy vực Ở những thủy vực khác nhau nguyên nhân gây ra độ đục khác nhau

Ở sông, độ đục của nước là do sự có mặt của các chất không hòa tan, các chất keo có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ Do đó, độ đục ở sông thay đổi theo mùa rõ rệt Mùa mưa, nước mưa chảy vào sông cuốn theo các tạp chất trên mặt đất nên độ đục của nước sông cao (thường thấy sau trận mưa lớn) và độ đục giảm dần theo mùa khô

Ở ao, ngoài các nguyên gây ra độ đục của nước như ở sông còn do sự phát triển của các vi tảo

Độ trong và độ đục của nước có ảnh hưởng đến cường độ chiếu sáng của mặt trời vào thủy vực nên có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của thực vật phù du Khi độ trong thấp, độ đục cao thì lượng ánh sáng xâm nhập vào thủy vực ít đi, làm cho cường

độ quang hợp của thực vật phù du giảm Đối với cá, khi độ trong quá thấp thì cá khó

hô hấp dẫn đến cường độ bắt mồi giảm Nhưng độ trong quá cao, thì nguồn nước nghèo dinh dưỡng, sinh vật phù du phát triển kém, hạn chế thành phần thức ăn tự nhiên của cá làm năng suất cá nuôi giảm Độ trong thích hợp cho các ao nuôi cá là từ

20 - 30 cm, đối với các ao nuôi tôm là 30 - 45 cm

Trang 27

Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa độ đục với ao nuôi

- Nếu đục vô cơ, năng suát ao sẽ không cao

30 – 40 Nếu độ trong do phytoplankton, tình trạng ao tốt

Theo Leivestad (1982), khi cá sống trong môi trường có độ pH thấp, bề mặt mang sẽ gia tăng tiết nhớt, nếu lượng nhớt quá nhiều sẽ trở ngại cho việc hô hấp và trao đổi ion qua mang

Bảng 2.5: Ảnh hưởng của pH đến tôm, cá trong ao nuôi (Swingle, 1969)

pH Ảnh hưởng đến tôm, cá nuôi

Trang 28

2.2.7.5 Hàm lượng oxy hòa tan

Hàm lượng oxy hòa tan là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự sống của sinh vật, trừ vi khuẩn kỵ khí Hàm lượng oxy hòa tan trong thủy vực thay đổi theo mùa, theo ngày đêm, độ mặn, độ đục và hoạt động quang tổng hợp, hô hấp của thủy sinh vật trong ao hồ

Cá cũng như các loài sinh vật khác đều cần một lượng oxy nhất định để thực hiện quá trình trao đổi chất cho cơ thể Nếu hàm lượng oxy hòa tan giảm thấp sẽ dẫn đến sự kiềm hãm tốc độ tăng trưởng của cá nuôi, còn nếu như hàm lượng oxy hòa tan quá thấp thì có thể gây chết cá nuôi

Khi tiến hành giải phẫu cá kèo thì thấy rằng trong xoang miệng có những vân, mạch máu nằm chằng chịt nhau, có thể đây là cơ quan hô hấp phụ của cá Nếu để cá kèo trên cạn trong điều kiện bình thường (33 – 37oC), cá có thể sống được 24 giờ Còn nếu định kỳ khoảng 6 đến 12 giờ tưới nước cho cá một lần, thì cá có thể sống được

120 giờ Điều này nói lên rằng cá kèo còn có khả năng hô hấp qua da Nó mở ra một

xu hướng mới trong cách vận chuyển cá kèo Ta có thể vận chuyển cá theo phương pháp vận chuyển khô và định kỳ tưới nước cho nó, bằng cách này ta có thể vận chuyển

cá trong khoảng thời gian dài mà không làm cá bị chết trong quá trình vận chuyển

Trang 29

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài

Đề tài đã được thực hiện tại các hộ nuôi cá kèo của huyện Ba Tri và Bình Đại – Bến Tre từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2008

3.2 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu

3.2.1 Số liệu sơ cấp

Chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi cá kèo thương phẩm bằng bảng câu hỏi soạn sẵn Phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi cá kèo nhằm tìm hiểu một số đặc trưng về kỹ thuật nuôi, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình nuôi và hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá kèo

3.2.2 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng chức năng như Phòng Thống Kê, Phòng Kinh Tế, Phòng Thủy Sản Ba Tri và các tài liệu liên quan

3.3 Nội dung điều tra

Điều tra tình hình kinh tế xã hội các hộ nuôi cá kèo thương phẩm trong địa bàn hai huyện Ba Tri và Bình Đại nhằm:

- Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn của người nuôi gặp phải trong suốt quá trình nuôi Tìm hiểu những yếu tố kỹ thuật mà người dân áp dụng

- Hiệu quả kinh tế mô của hình nuôi thâm canh cá kèo thương phẩm trên địa bàn hai huyện

Trang 30

3.4 Tính Toán Hiệu Quả Kinh Tế

Dựa vào số liệu thu thập được qua điều tra, rồi tiến hành phân tích số liệu theo phương pháp thống kê miêu tả với phần mềm Excel

Các thông số tính toán hiệu quả kinh tế cho ao nuôi thâm canh cá kèo gồm:

 Tổng chi phí sản xuất (TCPSX) = TBP + CPKHĐTCB + CPCH

Trong đó:

- TBP (Tổng biến phí) = tổng chi phí vật chất + chi phí lao động

+ Chi phí vật chất = chi phí con giống + chi phí thức ăn + chi phí thuốc hóa chất + chi phí năng lượng và chi phí khác

+ Chi phí lao động gồm chi phí lao động gia đình + chi phí lao động thuê ++ Chi phí lao động thuê = Số người thuê trong một vụ nuôi của 1.000m2 *

số tháng nuôi của một vụ * 1.000.000 đồng

++ Chi phí lao động gia đình = Số người trong gia tham gia nuôi trực tiếp 1.000 m2 * số tháng nuôi của một vụ * 1.000.000 đồng

- CPKHĐTCB: Chi phí khấu hao đầu tư cơ bản

Chi phí đầu tư cơ bản gồm: chi phí đào ao, chi phí máy bơm, chi phí dựng chòi bảo vệ, chi phí khác

+ Chúng tôi cho rằng thời gian khấu hao của ao nuôi 10 năm, máy bơm là 6 năm, chòi 4 năm, các chi phí khác là 3 năm

- CPCH: Chi phí cơ hội

+++ Chi phí cơ hội = % lãi suất ngân hàng * Tổng biến phí * Số tháng nuôi

Ở đây, lãi suất ngân hàng là 1,75% Mỗi vụ nuôi kéo dài 4,5 tháng

 Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá

 Lợi nhuận = Doanh thu - TCPSX

 Thu nhập = Lợi nhuận + Lao động gia đình

Trang 31

Chương 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Hiện Trạng Kinh Tế Xã Hội của Các Hộ Nuôi Cá Kèo

4.1.1 Hiện trạng sử dụng đất của các hộ nuôi cá kèo

Thực tế điều tra 30 hộ dân trên địa bàn hai , thì thấy rằng tất cả các hộ dân đều là

người dân địa phương, đất sản xuất chủ yếu là đất nhà Tuy vậy, cũng có một vài hộ

thuê đất để nuôi cá kèo Vì họ nhận thấy mô hình nuôi thâm canh cá kèo thương phẩm

với vốn đầu tư ban đầu thấp

nuôi cá Số hộ sử dụng đất nhà để nuôi cá chiếm tỷ lệ 86,67% với 26 hộ dân, chỉ có

13,3% với 4 hộ là thuê đất để nuôi Do họ không có đất hoặc đất nơi họ cư trú không

phù hợp để nuôi cá kèo Qua điều tra được biết, những hộ thuê đất nuôi, hầu hết diện

tích đất thuê không lớn vì họ chưa có kinh nghiệm và nguồn vốn ít ỏi

Tổng diện tích các ao nuôi cá kèo trong các hộ dân thường không lớn Kết quả

điều tra cho thấy, tổng diện tích các ao nuôi cá kèo lớn nhất ở hộ ông Ngô Thanh Mai

là 27.000 m2, nhỏ nhất là 1.200 m2 Diện tích của mỗi ao nuôi cá kèo thường là 4.000 –

6.000 m2 Đa số các ao của những hộ nuôi thâm canh cá kèo những năm trước được

nuôi tôm, sau này mới chuyển qua nuôi cá kèo Do nuôi tôm gặp nhiều khó khăn về

dịch bệnh và giá tôm thành phẩm không tăng nhiều mà giá thức ăn, thuốc lại tăng cao

Trong 30 hộ nuôi cá kèo được phỏng vấn thì có tổng cộng là 67 ao nuôi Trong

đó, có đến 19 hộ nuôi có từ 1 – 2 ao, chiếm (66,67%) Duy nhất chỉ có một hộ nuôi 6

Ngày đăng: 18/07/2018, 07:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tên chủ hộ:……………………………………. Tuổi …….. Nam  Nữ  2. Địa chỉ:……………………………………………………… Khác
3. Trình độ học vấn: Mù chữ  Cấp1  Cấp2  Cấp3  THCN  Đại học  Khác
4. Nhân khẩu:……………..người Số lao động chính tham gia nuôi cá trong nông hộ........nam ........nữ Khác
5. Số lao động thuê: ........ người. Nam  Nữ  Lương:………… đồng/tháng 6. Kinh nghiệm nuôi cá................... năm Khác
7. Lý do nuôi cá kèo…………………………………………………………………… Khác
8. Đất nhà  Đất thuê  II. Điều kiện và hoạt động nuôi cá Khác
1. Diện tích ao nuôi:……………m 2 Số ao:………… Khác
2. Nguồn vốn cho hoạt động nuôi cá: Tự có  Vay mượn  Vay ngân hàng  Liên kết  Khác  Khác
4. Thông tin kỹ thuật có từ đâu: Kinh nghiệm bản thân  Sách báo tài liệu  Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w