1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BƯỚC ĐẦU CHO SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ XÁC ĐỊNH THỨC ĂN THÍCH HỢP TRONG ƯƠNG CUA ĐỒNG (Somanniathelphusa germaini (Rathbun, 1902))

77 187 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BƯỚC ĐẦU CHO SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ XÁC ĐỊNH THỨC ĂN THÍCH HỢP TRONG ƯƠNG CUA ĐỒNG Somanniathel

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU CHO SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ XÁC ĐỊNH THỨC ĂN THÍCH HỢP TRONG ƯƠNG CUA ĐỒNG

(Somanniathelphusa germaini (Rathbun, 1902))

Họ và tên sinh viên: PHẠM VĂN HÙNG Ngành : NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Khóa : 2004 - 2008

Tháng 10/2008

Trang 2

BƯỚC ĐẦU CHO SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ XÁC ĐỊNH THỨC ĂN THÍCH HỢP TRONG ƯƠNG CUA ĐỒNG

(Somanniathelphusa germaini (Rathbun, 1902))

Tác giả

Phạm Văn Hùng

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:

Lê Thị Bình

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản, cùng tất cả Quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt quá trình học tại trường

Chúng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Bình đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học và thực tập tốt nghiệp

Đồng thời gửi lời chân thành cảm ơn đến:

Thầy Ngô Văn Ngọc đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho chúng tôi thực tập tốt nghiệp tại trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Hữu Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi tham quan mô hình sản xuất giống cua đồng tại Trung Tâm Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Các anh ở trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm thành phố

Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt cho chúng tôi thực hiện đề tài

Các anh chị, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và động viên chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi kính mong sự chỉ bảo của quý thầy cô cũng như sự đóng góp ý kiến của các bạn

Trang 4

NT I: thức ăn trùn chỉ

NT II: thức ăn khoai lang

NT III: thức ăn chế biến

Kết quả thu được:

Tăng trưởng trung bình chiều dài, chiều rộng mai lớn nhất là NT II (trung bình chiều dài mai 6,967 mm, chiều rộng mai 5,783 mm) và nhỏ nhất là NT I (trung bình chiều dài mai 6,333 mm và chiều rộng mai 5,375 mm) Không có sự khác biệt về mặt thống kê về trung bình chiều dài, chiều rộng mai cua giữa các nghiệm thức

Tăng trưởng trọng lượng trung bình cua lớn nhất là NT III (1,860 g) và nhỏ nhất là NT I (1,621 g) Không có sự sai khác về mặt thống kê của trọng lượng trung bình giữa các nghiệm thức

Trang 5

Thí nghiệm 2 thực hiện nhằm tìm ra hình thức bố trí thích hợp trong việc sản xuất giống cua đồng, tỷ lệ đực cái là 2 : 5 Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong bể kính và bể xi măng, gồm 3 NT:

NT I: Bố trí trong 5 bể kính tương ứng với 5 lô có kích thước 80 x 40 x 40 cm/bể, mỗi lô cho đất vào ¼ bể và cao 10 cm; đồng thời cho 1 – 2 mảnh tôn xi măng

và lục bình làm giá thể

NT II: Bố trí trong 6 lô có kích thước 40 x 30 x 30 cm/lô nằm trong bể xi măng (2 x 2 x 1,5 m/bể) Mỗi lô cho đất vào nền đáy dày từ 1 – 1,5 cm và giá thể lục bình

NT III: Bố trí trong bể xi măng có kích 2 x 2 x 1,5 m/bể, cho đất vào 2 cạnh của

bể (dài 2 m, rộng 30 cm và cao 10 cm so với nền đáy bể) và cho giá thể lục bình vào

Trong môi trường nhân tạo, cua đã có hiện tượng bắt cặp giao vĩ với nhau Khả năng bắt cặp sinh sản ở NT I (trong bể kính) cao nhất là 14 cua ôm trứng, trong đó có

5 cua ôm con; tiếp đến là NT III (trong bể xi măng) với 8 cua ôm trứng (trong đó có 2 cua ôm con) và thấp nhất là NT II chỉ có 6 cua ôm trứng

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i Lời cảm tạ ii Tóm tắt iii Mục lục v Danh sách các bảng viii

2.1.4 Lột xác và sinh trưởng 6

2.1.5 Tính ăn 7

Trang 7

2.2.2 Kích thước thành thục 11 2.2.3 Mùa vụ sinh sản 11 2.2.4 Hoạt động bắt cặp sinh sản 11

2.3 Giá trị kinh tế của cua đồng 13

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Thời Gian và Địa Điểm 15 3.2 Vật liệu thí nghiệm 15 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 15 3.2.2 Vật liệu, trang thiết bị 15 3.3 Phương pháp thí nghiệm 16

3.3.2 Phương pháp bố trí cho cua sinh sản 19

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Các thông số môi trường 25

4.1.2 Các thông số môi trường trong thí nghiệm 26

4.2 Kết quả kỹ thuật ương cua đồng 28

4.2.1 Sự tăng trưởng về chiều dài, chiều rộng mai và trọng lượng của cua 28

4.2.2 Tỷ lệ sống của ương cua đồng 37

4.3 Kết quả bước đầu cho sinh sản nhân tạo cua đồng 39

4.3.1 Sức sinh sản của cua đồng 39

Trang 8

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44

5.1 Kết luận 44 5.2 Đề nghị 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

PHỤ LỤC 48

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống và sự phát triển của cua đồng 8

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của giá thể lên tỷ lệ sống của cua đồng 9

Bảng 4.1: Các thông số môi trường nước ngoài tự nhiên 26

Bảng 4.2: Các thông số môi trường trong thí nghiệm 27 Bảng 4.3: Tăng trưởng về chiều dài trung bình của mai cua qua 4 đợt cân 28

Bảng 4.4: Tỷ lệ chiều dài trung bình tương đối của mai cua 29

Bảng 4.5: Tăng trưởng về chiều rộng trung bình của mai cua qua 4 đợt cân 30

Bảng 4.6: Tỷ lệ chiều rộng trung bình tương đối của mai cua 31

Bảng 4.7: Tăng trưởng về trọng lượng trung bình cua qua 4 đợt cân 32

Bảng 4.8: Tỷ lệ tăng trưởng trọng lượng tương đối của cua 34

Bảng 4.9: Tốc độ tăng trưởng hàng ngày của cua qua 125 ngày ương nuôi 35

Bảng 4.10: Tỷ lệ sống của cua đồng qua 4 tháng nuôi 38

Bảng 4.12: Số lượng cua con trong yếm cua đồng 40

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Hình thái ngoài của cua đồng 2

Hình 2.3: Cấu tạo ngoài của cua đực 10

Hình 2.5: Hoạt động giao vỹ của cua đồng 12

Hình 3.1: Cua đồng lúc bắt đầu thí nghiệm 15

Hình 3.2: Bể ương cua đồng 16

Hình 3.3: Tách cua con ra khỏi yếm 17

Hình 3.4: Cua con để ương 18

Hình 3.12: Thức ăn công nghiệp 22

Hình 4.1: Cua đồng sau 1 tháng ương 36

Hình 4.2: Cua đồng sau 2 tháng ương 36

Hình 4.3: Cua đồng sau 3 tháng ương 37

Hình 4.4: Cua đồng sau 4 tháng ương 37

Hình 4.5: Cua đồng khi kết thúc thí nghiệm 39

Hình 4.6: Cua đồng ôm trứng 42

Trang 11

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Trang

Đồ thị 4.1:Tăng trưởng về chiều dài trung bình mai cua 29

Đồ thị 4.2: Tỷ lệ chiều dài tương đối của cua đồng 30

Đồ thị 4.3: Tăng trưởng về chiều rộng trung bình mai cua 31

Đồ thị 4.4: Tỷ lệ chiều rộng tương đối của cua đồng 32

Đồ thị 4.5: Tăng trưởng về trọng lượng trung bình cua 33

Đồ thị 4.6: Tỷ lệ tăng trưởng trọng lượng tương đối của cua đồng 34

Đồ thị 4.8: Tỷ lệ sống của cua đồng 38

Trang 12

me, … ai ăn một lần sẽ không thể nào quên

Cua đồng có mặt khắp mọi nơi trong thủy vực nước ngọt như đồng ruộng, ao, hồ, sông, rạch, … Tuy nhiên, nguồn lợi cua đồng trong tự nhiên đang giảm dần do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, hóa chất dùng trong nông nghiệp và sự đô thị hóa gia tăng sẽ làm cho môi trường sống của cua đồng bị thu hẹp, nhưng việc khai thác nguồn lợi cua đồng vẫn chủ yếu là dựa vào tự nhiên

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, đồng thời phải bảo tồn và phát triển được nguồn lợi cua đồng Với yêu cầu đó và được sự đồng ý của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu cho sinh sản nhân tạo và xác định thức ăn thích hợp trong ương nuôi

cua đồng (Somanniathelphusa germaini (Rathbun, 1902))”

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cua Đồng

2.1.1 Phân loại

Theo Rathbun (1902; trích bởi Đặng Ngọc Thanh, 2001), đối tượng cua đồng

mà chúng tôi thí nghiệm thuộc hệ thống phân loại như sau:

Lớp: Crustacea

Bộ: Decapoda

Họ: Parathelphusidae

Giống: Somanniathelphusa

Loài: Somanniathelphusa germaini

Hình 2.1: Hình thái ngoài cua đồng (Sommanniathelphusa germaini (Rathbun, 1902))

Trang 14

2.1.1.1 Đặc điểm hình thái chung của cua nước ngọt

Cơ thể cua nước ngọt gồm phần đầu ngực và phần bụng Phần bụng gồm 7 đốt gập vào mặt dưới phần đầu ngực, thường gọi là yếm cua Hình dạng, kích thước các đốt bụng đặc biệt là các đốt V – VII là đặc điểm phân loại quan trọng Phần bụng con đực và con cái ở cua rất khác nhau về hình dạng Phần đầu ngực không phân đốt rõ

Vỏ đầu ngực có hình dạng ngoài khác nhau, màu sắc khác nhau tùy từng loài Phía trước vỏ đầu ngực là trán, cạnh trước thẳng hoặc chia thùy Hai bên trán là ổ mắt, chứa cuống mắt Cạnh ngoài ổ mắt là răng ổ mắt, tiếp theo là răng bên có hình dạng và số lượng khác nhau, răng bên sau cùng là răng trên mang Mặt vỏ đầu ngực thường có các thùy, rãnh và gờ Ngay phía sau trán có hai thùy sau trán hoặc thùy thượng vị, trên thùy có các gờ ngang - gờ thượng vị (epigastric) hoặc gờ sau trán trước Nối tiếp gờ thượng vị là gờ sau ổ mắt (postorbital) hoặc gờ sau trán bên, có khi kéo dài tới gốc răng trên mang Góc bên trước vỏ có rãnh đầu (cervical) Ở vùng giữa vỏ có rãnh bán nguyệt, rãnh chữ H đặc trưng ở cua

Phần phụ đầu ở cua có râu I, râu II ẩn kín ở phía dưới trán Phần phụ miệng có hàm trên, hàm dưới I, hàm dưới II và các chân hàm I – III Ở chân hàm III, đốt đùi và đốt chuyển hoặc tiếp gốc hình tấm rộng, các đốt tiếp sau hình đốt nhỏ

Đặc điểm phân loại quan trọng ở cua là chân giao cấu ở con đực (Gonopod 1 – 2) Hình dạng đốt trước cuối, đốt cuối chân này là đặc điểm phân loại các giống, loài cua Đôi chân bò I ở cua có dạng càng lớn, càng trái và phải thường không đều nhau

Thành phần loài cua nước ngọt ở Việt Nam chỉ thuộc 2 họ Potamidae và

Parathelphusidae, bao gồm 19 loài, thuộc 8 giống Trong đó giống Somanniathelphusa

có 5 loài (Nguồn Đặng Ngọc Thanh, 2001)

2.1.1.2 Đặc điểm hình thái phân loại của cua nước ngọt

Khóa phân loại Decapoda

1(2) Giáp đầu ngực có ba răng lớn ở cạnh bên Đốt VI – VII phần bụng của con

Trang 15

Hình 2.2: Hình giáp đầu ngực Decapoda (De Man và ctv , 1904)

PT: Parathelphusidae

PM: Potamidae

Trong đó:

ML: Cạnh bên (Interal)

RO: Răng ngoài ổ mắt (Orbital)

GE: Gờ thượng vị (Epigastric)

GO: Gờ sau ổ mắt (Past – orbital)

RCE: Rãnh đầu (Cervical)

RH: Rãnh chữ H

MF: Cạnh trước trán

MA: Cạnh bên trước (Anterio – Interal)

MP: Cạnh sau (Posterior)

RE: Răng trên mang (Epibranchial)

TE: Thùy thượng vị

RL: Rãnh bán nguyệt

RT: Rãnh tim

Trang 16

Khóa định loại các giống thuộc họ Parathelphusidae Colosi, 1920

1(2) Gờ sau ổ mắt trên vỏ đầu ngực liên tục, chạy tới gốc răng trên mang Phần

ngọn G1 con đực hình sừng nhọn Siamthelphusa

2(1) Gờ sau ổ mắt liên tục hoặc không liên tục Phần ngọn G1 con đực vuốt nhỏ

hình sợi Somanniathelphus

Khóa phân loại các loài thuộc giống Somanniathelphusa Bott, 1968

1(4) Gờ sau cuống mắt không liên tục, sắc cạnh không chạy tới gốc răng trên mang

2(3) Ngọn đốt cuối có đầu hơi cong hẳn xuống hình móc câu S dugasti 3(2) Ngọn đốt cuối có đầu chỉ hơi cong S sinensis

4(1) Gờ sau ổ mắt liên tục, sắc cạnh, chạy tới gốc răng trên mang

5(6) G1 con đực có phần ngọn uốn quăn Gờ sau ổ mắt không uốn lượn

S brandti

6(5) G1 con đực có phần ngọn không uốn quăn Gờ sau ổ mắt uốn lượn hai lần

trước khi tới gốc răng trên mang S germaini

2.1.2 Phân bố

Tại Việt Nam cua đồng phân bố chủ yếu ở trong các thủy vực nước ngọt như:

ao, hồ, ruộng, sông, suối, …

Theo Nguyễn Văn Xuân (2004), cua đồng ở miền Bắc Việt Nam có ba loài

thuộc giống Somanniathelphusa đó là Somanniathelphusa pax Peter K L Ng và Kosuge, 1995; Somanniathelphusa dangi Darren C J Yeo & Nguyễn Xuân Quýnh, 1999; Somanniathelphusa kyphuensis Dang, 1975 Còn cua đồng ở miền Nam Việt Nam có loài Somanniathelphusa germaini (Rathbun, 1902) hay Sayamia germaini

(Rathbun, 1902)

Trang 17

bờ ao một cách dễ dàng Khi tìm được vị trí thích hợp thì cua tiến hành đào hang để trú

ẩn Cua sống và tìm thức ăn ở vùng xung quanh hang Hang cũng là nơi cua lôi thức ăn động vật (cá chết) về ăn tại cửa hang

Đến mùa sinh sản cua đực và cua cái chọn một cái hang thích hợp để ở, cua đực thường lấp ló ở cửa hang và bảo vệ cua cái khỏi những cua đực khác Cua cái ở trong hang thỉnh thoảng bò ra cửa hang ngoi đầu lên mặt nước vài giây rồi lại chui vào hang

và lúc này cua cái chuẩn bị lột xác Cua đực giao phối với cua cái lúc cua cái vừa lột xác xong vỏ còn mềm

Trong thời gian canh giữ và bắt cặp sinh sản cua đực không có hiện tượng lột xác, đây là đặc tính thích nghi vì những cua đực nào lột xác lúc này dễ bị cua cái hay con đực khác ăn thịt Trứng cua được đẻ vào yếm cua và được ấp ở đó cho đến lúc nở thành cua con Cua con sẽ được phóng thích vào nơi có thức ăn tự nhiên thích hợp như đồng ruộng hay ao hồ

Cua con sẽ qua nhiều lần lột xác để lớn lên Khi đồng ruộng khô cạn từ tháng

12 đến tháng 4 năm sau thì cua đồng có xu hướng rút xuống sông rạch Khi nước vào ngập đồng ruộng từ tháng 5 đến tháng 10 năm sau thì cua lại lên đồng ruộng để sinh trưởng và sinh sản (Lê Phước Lập, 1993)

Trang 18

chân cử động và co về giữa, đôi chân bò thoát ra ngoài và phần bụng, chân và càng được lột ra sau cùng Cua không chỉ lột vỏ bên ngoài mà vỏ của màng ruột dạ dày cũng được lột đi

Theo Drach (1939; trích bởi Nguyễn Văn Tư, 2005), các giai đoạn lột xác khác

nhau của chu kỳ lột xác ở cua (Cancer pagurus); giống như phân bộ Brachyura được

chia làm 5 giai đọan:

 Giai đoạn A: Ngay sau khi lột xác cua không ăn, hấp thu nước tối đa Hàm lượng nước trong cơ thể là 86%

 Giai đoạn B: Thời kỳ chính của sự khoáng hóa của vỏ mới, cua không

 Giai đoạn E: Cua thoát khỏi vỏ cũ và hấp thu nước nhanh chóng

Trong giai đoạn lột xác cua có thể tái sinh lại những phần phụ bộ đã mất như: chân, càng Cua có phụ bộ bị tổn thương hoặc thiếu phụ bộ thường có khuynh hướng lột xác sớm hơn

2.1.5 Tính ăn

Cua đồng là động vật ăn tạp, rất thích ăn động vật nhưng do khả năng bắt mồi kém nên cua thường ăn xác chết động vật và thực vật Khi thiếu thức ăn cua đồng có thể ăn lẫn nhau

Theo Lê Phước Lập (1993), thành phần thức ăn của cua đồng

(Somanniathelphusa variabilis) có trong tự nhiên gồm:

Trang 19

Thực vật: 79 – 90%

Theo Huỳnh Thanh Điền (2007), ảnh hưởng của một số loại thức ăn khác nhau

lên tỷ lệ sống và sự phát triển của cua đồng trong thời gian ương nuôi 28 ngày được

trình bày trong Bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau lên tỷ lệ sống và sự phát triển của cua

đồng

Thức ăn Tăng trọng trung bình

(gram)

Tỷ lệ sống (%) Trùn chỉ 1,036 37,55

Cá tạp 0,436 29,00

Theo Nguyễn Hữu Ninh (2008), thành phần thức ăn của cua đồng

(Somanniathelphusa sinensis sinensis) trong nuôi từ cua hương lên giống là 60% đạm

và từ cua giống lên cua thương phẩm là 40% đạm Thức ăn sử dụng là cám công

nghiệp xay mịn hoặc 60% bột cá + 40% bột đậu tương

2.1.6 Tập tính hoạt động

2.1.6.1 Tập tính đào hang

Cua đực và cua cái thường có tập tính đào hang vì hang là nơi cua trú ẩn, tránh

kẻ thù, đồng thời còn là nơi để bắt cặp sinh sản

Trong thời kỳ giao phối, những con đực thường tấn công lẫn nhau để tranh

giành con cái

Theo Trương Thanh Phong (2008), ảnh hưởng của các giá thể lên tỷ lệ sống và

sự phát triển của cua đồng trong thời gian ương 30 ngày, với cùng loại thức ăn là trùn

chỉ được trình bày như sau:

Trang 20

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của giá thể lên tỷ lệ sống của cua đồng

Giá thể Tăng trọng trung bình

(gram)

Tỷ lệ sống (%)

Cua di chuyển theo hướng bò ngang Cua có đôi mắt kép rất phát triển có thể

phát hiện kẻ thù và con mồi từ nhiều hướng Khi gặp kẻ thù cua tự vệ bằng đôi càng

hay lẩn trốn vào hang hoặc trong lúc giao tranh cua có thể đoạn càng, chân để thoát

thân

2.2 Đặc Điểm Sinh Sản của Cua Đồng

2.2.1 Phân biệt đực cái

Cua đồng là loài đơn tính, dị hình phái, con đực và cái phân biệt rõ ràng

Cấu tạo ngoài

Con đực: yếm cua có hình chữ T suốt giai đoạn ấu niên cho đến khi trưởng

thành, gồm có 7 đốt Đốt I, II, III rộng ngang Đốt V, VI, VII hẹp lại Mặt bụng của

yếm cua có 2 đôi chân bụng G1 và G2 chỉ có một nhánh, được gắn vào đốt bụng I, II

Đây là những chân bụng được biệt hoá trở thành cơ quan giao phối Ngoài ra, ở gốc

đôi chân ngực thứ 5 còn có hai lỗ sinh dục đực có hai dương vật ngắn, mềm trắng đực

(Lê Phước Lập, 1993)

Trang 21

Hình 2.3: Cấu tạo ngoài của cua đực

Con cái: ở giai đoạn ấu niên yếm cua có hình tam giác cân Khi sắp trưởng thành và trưởng thành yếm cua có hình bán nguyệt Mặt bụng yếm có 4 đôi chân bụng

I – IV gắn vào đốt bụng II, III, IV, V Mỗi chân bụng có hai nhánh có nhiều lông tơ để trứng bám vào khi cua đẻ Đôi chân ngực thứ III có 2 lỗ sinh dục

Hình 2.4: Cấu tạo ngoài của cua cái

Cấu tạo trong

Con đực: có tuyến tinh hình ống dài, cuộn xoắn màu trắng nhạt, nằm trên khối gan tụy và đổ ra lỗ sinh dục đực ở gốc chân ngực thứ V mặt bụng

Con cái: có tuyến trứng dạng ống hình chữ H, màu sắc thay đổi tùy theo sự phát triển của buồng trứng Ống dẫn trứng sau khi qua túi chứa tinh, đổ ra lỗ sinh dục cái

Trang 22

Khi cua đẻ trứng từ noãn sào theo ống dẫn trứng đi qua túi chứa tinh sẽ thụ tinh với tinh trùng đã chứa sẵn, rồi đi qua lỗ sinh dục cái rơi vào yếm và được ấp ở đây cho tới khi nở thành cua con

Cua thường bắt cặp sinh sản vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) Từ tháng

6 – 10 thường xuyên bắt gặp cua cái ôm con hoặc ôm trứng Vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) rất ít khi bắt gặp cua cái ôm trứng, ôm con vì vào mùa này cua

sẽ di chuyển từ đồng ruộng xuống kênh rạch, ao hồ

2.2.4 Hoạt động bắt cặp sinh sản

Ngoài tự nhiên, khi tuyến sinh dục của cua cái và cua đực đã phát triển sẽ kích thích chúng đi tìm cho mình một người bạn đời Khi đã tìm được thì cặp cua này sẽ tìm một cái hang thích hợp để sinh sống Sau một thời gian sinh sống, cua cái chuẩn bị lột xác sẽ có màu vàng sậm rõ rệt

Trang 23

Hình 2.5: Hoạt động giao vỹ của cua đồng

Trong quá trình sinh sống với nhau sẽ là sự kích thích từ bên ngoài để cho cua cái nhanh lột xác và hoạt động giao phối diễn ra dễ dàng hơn Vì khi cua cái còn cứng

vỏ thì phần yếm của cua cái chỉ có thể mở ra rất ít và cua đực không thể giao phối lúc này Nếu ta mở yếm cua cái ra để có thể thấy được lỗ sinh dục của cua cái thì yếm cua

sẽ bị tổn thương và cua có thể chết sau đó Đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao cua đực chỉ có thể giao phối với cua cái vừa lột xác xong khi vỏ còn mềm

Lúc cua cái đang chuẩn bị lột xác, vỏ yếm và càng cua có màu vàng sậm rõ rệt Cua đực sẽ bò xung quanh cua cái và có hành động ve vãn cua cái Sau khi cua cái nằm im, cua đực bò áp sát cua cái và cua đực tự lật ngửa mình lên Đồng thời, cua đực dùng chân từ từ mở yếm cua cái và đưa cơ quan giao phối của mình vào cơ quan giao phối của cua cái ở dưới đôi chân thứ III Lúc này hoạt động giao phối diễn ra rất nhẹ nhàng và dịch hoàn trắng chảy qua 2 ống dẫn tinh nằm giữa hai cơ đùi đổ vào lỗ sinh dục ở gốc chân ngực thứ V chảy vào túi chứa tinh của con cái và có thể thụ tinh cho nhiều lần đẻ trứng của cua cái

2.2.5 Sự phát dục của tuyến sinh dục cái

Trước khi phát triển giai đoạn thành thục thì tuyến sinh dục cua cái hoàn toàn chưa phát triển Khi đó trọng lượng và kích thước tuyến sinh dục cua cái rất nhỏ, màu trắng dạng sợi mảnh

Sau khi cua trưởng thành, lột xác và giao phối xong thì buồng trứng bắt đầu phát triển từ trắng sang vàng lợt và vàng đậm

Trang 24

Theo Lê Phước Lập (1993), quá trình phát triển noãn sào cua đồng được chia thành 5 giai đoạn:

 Giai đoạn I: Tình trạng chưa thành thục

Buồng trứng mỏng, trong suốt, rất khó thấy được hình dạng chữ H, chỉ thấy được dạng vệt nhỏ Cuối giai đoạn đã thấy những hạt trứng có màu trắng dạng chấm

 Giai đoạn II: Tình trạng buồng trứng bắt đầu phát triển

Tuyến sinh dục có dạng ống tròn nhỏ, hình chữ H rõ ràng, màu trắng đục Cuối giai đoạn đã thấy có một số vùng trên buồng trứng có màu vàng rất nhạt Hạt trứng đã

rõ hơn nhưng vẫn còn nhỏ

 Giai đoạn III: Tình trạng chín sinh dục ban đầu

Buồng trứng đã chuyển sang màu vàng rất rõ, các hạt trứng đã tròn và nhỏ có màu vàng Trên buồng trứng có xen lẫn trứng của giai đoạn II Cuối giai đoạn thì buồng trứng đã lớn chứa đầy các hạt trứng tròn màu vàng tươi

 Giai đoạn IV: Tình trạng chín sinh dục rõ ràng

Buồng trứng lớn căng, chứa đầy các trứng to tròn lớn có màu vàng sậm Cuối giai đoạn này trứng rụng và cua sẽ đẻ trứng

 Giai đoạn V: Tình trạng buồng trứng sau khi đẻ

Cua đồng là loài đẻ nhiều đợt trong mùa sinh sản mà không có sự lột xác sau khi sinh sản

Sau khi cua đẻ thì buồng trứng sẽ trở về giai đoạn III, có nhiều trứng tròn màu vàng tươi rõ ràng và xen lẫn những hạt trứng ở giai đoạn II

Khi cua ôm con thì buồng trứng đã chuyển sang thời kỳ cuối của giai đoạn III, các hạt trứng tròn đều màu vàng tươi

2.3 Giá Trị Kinh Tế của Cua Đồng

Trang 25

Theo Nguyễn Trí Duệ (2003), thì chợ Hòa Hưng là điểm bỏ mối cua đồng lớn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh Cua được thu mua từ các lái buôn ở các tỉnh miền Tây, được đưa về chợ từ 1 – 2 giờ sáng Giá cua đồng được bỏ sỉ là 4.000 đồng/kg khi còn sống và giá bán lẻ là 5.000 đồng/kg

Theo Huỳnh Thanh Điền (2007), giá cua đồng tại chợ Linh Xuân là 25.000 – 30.000 đồng/kg

Theo ghi nhận của chúng tôi giá cua đồng tại chợ Linh Xuân, chợ Linh Trung là 30.000 – 35.000 đồng/kg và từ 45.000 – 50.000 đồng/kg ở thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh

Trang 26

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian và Địa Điểm

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 4/2008 đến tháng 8/2008

Địa điểm: trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Vật Liệu Thí Nghiệm

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm nghiên cứu sinh sản nhân tạo và thử nghiệm thức ăn thích hợp là

trên cua đồng Somanniathelphusa germaini

Hình 3.1: Cua đồng lúc bắt đầu thí nghiệm

3.2.2 Vật liệu, trang thiết bị

1 bể xi măng có kích thước 8 x 1,8 x 1,5 m

Trang 27

Nhiệt kế, test pH, test độ kiềm

Thước kẻ ô li loại 15 cm

Cân điện tử loại 200 gram

Các dụng cụ khác: ống xi phông, chậu nhựa, tre, …

3.3 Phương Pháp Thí Nghiệm

3.3.1 Phương pháp bố trí ương cua

Thí nghiệm được tiến hành trong bể xi măng (8 x 1,8 x 1,5 m), được chia làm 9

lô (100 x 100 x 50 cm) gồm có 3 nghiệm thức tương ứng với các loại thức ăn khác nhau và được lót nylon xung quanh Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên

Ba nghiệm thức tương ứng với 3 loại thức ăn như sau:

NT I: cho ăn bằng trùn chỉ

NT II: cho ăn bằng khoai lang

NT III: cho ăn bằng thức ăn chế biến gồm 70% cám gạo + 30% cá tạp

Với cùng một loại giá thể là lục bình và nền đất

3.1.1.1 Chuẩn bị bể ương

Hình 3.2: Bể ương cua đồng

Bể xi măng được ngăn làm 9 lô bằng nylon có kích thước 100 x 100 x 50 cm/lô, các lô nylon được giữ bởi khung tre Tiếp đến, cho đất vào từng lô sao cho nền đáy

Trang 28

dày từ 1 – 2 cm và có mô đất ở giữa (cao khoảng 10 cm, chiếm khoảng 20 – 30% tổng diện tích mỗi lô) Sau cùng, cho nước vào khoảng 3 – 5 cm và đặt giá thể lục bình đã qua rửa sạch

3.1.1.2 Chọn lựa cua con

Chọn những cua mẹ đang ôm con, sau đó dùng mũi dao mở yếm cua cái lắc nhẹ tay để cua con ra hết vào trong chậu nước đã chuẩn bị sẵn Để đạt kết quả tốt khi ương nên chọn cua cái mà trong yếm không có cua con chết

Bắt đầu thả vào mỗi bể 200 cua con với trung bình chiều dài, chiều rộng mai cua là 2 mm

Hình 3.3: Tách cua con ra khỏi yếm

Trang 29

3.1.1.3 Ương cua con

Mật độ ương: là 200 con/m2

Cho ăn và chăm sóc:

Thức ăn trùn chỉ rửa bằng nước sạch dưới vòi nước chảy nhằm hạn chế mầm bệnh và cho vào từng khay nhỏ đặt vào mỗi lô từ 3 – 4 khay cho cua ăn dần

Thức ăn khoai lang được luộc chín rồi bóp nhuyễn rải vào cho cua ăn

Thức ăn chế biến thì được làm sẵn từng bánh nhỏ, được bảo quản trong tủ lạnh

và lấy cho cua ăn dần

Hình 3.5: Trùn chỉ

Hình 3.6: Khoai lang

Trang 30

Hình 3.7: Thức ăn chế biến

Phương pháp cho ăn: hàng ngày cho cua ăn 2 lần, sáng từ 7 – 8 giờ và chiều cho ăn từ 16 – 17 giờ và cho cua ăn đến mức tối đa Thay nước hoặc xi phông thức ăn

dư xong rồi mới cho cua ăn

Sau 2 ngày thay nước một lần và mỗi lần thay 100% nước cũ

Duy trì mực nước nuôi là 5 – 7 cm và thay lục bình mới khi lục bình cũ chết

3.3.2 Phương pháp bố trí cho cua sinh sản

Để từng bước đưa ra qui trình sinh sản nhân tạo cho cua đồng, chúng tôi đã tiếp thu kết quả thí nghiệm của Trương Thanh Phong (2008) và qua tham quan mô hình sản xuất giống cua đồng của Nguyễn Hữu Ninh (2008) tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I Thông qua đó, chúng tôi tiến hành bố trí cho cua bắt cặp sinh sản theo các kiểu bố trí khác nhau trong bể kính và bể xi măng

3.3.2.1 Chuẩn bị bể

Thí nghiệm được tiến hành bố trí trong bể kính và bể xi măng:

Thí nghiệm I: Được bố trí trong 5 bể kính tương ứng với các lô (lô 1, lô 2, lô 3,

lô 4, lô 5), mỗi lô có kích thước 80 x 40 x 40 cm Mỗi lô cho đất vào ¼ của lô ở một

Trang 31

Thí nghiệm II: Được bố trí trong 6 ô có kích thước 40 x 30 x 30 cm/ô tương ứng với các lô (lô a, lô b, lô c, lô d, lô e, lô f) nằm trong bể xi măng (2 x 2 x 1,5 m/bể) Mỗi lô cho giá thể lục bình vào để tạo nơi trú ẩn và làm chỗ cho cua lên thở khí trời, các lô cùng chung nền đất dày 1 – 1,5 cm và môi trường sống

Thí nghiệm III: Được bố trí trong bể xi măng có kích thước 2 x 2 x 1,5 m/bể, đất được cho vào hai cạnh (dài 2 m, rộng 30 cm và cao 15 cm so với nền đáy bể) và cho giá thể lục bình vào

Hình 3.8: Bể thí nghiệm I

Hình 3.9: Bể thí nghiệm II

Trang 32

Cua đực cũng phải khỏe mạnh, không quá già

Mật độ thả: 5 cua cái + 2 cua đực/bể

Trang 33

3.3.2.3 Chăm sóc cua bố mẹ

Thức ăn sử dụng cho cua bố mẹ là cám công nghiệp có độ đạm 28% được xay mịn, mỗi ngày cho ăn hai lần vào buổi sáng từ 7 – 8 giờ và buổi chiều từ 16 – 17 giờ

và cho cua ăn đến mức tối đa

Chăm sóc cua bố mẹ: Hai ngày thay nước một lần, mỗi lần thay 100% nước cũ

và thay nước hoặc xi phông thức ăn dư thừa ra ngoài trước khi cho cua ăn Đồng thời, thay giá thể lục bình mỗi khi giá thể lục bình trong bể bị chết

Hình 3.12: Thức ăn công nghiệp

3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi

a/ Tăng trưởng chiều dài, chiều rộng mai cua

Định kỳ sau 1 tháng sẽ bắt ngẫu nhiên 10 cá thể trong mỗi lô để đo chiều dài, chiều rộng mai cua Đơn vị tính là mm

Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau:

Trang 34

Tăng trưởng của chiều dài mai (mm) = Lc2 – Lc1

Tăng trưởng của chiều rộng mai (mm) = lc2 – lc1

Tỷ lệ tăng trưởng chiều rộng tương đối (%) = [(lc2 – lc1)/lc1] x 100

Tỷ lệ tăng trưởng chiều dài tương đối (%) = [(Lc2 – Lc1)/Lc1] x 100

Trong đó: Lc1, lc1: chiều dài, chiều rộng mai cua lúc đầu thí nghiệm (mm)

Lc2, lc2: chiều dài, chiều rộng mai cua tại lần cân kế tiếp (mm)

b/ Tăng trưởng về trọng lượng

Cùng thời điểm đo chiều dài, chiều rộng mai cua thì tiến hành cân trọng lượng của cua Đơn vị tính là gam

Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau:

Tăng trọng (g) – WG (weight gain)

WG = Wt – W0

Trong đó: Wt: trọng lượng cua sau thời điểm thí nghiệm t (g)

W0: trọng lượng cua ban đầu (g)

Tỷ lệ tăng trọng tương đối (%) – PWG (percent weight gain)

Trang 35

3.3.3.2 Cho sinh sản cua đồng

Định kỳ hàng tuần đo các thông số môi trường nước như pH, nhiệt độ và độ kiềm của nước trong bể

Thường xuyên kiểm tra cua bố mẹ khi thấy có dấu hiệu bắt cặp giao phối hay

ôm trứng thì tách riêng để tiện theo dõi

Tính sức sinh sản thực tế của cua đồng ở ngoài tự nhiên

Khảo sát các chỉ tiêu môi trường nước ở ngoài tự nhiên như pH, độ kiềm ở một

số địa điểm khác nhau

3.4 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu

Số liệu về chiều dài, chiều rộng và trọng lượng được xử lý theo phương pháp phân tích một yếu tố về thức ăn trong phần mềm Minitab, lập bảng ANOVA để tìm hiểu sự tác động của thức ăn lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua thí nghiệm có hay không có ý nghĩa về mặt thống kê

Đồ thị được vẽ bằng phần mềm Excel

Trang 36

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các Thông Số Môi Trường Nước

Nuôi trồng thủy sản chỉ đạt hiệu quả khi duy trì được môi trường sống thuận lợi cho các loài thủy động vật Chất lượng nước nuôi được đặc trưng bởi rất nhiều thông

số như nhiệt độ, độ muối, độ oxy hòa tan, độ đục, độ kiềm, pH, carbondioxit, hàm lượng photpho, ammonia Nhưng trong thí nghiệm, chúng tôi chỉ quan tâm đến một vài thông số chủ yếu ảnh hưởng đến nuôi cua đồng như nhiệt độ, độ kiềm, pH

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản và luôn thay đổi theo mùa (theo nhiệt độ không khí, độ dài của ngày, bức xạ) Mỗi loài thủy động vật chịu được một khoảng nhiệt độ nhất định và có vùng nhiệt tối ưu khác đối với sức khỏe và sự phát triển của chúng Nhưng vùng nhiệt tối ưu thường rất hẹp Giáp xác thuộc loại động vật máu lạnh nên nhiệt độ cơ thể chúng xấp xỉ với nhiệt độ môi trường xung quanh, do nhiệt độ môi trường luôn thay đổi sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể chúng cũng thay đổi theo

Độ kiềm trong nước ít có tác động trực tiếp đến đời sống của các loài thủy động vật mà tác động lên các yếu tố có liên quan (pH, sinh trưởng của thủy thực vật và độc tính của kim loại nặng trong nước) Đối với đời sống của các thủy động vật, trong đó

có giáp xác nước ngọt thì calci và magie rất cần thiết trong quá trình phát triển của chúng Vì trong lớp vỏ của giáp xác chứa chủ yếu là calci vàmagie nên chúng cần một lượng khá lớn vào thời kỳ lột xác Mặc dù, sự có mặt của calci trong nước là có lợi nhưng lượng calci trong nước quá cao cũng không có tác dụng tốt trong quá trình phát

Trang 37

thông qua các yếu tố môi trường khác (các chỉ tiêu thủy lý hóa khác) pH còn ảnh hưởng đến cân bằng của các quá trình hóa học, sinh học trong nước

4.1.1 Các thông số môi trường nước tự nhiên nơi cua đồng sinh sống

Để tìm hiểu môi trường sống của cua đồng ở trong môi trường tự nhiên thì chúng tôi đã tiến hành thu mẫu nước để kiểm tra pH, độ kiềm nước ở một số vùng khác nhau

Bảng 4.1: Các thông số môi trường nước ngoài tự nhiên

1 7/05/2008 Phường Thạnh Lộc – Q.12 – Tp.HCM 143,2 7,5

2 11/05/2008 Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường

3 13/08/2008 Thị xã Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp 71,6 7,5

Qua Bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy yếu tố pH dao động trong khoảng 7,0 – 7,5

và độ kiềm dao động trong khoảng 53,7 – 143,2 mg/l CaCO3 đây là các thông số môi trường nước tự nhiên nơi cua đồng sinh sống

Thành phần chính của vỏ cua là lớp calci chiếm 80% độ dày của toàn cơ thể Lớp calci được tiết và khoáng hóa đồng thời bởi lớp biểu bì sau lột xác, trong các giai đoạn từ A2 đến C3 Lớp calci có rất nhiều phiến, giàu về chitin (70% vật chất hữu cơ) nhưng nghèo về protein và thường được khoáng hóa nặng với calci và các muối khác (Theo Nguyễn Văn Tư, 2005)

Lớp calci trong vỏ cua nói riêng và giáp xác nói chung có chủ yếu là do hấp thu, tích lũy hàm lượng calci và các muối calci trong nước trước và trong quá trình lột xác

Trang 38

4.1.2 Các thông số môi trường nước trong thí nghiệm

Trong thời gian thí nghiệm, các thông số môi trường nước trong ương nuôi cua đồng với các loại thức ăn khác nhau và trong sinh sản cua được chúng tôi theo dõi và trình bày qua Bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Các thông số môi trường trong thí nghiệm

Giai đoạn

thí nghiệm

Nhiệt độ (oC)

Cũng như yếu tố nhiệt độ nước thì pH nước trong môi trường thí nghiệm dao động từ 6,5 – 7,5 (theo Bảng 4.2) luôn nằm trong phạm vi thích hợp cho sự phát triển

và sinh sản của tôm cá nước ngọt (6,5 – 9,0) Theo kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác về yếu tố pH nước của môi trường trong ương cua đồng giữa NT

I với NT III; nhưng có sự sai khác về yếu tố pH nước của môi trường trong ương cua đồng giữa NT I với NT II và NT II với NT III, sự sai khác rất có ý nghĩa (P < 0,001)

Độ kiềm của nước rất quan trọng đối với sự phát triển của giáp xác Nước có độ kiềm cao được xem là nước cứng có chứa nhiều hàm lượng calci và magie rất tốt cho quá trình lột xác của giáp xác Theo Bảng 4.2 trong ương cua đồng, độ kiềm dao động

Ngày đăng: 18/07/2018, 07:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w