1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÚ (Epinephelus spp.) TẠI XÃ LONG SƠN, TP. VUÕNG TAØU, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

49 111 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

- viii - DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH HÌNH NỘI DUNG TRANG Hình 4.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 1 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Bảng câu hỏi điều tra nông hộ Phụ lục 2 Thông tin về các h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA THỦY SẢN

[ \

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT MƠ HÌNH NUƠI CÁ MÚ

(Epinephelus spp.) TẠI XÃ LONG SƠN,

TP VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

9/2006

Trang 2

KHẢO SÁT MƠ HÌNH NUƠI CÁ MÚ (Epinephelus spp.)

TẠI XÃ LONG SƠN, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU,

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Thực hiện bởi

Võ Nhật Trường

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Trần Văn Phát

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/2006

Trang 3

- ii -

TÓM TẮT

“Khảo sát mô hình nuôi cá Mú tại xã Long Sơn, Tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được thực hiện trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2006 Qua điều tra 30 hộ nuôi ao và 7 hộ nuôi lồng bè, chúng tôi thu được kết quả sau:

Mô hình nuôi ao đất: Diện tích các ao nuôi từ 1000 – 10.000 m2 Đa số các hộ nuôi còn sử dụng nguồn giống đánh bắt ngoài tự nhiên, mật độ trung bình 0,2 con/m2 Năng suất bình quân 200 – 800 kg/ha, thời gian mỗi vụ nuôi từ 10 – 12 tháng Trọng lượng cá thu hoạch từ 0,8 – 1,2 kg/con

Mô hình nuôi lồng bè: Kích cỡ một ô lồng là 6 x 6 x 3 m, cỡ mắt lưới (2a) dao động từ 10 – 40 mm, nguồn giống chủ yếu nhập từ Đài Loan, mật độ thả bình quân 25 con/m2, năng suất bình quân 0,5 – 1 tấn/lồng, thời gian nuôi 6 – 8 tháng, trọng lượng cá thu hoạch 600 – 800 g/con

Trang 4

- iii -

Cage culture model: size of cage was 6 x 6 x 3 m, mesh – size (2a) was 10 – 40

mm, fingerling fish was imported from Taiwan, average density was 25 fish/m3 Average productivity was 0,5 – 1 ton/cage, culture period 6 – 8 months and average weigh was 600 – 800 g/fish

Trang 5

- iv -

CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Cùng toàn thể quý Thầy Cô trong Khoa Thủy Sản đã tận tình truyền đạt những kiến thức khoa học trong suốt những năm qua

- Các cán bộ công nhân viên ở Trung tâm khuyến ngư, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp Lòng biết ơn sâu sắc gởi đến:

- Thầy Trần Văn Phát đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho

tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

- Xin cảm ơn các bạn sinh viên trong lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp

Trang 6

- v -

MỤC LỤC

TÊN ĐỀ TÀI

2.1 Đặc Điểm Tự Nhiên Của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2

2.1.3 Tình hình nuôi cá Mú trên Thế Giới và tại Việt Nam 4

2.1.4 Hiện trạng nghề nuôi cá Mú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 5

2.1.5 Tiềm năng phát triển thủy sản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 5

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài 8

3.3 Phương Pháp Điều Tra Thu Thập Số Liệu 8

Trang 7

- vi -

4.1.4 Tình hình tham gia các lớp tập huấn khuyến ngư 11

4.1.5 Tình hình cung ứng con giống và thức ăn 12

4.2 Một Số Yếu Tố Về Kỹ Thuật Nuôi Cá Mú Trong Ao Đất 12

4.3 Một Số Yếu Tố Kỹ Thuật Nuôi Cá Mú Trong Lồng Bè 20

4.4 Những Khó Khăn, Trở Ngại Và Hướng Phát Triển Trong 28 Tương Lai

Trang 8

- vii -

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Hiện trạng nghề nuôi cá mú ở Bà Rịa – Vũng Tàu 5 Bảng 4.1 Phân bố độ tuổi của hộ nuôi 9 Bảng 4.2 Trình độ học vấn của hộ nuôi 10 Bảng 4.3 Kinh nghiệm nuôi cá của nông hộ 11

Bảng 4.8 Mật độ thả nuôi trong các hộ nuôi 16 Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu về chăm sóc và quản lý 18 Bảng 4.10 Sản lượng thu hoạch ở hộ nuôi 19 Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế bình quân trên hecta của các hộ nuôi 20

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1 Phân bố độ tuổi của các hộ nuôi 9 Đồ thị 4.2 Trình độ học vấn của hộ nuôi 10 Đồ thị 4.3 Kinh nghiệm nuôi của nông hộ 11

Trang 9

- viii -

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

HÌNH NỘI DUNG TRANG

Hình 4.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 1

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Bảng câu hỏi điều tra nông hộ

Phụ lục 2 Thông tin về các hộ nuôi trong ao đất

Phụ lục 3 Thông tin về hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi

Phụ lục 4 Danh sách các hộ nuôi bè

Phụ lục 5 Một số chỉ tiêu về chất lượng nước trong nuôi cá Mú

Trang 10

I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt Vấn Đề

Trong những năm gần đây nghề nuôi cá biển ở nước ta nói chung và tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng đang được chú trọng đầu tư và phát triển một cách mạnh mẽ Ngoài các đối tượng có giá trị kinh tế cao được nuôi như: cá Chẽm, cá Hồng, cá Măng, cá Chình, thì cá Mú là đối tượng nuôi rất có triển vọng

Hiện nay, cá Mú là một loài cá biển có giá trị kinh tế cao không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực, do cá Mú có cơ thịt chắc, mùi vị ngon nên được nhiều nước ưa chuộng, đặc biệt là thị trường Châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật, Malaysia, Singapore,

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài hình thức nuôi trong lồng bè thì mô hình nuôi cá Mú trong ao đất cũng được sự quan tâm chú ý của người dân nơi đây Tuy nhiên hiện trạng nghề nuôi cá Mú nơi đây còn phát triển chậm và gặp nhiều khó khăn Để biết rõ hơn về hiện trạng của nghề nuôi cá Mú tại đây và được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản trường Đại học Nông Lâm Tp HCM chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Khảo sát mô hình nuôi cá Mú tại xã Long Sơn, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.”

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

- Điều tra hiện trạng nghề nuôi cá Mú tại xã Long Sơn, Tp Vũng Tàu

- Đánh giá hiệu quả kinh tế từ các mô hình nuôi

- Đề xuất những biện pháp quản lý thích hợp để nghề nuôi cá Mú ngày càng phát triển hơn

Trang 11

- 2 -

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc Điểm Tự Nhiên Của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc miền Đông Nam Bộ bao gồm 8 đơn vị hành chánh cấp huyện, thị, thành phố: Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, các huyện: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo

Ranh giới phần đất liền của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được xác định: Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh Phía nam giáp biển Đông

Toàn tỉnh có tổng diện tích là 1.975,15 km2, dân số 841.543 người, mật độ dân số 426,1 người/km2 Huyện Xuyên Mộc có diện tích lớn nhất là 642,2 km2, huyện Côn Đảo có diện tích nhỏ nhất 75,2 km2 và cũng có dân số và mật độ dân số nhỏ nhất (4.267 người; 56,8 người/ km2 ) Dân số và mật độ dân số lớn nhất là Thành phố Vũng Tàu 224.018 người, 15.928 người/ km2 (Sở thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2001)

2.1.3 Các đặc trưng tự nhiên

2.1.3.1 Phần đất liền và Côn Đảo

Chế độ nhiệt đới gió mùa thuộc vùng duyên hải Nam Bộ, gần xích đạo nên nhiệt độ cao ít phân hóa theo mùa Tuy vậy, khí hậu trong tỉnh cũng hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô gần 5 tháng (tháng 12 đến tháng 4), mùa mưa gần 7 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11) Trong mùa mưa, lượng mưa trong năm đạt cao nhất là 2.333 mm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 6 và tháng 7 (đất liền) và 2.728 mm tháng 10 (Côn Đảo)

Nhiệt độ trung bình năm trong đất liền là 270C cao hơn Côn Đảo (26,90C), nhiệt độ thấp nhất hàng năm cũng cao hơn 180C

Có nhiều gió hoạt động, đổi chiều theo mùa Gió mùa đông bắc có tần suất 30 – 50% vào mùa đông và gió mùa tây nam có tần suất 60 – 70% vào mùa hè, tốc độ gió không cao, cực đại không vượt quá 30 m/s Dông nhiều, tháng cao nhất là tháng 5, ít có bão

Toàn tỉnh có hơn 3/4 là đồi núi (thuộc bậc thềm cao nguyên Di Linh – vùng Đông Nam Bộ) có trên 50 ngọn núi cao trên 100 m, khi ra biển tạo thành nhiều vịnh, mũi, bán đảo với nhiều quan cảnh đẹp (Bán đảo Long Sơn, bán đảo Vũng Tàu, vịnh Gành Rái, Kỳ Vân, mũi Hồ Tràm, …)

Trang 12

3

-Địa hình của tỉnh tập trung vào 4 loại đặc trưng: đồng bằng hẹp, các núi, gò đồi, thềm lục địa Địa hình toàn vùng có xu hướng dốc từ đất liền ra đến biển, tuy nhiên ở gần biển vẫn có núi cao, núi có độ cao nhất chỉ khoảng 500 m

Thổ nhưỡng: với diện tích 197.515 ha, theo độ phì của đất có thể chia đất đai Bà Rịa – Vũng Tàu ra làm bốn loại chính: Đất rất tốt, là loại đất có độ phì cao chiếm 19,60% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù xa và đất xám Đất tốt chiếm 26,40% Đất trung bình chiếm 26,40% Còn lại hơn 39,6% là đất bị nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn trơ sỏi đá

2.1.3.2 Biển

Biển của tỉnh thuộc vùng biển Đông Nam Bộ, có điểm mốc từ xã Bình Châu đến giáp Cần Giờ và hòn đảo xa nhất thuộc Côn Đảo, bởi vậy có đầy đủ đặc tính của biển Đông Nam Bộ

Diện tích đặc quyền kinh tế của biển Đông Nam Bộ khoảng 297.000 km2, độ sâu trung bình 50 m cách bờ 40 – 60 hải lý Nền đáy bằng phẳng ít dốc, chất đáy phổ biến là cát, bùn, vỏ sò Trong đó đáy bùn chiếm khoảng 50% diện tích

Biển Đông Nam Bộ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình của nước biển dao động 27,6 – 29,80C luôn cao hơn nhiệt độ không khí 1 – 30C Nồng độ muối trung bình của nước biển dao động 31 – 34‰ và có sự khác biệt theo mùa, vùng và tầng nước

Thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều 3 – 4 m, ảnh hưởng của thủy triều sâu vào đất liền 170 km đối với hệ thống sông Đồng Nai

Trong vùng biển có các vùng nước trồi, nước chìm hình thành 5 bãi cá chính (bắc cù lao Thu, nam cù lao Thu, Côn Sơn, cửa sông Cửu Long, ngư trường cá nổi Vũng Tàu – Phan Thiết) Có 4 bãi tôm (cù lao Thu, nam Vũng Tàu, cửa sông Cửu Long, đông nam mũi Cà Mau) Có 3 bãi mực, tập trung đông ở biển Phan Thiết và Vũng Tàu – Côn Đảo (Sở Thủy Sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2001)

Trang 13

-4-

Trang 14

- 5 -

2.1.3 Tình hình nuôi cá Mú trên thế giới và tại Việt Nam

Trên Thế Giới

Cá Mú được biết đến là một loài cá biển có giá trị kinh tế cao, chúng có cơ thịt chắc, mùi vị ngon và được thị trường nhiều nước trên thế giới ưa chuộng, đặc biệt là thị trường Châu Á như: Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Malaysia, Singapore, …

Bắt đầu thập niên 70, nghề nuôi cá Mú phát triển nhanh chóng, đa số các loài cá Mú có giá trị kinh tế cao đều đã được nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi ở một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Malaysia, Singapore, Thái Lan, … Sản lượng nuôi cá Mú hàng năm đạt khoảng 5.000 tấn (FAO - 1998) Sản lượng tiêu thụ trên các thị trường chính khoảng 1.600 tấn – 1.700 tấn (Mike Rimmer, 1998 – trích bởi Trần Quang Vinh, 2002)

Về giá trị của cá Mú, các nước nuôi cá Mú như Đài Loan, Nhật, Thái Lan, Trung Quốc năm 1999 đạt 5.394 tấn, đạt giá trị 46,8 triệu USD Như vậy một kg cá Mú có giá trị 8,67 USD (130.000đ) đây là loài cá biển có giá trị cao (tạp chí khoa học – công nghệ tháng 4/ 2001 của Bộ Thủy Sản, trích bởi Trần Quang Vinh, 2002)

Tại Việt Nam

Ở Việt Nam cá Mú cũng được nhiều người biết đến là món đặc sản biển có giá trị kinh tế cao Trước đây do sự phong phú của cá Mú trong tự nhiên, người ta chỉ khai thác mà không nghỉ đến việc nuôi chúng Đến nay sản lượng cá Mú đánh bắt tự nhiên giảm sút hẳn, trong khi đó thị trường ngày càng ưa chuộng dẫn đến cầu vượt cung, do đó giá cá Mú không ngừng tăng lên cho nên nghề nuôi cá Mú đã được nhiều người chú

ý đến và bắt đầu phát triển

Hiện nay cá Mú được nuôi rộng rãi ở các tỉnh ven biển như: Cát Bà (Hải Phòng), Triệu Phong (Quảng Trị), Sông Cầu (Phú Yên), Phú Quý (Bình Thuận), Long Sơn (Vũng Tàu), Kiên Hải (Kiên Giang), … Nơi nuôi thường bố trí ở các vùng ven biển, trong vịnh kín gió hoặc ven các hòn đảo, giống chủ yếu bắt ngoài tự nhiên Ở Khánh

Hòa thường nuôi các loài cá Mú mỡ (E tauvina), Mú mè (E malabaricus), Mú bông (E bleckeri) Còn ở Bình Thuận thường nuôi các loài như cá Mú đỏ chấm nhỏ (Plectroponus leopardus), Mú đỏ chấm lớn (Cephalopholis miniatus), cá Mú lồi (E

fasciatus), cá Mú chấm (E arcoiatus) Ở một số nơi ngư dân đã mua cá giống Mú đen

nhân tạo nhập từ Đài Loan thả nuôi luân canh trong ao bước đầu đã thành công (theo website: www.binhthuan.gov.vn)

Trang 15

6

-2.2.6 Hiện trạng nghề nuôi cá Mú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Ơû tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng lớn về nuôi cá Mú Gần đây, cùng với

xu hướng phát triển chung, một số hộ ngư dân đã nuôi cá Mú trong ao đất ở vùng cửa sông, và hơn 20 doanh nghiệp nuôi cá Mú trong lồng bè trên sông Chà Và thuộc xã Long Sơn, Tp Vũng Tàu

Bảng 2.1 Hiện trạng và tiềm năng nghề nuôi cá Mú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

nuôi

Diện tích nuôi hiện nay

Diện tích có thể nuôi Long Sơn 40 150.000 m2 300.000 m2

(Nguồn: Trung tâm khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2002)

Các loài cá Mú chính được nuôi tại đây như: cá Mú đen chấm đỏ (E coioides), cá Mú mỡ (E tauvina), cá Mú chấm đỏ (E akaara), cá Mú da báo (Plectroponus

macatalus) Đa số người dân còn bắt cá giống ngoài tự nhiên Nuôi cá Mú trong lồng

với nguồn giống nhập từ Đài Loan có tỷ lệ sống cao, lãi cao hơn tuy nhiên nuôi lồng đòi hỏi phải có kỹ thuật và vốn đầu tư cao cho nên người dân trong tỉnh chưa đủ điều kiện phát triển mô hình nuôi này

2.1.5 Tiềm năng phát triển thủy sản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Với tổng diện tích 1.975,15 km2 và chiều dài bờ biển hơn 110 km, vùng đặc quyền kinh tế của biển Đông Nam Bộ khoảng 297.000 km2 là điều kiện đầy triển vọng cho ngành thủy sản tỉnh

Trang 16

2.3 Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Mú

2.2.1 Hệ thống phân loại

Theo Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Nguyên, 1998: Cá Mú nằm trong bộ

Perciformes, họ Serranidae, họ phụ Epinephelinae, giống Epinephelus, loài

Epinephelus spp Ởû khu vực Aán Độ – Thái Bình Dương đã phát hiện được 63 loài, ở

biển Việt Nam, họ cá Mú có 13 giống và trên 40 loài

Cá Mú có thân thuôn dài, mình hơi dẹp Miệng rộng, chếch, hàm dưới hơi nhô dài ra phía trước, ở hàm cá nhiều răng sắc và nhọn Màu sắc cá Mú thay đổi thường xuyên tùy theo điều kiện môi trường và theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể Ở cá Mú, màu sắc, chấm, vạch là những điểm quan trọng dùng để phân loại chúng

2.2.2 Môi trường sống

Trên thế giới, cá Mú phân bố ở vùng nước ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt đới từ đông Châu Phi tới Aán Độ, Malaysia, Philippines, Nhật, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Uùc Chúng sống ở những địa hình khác nhau, từ vùng nước nông có nhiều rạn đá san hô, quanh các đảo tới vùng biển sâu xa bờ Cá thường nằm sát đáy hoặc ẩn nấp trong các hang, rạn đá và các rạn san hô để rình mồi, mùa hè sống ở ven bờ, mùa đông di cư

ra vùng xa bờ

Ơû Việt Nam, chúng phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, tập trung nhiều

ở vùng ven biển miền Trung

2.2.3 Tập tính dinh dưỡng

Cá Mú thuộc loại động vật ăn thịt, thức ăn chủ yếu của chúng là các loài giáp xác, cá và một số loài động vật không xương sống Trong tự nhiên, cá Mú thường sống ẩn núp ở các rạn đá, hang hốc nằm chờ con mồi tới gần rồi đớp gọn

Cá săn mồi suốt ngày, mạnh nhất vào lúc sáng sớm và chiều tối Chúng thích các loài giáp xác hơn cá và thích ăn mồi sống hơn mồi chết

Hệ số thức ăn của cá nuôi dao động từ 4 – 17 tùy theo từng loài, cá Mú mỡ (E

tauvina) có hệ số thức ăn 6 – 10, cá Mú chấm đỏ (E akaara) từ 7 – 17

Trang 17

8

-2.3.4 Sinh trưởng và phát triển

Giống cá Mú có nhiều loài và tốc độ sinh trưởng của mỗi loài cũng khác nhau Nhìn chung cá Mú có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh và nhóm có tốc độ tăng trưởng chậm

Nhóm tăng trưởng nhanh bao gồm: cá Mú mỡ (E tauvina), cá Mú hoa nâu (E

fuscoguttatus), cá Mú mè (E malabaricus) Nhóm cá này tăng trưởng nhanh ở 3 năm

đầu, sau 3 – 4 năm chiều dài bình quân đạt từ 50 – 70 cm, khối lượng từ 4 – 7 kg Từ năm thứ 4 trở đi tốc độ tăng trưởng của chúng chậm dần lại

Một số loài cá khác có tốc độ tăng trưởng chậm như: cá Mú dẹt, cá Mú sọc

ngang (E fasciatus), cá Mú sao (E fario), sau 2 – 3 năm chiều dài chỉ đạt từ 35 – 40

cm và khối lượng từ 0,8 – 1,5 kg

2.3.5 Tập tính sinh sản

Hầu hết các loài cá Mú thuộc loại lưỡng tính cái trước, lúc nhỏ toàn bộ là cái, cá đực xuất hiện ở những năm về sau khi một số cá cái biến tính thành cá đực, thời

điểm chuyển giới tính thay đổi từng loài, cá mú đỏ (E akaara) chuyển giới tính lúc có chiều dài 27 – 30 cm và trọng lượng 0,7 – 1 kg, loài mú ruồi (E tauvina) chuyển đổi

giới tính lúc có chiều dài 65 – 75 cm và nặng trên 3 kg Tuổi thành thục lần đầu của cá Mú là 3 tuổi Trọng lượng cá thành thục lần đầu thay đổi tùy theo loài, kích thước nhỏ nhất là cá Mú chuột (1 kg), lớn nhất là cá Mú nghệ (50 – 60 kg) Mùa sinh sản thay đổi tùy theo loài và theo vùng địa lý, ở Đài Loan mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 10, ở Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 10, ở Philippines và các tỉnh Nam Bộ Việt Nam cá có thể đẻ quanh năm

Mỗi năm cá Mú đẻ từ 100.000 đến 500.000 trứng, cá Mú mỡ (E tauvina) với

chiều dài 56 cm và khối lượng 4,1 kg có sức sinh sản là 2,08 x 10 5 trứng Ở cá Mú đỏ

(E akaara) với chiều dài 72 cm và khối lượng 10,1 kg có sức sinh sản từ 0,75 – 5,3 x

10 5 trứng Cá Mú có thể đẻ vào một đợt hoặc nhiều đợt, đại đa số cá đẻ ở vùng nước sâu Trứng và ấu trùng trôi nổi theo dòng nước và thủy triều vào vùng nước nông ven bờ Cá càng lớn càng có xu hướng di chuyển ra sống ở vùng nước ngoài khơi xa bờ (theo Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Nguyên, 1998)

Trang 18

9

-III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài

Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2006 đến tháng 5/2006 tại xã Long Sơn, Tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

3.2 Bố Trí Điều Tra

Sau khi xác định địa điểm khảo sát chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ nuôi cá mú trong ao và 7 bè nuôi trên sông Chà Và thuộc xã Long Sơn, Tp Vũng Tàu

3.3 Phương Pháp Điều Tra Thu Thập Số Liệu

Các số liệu sơ cấp được thu thập từ phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp có sử dụng phiếu điều tra trên các hộ nuôi để biết tình hình về kỹ thuật nuôi, kinh tế xã hội của các hộ nuôi cá

Các số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở thủy sản, Trung tâm khuyến ngư, Chi cục quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Uûy ban nhân dân xã Long Sơn, Tp Vũng Tàu

3.4 Xử Lý Số Liệu

Các số điều tra về hộ nuôi được xử lý thống kê mô tả bằng phần mềm Excel

Trang 19

10

-IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thông Tin Tổng Quát Về Hộ Nuôi

4.1.1 Phân bố độ tuổi

Độ tuổi của chủ hộ phần nào nói lên được kinh nghiệm thực tế trong sản xuất cũng như mức độ tiếp nhận những cái mới trong quá trình nuôi Kết quả điều tra được trình bày qua bảng sau:

Bảng 4.1 Bảng phân bố độ tuổi

Biểu đồ 4.1 Phân bố độ tuổi của các nông hộ

Qua bảng 4.1 cho thấy: độ tuổi trung bình 30 – 49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 60% Độ tuổi thấp nhất là 30 tuổi, cao nhất là 62 tuổi chiếm tỷ lệ 3% Nhìn chung các hộ nuôi đều ở độ tuổi trung niên, do đó có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các kiến thức mới cũng như dễ dàng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào nuôi thủy sản

Trang 20

11

-4.1.2 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn phản ánh khả năng tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, để nâng cao năng suất nuôi thì đòi hỏi người dân phải có học thức để nắm bắt kịp thời những thông tin khoa học kỹ thuật, tham dự các buổi hội thảo, khuyến ngư, … Từ đó vận dụng vào thực tế sản xuất mới có thể đạt được hiệu quả cao Long Sơn là xã đảo nên điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn và trình độ học vấn của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế Kết quả điều tra được trình bày qua bảng sau:

Bảng 4.2 Trình độ học vấn của hộ nuôi

Trình độ học vấn Số lượng hộ Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 4.2 Trình độ học vấn của hộ nuôi cá mú

Qua biểu đồ trên cho thấy hộ nuôi có trình độ học vấn cấp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, mù chữ là 10%, chính vì điều này đã làm hạn chế trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật mới cũng như gặp nhiều khó khăn trong công tác khuyến ngư

4.1.3 Kinh nghiệm nuôi

Kinh nghiệm nuôi của người dân phần nào phản ánh được sản lượng thu hoạch của họ Nó có tầm quan trọng hơn cả độ tuổi và trình độ học vấn Nuôi trồng thủy sản

Trang 21

12

-đòi hỏi có một sự chăm sóc thường xuyên trong suốt vụ nuôi, do đó phải nắm rõ các đặc điểm sinh học của từng loài cũng như thời tiết, mùa vụ, thời điểm thả cá, cách phòng trị bệnh, …

Bảng 4.3 Kinh nghiệm nuôi cá của nông hộ

Kinh nghiệm nuôi (năm) Số lượng hộ Tỷ lệ (%)

Đồ thị 4.3 Kinh nghiệm nuôi của các nông hộ

Đa số hộ nuôi là trung niên trở lên nhưng kinh nghiệm nuôi chưa cao tập trung chủ yếu từ 0 – 3 năm chiếm 57% Điều này cũng dễ hiểu vì nghề nuôi cá Mú ở đây cũng chỉ mới phát triển trong những năm gần đây

4.1.4 Tình hình tham gia các lớp tập huấn khuyến ngư

Công tác khuyến ngư có vai trò rất quan trọng trong nghề nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá Mú nói riêng Đây là việc làm rất có ý nghĩa nhằm nâng cao kiến thức của người dân và chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đến người dân

Qua quá trình điều tra tại Long Sơn cho thấy chỉ có 10 hộ được phỏng vấn là có tham gia lớp tập huấn khuyến ngư chiếm tỉ lệ 33,33% Còn lại là 20 hộ chưa từng tham gia lớp tập huấn nông dân chiếm tỉ lệ 66,67%

Trang 22

13

-Tại đây các hộ nuôi cá mú dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính, những thông tin về khuyến ngư còn rất hạn chế Từ kết quả trên chúng ta cần xem xét lại công tác khuyến ngư và khả năng áp dụng của người dân vào thực tiễn sản xuất Để làm tốt công tác này thiết nghĩ các cán bộ khuyến ngư cần có những phương pháp thích hợp và dễ áp dụng hơn từ đó để người dân dễ tiếp thu và áp dụng có hiệu quả tại chính ao nuôi của mình

4.1.5 Tình hình cung ứng con giống và thức ăn

Hiện nay nguồn giống cá Mú cung cấp cho các hộ nuôi còn rất khan hiếm vì nguồn giống tự nhiên ngày càng ít dần mà việc sinh sản nhân tạo giống cá Mú còn nhiều hạn chế Nên nguồn cá giống hiện nay chủ yếu được nhập từ các nước trong khu vực như: Đài Loan, Malaysia Nhưng do giá thành cao nên chỉ có các bè nuôi liên doanh với các công ty trách nhiệm hữu hạn là sử dụng nguồn giống này Còn người dân tại đây thì mua cá giống chủ yếu từ đánh bắt ngoài tự nhiên

Nguồn thức ăn sử dụng trong nuôi cá mú chủ yếu là cá tạp mua từ chợ và các thuyền đánh cá như: cá nục, cá trích, cá đối, …

4.2 Một Số Yếu Tố Về Kỹ Thuật Nuôi Cá Mú Trong Ao Đất

4.2.1 Kết cấu ao nuôi

Ao nuôi thường được xây dựng ở vùng trung triều và cao triều Nguồn nước trong sạch không có ảnh hưởng của các loại nước thải Khu vực tương đối lớn, ít sóng gió, chất đất tương đối vững chắc và có hệ số thấm bé, thuận tiện cho giao thông đi lại Hình dạng ao thường là hình vuông hay hình chữ nhật có độ sâu trung bình từ 1,5 – 2,5

m, có 2 cấp cống thoát nước, đáy ao tương đối bằng phẳng và hơi nghiêng về cống thoát

Bảng 4.4 Diện tích ao nuôi

Diện tích ao (ha) Số lượng hộ Tỷ lệ (%)

Trang 24

15

-4.2.2 Chuẩn bị ao

Đây là công đoạn đầu tiên để tiến hành nuôi thủy sản, sau mỗi đợt thu hoạch thì lượng bùn đáy, chất hữu cơ tích trữ dưới đáy ao rất nhiều, do đó nguồi nuôi thường dọn tẩy và cải tạo ao để tiếp tục cho vụ nuôi tiếp theo nhằm diệt địch hại và mầm mống gây bệnh cho cá nuôi, ngoài ra còn tạo môi trường sống thích hợp với cá nuôi

Qua điều tra 30 hộ nuôi tại đây, chúng tôi nhận thấy hầu như toàn bộ các hộ đều thực hiện tốt công đoạn này Sau thu hoạch thì các hộ nuôi tiến hành tháo cạn ao, sau đó vét bùn đáy, bón vôi và phơi đáy ao cho đến khi đáy ao nứt chân chim, lúc đó mới cấp nước vào ao, nước được lấy vào ao thông qua cống cấp nước có lưới lọc khi thủy triều lên

Công đoạn diệt tạp và bón vôi được các hộ chuẩn bị khá tốt nhưng do kỹ thuật còn hạn chế nên các hộ nuôi chưa tiến hành kiểm tra chất lượng nước trước khi cấp vào

ao và bón phân gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên trong ao trước khi thả giống

Hình 4.3 Cải tạo ao nuôi

Ngày đăng: 14/09/2018, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w