Một Số Yếu Tố Về Kỹ Thuật Nuôi Cá Mú Trong Ao Đất

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÚ (Epinephelus spp.) TẠI XÃ LONG SƠN, TP. VUÕNG TAØU, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 22 - 30)

Ao nuôi thường được xây dựng ở vùng trung triều và cao triều. Nguồn nước trong sạch không có ảnh hưởng của các loại nước thải. Khu vực tương đối lớn, ít sóng gió, chất đất tương đối vững chắc và có hệ số thấm bé, thuận tiện cho giao thông đi lại.

Hình dạng ao thường là hình vuông hay hình chữ nhật có độ sâu trung bình từ 1,5 – 2,5 m, có 2 cấp cống thoát nước, đáy ao tương đối bằng phẳng và hơi nghiêng về cống thoát.

Bảng 4.4 Diện tích ao nuôi

Diện tích ao (ha) Số lượng hộ Tỷ lệ (%)

Dưới 0,1 2 7

0,1 – 1 16 53

Treân 1 12 40

Tổng cộng 30 100

Từ kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy: đa số các ao nuôi tại đây có diện tích dao động từ 0,1 – 1 ha chiếm 53%, ao có diện tích nhỏ nhất là 0,08 ha và ao có diện tích lớn nhất là 4,5 ha, diện tích ao trung bình là 1,33 ha.

- 14 -

Hình 4.1 Ao nuôi cá Mú

Hình 4.2 Ao nuôi cá Mú

- 15 -

4.2.2 Chuaồn bũ ao

Đây là công đoạn đầu tiên để tiến hành nuôi thủy sản, sau mỗi đợt thu hoạch thì lượng bùn đáy, chất hữu cơ tích trữ dưới đáy ao rất nhiều, do đó nguồi nuôi thường dọn tẩy và cải tạo ao để tiếp tục cho vụ nuôi tiếp theo nhằm diệt địch hại và mầm mống gây bệnh cho cá nuôi, ngoài ra còn tạo môi trường sống thích hợp với cá nuôi.

Qua điều tra 30 hộ nuôi tại đây, chúng tôi nhận thấy hầu như toàn bộ các hộ đều thực hiện tốt công đoạn này. Sau thu hoạch thì các hộ nuôi tiến hành tháo cạn ao, sau đó vét bùn đáy, bón vôi và phơi đáy ao cho đến khi đáy ao nứt chân chim, lúc đó mới cấp nước vào ao, nước được lấy vào ao thông qua cống cấp nước có lưới lọc khi thuûy trieàu leân.

Công đoạn diệt tạp và bón vôi được các hộ chuẩn bị khá tốt nhưng do kỹ thuật còn hạn chế nên các hộ nuôi chưa tiến hành kiểm tra chất lượng nước trước khi cấp vào ao và bón phân gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên trong ao trước khi thả giống.

Hình 4.3 Cải tạo ao nuôi

- 16 -

Bảng 4.5 Chuẩn bị ao nuôi

Chỉ tiêu % số hộ thực hiện

Không

Diệt tạp 100 0

Vét bùn đáy 100 0

Bón vôi 100 0

Bón phân 6,7 93,3

Kiểm tra chất lượng nước 0 100

4.2.3 Thả giống

Mùa vụ thả kéo dài nhiều tháng, không đồng loạt một lần và không đồng bộ giữa các hộ nuôi tại đây. Kích cỡ dao động từ 5 – 15 cm. Thời gian thả chủ yếu là 8 giờ và 17 giờ. Giống mua về được thả trực tiếp không qua giai đoạn thuần dưỡng nên tỷ lệ hao hụt tháng đầu là khá cao (30 - 50%)

Bảng 4.6 Nguồn gốc con giống

Nguồn giống Số lượng hộ Tỷ lệ (%)

Tự nhiên 25 83,33

Nhập (Đài Loan) 5 16,67

Tổng cộng 30 100

Trước khi thả xuống ao thì cho cá tắm với nước ngọt trong vòng 15 – 20 phút để phòng bệnh cho cá. Qua điều tra 30 hộ nuôi tại đây thì chỉ có 5 hộ là mua giống nhập từ Đài Loan từ các bè nuôi ngoài sông, đa số người dân nuôi nơi đây còn mua nguồn giống đánh bắt ngoài tự nhiên, điều này đã làm hạn chế sự phát triển của nghề nuôi cá Muự nụi ủaõy.

Bảng 4.7 Xử lý cá trước khi thả

% số hộ

Xử lý cá mú giống Thời gian thả cá

Không 7 - 9 h 16 - 18 h

16,67 83,33 76,67 23,33

- 17 -

4.2.4 Mật độ thả nuôi

Do nguồn cá Mú giống đánh bắt ngoài tự nhiên ít và mô hình nuôi còn đơn giản, không sử dụng máy sụt khí nên mật độ nuôi còn thấp từ 0,01 – 1,25 con/m2. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy mật độ nuôi thấp nhất là 0,015 con/m2, cao nhất là 1,25 con/m2, mật độ bình quân là 0,2 con/m2

Bảng 4.8 Mật độ thả nuôi trong các hộ nuôi

Mật độ thả (con/m²) Số lượng hộ Tỷ lệ (%)

Dưới 0,1 9 30

Từ 0,1 – 1 19 63

Treân 1 2 7

Toồng 30 100

Từ kết quả trên cho thấy rằng: đa số các hộ nuôi tại đây đang nuôi với mật độ tương đối thấp 0,01 – 1 con/m2 chiếm 93%. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch và không tận dụng tốt diện tích nuôi, khó chăm sóc và quản lý. Tuy nhiên điều này cũng giúp cho cá tránh được sự cạnh tranh về thức ăn cũng như mầm bệnh, giúp cá tăng trưởng tốt hơn.

4.3.5 Thức ăn

Thức ăn của cá Mú là các loại thủy sản, hải sản như cá cơm, cá nục, cá trích, tôm, tép, nhuyễn thể, … được mua từ chợ và được rửa sạch, băm nhỏ cho ăn. Các hộ nuôi chưa tiến hành xử lý thức ăn trước khi cho ăn như bỏ nội tạng, đầu và nấu chín.

Số lần cho ăn và cách cho ăn:

+ Khi cá còn nhỏ (2 tháng tuổi) cho ăn ngày 2 lần vào lúc 8 giờ và 17 giờ. Thức ăn được băm nhỏ, sau đó cho vào nhá.

+ Khi cá lớn hơn thì cho ăn ngày một lần thường vào lúc sáng. Cá tạp được cắt khúc nhỏ và được rãi xuống góc ao, nơi có cắm chà làm chỗ ẩn núp cho cá.

Lượng thức ăn sử dụng và cách kiểm tra thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm chứ chưa có phương pháp tính toán cụ thể.

- 18 -

Hình 4.4 Sàn cho ăn

Hình 4.5 Nơi trú ẩn của cá Mú

- 19 -

4.2.6 Chăm sóc và quản lý

Cá Mú là loài cá dữ ăn động vật và ăn lẫn nhau, chúng ăn bất kì loài cá nào nhỏ hơn chúng, ngay cả cá Mú khác, nên người dân ít quan tâm đến vấn đề địch hại cuûa chuùng.

Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu về chăm sóc và quản lý

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

1/ Kieồm tra ẹGCLN

0 0

Khoâng 30 100

2/ Các trang thiết bị

Máy sục khí

7 23,33

Khoâng 23 76,67

Máy bơm nước

10 33,33

Khoâng 20 66,67

3/ Định kỳ phân cỡ cá

0 0

Khoâng 30 100

4/ Phòng và trị bệnh cho cá nuôi

ẹũnh kyứ 5 16,67

Không thường xuyên 7 23,33

Không có 18 60

ĐGCLN: đánh giá chất lượng nước

Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng nước trong quá trình nuôi hầu như không được người dân nơi đây quan tâm do hạn chế về kỹ thuật cũng như các dụng cụ kiểm tra. Mặc khác các hộ nuôi nơi đây tiến hành thay nước rất tốt, định kỳ 2 lần/ tuần, nguồn nước được lấy vào chủ yếu dựa vào thủy triều chứ không sử dụng máy bơm nước, lượng nước mỗi lần thay chiếm từ 30 –50% lượng nước trong ao.

- 20 -

4.2.7 Phòng và trị bệnh cho cá

Do hạn chế về kỹ thuật nên công tác phòng và trị bệnh cho cá còn ít, mặt khác do mật độ nuôi tương đối thấp nên cũng chưa có xuất hiện dấu hiệu bệnh đáng kể. Khi thấy dấu hiệu cá bệnh hoặc chết trong ao thì chỉ tiến hành thay nước hoặc để cho cá chết chứ không biết phải tiến hành phòng trị bệnh cho cá bằng những loại thuốc gì.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy chỉ có 5 trong 30 hộ điều tra là biết sử dụng các loại thuốc để phòng trị bệnh cho cá nuôi như: thuốc tím KMnO4, Malachite Green, nhưng liều lượng sử dụng luôn vượt quá mức do tâm lý của người nuôi.

4.2.8 Thu hoạch

Sau 8 – 12 tháng, cá đạt trọng lượng 0,8 – 1,2 kg thì tiến hành thu hoạch. Do thả giống không đồng cỡ nên các nông dân tiến hành thu hoạch cá lớn trước. Chủ yếu là dùng lưới kéo cá lớn trước nên cá bị xây sát làm ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm.

Năng suất bình quân từ 200 – 800 kg/ha. Kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy năng suất thu hoạch ở các hộ còn thấp, năng xuất thu hoạch thấp nhất là 133 kg/ha, cao nhất là 1667 kg/ha. Cá Mú được các thương lái tới mua trực tiếp tại ao nuôi với giá bán hiện tại 130.000 đồng/kg.

Bảng 4.10 Sản lượng thu hoạch ở hộ nuôi

Cách thu hoạch Số hộ Sản lượng (kg)

Thu tổa 25 40 - 200

Thu toàn bộ 5 800 – 5000

Toồng 30 40 - 5000

4.2.9 Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi

Mô hình nuôi cá Mú trong ao tại đây chưa thật sự phát triển và qui mô còn nhỏ.

Chủ yếu là nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh nên việc đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi này là rất khó. Với sự tổng kết trong quá trình điều tra từ người dân nơi đây, chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế dựa trên các số trung bình về các khoảng thu chi như: Tổng chi phí đầu tư cho một vụ sản xuất, doanh thu thô sau khi bán sản phẩm, lợi nhuận thu được của các hộ mà chúng tôi tiến hành ủieàu tra.

- 21 -

Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế bình quân trên hecta của các hộ nuôi

Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Thành tiền

Sản lượng 687 kg

Đơn giá 1.000 đ 130

Doanh thu thoõ trieọu 89,2

Tổng chi phí sản xuất triệu 52,5

Lợi nhuận triệu 36,7

Hiệu quả đồng vốn 0,7

Từ những số liệu trên cho thấy tuy mức độ đầu tư của mỗi hộ là khác nhau nhưng kết quả thu được là khá khả quan khi lợi nhuận thu được là khá cao (36,7 tr) so với đồng vốn bỏ ra (52,5 tr), hiệu quả đồng vốn là 0,7. Đây có thể nói là con số khá hấp dẫn cho nghề nuôi thủy sản nói chung (với quy mô nuôi chưa thật sự lớn). Qua đó cho thấy nếu đầu tư đúng mức về kỹ thuật như: mật độ nuôi, chăm sóc và quản lý, phòng trị bệnh để tăng tỷ lệ sống cũng như năng suất thu hoạch thì nuôi cá Mú thật sự là đối tượng nuôi triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi và là đối tượng thay thế thích hợp cho con tôm sú khi mà nghề nuôi tôm không còn chiếm vị trí hàng đầu trong nghành nuôi trồng thủy sản nước lợ và ven biển.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÚ (Epinephelus spp.) TẠI XÃ LONG SƠN, TP. VUÕNG TAØU, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 22 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)