1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Điều hành chính sách tỷ giá của NHNN VN qua các giai đoạn

10 990 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 801,5 KB

Nội dung

Chế độ tỷ giá: Là tổng hợp các quy tắc xác định cơ chế điều tiết tỷ giá của một quốc gia - Chíh sách tỷ giá: Là những định hướng và giải pháp của nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối, thực hiện chính sách ổn định tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế-xã hội đã dự định Các chế độ tỷ giá: + Chế độ tỷ giá cố định + Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn + Chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước 1.2 Các công cụ của chính sách tỷ giá: Nhóm công cụ trực tiếp: • NHTW thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra. Hoạt động can thiệp trực tiếp của NHTW tạo ra hiệu ứng làm thay đổi cung tiền có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế vì vậy đi kém hoạt động can thiệp này của NHTW thì phải sử dụng thêm ngiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung lượng thiếu hụt tiền tệ ở lưu thông.

Trang 1

1 Những vấn đề chung về tỷ giá

1.1 Khái niệm Chế độ tỷ giá và Chính sách tỷ giá:

- Chế độ tỷ giá: Là tổng hợp các quy tắc xác định cơ chế điều tiết tỷ giá của một quốc gia

- Chíh sách tỷ giá: Là những định hướng và giải pháp của nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối, thực hiện chính sách ổn định tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế-xã hội đã dự định

Các chế độ tỷ giá:

+ Chế độ tỷ giá cố định

+ Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

+ Chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước

1.2 Các công cụ của chính sách tỷ giá:

Nhóm công cụ trực tiếp:

NHTW thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra Hoạt

động can thiệp trực tiếp của NHTW tạo ra hiệu ứng làm thay đổi cung tiền có thể tạo ra

áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế vì vậy đi kém hoạt động can thiệp này của NHTW thì phải sử dụng thêm ngiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung lượng thiếu hụt tiền tệ ở lưu thông

Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ đc thực hiện thông qua việc NHTW tham gia mua

bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ Một nghiệp vụ mua ngoại tệ trên thị trường của NHTW làm giảm cung ngoại tệ do đó làm tăng tỷ giá hối đoái và ngược lại Do đó đây

là công cụ tác động mạnh lên tỷ giá hối đoái

Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ là việc NHTW mua bán các chứng từ có giá tuy nhiên nó chỉ tác dộng gián tiếp đến tỷ giá mà lại có tác dộng trực tiếp đến các biến số kinh tế

vĩ mô khác( lãi suất, giá cả) Nó đc dùng phối hợp với nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ khử đi

sự tăng giảm cung nội tệ do nghiệp vụ thị trường mở gây ra

Ngoài ra CP có thể sử dụng biện pháp can thiệp hành chính như biện pháp kết hối, quy định hạn chế đối tượng đc mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời gian mua ngoại tệ, nhằm giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và giữ cho tỷ giá ổn định,

Trang 2

Nhóm công cụ gián tiếp:

Lãi suất tái chiết khấu là công cụ hiệu quả nhất Cơ chế tác động của nó đến tỷ giá

hối đoái như sau: khi lãi suất chiết khấu thay đổi kéo theo sự thay đổi cùng chiều của ls trên thị trường Từ đó tác động đến xu hướng dịch chuyển của dòng vốn quốc tế làm thay đổi tài khoản vốn hoặc ít nhất làm cho người sở hữu vốn trong nước chuyển đổi đồng vốn của mình sang đồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm thay đổi tỷ giá hối đoái Cụ thế ls tăng dẩn đến xu hướng là một dòng vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ đổ vào trong nước và người sở hữu vốn ngoại tệ trong nước sẽ có xu hướng chuyển đồng ngoại tệ của mình sang đồng nội tệ để thu lãi suất cao hơn do đó tỷ giá sẽ giảm ( nội tệ tăng) và ngược lại muốn tăng tỷ giá sẽ giảm ls chiết khấu

Muốn giảm tỷ giá hối đoái thì CP có thể quy đinh mức thuế quan cao, quy định hạn ngạch và thực hiện trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược Và ngược lại

sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái.

Ngoài ra CP có thể sử dụng một số biện pháp khác như điều chỉnh tỷ lên dự trữ bắt buốc bằng ngoại tệ với NHTW, quy định mức lãi suất trân kém hấp dẫn đối với tiền

gửi bằng ngoại tệ mục đích là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối

1.3 Vai trò của tỷ giá ( chi de dua nao hoi thi noi)ko thuyet trinh!

- Tỷ giá có vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ biên giới QG về tiền tệ, góp phần thúc đẩy giao lưu KT giữa các nước

- Tỷ giá có vai trò trong điều chỉnh kinh tế vĩ mô

- Điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô của nhà nước

- Tăng cường sức cạnh tranh cho hàng hóa, trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tham gia vào các thị trường vốn, tiền tệ quốc tế của quốc gia

- Tỷ giá hối đoái phản ánh quan hệ cung cầu ngoại tệ của một quốc gia

1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá (ko thuyet trinh!)

- Cán cân thương mại

- Lạm phát

- Lãi suất

- Tác động của yếu tố tâm lý

- Tác động của Chính phủ

Trang 3

2 Điều tiết chính sách tỷ giá của NHNN VN

Điều hành chính sách tỷ giá của NHNN VN qua các giai đoạn

1 Giai đoạn trước 1989: tỷ giá cố định, đa tỷ giá

2 Giai đoạn 1989 – 1992: tỷ giá thả nổi

3 Giai đoạn 1992 – 1996: tỷ giá thả nổi có điều tiết

4 Giai đoạn 1997 – nay: thả nổi có quản lý

2.1 Giai đoạn trước 1989: tỷ giá cố định, đa tỷ giá

- Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mang nặng tính bao cấp, Nhà nước thực hiện chính sách tỷ giá

cố định Quan hệ tỷ giá của VNĐ chủ yếu là với SUR và các nước trong khối XHCN theo phương thức thỏa thuận, còn lại với các đồng tiền khác về cơ bản là ko xác lập quan hệ tỷ giá

- Tỷ giá được chia làm 2 khu vực, bao gồm Khu vực 1: Tỷ giá trong phe XHCN và Khu vực 2: Tỷ giá ngoài phe XHCN:

Tỷ giá khu vực I:

Trong thời gian này, VN có quan hệ thương mại chủ yếu với các nước XHCN Hình thức buôn

bán phổ biến là hàng đổi hàng theo 1 tỷ giá cố định được quy định trong các hiệp định song

phương và đa phương Tỷ giá được chia thành nhiều nhóm tương thích với từng mục đích quan hệ

KT khác nhau, bao gồm:

-Tỷ giá mậu dịch: Là tỷ giá dùng trong thanh toán có liên quan đến mua, bán hàng hóa, dịch vụ

vật chất giữa các nước trong phe XHCN Nó được xác định dựa trên cơ sở so sánh giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng VND và tính bằng ngoại tệ ở nước ngoài

-Tỷ giá phi mậu dịch: Là tỷ giá dùng trong thanh toán, chi trả hàng hóa hoặc dịch vụ vật chất

không mang tính thương mại giữa các nước trong phe XHCN, như chi về ngoại giao, đào tạo, hội thảo, hội nghị… Nó được xác định trên cơ sở giá bán lẻ của một số mặt hàng tại 2 nước tính theo đồng tiền của 2 nước Tại VN trong 1 thời kỳ dài đã quy định tỷ giá phi mậu dịch thấp hơn rất nhiều so với tỷ giá mậu dịch để điều tiết lại phần “chênh lệch giá” do những người nước ngoài được mua rẻ ở VN Trong thời kỳ này nếu tỷ giá mậu dịch là 3,27 VND/SUR thì tỷ giá phi mậu

VND/SUR cùng thời điểm

Tất cả các tỷ giá phi mậu dịch giữa VN với các nước đều dần dần hết hiệu lực trong năm 1989 và cuối cùng là ngày 31/12/1999

-Tỷ giá kết toán nội bộ: Được xác định trên cơ sở tỷ giá chính thức cộng thêm hệ số phần trăm để

bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu Tỷ giá này không công bố ra ngoài mà chỉ áp dụng trong thanh toán nội bộ (nên gọi là kết toán nội bộ) Tỷ giá chính thức (tỷ giá mậu dịch) do Nhà nước công bố

Trang 4

và cố định trong một thời gian dài Tại thời điểm công bố, tỷ giá chính thức thường thấp hơn tỷ

giá thị trường (tức VND bị định giá cao), do đó hoạt động xuất khẩu tính theo tỷ giá chính thức bị

lỗ Để bù lỗ cho xuất khẩu, Nhà nước dùng tỷ giá kết toán nội bộ bằng tỷ giá chính thức cộng

thêm một tỷ lệ phần trăm quy định cho từng nhóm hàng

Đối với hàng nhập khẩu như vật tư nguyên liệu, thiết bị, Nhà nước đứng ra phân phối cho các

ngành trong nền KTQD tính theo tỷ giá chính thức (giá phân phối) Như vậy các ngành, các địa

phương được phân phối các loại vật tư, nguyên liệu thì được lợi, còn Nhà nước không thu được

chênh lệch giá Để hạn chế nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng hoặc hàng xa xỉ phẩm, Nhà nước áp

dụng mức tỷ giá cao hơn rất nhiều so với tỷ giá chính thức

Tỷ giá chính thức thấp nên các tổ chức KT và cá nhân có ngoại tệ không bán cho ngân hàng vì

như vậy sẽ bị thiệt Các tổ chức đại diện nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài cũng hạn chế

chuyển tiền vào tài khoản ở ngân hàng để chi tiêu mà thường đưa hàng từ nước ngoài vào hoặc sử

dụng ngoại tệ tiền mặt trực tiếp trên thị trường tự do Do đó, cơ chế tỷ giá thời kỳ này đã trở thành

1 yếu tố tạo cho ngoại tệ bị thả nổi, mua bán trên thị trường tự do, tạo môi trường tốt cho đô la

hóa

-Tỷ giá kiều hối: Nhằm thu hút nguồn ngoại tệ mạnh từ các nước tư bản do kiều bào chuyển về

hoặc khuyến khích khách du lịch tại VN (nên còn gọi là tỷ giá du lịch), Nhà nước tính thêm 1 hệ

số thu hút cộng vào tỷ giá chính thức Vì vậy, tỷ giá này thường cao hơn tỷ giá công bố chính thức

và có thể lên tới 50%

Tỷ giá khu vực II:Thời kỳ này Ngân hàng VN dựa vào quan hệ tỷ giá giữa VND với đồng đô la

Hongkong và tính chéo ra tỷ giá với các đồng ngoại tệ khác Chính sách xuyên suốt về tỷ giá đối

với các nước ngoài phe XHCN là ngay từ đầu VN chỉ áp dụng một loại tỷ giá chính thức, không

phân biệt theo các loại quan hệ mậu dịch hay phi mậu dịch

 Giai đoạn này nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối do đó độc quyền về ban hành và

ấn định tỷ giá Việc ấn định tỷ giá ko tuân theo quan hệ cung cầu trên thị trường làm bóp méo tỷ giá thực, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu trong thời gian dài

2 Giai đoạn 1989 – 1992

- Nước ta chính thức áp dụng tỷ giá thả nổi Tỷ giá được xác định dựa hoàn toàn trên cung cầu ngoại

tệ trên thị trường Mặc dù tỷ giá được NHTW công bố nhưng thực chất là thả nổi theo giá thị trường

- 16/8/1991 thống đốc NHNN ban hành quyết định 107 về quy chế hoạt động của 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

- Hoạt động của NHNN trong giai đoạn này:

 Trực tiếp theo dõi và tham gia vào các phiên giao dịch tại 2 trung tâm giao dịch ngoại hối

để theo dõi và kịp thời điều chỉnh

 Đề xuất với thủ tướng thành lập quỹ điều hòa ngoại tệ

Trang 5

Nhận định: hoạt động giao dịch ngoại hối ở 2 trung tâm không phản ánh hết tình hình

cung cầu ngoại tệ toàn nền kinh tế, tính thiết thực đối với cái thành viên tham gia TTGD ngoại tệ thấp, dự trữ ngoại tệ của NHNN mỏng nên khả năng điều tiết kém Đồng thời với chính sách tỷ giá thả nổi, tỷ giá trên thị trường bị thay đổi liên tục bởi hoạt động đầu cơ thao túng, gây lao đao cho thị trường ngoại hối và hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại thâm hụt Do đó, ở giai đoạn sau, Nhà nước quyết định thi hành chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết

Trang 6

3 Giai đoạn 1992 – 1996: tỷ giá thả nổi có điều tiết

- Chính sách tỷ giá hối đoái được điều chỉnh để chống lạm phát và thu hút đầu tư nước ngoài Để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, chính sách tỷ giá được điều hành cố gắng duy trì sự ổn định của

tỷ giá hối đoái danh nghĩa Thực chất của chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết là việc NHNN quy định mức tỷ giá liên ngân hàng và cho phép giao động trong biên độ nhỏ (<1%)

- 20/09/1994 NHNN ban hành quyết định 203 về quy chế tổ chức và hoạt động của Thị trường ngoại

tệ liên ngân hàng, theo đó:

 Các thành viên tham gia TT ngoại tệ liên NH ko chỉ bao gồm các NHTM mà còn có các tổ chức Tài chính được phép kinh doanh trên TT ngoại tệ liên NH

 NHNN ko trực tiếp mua bán ngoại tệ với cá nhân, tổ chức, mọi giao dịch ngoại tệ đề qua NHTM

 NHNN sử dụng quỹ điều hòa ngoại tệ với tư cách là người mua bán cuối cùng nhằm mục đích điều tiết, ổn định tỷ giá

- Để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, chính sách tỷ giá được điều hành để cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa Do vậy trong giai đoạn này tỷ giá biến động rất ít Thực chất của chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết là việc NHNN quy định mức tỷ giá liên ngân hàng và cho phép giao động trong biên độ nhỏ (<1%)

4 Giai đoạn 1997- nay: tỷ giá thả nổi có quản lý

4.1 Giai đoạn 1997-1998:

- Khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra, ảnh hưởng đến kinh tế trong nước, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thâm hụt thương mại tăng, nợ nước ngoài tăng

- Cùng với các đồng tiền châu Á, VND bị mất giá so với USD Tỷ giá thực xác lập theo quan hệ cung cầu ngoại tệ ngày càng chênh lệch lớn so với tỷ giá NHNN công bố Để ổn định tâm lý thị trường, trong 2 năm 1997-1998 NHNH đã 4 lần công bố điều chỉnh tỷ giá theo 2 hướng: nâng tỷ giá chính thức và mở rộng biên độ giao dịch

Thời điểm Biên độ giao động Tỷ giá chính thức Quy mô điều chỉnh(%)

07/08/1998 Từ +/-10% xuống +/-7% 11.815 lên 12.998 7

- Thời kỳ 1997 - 1998 cũng ghi nhận ba lần điều chỉnh tỷ giá

 tháng 7-1997 bình quân 11.690 VND/USD

 tháng 2-1998 bình quân 12.664 VND/USD

 tháng 8-1998 bình quân 13.715 VND/USD

4.2 Thời kì 1999- 2004

Trang 7

- Tỷ giá được xác định theo cung cầu thị trường ngoại hối

- Tỷ giá có sự điều tiết của Nhà nước:

 Nhà nước công bố tỷ giá liên NH ngày hôm trước để NHTM làm cơ sở xác định giá ngày hôm sau theo biên độ giao động do Nhà nước quy định

 Nhà nước trực tiếp can thiệp trên TT liên NH, tác động đến tỷ giá bình quân liên NH

- Chính sách tỷ giá đảm bảo linh hoạt trong ngắn hạn, ổn định trong dài hạn

- Trong giai đoạn 1999 đến nay, NHNN tiếp tục áp dụng chính sách tỷ gía thả nổi có quản lý, dần dần hoàn thiện các bước đi trong điều tiết tỷ giá, khiến tỷ giá trên TT liên NH ngày càng gần hơn so với tỷ giá trên TT tự do

Trang 8

4.3 Giai đoạn 2005-2009 (5 năm gần đây)

o Từ năm 2005-2007 NHNN vẫn tiếp tục duy trì chính sách ổn định tỷ gía Trong 3 năm tỳ giá USD/VND chỉ tăng chưa đến 3%(từ 15.750 vào 6/1/2005 lên 16.113 vào 15/12/2008) NHNN

có 2 lần điều chỉnh biên độ giao động tỷ giá vào:

31/12/2006: từ ±0,25% lên ±0,50%

24/12/2007: từ ±0,50% lên 0,75%

o Năm 2008-2009 chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thị

trường ngoại hối của Việt Nam đầy biến động, tỷ giá USD/VND tăng mạnh Nguyên

nhân là do

- Tình trạng nhập siêu trong năm 2008-2009 tác động tăng cầu ngoại tệ, khiến tỷ giá

USD/VND tăng

- Lạm phát, tốc độ tăng trưởng tín dụng tạo áp lực tăng tỷ giá USD/VND

- Gói hỗ trợ lãi suất 4% bằng VND, khiến các doanh nghiệp tìm mọi cách vay VND mua

ngoại tệ để trả nợ trước hạn vốn vay ngoại tệ cho ngân hàng Do đó, gây áp lực về ngoại tệ

đối với các ngân hàng cũng như đẩy tỷ giá tự do có xu hướng tăng lên, tạo ra sự chênh lệch

lớn giữa tỷ giá giao dịch trong ngân hàng và tỷ giá giao dịch ngoài thị trường tự do

- Tình trạng đầu cơ ngoại tệ cũng là nguyên nhân khiến tỷ giá USD/VND tăng

Để giảm sức nóng trên thị trường ngoại hối, duy trì chính sách tỷ giá linh hoạt, ổn định,

NHNN đã có nhiều quyết định điều chỉnh tỷ giá:

- Các lần điều chỉnh biên độ tỷ giá

10/03/2008:+/-0.75% lên +/-1%

27/06/2008:+/-1% lên +/-2%

07/11/2008:+/-2% lên +/-3%

Trang 9

24/03/2009:+/-3% lên +/-5%

26/11/2009:+/-5% xuống +/-3%

- Điều chỉnh Tỷ giá bình quân liên NH

25/12/2008: điều chỉnh tỷ giá VND/USD BQLNH từ 16.494 lên 16.989 (tăng 3%)

26/11/2009: điều chỉnh tỷ giá VND/USD từ 17.034lên 17.961

Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước, VND vẫn bị đánh giá cao so với giá trị thực, gây khó khăn cho DN xuất khẩu

- Ổn định tỷ giá, góp phần hạn chế tốc độ tăng tỷ giá

- Giá cả ngoại tệ từng bước được gắn với cung cầu ngoại tệ trên thị trường

- Từng bước nâng cao vị thế của VND

- Có nhiều chuyển biến về mặt chính sách theo hướng tỷ giá ngày càng linh hoạt

- Sử dụng rổ tiền tệ làm nền tảng cho chính sách tỷ giá

 Hạn chế

Việc định giá VND cao so với USD trong một thời gian dài đã góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích nhập khẩu, giảm dự trữ ngoại hối Điều này được chứng minh bằng một thực tế là

 nhập siêu của Việt Nam tăng nhanh liên tục trong mấy năm trở lại đây, từ 2,8 tỷ USD trong năm 2006 lên 8,2 tỷ USD năm 2007 và 17,5 tỷ USD trong năm 2008

 Thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm 2009 vào khoảng 12 USD

 Nhập siêu tăng nhanh trở lại trong khi các nguồn thu ngoại tệ chính như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, kiều hối và du lịch đều giảm sút mạnh so với năm 2008; và cùng với việc doanh nghiệp và người dân chuyển sang nắm USD và vàng đã làm cho cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt nặng

 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm một cách tương ứng (từ khoảng 23 tỷ USD vào cuối năm 2008 xuống còn hơn 17 tỷ USD vào quý 3/2009), mặt khác khiến áp lực giảm giá VND tiếp tục được duy trì

Trang 10

 Nguyên nhân:

- Chưa xây dựng được mục tiêu điều hành tỷ giá trong dài hạn, các quyết định điều chỉnh

tỷ giá đều mang tính đối phó với biến động thị trường

- Hệ thống thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối phát triển không kịp với nhu cầu ngoại

tệ của nền kinh tế

- Quy định quản lý ngoại hối còn nhiều bất cập, chế tài xử phạt không nghiêm

 Đề xuất 1 số giải pháp

- Thường xuyên theo dõi cập nhập tình hình thị trường tài chính quốc tế để ra quyết định kịp thời đối phó với những tác động bên ngoài, đưa ra những chính sách tỷ giá phù hợp với từng giai đoạn

- Hoàn thiện thị trường ngoại hối, thị trường liên ngân hàng

- Sử dụng có hiệu quả các công cụ tác động gián tiếp đến tỷ giá: nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất, dự trữ bắt buộc…

Ngày đăng: 08/08/2013, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w