1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

So sánh Truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng di sản thừa kế. Tìm và phân tích một bản án về không được hưởng di sản thừa kế

16 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 37 KB

Nội dung

Bài tập học kì môn Luật dân sự 1. Bài viết tìm hiểu theo Bộ luật dân sự năm 2015. Bài tiểu luận tìm hiểu về sự giống và khác nhau giữa những người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế với người không có quyền hưởng di sản thừa kế.Khi một người mất đi, phần di sản họ để lại sẽ tiếp tục được chuyển giao cho những người con sống gọi là thừa kế. Trong quan hệ này, người có tài sản trước khi chết có quyền định đoạt tài sản cho người khác nếu không sẽ do pháp luật định đoạt. Trong quan hệ thừa kế, những người được hưởng di sản thừa kế thường bao gồm những người thuộc diện và hàng thừa kế của người đã chết hoặc những người được chỉ định trong di chúc. Tuy nhiên để tôn trọng ý chí của người để lại di chúc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người để lại di chúc và người thừa kế mà pháp luật có quy định về hai trường hợp không được hưởng di sản thừa kế là: truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng di sản thừa kế. Vậy, hai trường hợp trên có những điểm khác giống và khác nhau như thế nào? Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa hai quy định này và tìm hiểu sâu hơn trong thực tiễn em xin phép chọn đề tài số 12 để nghiên cứu.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 Phần I Lý luận về truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng

di sản thừa kế 1

1 Khái quát chung về truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng di sản thừa kế 1

2 So sánh giữa truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng

di sản thừa kế 3 Phần II Tìm và phân tích một bản án về không được hưởng di sản thừa kế 8 Bản án số 1179/2006/DS-ST ngày 3-11-2006 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 8 PHÂN TÍCH VỤ VIỆC KHÔNG CÓ QUYỀN HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ 11 KẾT LUẬN 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

0

Trang 2

MỞ ĐẦU

Khi một người mất đi, phần di sản họ để lại sẽ tiếp tục được chuyển giao cho những người con sống gọi là thừa kế Trong quan hệ này, người có tài sản trước khi chết có quyền định đoạt tài sản cho người khác nếu không sẽ do pháp luật định đoạt Trong quan hệ thừa kế, những người được hưởng di sản thừa kế thường bao gồm những người thuộc diện và hàng thừa kế của người đã chết hoặc những người được chỉ định trong di chúc Tuy nhiên để tôn trọng ý chí của người để lại di chúc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người để lại di chúc

và người thừa kế mà pháp luật có quy định về hai trường hợp không được hưởng

di sản thừa kế là: truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng di sản thừa kế Vậy, hai trường hợp trên có những điểm khác giống và khác nhau như thế nào? Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa hai quy định này và tìm hiểu sâu hơn trong thực tiễn em xin phép chọn đề tài số 12 để nghiên cứu

NỘI DUNG

Phần I Lý luận về truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng

di sản thừa kế

1 Khái quát chung về truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng di sản thừa kế

1.1 Truất quyền hưởng di sản thừa kế

Khoản 1 Điều 626, BLDS quy định:

“Người lập di chúc có quyền sau đây:

1 Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế”

Về mặt từ ngữ, có thể hiểu “truất quyền” nghĩa là việc một cá nhân hay một pháp nhân bị tước bỏ quyền lợi của mình mà đáng ra được hưởng Hiện nay, truất quyền hưởng di sản mới chỉ được pháp luật thừa kế Việt Nam ghi nhận chứ

Trang 3

chưa có một quy định rõ ràng Nên hiện nay, các luật gia có hai quan điểm về truất quyền hưởng di sản thừa kế:

Thứ nhất, truất quyền thừa kế được nói rõ là việc người để lại di chúc tuyên bố công khai trong di chúc một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật không được hưởng di sản của mình để lại

Thứ hai, truất quyền thừa kế không nói rõ, tức là người để lại di chúc không đề cập đến tên những người thừa kế theo pháp luật của mình trong nội dung di chúc, khi đó những người không có tên trong di chúc sẽ được hiểu là bị truất quyền thừa kế

Trong phạm vi bài viết, em xin ủng hộ quan điểm thứ nhất đó là việc truất thừa

kế phải được công khai trong bản di chúc của người để lại di sản

1.2 Không có quyền hưởng di sản thừa kế

Cơ sở pháp lý, quy định tại điều 621 BLDS năm 2015

“1 Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành

vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại

di sản.

2

Trang 4

2 Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”

Như vậy, có thể thấy, không có quyền hưởng di sản thừa kế hay nhà nước tước

đi quyền hưởng di sản thừa kế chính là trường hợp mà thông thường một cá nhân vốn được hưởng di sản thừa kế nhưng do một số hành vi nghiêm trọng tới mức pháp luật xác nhận họ không có quyền hưởng di sản thừa kế

2 So sánh giữa truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng di sản thừa kế

2.1 Điểm tương đồng giữa

Trên thực tế, không phải người thừa kế nào cũng mặc nhiên được hưởng di sản thừa kế mà người thừa kế muốn được hưởng di sản thừa kế phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định Vì vậy, nếu trên thực tế, họ đã có những hành

vi xâm phạm đến người để lại di chúc và ảnh hưởng tới quyền lợi thừa kế của những người thừa kế khác thì có thể sẽ không có quyền hưởng thừa kế Nhưng

dù đáp ứng đủ điều kiện và có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật nhưng người đó sẽ không được hưởng phần di sản nếu như người để lại di sản truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

Như vây, trường hợp người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản và người không

có quyền hưởng di sản thừa kế đều dẫn đến hậu quả pháp lí là không được hưởng di sản

Thứ hai, Pháp luật quy định về trường hợp người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế và người bị tước quyền hưởng di sản thừa kế dẫn đến hậu quả pháp lí đều là người không được hưởng di sản

Thứ ba, hiệu lực của cả hai quy định về truất quyền hưởng di sản thừa kế và không có quyền hưởng di sản thừa kế lại có những hạn chế nhất định

Trang 5

Truất quyền hưởng di sản thừa kế là một trong những quyền thuộc quyền tự định đoạt của người lập di chúc Theo đó, người lập di chúc có quyền không cho một hay một số người hưởng di sản của mình sau khi chết Quy định này thể hiện rõ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do ý chí của cá nhân trong quan hệ dân sự Tuy nhiên, truất quyền hưởng di sản không phải là một quyền tuyệt đối của cá nhân người lập di chúc Bởi ngoài việc trao cho người lập di chúc quyền được truất quyền hưởng di sản của một người thừa kế nào đó thì pháp luật còn dự liệu trường hợp người người lập di chúc truất quyền hưởng di sản của các cá nhân sau thì hiệu lực của quyền đó sẽ bị hạn chế Cụ thể là các trường hợp người thừa

kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại điều 644 BLDS năm 2015:

-“ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng”

- “Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động”

Nếu người lập di chúc truất quyền hưởng di sản của những người này thì theo quy định của pháp luật, họ vẫn được hưởng ít nhất 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, trừ khi họ từ chối nhận di sản hoặc là những người không có quyền hưởng di sản

Quy định về trường hợp những người không có quyền hưởng di sản thừa kế, những người không được hưởng di sản thừa kế vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế nếu như người để lại di sản đã biết về những hành vi vi phạm của họ nhưng vẫn cho hưởng theo di chúc Đây chính là trường hợp ngoại lệ của quy định không được quyền hưởng di sản thừa kế quy định tại khoản 2 điều 626 Tóm lại, người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế và người không có quyền hưởng di sản thừa kế đều là những chủ thể vốn không được hưởng di sản thừa

kế Tuy nhiên cũng có trường hợp, các chủ thể này vẫn được hưởng di sản thừa

kế, phụ thuộc vào ý chí người để lại di chúc hoặc không Đó là, nếu người bị truất quyền thừa kế thuộc các đối tượng thuộc Điều 644 và nếu bị tước quyền hưởng nhưng người để lại di sản cố tình cho hưởng di sản thừa kế

4

Trang 6

1.2 Điểm khác biệt

1.2.1 Về hình thức áp dụng:

- Điều 626 BLDS năm 2015 quy định truất quyền hưởng di sản thừa kế là quyền của người lập di chúc mà không phải là quyền của người để lại di sản Tức là, khi và chỉ khi tồn tại di chúc mới có thể truất quyền hưởng di sản thừa kế Vì vây, truất quyền hưởng di sản chỉ có thể được áp dụng đối với hình thức thừa kế theo di chúc

-Trường hợp người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật có hành vi

vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng tới người để lại di sản hoặc người thừa kế khác, được quy định tại điều 621 có thể bị pháp luật tước quyền hưởng di sản thừa kế Như vậy, tước quyền hưởng di sản thừa kế được áp dụng trong cả hai hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

1.2.3 Về chủ thể

- Pháp luật thừa kế nước ta ghi nhận truất quyền hưởng di sản thừa kế là quyền

của người lập di chúc Vì thế chủ thể truất quyề thừa kế phải là người lập di

chúc Tuy nhiên, quy định hạn chế hiệu lực đối với trường hợp truất quyền

hưởng di sản thừa kế lại xuất phát từ ý chí chủ quan của nhà nước Với mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng và cần thiết cho một số người thừa kế, pháp luật thừa kế nước ta đã hạn chế quyền tự do định đoạt của người để lại di sản Cụ thể tại điều 644 BLDS năm 2015, pháp luật quy định rằng con chưa thành niên, cha,

mẹ, vợ, chồng và con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động của người để lại di sản là những đối tượng luôn được hưởng ít nhất hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật trong trường hợp họ không được người để lại di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng di sản ít hơn hai phần ba một suất đó, trừ khi họ từ chối nhận di sản quy định tại hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản quy định tại khoản 1 điều 621 BLDS năm 2015

- Bên cạnh đó, chủ thể hạn chế cá nhân không được quyền hưởng thừa kế là

Nhà nước Tuy nhiên bản chất bản chất của quy định hạn chế hiệu lực về không

Trang 7

cho cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế theo khoản 2 điều 621 BLDS năm

2015 lại xuất phát bởi ý chí của người lập di chúc Quy định tại khoản 2 tuân thủ nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của người để lại di chúc cũng như bảo vệ quyền nhân thân, sự bình đẳng của những người được hưởng thừa kế nếu như xuất hiện

sự gian dối tại khoản 1 Những quy định tại khoản 1 điều này bị hạn chế bởi khoản 2 Qua đó, thể hiện rõ quyền tự do ý chí của người lập di chúc đối với việc dịch chuyển tài sản của mình sau khi chết

1.2.3 Về đối tượng

Người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế luôn là người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc.Vì luật quy định rằng, người lập di chúc được “truất

quyền hưởng di sản của người thừa kế”1 nên được hiểu rằng nếu như không bị truất thì họ là một trong những người thừa kế của người để lại di sản

Những người bị truất quyền hưởng di sản có thể có hoặc không có những hành

vi vi phạm pháp luật đối với người để lại di sản cũng như những người thừa kế khác Những người này có thể hoàn toàn xứng đáng và đáp ứng đầy đủ điều kiện

mà pháp luật quy định để hưởng di sản nhưng người lập di chúc định đoạt họ không được hưởng di sản nên họ không có quyền hưởng di sản

Khác với trường hợp bị truất quyền hưởng di sản thừa kế, người bị tước quyền

hưởng di sản không bị giới hạn là người thừa kế theo luật của người lập di chúc Người bị tước quyền hưởng di sản thừa kế là những người vi phạm pháp

luật, có những hành vi vi phạm đạo đức, ảnh hưởng tới sức khỏe, nhân thân, ý chí của người để lại di chúc, giả dối, tạo phần lợi về mình, tạo sự bất bình đằng giữa những người thừa kế 2 ( hành vi bất xứng)

1.2.4.Về lí do

- Người lập di chúc có thể có nhiều lí do mang tính chủ quan để truất quyền

thừa kế của một hoặc một vài cá nhân Có thể dựa trên phương diện kinh tế hoặc

cũng có thể dựa trên phương diện tình cảm Trên thực tế, trong quan hệ gia đình,

1 Khoản 1, Điều 626, BLDS năm 2015

2 Khoản 1, Điều 621, BLDS năm 2015

6

Trang 8

tuy có quan hệ huyết thống nhưng lại nảy sinh nhiều vấn đề và có thể dẫn tới mâu thuẫn khiến ý chí người để lại di chúc không muốn người còn sống sẽ được nhận di sản của mình Pháp luật không quy định bắt buộc người lập di chúc phải nêu rõ lí do truất quyền thừa kế của một chủ thể, người để lại di sản có thể truất quyền thừa kế của một hay một số người mà không cần đưa ra bất cứ lí do nào, hoàn toàn tôn trọng ý chí tự do định đoạt của người để lại di sản

- Nhưng ngược lại, đối với trường hợp người thừa kế không được quyền hưởng

di sản thừa kế phải xuất phát từ lí do rõ ràng, cụ thể đó là: họ có những hành vi

trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, của người để lại di sản hoặc những người thừa kế khác Và họ

phải bị kết án do hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc hành vi

về ngược đãi nghiêm trọng hành hạ người để lại di sản; người bị kết án về hành

vi cố ý xâm phạm tính mạng người khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chú, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản trái với ý chí người

để lại di sản

1.2.5 Về hệ quả pháp lý -Một người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản nghĩa là họ sẽ không được hưởng di sản thừa kế của người để lại di sản dưới một hình thức thừa kế nào kể

cả thừa kế theo pháp luật lẫn thừa kế theo di chúc Tuy nhiên, trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì dù bị truất vẫn được hưởng một phần tài sản nhất định

-Khác với trường hợp bị truất quyền thừa kế, đối với người bị pháp luật xếp vào diện không có quyền hưởng di sản thừa kế thì dù họ có là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì họ vẫn không có quyền hưởng di sản thừa kế

Trang 9

chỉ ngoại trừ trường hợp người để lại di chúc đã biết về hành vi vi phạm nhưng vẫn cho họ hưởng di sản của mình

8

Trang 10

Phần II Tìm và phân tích một bản án về không được hưởng di sản thừa kế

Bản án số 1179/2006/DS-ST ngày 3-11-2006 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

XÉT THẤY ( )

Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng kí kết hôn số 914 ngày 20-4-1973 của Ủy ban hành chính khu Đống Đa, thành phố Hà Nội xác định giữa ông Tòng và bà Tâm ( sinh năm 1974) là vợ chồng không có con chung

Căn cứ vào các giấy khai sinh lập ngày 15-9-1959, 25-7-1962, 24-7-1964 của

Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nộ, thì các ông bà Hà, Ngọc, Long là con chung cảu ông Tòng và bà Tâm ( sinh năm 1937)

Căn cứ vào giấy khai sinh lập ngày 3-2-2006 của Ủy ban nhân dân thị trấn U Minh, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, thì bà Măng là con ông Tòng và bà Đầm Tại phiên tòa hôm nay, bị đơn và luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị đơn cho rằng, ông Long thường có hành động quậy phá ông Tòng, đốt phá bàn thờ ông bà nên lúc ông Tòng còn sống đã có đơn tố cáo gửi chính quyền địa phương để từ con, vì vậy ông Long không còn quyền được hưởng thừa kế Đối với bà Hà và bà Ngọc do không có trách nhiệm chăm sóc bố nên cũng đã đề nghị không được hưởng quyền thừa kế Đối với bà Măng, do làm khai sinh trễ hạn nên không hợp lệ Giấy ủy quyền của bà Măng cho ông Long đại diện bà để giải quyết việc thừa kế do Ủy ban nhân dân thị trấn xã U Minh xác nhận là không đúng thủ tục

Ông Long, bà Hà, và bà Ngọc cho rằng, các ông bà vẫn thường xuyên thăm và chăm sóc bố, nhưng mỗi lần gặp mặt nhau là đến chỗ hẹn riêng chứ không đến nhà ông chứ không đến nhà ông Tòng vì họ không muốn nhận bà Tâm (sinh năm 1947) là mẹ kế nên họ không muốn gặp mặt bà Tâm Riêng ông Long còn

Trang 11

cho rằng ông là con trai duy nhất của ông Tòng dù cha có trách mắng nhưng tình cảm cha con vẫn tốt đẹp, chưa có văn bản nào tước đi quyền làm con của ông, nên ông không đồng ý với lời nại ra của phía bị đơn và luật sư bị đơn

Xét, căn cứ vào điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005 thì các con của ông Tòng phải có quyền và nghĩa vụ thừa kế mà pháp luật quy định, việc tước quyền và nghĩa vụ của ông Long, bà hà, bà Ngọc phải thỏa mãn các điều kiện của điều

643 Bộ luật dân sự, được quy định rõ:

“Những người sau đây không được hưởng di sản :

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành

vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại

di sản ”

Bị đơn nại ra vấn đề này nhưng không đưa ra những bằng chứng xác đáng phù hợp với những điều kiện mà luật quy định để chứng minh cho yêu cầu của mình,

vì vậy mà các con của ông Tòng gồm bà Hà, bà Ngọc, ông Long vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ thừa kế của ông Tòng

( )

Bà Măng ủy quyền cho ông Long trình bày tại phiên tòa về việc không nhận phần di sản thừa kế của bà Đầm được hưởng đối với di sản của ông Tòng Tuy nhiên, theo quy định tại điều 635 Bộ luật dân sự người thừa kế phải là người còn

10

Ngày đăng: 16/07/2018, 23:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2017 (tái bản có chỉnh sửa).* Sách tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1)
Nhà XB: NxbCông an nhân dân
1. PGS.TS. Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam Bản án và bình luận bản bán ( sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ ba, có cập nhật BLDS năm 2015), NXB.Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thừa kế Việt Nam Bản án và bình luận bản bán( sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ ba, có cập nhật BLDS năm 2015)
Nhà XB: NXB.Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam
2. PGS. Nguyễn Văn Cừ- PGS. Trần Thị Huệ, “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015”, NXB Công an nhân dân, 2017.*Văn bản quy phạm pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bình luận khoa học Bộ luật Dânsự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015”
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
1. Lê Quang Thắng, Truất quyền hưởng di sản thừa kế một số vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truất quyền hưởng di sản thừa kế một số vấn đề lý luận vàthực trạng pháp luật
2. Phan Thị Hoài, Truất quyền hưởng di sản thừa kế, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truất quyền hưởng di sản thừa kế

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w