khóa luận đạt 9.8 điểm tốt nghiệp:1.Toán học (mathematics) là một bộ môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nó là bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về các con số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Cũng như các bộ môn khoa học khác, toán học mang trong mình một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp ấy toát lên từ vẻ đẹp của các con số, các phép tính và công thức, những liên kết và cả ở sự bí ẩn của chính nó. Điểm độc đáo là cái đẹp của toán học không chỉ được kiếm tìm, khám phá bởi các nhà toán học, những nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên mà còn được khám phá ngay cả trong văn học, lĩnh vực tưởng chừng không liên quan. Qủa có vậy, toán học sớm đã trở thành một đề tài được chú ý trong văn học, mỗi tác giả nhìn nhận toán ở mỗi góc độ khác nhau, chuyển hóa nó vào văn chương khác nhau và mang đến những khám phá thú vị không giống nhau. Giáo sư và công thức toán của Yoko Ogawa là một trong số các tác phẩm như thế, cuốn tiểu thuyết đã khám phá vẻ đẹp của toán học từ góc nhìn của văn chương và mang đến một cái nhìn đẹp và mới về toán học.2. Giáo sư và công thức toán là cuốn sách mới nhất sau Quán trọ hoa diên vĩ và Nhật ký mang thai được dịch ở Việt Nam của tác giả Yoko Ogawa, một trong những tiểu thuyết gia đương đại lớn nhất Nhật Bản. Tác phẩm là câu chuyện đẹp giản dị nhưng đầy hấp dẫn và gây xúc động, xoay quanh đoạn đời của ba nhân vật: Vị giáo sư già, người giúp việc và con trai cô cậu bé Căn. Họ vốn là những người hoàn toàn xa lạ, nhưng rồi nhờ những cơ duyên và cơ may được sắp đặt bởi đấng tạo hóa, họ gặp được nhau trong cuộc đời. Từ đó, một tình yêu đã nảy nở và lớn dậy từng ngày nâng đỡ tâm hồn họ tình yêu toán học với thế giới số đầy thơ mộng. Tiểu thuyết từ đầu đến cuối chìm trong một không khí của toán học, nhưng không làm người đọc chán nản và mỏi mệt; ngược lại tác phẩm mang đến cho bạn đọc những ấn tượng tươi mới về vẻ đẹp đầy tính nhân văn của toán học và tình người. Xuất phát từ các con số, khái niệm, công thức của toán học rồi dẫn dắt chúng vào những suy ngẫm về cuộc đời, tiểu thuyết Giáo sư và công thức toán là sự kết hợp tài tình của tư duy toán học và tư duy nghệ thuật, nó vừa có sự trầm tĩnh chắc chắn của những con số, lại dạt dào cảm xúc của văn chương. Để rồi từ đó, tác phẩm ánh lên những giá trị nhân văn hết sức sâu sắc về tình yêu, sự đam mê, lòng kiên nhẫn, niềm tin yêu và hy vọng…của đời sống con người.Tìm hiểu Vẻ đẹp của toán học qua văn chương trong “Giáo sư và công thức toán” của Yoko Ogawa, sẽ mang đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ hơn về toán học và văn chương cùng sự kết hợp đầy thơ mộng giữa chúng.
Trang 1MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Mục tiêu nghiên cứu 4
6 Cấu trúc của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
Chương 1 VẺ ĐẸP CỦA TOÁN HỌC QUA VĂN CHƯƠNG TRONG GIÁO SƯ VÀ CÔNG THỨC TOÁN TỪ GÓC NHÌN NHAN ĐỀ, ĐỀ TÀI VÀ KẾT CẤU 6
1.1 Vẻ đẹp của toán học qua văn chương từ góc nhìn nhan đề 6
1.2 Vẻ đẹp của toán học qua văn chương từ góc nhìn đề tài 7
1.2.1 Đề tài toán học 8
1.2.2 Đề tài tình yêu 11
1.2.3 Đề tài đời sống gia đình 14
1.3 Vẻ đẹp của toán học từ góc nhìn kết cấu 17
1.3.1 Kết cấu cốt truyện 17
1.3.1.1 Kết cấu cốt truyện tuyến tính 17
1.3.1.2 Kết cấu cốt truyện vòng tròn 19
1.3.1.3 Kết cấu cốt truyện toán học 21
1.3.2 Kết cấu không gian 23
1.3.2.1 Không gian nghệ thuật 23
1.3.2.2 Không gian toán học 26
1.3.2.3 Sự kết hợp không gian nghệ thuật và không gian toán học 29
1.3.3 Kết cấu thời gian 30
1.3.3.1 Thời gian nghệ thuật 30
1.3.3.2 Thời gian toán học 32
Trang 2GIÁO SƯ VÀ CÔNG THỨC TOÁN TỪ GÓC NHÌN HÌNH TƯỢNG
NHÂN VẬT 35
2.1 Nhân vật văn học 35
2.2 Hệ thống hình tượng nhân vật trong Giáo sư và công thức toán 35
2.2.1 Hình tượng nhân vật vị giáo sư 36
2.2.2 Hình tượng nhân vật người mẹ- chị giúp việc 42
2.2.3 Hình tượng nhân vật cậu bé Căn 46
2.2.4 Hình tượng bà chị dâu 49
2.3 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật 50
2.3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động 50
2.3.2 Điểm nhìn trần thuật 52
2.3.3 Giọng điệu trần thuật 54
2.3.3.1 Giọng điệu trải nghiệm mang tính tự thuật 54
2.3.3.2 Giọng điệu nồng hậu, ân cần 56
Chương 3 VẺ ĐẸP CỦA TOÁN HỌC QUA VĂN CHƯƠNG TRONG GIÁO SƯ VÀ CÔNG THỨC TOÁN TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ 59
3.1.Từ thế giới số học đến nghệ thuật ngôn từ- sự mới mẻ của tiểu thuyết Giáo sư và công thức toán 59
3.2 Ngôn ngữ giàu chất thơ 61
3.3 Trò chơi ngôn ngữ (language games) 64
3.3.1 Sự lên ngôi của ngôn ngữ công thức toán 64
3.3.2 Trò chơi với các khoảng trắng 67
3.3.3 Sự thâm nhập của các phong cách ngôn ngữ khác nhau 69
3.4 Ngôn ngữ người kể chuyện 71
3.5 Ngôn ngữ nhân vật 74
3.5.1 Ngôn ngữ đối thoại 74
3.5.2 Độc thoại nội tâm 77
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1 Toán học (mathematics) là một bộ môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa
học tự nhiên, nó là bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về các con số, cấutrúc, không gian và các phép biến đổi Cũng như các bộ môn khoa học khác,toán học mang trong mình một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp ấy toát lên từ vẻ đẹp củacác con số, các phép tính và công thức, những liên kết và cả ở sự bí ẩn củachính nó Điểm độc đáo là cái đẹp của toán học không chỉ được kiếm tìm,khám phá bởi các nhà toán học, những nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên màcòn được khám phá ngay cả trong văn học, lĩnh vực tưởng chừng không liênquan Qủa có vậy, toán học sớm đã trở thành một đề tài được chú ý trong vănhọc, mỗi tác giả nhìn nhận toán ở mỗi góc độ khác nhau, chuyển hóa nó vàovăn chương khác nhau và mang đến những khám phá thú vị không giống
nhau Giáo sư và công thức toán của Yoko Ogawa là một trong số các tác
phẩm như thế, cuốn tiểu thuyết đã khám phá vẻ đẹp của toán học từ góc nhìncủa văn chương và mang đến một cái nhìn đẹp và mới về toán học
2 Giáo sư và công thức toán là cuốn sách mới nhất sau Quán trọ hoa diên vĩ và Nhật ký mang thai được dịch ở Việt Nam của tác giả Yoko Ogawa,
một trong những tiểu thuyết gia đương đại lớn nhất Nhật Bản Tác phẩm làcâu chuyện đẹp giản dị nhưng đầy hấp dẫn và gây xúc động, xoay quanh đoạnđời của ba nhân vật: Vị giáo sư già, người giúp việc và con trai cô- cậu béCăn Họ vốn là những người hoàn toàn xa lạ, nhưng rồi nhờ những cơ duyên
và cơ may được sắp đặt bởi đấng tạo hóa, họ gặp được nhau trong cuộc đời
Từ đó, một tình yêu đã nảy nở và lớn dậy từng ngày nâng đỡ tâm hồn họ- tìnhyêu toán học với thế giới số đầy thơ mộng Tiểu thuyết từ đầu đến cuối chìmtrong một không khí của toán học, nhưng không làm người đọc chán nản vàmỏi mệt; ngược lại tác phẩm mang đến cho bạn đọc những ấn tượng tươi mới
về vẻ đẹp đầy tính nhân văn của toán học và tình người Xuất phát từ các con
Trang 5số, khái niệm, công thức của toán học rồi dẫn dắt chúng vào những suy ngẫm
về cuộc đời, tiểu thuyết Giáo sư và công thức toán là sự kết hợp tài tình của tư
duy toán học và tư duy nghệ thuật, nó vừa có sự trầm tĩnh chắc chắn củanhững con số, lại dạt dào cảm xúc của văn chương Để rồi từ đó, tác phẩm ánhlên những giá trị nhân văn hết sức sâu sắc về tình yêu, sự đam mê, lòng kiênnhẫn, niềm tin yêu và hy vọng…của đời sống con người
Tìm hiểu Vẻ đẹp của toán học qua văn chương trong “Giáo sư và công thức toán” của Yoko Ogawa, sẽ mang đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ
hơn về toán học và văn chương cùng sự kết hợp đầy thơ mộng giữa chúng
2 Lịch sử vấn đề
Giáo sư và công thức toán là một tác phẩm thuộc nền văn học đương đại
Nhật Bản (sáng tác được xuất bản ở Nhật năm 2003) và được giới thiệu ở ViệtNam cách đây không lâu (năm 2009) Liên quan đến tác giả Yoko Ogawa,
cũng như tác phẩm Giáo sư và công thức toán đã có một số công trình nghiên
cứu như sau:
2.1 Đề tài: Một số gương mặt nữ tiêu biểu trong nền văn xuôi đương đại Nhật Bản, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (tháng
10/2012) của tác giả Thạc sĩ Hoàng Thị Xuân Vinh (khoa Ngữ văn, Đại học
Sư phạm, Đại học Huế), là một công trình nghiên cứu chung về văn chương
nũ lưu đương đại Nhật Bản Đề tài này có giới thiệu về nhà văn nữ Yoko
Ogawa và đề cập đến trò chơi ngôn ngữ trong tiểu thuyết Giáo sư và công thức toán Tác giả nhận định: “Tác phẩm vừa ấm áp tình yêu thương, vừa nồng nàn đam mê khoa học, vừa đầy chất thơ của nghệ thuật văn chương, vừa đầy chất trí tuệ của logic toán học”[51, 19].
Khóa luận tốt nghiệp: “Hình tượng con người cô đơn trong các sáng tác của Yoko Ogawa” của tác giả Hà Thùy Dung, khoa Ngữ văn, trường Đại học
Sư phạm Huế, năm 2010, tìm hiểu tác giả Yoko Ogawa, cũng như đề cập đến
một số vấn đề trong tác phẩm Giáo sư và công thức toán.
Trang 62.2 Bài viết Vẻ đẹp tình yêu trong “Giáo sư và công thức toán” của Yoko Ogawa của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo đăng trên Tạp chí văn học
nước ngoài mới chỉ là những giới thiệu bước đầu về vẻ đẹp tình yêu ở trongtác phẩm Tác giả đã khẳng định: “Lần đầu tiên trong văn học đương đại Nhật Bản (và có lẽ trong văn học đương đại thế giới), toán học trở thành những nhịp cầu kết nối trái tim, kết nối tình yêu cuộc sống, kết nối những giá trị vốn rất mỏng manh giữa con người và con người trong đời sống hiện đại bằng vẻ đẹp rất riêng của mình”.
Bài đăng: “Nữ nhà văn đương đại Nhật Bản Yoko Ogawa: Tình người là công thức vĩnh hằng” của Lương Việt Dũng trên trang Web www.bichkhe.org
đã giới thiệu về nội dung của cuốn tiểu thuyết Giáo sư và công thức toán:
“Niềm vui, tình yêu với toán học, sự ân cần, sự kiên nhẫn, tình yêu và niềm tin đã hòa quyện trong mối quan hệ kì lạ giữa ba con người để rồi vĩnh viễn thay đổi cuộc đời họ”[21].
Bài đăng: “Kí ức không dừng lại, giao cảm không mất đi” của Nguyễn
Vĩnh Nguyên trên trang web www.thanhnien.com.vn cũng đã nêu những cảm
nhận chung về tác phẩm này: “Cuốn tiểu thuyết dành cho tất cả chúng ta, những kẻ đã có lúc khổ sở dằn vặt vì khả năng lưu giữ kí ức”[24].
Bên cạnh đó còn có một số bài viết trên các trang web khác có giới thiệu
về tác phẩm như: Bài viết “Công thức toán, tình yêu của nhà toán học” của
Kanae Tagaki trên trang www.achive.damau orglinder, bài viết có đoạn: “Con người thì bất toàn và tạo phẩm của họ cũng thế Toán học trong khi đó thì toàn bích Nhà toán học già mô tả nó là "nhìn lén vào sổ tay của Thượng đế" Tính khiêm cung đem lại vẻ đẹp, và tính huyền diệu cho một con người Thế giới hữu hình không phải là thế giới duy nhất Chúng ta nên công nhận thế giới vô hình chung quanh chúng ta” Bài: “Những ám ảnh Yoko Ogawa” trên
trang web www.sachhay.com cũng đã đề cập đến tác giả này
Ngoài ra, tiểu thuyết Giáo sư và công thức toán đã được giới thiệu trong chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách (10/10/2012) trên kênh VTV1 của Đài
Trang 7truyền hình Việt Nam Tác phẩm đồng thời cũng đã được dựng thành phim với
tiêu đề “The Housekeeper and the Profesor”, cho thấy mức độ nổi tiếng của
cuốn tiểu thuyết này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cuốn tiểu thuyết Giáo sư và công thức toán của
Yoko Ogawa, bản dịch của dịch giả Lương Việt Dũng, NXB Hội nhà văn, 2008
- Phạm vi nghiên cứu: Vẻ đẹp của toán học qua văn chương trong tác
phẩm Giáo sư và công thức toán.
4 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này dùng để so sánh
tác phẩm Giáo sư và công thức toán với một số cuốn tiểu thuyết có cùng đề
tài, và một số sáng tác khác của Yoko Ogawa Từ đó nêu bật được cái riêng,cái độc đáo của tác phẩm
* Phương pháp cấu trúc hệ thống: Khóa luận tìm hiểu vẻ đẹp của toán
học thông qua văn chương, vì vậy đề tài tìm hiểu trên một số phương diện thểhiện rõ nét nhất vẻ đẹp của toán học nhưng không tách rời các thành tố của tácphẩm, mà luôn đặt nó trong hệ thống, nhằm có cái nhìn toàn diện hơn
* Phương pháp liên ngành: Do Giáo sư và công thức toán là một tác
phẩm dung chứa những đặc thù của một số lĩnh vực khoa học Vì vậy khóaluận còn tìm đến kiến thức liên ngành để giải mã tác phẩm
Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận phát huy các thao tác phân tổng hợp, thống kê- phân loại…
tích-5 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Vẻ đẹp của toán học qua văn chương trong “Giáo sư và công thức toán” của Yoko Ogawa là:
- Làm rõ vẻ đẹp của toán học qua văn chương trong tiểu thuyết “Giáo sư
và công thức toán” nói riêng và trong văn học nói chung.
- Khẳng định vị trí, tài năng của Yoko Ogawa trên văn đàn Nhật Bản vàthế giới
Trang 86 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Vẻ đẹp của toán học qua văn chương từ góc nhìn nhan đề, đềtài và kết cấu
Chương 2: Vẻ đẹp của toán học qua văn chương từ góc nhìn hình tượngnhân vật
Chương 3: Vẻ đẹp của toán học qua văn chương từ góc nhìn ngôn ngữ
Trang 9NỘI DUNG Chương 1
VẺ ĐẸP CỦA TOÁN HỌC QUA VĂN CHƯƠNG TRONG
GIÁO SƯ VÀ CÔNG THỨC TOÁN TỪ GÓC NHÌN NHAN ĐỀ,
ĐỀ TÀI VÀ KẾT CẤU
1.1 Vẻ đẹp của toán học qua văn chương từ góc nhìn nhan đề
Nhan đề là thuật ngữ “dùng để gọi tên một tác phẩm văn học, một trong những yếu tố “cái cạnh văn bản”, nhằm phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác”[8, 1251] Với người đọc: “Nhan đề là việc tiếp xúc đầu tiên với tác phẩm, kí hiệu đầu tiên, thông tin đầu tiên (cùng với tên tác giả), người đọc có thể dự đoán nội dung tác phẩm”[8, 1251] Vì vậy, việc đặt tên cho một tác
phẩm văn chương là cả một sự sáng tạo đầy nghệ thuật của nhà văn, nhằm thểhiện được ý đồ nghệ thuật của mình
Nhan đề Giáo sư và công thức toán có nguyên bản tiếng Nhật là 博博博博博 博博博 (Hakase no aishita sushiki), có nghĩa là: Giáo sư và những công thức toán của ông Như vậy, nhan đề tiểu thuyết ở bản dịch đã đảm bảo được tinh
thần của nguyên tác Có thể nói, đây là một nhan đề có tính chất lạ hóa, bởi lẽphần đa mọi người đều cho rằng toán học một bộ môn khoa học khô khan, hócbúa và đầy thách đố trí tuệ Vậy sao có thể trở thành đề tài của văn chươngvốn thiên về cảm xúc trữ tình? Chính điều đó đã kích thích những sự tò mòđầu tiên ở độc giả đối với cuốn tiểu thuyết này
Do tính chất cô đọng, súc tích nên nhan đề thường rất ngắn gọn, tuynhiên nhan đề chính là tín hiệu thẩm mĩ đầu tiên, là chiếc chìa khóa để ngườiđọc giải mã tác phẩm Vì vậy, bao giờ nhan đề cũng có mối liên hệ đến nộidung tác phẩm và mang tư tưởng, quan điểm của tác giả Thật vậy, tiểu thuyết
Giáo sư và công thức toán ngay từ nhan đề đã hé mở về một thế giới đầy hấp
dẫn của toán học và văn chương Nó thông báo về thế giới nghệ thuật của tác
Trang 10phẩm sẽ liên quan mật thiết đến toán học Ở đó, có nhân vật trung tâm là vịgiáo sư, có thế giới chứa đựng những con số và công thức thuộc về riêng giáo
sư ấy Toán học là chung, là phổ quát, nhưng các công thức trong tác phẩmđược nói đến là các công thức được yêu thích bởi người giáo sư như là một
chủ sở hữu của chúng Như vậy, Giáo sư và công thức toán không chỉ có con
người, không chỉ viết về con người mà còn có toán học, mà còn viết về cáccông thức toán Tác phẩm phản ánh cuộc sống thông qua toán học, thông quamối quan hệ của con người với thế giới toán Đọc xong tác phẩm, người đọc
nhận ra Giáo sư và công thức toán quả đúng là vương quốc của toán học và
văn chương Toán học tồn tại ở khắp mọi nơi, từ kết cấu đến nhân vật và cảtrong ngôn từ của tác phẩm
1.2 Vẻ đẹp của toán học qua văn chương từ góc nhìn đề tài
“Đề tài là khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm”[6, 96] Đề tài của tác phẩm là “một phương diện trong nội dung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn” [6, 98] Nó là yếu tố rất quan trọng trong văn học, nó không chỉ định hướng
sáng tạo cho nhà văn, mà còn định hướng tiếp nhận cho người đọc và cơ sở đểnêu bật chủ đề của tác phẩm Từ sự quan trọng đặc biệt đó, chúng tôi tìm hiểu
đề tài của Giáo sư và công thức toán để làm bật lên vẻ đẹp của toán học thông
qua tác phẩm
Không sex, không nổi loạn, không tình yêu lãng mạn lớn hay đào sâu
“cơn khủng hoảng tinh thần”[11, 6] của con người thời đại, những đề tài được
coi là mốt thời thượng của văn chương đương đại, một cách nhẹ nhàng và tinh
tế, Yoko Ogawa lựa chọn cho mình một lối đi khác nhưng đầy sự mới mẻ và
ấn tượng Đó là sự pha trộn giữa hai mảng đề tài tưởng chừng đối lập- toán
học và văn chương, số học và tình người Thật vậy, Giáo sư và công thức toán
không chỉ chứa đựng sự bay bổng, lãng mạn của văn chương mà còn toát lên
Trang 11sự logic, chắc chắn và vẻ đẹp rất riêng có của toán học, mà trước hết được thểhiện qua ba mảng đề tài của truyện là đề tài toán học, đề tài tình yêu và đề tài
về đời sống gia đình
1.2.1 Đề tài toán học
Toán học là một bộ môn khoa học tự nhiên, được xem là “nữ hoàng của các môn khoa học” [25] nó đẹp một cách kì lạ và chứa đựng nhiều điều bí ẩn
thú vị Toán học mang trong mình những bí ẩn như những bí mật được chép ra
từ “cuốn sổ của Thượng đế”[13, 203] Một cách khá dễ dàng, người đọc nhận
ra từ đầu đến cuối câu chuyện chìm ngập trong thế giới của toán học với sự
xuất hiện dày đặc của các con số, công thức hay lí thuyết toán Giáo sư và công thức toán viết về toán học và ngợi ca nó, nhưng không phải ngợi ca nó với tư cách của một bộ môn khoa học như là: “Nghiên cứu đường cong elip giúp tìm ra quĩ đạo của các hành tinh, hình học phi Euclid giúp Einstein đề xuất hình dạng vũ trụ” [13, 188] hay số nguyên tố “là nền tảng của mật mã”[13, 189]…mà khám phá và ngợi ca toán ở một khía cạnh khác, dưới góc
nhìn nhân văn của văn học Ấy là nhân cách hóa những con số, công thức nhưnhững con người và gắn kết chúng trong một mối quan hệ cuả con người đểkhám phá vẻ đẹp riêng của chúng
Qủa có vậy, qua niềm đam mê của giáo sư và các nhân vật khác trongtruyện, người đọc có dịp thưởng thức vẻ đẹp của toán học một cách hết sức tự
nhiên, nhưng đầy bất ngờ và lí thú Thế giới số trong Giáo sư và công thức toán không còn là một thế giới khô khan và lạnh lùng như ta từng biết mà nó
huyền ảo, kì bí, lãng mạn như chính cuộc đời
Câu chuyện mở ra bằng hình ảnh của một vị giáo sư “có vấn đề về trí nhớ”[13, 12], nhưng có niềm đam mê toán học đến vô hạn và người giúp việc
“mù mờ” về toán cùng con trai cô ấy, cậu bé Căn Hai mẹ con Căn và giáo sưvốn là những con người hoàn toàn xa lạ, nhưng rồi dần dần trở nên thân thiết
và hình thành một mối quan hệ kì lạ hòa quyện với tình yêu toán học Ở đây,toán học đã trở thành nhịp cầu kết nối tâm hồn giữa con người với con người
Trang 12Qua những mẫu chuyện hàng ngày các nhân vật trao đổi với nhau, vẻ đẹp của
toán học trong tác phẩm hiện lên quá đỗi dung dị và tự nhiên, chẳng
hạn:“-Cô đi giày cỡ số mấy?- Cỡ 24, thưa giáo sư - Ồ, một con số thật hào hoa Giai thừa của 4…- Thế số điện thoại nhà cô là bao nhiêu?- 5761455 ạ - 5761455? Còn gì tuyệt vời hơn nữa chứ Nó bằng đúng số lượng số nguyên tố tồn tại tính cho đến một trăm triệu”[13, 13-14].
Đó là cách mà giáo sư lựa chọn để chào hỏi và duy trì sự giao tiếp vớingười khác và đó cũng chính xác là cách mà toán học có dịp phô diễn vẻ đẹpriêng có của mình Bao giờ cũng vậy, các con số mà ông tâm đắc luôn được
nhắc đến nhân một chuyện gì đó, chứ không phải là xuất hiện như là một lối
phô bày kiến thức Điều ấy thật giản dị và đặc biệt, một kiểu phát hiện đầyngẫu nhiên nhưng lí thú
Cứ như thế, dần dần thông qua niềm đam mê và trí tuệ tuyệt vời của vịgiáo sư về toán, qua tâm hồn rộng mở và nhạy cảm của người phụ nữ và cậu béCăn trước vẻ đẹp của các con số, một thế giới số khổng lồ và tuyệt đẹp hiển hiệntrước mắt người đọc Trong thế giới ấy các con số, công thức không còn là một
cái gì đó khô cứng, bất động mà bao giờ cũng mang một ý nghĩa nào đó: “Tôi
sẽ xác nhận lại cái sự thật rằng, ngoài mục đích liên lạc, số điện thoại nhà tôi còn có một ý nghĩa khác”[13, 16] Ở đó cũng có những con số là “cặp số tình bạn” (284 và 220) [13, 37], có con “số hoàn hảo”[13, 76] như 28, con số nữ
hoàng (số 0), lại có cả con con số “hào hoa” như con số 24…Điều đáng nói là,chúng xuất hiện một cách đầy ngẫu nhiên, nhưng bao giờ cũng có sự hòa hợpđầy ngạc nhiên với tình cảm con người 24 là cỡ giày của chị giúp việc, 28 là số
áo của cầu thủ bóng chày nổi tiếng Enatsu, 220 là ngày sinh của người giúp việccòn 284 là số hiệu trên chiếc đồng hồ phần thưởng của giáo sư, chúng tạo thành
một cặp số của tình bạn “cực kì hi hữu”[13, 35] Như vậy, số học trong cái nhìn
của vị giáo sư lí thuyết số không khác gì những con người của đời thực, chúngcũng mang những tính cách của con người như: “Đỏng đảnh”, “lịch lãm”, hay
“hào hoa”, các con số thậm chí trở thành những “người bạn thân thiết” của ông
Trang 13Nếu Giáo sư và công thức toán là câu chuyện xoay quanh mối quan hệ lạ
lùng nhưng thân thiết của hai mẹ con Căn và người đàn ông xa lạ, thì câuchuyện của ba con người ấy chính là toán học hoặc bóng chày Thật vậy,không thể phủ nhận rằng toán học chính là sợi dây liên kết và hòa quyện tâmhồn và tình cảm của các nhân vật trong truyện Họ đến với nhau và cùng vunđắp mối giao tình thông qua niềm hứng thú và tình yêu đối với thế giới số gầngũi, nhưng cũng đầy mới lạ Trong tác phẩm, toán học trở thành chiếc cầu nốigiữa trái tim với trái tim và cũng chính nó duy trì mối giao cảm tốt đẹp đó.Thậm chí tình cảm và tâm hồn và tâm hồn con người cũng được soichiếu qua các con số hay công thức toán, công thức Euler (ei 1 0) là mộtcông thức như thế:
4 3 2 1
1 3
2 1
1 2 1
1 1
1 1
tượng nghệ thuật độc đáo, tính chất của nó là một khái quát nghệ thuật về mốiquan hệ của ba nhân vật trong truyện, cũng như tình người trong cuộc đời Ấy
là công thức về sự vĩnh hằng của tình người, ở nó có sự chắc chắn không tàinào phá vỡ như tình cảm chân thành mà những con người vốn xa lạ dành chonhau ở trong câu chuyện Đến bên nhau, ở cạnh bên nhau, yêu thương nhaumột cách điềm tĩnh, nhẹ nhàng nhưng bền lâu Bởi vậy toán học thật đẹp, đẹpđến kì lạ, đẹp và nhân văn
Toán học không phải là một đề tài mới lạ trong văn chương, trước YokoOgawa đã có một số nhà văn thành công với các tác phẩm viết về toán học
như Nỗi cô đơn của các số nguyên tố của Paolo Giordano, Vụ án trường Oxford của Guillermo Martinez, hay Những giấc mơ Eistein của Alan
Lightman…Tuy nhiên, phải đến Yoko Ogawa thì toán học mới trở thành
Trang 14“nhịp cầu kết nối trái tim, kết nối tình yêu cuộc sống, kết nối những giá rị vốn rất mỏng manh giữa con người với con người”[21] Bởi lẽ, Gíao sư và công thức toán đứng xa hơn việc góp phần làm bay bổng các công thức toán, câu chuyện viết về toán học và xoay quanh nó Nhưng không chỉ có vậy, Giáo sư
và công thức toán thông qua vẻ đẹp của toán học để nói đến vẻ đẹp của tình
người, thông qua câu chuyện của toán học để truyền tải câu chuyện đẹp củađời sống đương đại Tác phẩm vì thế mang cái duyên riêng của mình, cũng
đồng thời thể hiện cái tài tình của Yoko Ogawa, một tác giả “rất được kính nể trên văn đàn Nhật Bản”[18, 664].
Người Nhật có truyền thống suy tôn cái đẹp, nay họ còn tìm thấy cái đẹpngay cả trong những con số tưởng chừng vô tri và khô khan Truyền tải được
vẻ đẹp ấy, hẳn Giáo sư và công thức toán xứng đáng với danh hiệu là một “kì tích văn chương” [23] hiện đại.
1.2.2 Đề tài tình yêu
Tình yêu vốn là đề tài kinh điển trong văn chương nhân loại, thật khó đểtìm ra một áng văn chương nào lại không dung chứa thông điệp của tình yêu
Giáo sư và công thức toán cũng vậy, tác phẩm hướng đến câu chuyện về tình
yêu ở trong cuộc sống Điều kì lạ, hấp dẫn trong tác phẩm là viết về đề tài tìnhyêu, nhưng không phải chỉ có tình yêu nam- nữ mà còn là tình người ấm áp,
sự thấu hiểu và yêu thương nhau giữa người với người ở trong đời sống
Không dữ dội, ồn ào mà trầm tĩnh, thanh lịch, tình yêu trong Giáo sư và công thức toán là câu chuyện cảm động về tình người trong xã hội hiện đại.
Đó là tình yêu thương, bao bọc lẫn nhau giữa một vị giáo sư già có một trí nhớ
“ngắn hạn”, một người giúp việc trẻ tuổi nhưng có đến “hơn mười năm kinh nghiệm”[13, 9] và cậu con trai mười tuổi “ngay từ khi chào đời đã là một đứa trẻ ít được ôm ấp”[13, 54] Mỗi người trong số họ đều có những bất hạnh của
riêng mình, nhưng rồi họ gặp được nhau và dần nảy nở mối quan hệ lạ lùngnhưng thân thiết, tất cả bắt đầu từ tình yêu với toán học
Trang 15Vị giáo sư 64 tuổi với trí nhớ chỉ kéo dài tám mươi phút đồng hồ khônghơn không kém có một tình yêu, một niềm đam mê toán học như là một địnhmệnh Vụ tai nạn bất hạnh vào năm 1975 đã cướp đi phần đời bình thường củaông, cắt đứt mọi mối dây liên kết của ông với xã hội, từ đó ông rút mình vàotoán học Toán trở thành nơi ẩn náu an toàn, là kênh giao tiếp duy nhất, là tấm
áo da bảo vệ ông, bởi hơn ai hết ông tự ý thức được tình cảnh trớ trêu của
mình: “Bao giờ ông cũng mượn các con số thay cho những từ ngữ mỗi lần lúng túng không biết nói gì Đó là cách giao tiếp riêng của ông Những con số giống như bàn tay phải ông đưa ra cho người đối diện bắt, cũng đồng thời là tấm áo khoác bảo vệ ông”[13, 15] Cuộc sống của vị giáo sư toán học cứ thế
lặng lẽ trôi đi, hàng ngày ông vẫn lấy việc “tâm tình” cùng các con số và giảitoán làm niềm vui Dường như việc xâm phạm vào thế giới số học riêng có,
đầy tự chủ của ông là “bất khả” với mọi người, bởi không ít kẻ đã đến nhưng rồi cũng ra đi nhanh chóng vì không thể nào chịu đựng nổi “trước cái trận đồ
số má của giáo sư”[13, 20] Cho đến khi người giúp việc thứ 10 xuất hiện,
người mà ngay từ khi nhận việc đã quyết tâm không muốn mình trở thành
“ngôi sao thứ mười” trên cái thẻ quản lí khách hàng của giáo sư đã làm đượcđiều ngược lại
Ban đầu chị cũng cảm thấy tổn thương ghê gớm, khi bị giáo sư mắng “tétát” chỉ vì đã trót làm phiền ông lúc ông đang “bận suy nghĩ” và cảm thấychán nản khi bị giáo sư “phớt lờ”, hay “cáu kỉnh” mỗi khi cô muốn tìm hiểu
về các sở thích và thói quen của ông để hoàn thành công việc tốt hơn Nhưng
rồi “những cuộc trò chuyện về số má ở trước hiên của nhà vào mỗi buổi sáng”[13, 15] cùng với tấm lòng rộng mở, thấu hiểu và sẻ chia, cô dần dần
hình thành tình yêu đối với toán học, đồng thời cũng hiểu giáo sư hơn và tôntrọng ông Cô luôn nhẫn nại chờ đợi sự giải thích của giáo sư mọi điều về toán
mà không hề cho rằng đó là trò vô bổ hay ngơ ngẩn Cứ như thế, thông quatoán học, và do toán học đã làm thay đổi cuộc đời và tình cảm của các nhân
Trang 16vật về nhau lúc nào không hay, đặc biệt kể từ khi cậu bé Căn xuất hiện, mốiquan hệ ấy dần khởi sắc và ngay lập tức trở nên đặc biệt và cảm động Đối với
bà mẹ trẻ, tình yêu nồng hậu của giáo sư với toán học và tình yêu dịu dàng củaông đối với con trẻ làm chị cảm động thực sự Tình yêu của chị dành cho giáo
sư đó vừa là: “…Sự tôn sùng, niềm xác tín lẫn tình yêu”[13, 276] Đối với
giáo sư, toán học là tình yêu, là định mệnh nhưng đó không phải là tất cả, ông
“…Luôn dành cho Căn một quĩ thời gian vô hạn ngay cả khi đang say sưa giải toán”[13, 211], nghĩa là đằng sau cái tâm hồn say mê toán học ấy là cả
một tấm lòng rộng mở và một tình yêu dịu dàng đối với con trẻ Còn đối vớiCăn, cậu bé gần như trở thành trung tâm của mối quan hệ kì lạ đó, em yêu vàđược người khác yêu thương hết mình
Rồi dần dần ba con người ấy hòa quyện nhau trong tình yêu với toánhọc, họ đến bên nhau thật trầm tư, lặng lẽ nhưng cũng khắng khít không tàinào phá vỡ Đó vừa là tình yêu, vừa là tình bạn, vừa là tình người Bởi họ chỉcần bên cạnh nhau, biết rằng bên cạnh mình có người kia là đủ, không cầnnhiều hơn Có thể nói, chính mối duyên ngầm giữa toán học và tình yêu đãgắn kết những con người xa lạ lại trong một mối quan hệ yêu thương của conngười Vậy, không nghi ngờ gì nữa, toán học đã trở thành nhịp cầu kết nối tráitim, kết nối tâm hồn người Sau tất cả, toán học suy cho cùng là tình yêu, tìnhyêu giữa con người với con người Cũng vì vậy mà nó đẹp
Trong thời đại xã hội phát triển hiện đại, thế giới như phẳng ra và chichít những liên kết về kinh tế, xã hội, văn hóa…thì con người được nhiều hơnnhưng cũng mất đi nhiều điều có giá trị không hơn không kém, cùng với sự
phát triển “ thế giới sẽ ngày càng trở nên hỗn độn hơn và âm thanh sẽ ngày một lấn át mọi tín hiệu liên kết”[4, 52] Điều đó có nghĩa là sẽ ngày càng ít đi
những mối dây liên kết giữa tâm hồn với tâm hồn Bởi vậy, mối dây liên kết
về tình cảm trong Giáo sư và công thức toán là câu chuyện đẹp đến nao lòng,
như ánh đèn pha rọi vào tâm hồn mỗi con người trong xã hội, xem ta đã đối
xử ra sao với những người yêu thương ở bên cạnh ta
Trang 17Cùng viết về đề tài toán học và tình yêu, nhưng Nỗi cô đơn của các số nguyên tố của Paolo Giordanno cảnh tỉnh về một thế giới mất dần những tín
hiệu liên kết về con người với con người trong xã hội Các nhân vật nhưMattia và Alice tìm thấy nhau, tìm được nhau trong cuộc đời nhưng như
những định mệnh nghiệt ngã của các số nguyên tố: “Chúng gần nhau nhưng
xa nhau một bước” [4, 157]vì luôn có một số chẵn chen ngang ở giữa, tìm ra
nhau để rồi xa nhau mãi mãi Cho đến cuối cùng, họ vẫn không thể hòa hợp
trong một mối quan hệ: “Mattia nghĩ cậu và Alice giống như những con số nguyên tố cặp đôi gần bên nhau nhưng không thể bên nhau mãi mãi chỉ là những con số đa nghi và cô độc” [4, 158].
Ngược lại trong Gíao sư và công thức toán, tình người đã được Yoko Ogawa “ngụy trang khéo léo dưới những mô tả về vẻ đẹp của toán học”[22].
Các nhân vật trong truyện họ tìm thấy nhau và có nhau trong đời, mãi mãi,ngay cả khi không còn bên cạnh nhau Cho nên, dư ba của câu chuyện lan trànvĩnh viễn như một bài ca ngợi ca tình người vĩnh hằng, và dù sao đi nữa đóvẫn là một áng văn chương đẹp và chất chứa niềm tin yêu vào cuộc sống
1.2.3 Đề tài đời sống gia đình
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là nơi của tình yêu thương, chở cheđùm bọc mà bất cứ ai trong xã hội này cũng cần có một, nhưng đáng tiếc thay
các nhân vật trong Giáo sư và công thức toán đều không có được một gia đình
hoàn hảo Vị giáo sư già 64 tuổi và không có vợ con, ông sống một mình ở
căn nhà ngang Người thân duy nhất được biết đến là bà chị dâu sống ở “ngôi nhà chính”[13, 13], người mà cũng được biết đến là người chỉ sống một mình.
Cả người giúp việc và con trai cô, cậu bé Căn đều sinh ra mà chưa hề “được thấy bóng giáng cha”[13, 55], dù chỉ một lần Họ sống trong xã hội và mỗi
người đều mang trong mình một nỗi bất hạnh riêng, cho đến một ngày, nhữngcon người bất hạnh kia nhờ những cơ duyên và cơ may đã gặp được nhautrong cuộc đời và một mối quan hệ lạ lùng nhưng thân thiết được thiết lập.Mối quan hệ ấy hòa quyện trong tình yêu với toán học, hòa quyện trong
Trang 18những niềm vui, sự ân cần và sự tin cậy dành cho nhau mà không cần có lí do.
Họ bên cạnh nhau, yêu thương và quan tâm nhau, khích lệ khi cần thiết, an ủikhi người kia gặp khó khăn
Thật vậy, vượt qua những giới hạn về tuổi tác và địa vị, vượt qua cảnhững cản trở do chứng mất trí nhớ ngắn hạn của giáo sư, ba nhân vật trongtruyện đã có những phút giây êm ấm, hạnh phúc bên nhau, xuất phát từ sựchân thành và tấm lòng cao cả Ấy là những bữa ăn có đủ mặt ba người,những câu chuyện về bóng chày hay toán học vang vọng từ phòng bếp, xenlẫn với tiếng cốc nĩa của bữa ăn chiều là tiếng của bình luận viên bóng chàyqua sóng radio…Hình ảnh ấy, tuy giản dị nhưng lại hết sức cảm động, bởi đốivới cả ba người tất cả đều là mới mẻ Trước đó, Căn chỉ là một đứa trẻ chỉ biếtchờ mẹ về vào mỗi chiều, giáo sư sống âm thầm với những bữa cơm lặng lẽtrong nhà bếp, còn chị giúp việc vẫn hoàn thành xuất sắc công việc và trở vềđúng giờ vào mỗi chiều với đứa con trai của mình Họ đơn giản chỉ là bên
cạnh nhau và cùng với nhau, thế là quá đủ: “Ba chúng tôi mỗi người một việc Được cảm thấy hơi thở của nhau ở một khoảng cách rất gần và quan sát những công việc nhỏ nhặt đang tiến dần đến đích quả là một niềm vui bất ngờ đối với chũng tôi”[13, 276].
Gia đình là “một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bở các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, qun hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục” [1, 35] Như vậy, trên thực tế ba nhân vật trong Gíao sư và công thức toán không phải là một gia đình theo đúng
nghĩa, nhưng sự gặp gỡ của họ, tình cảm nồng hậu và dịu dàng họ dành chonhau lại vẽ lên hình ảnh của một gia đình êm ấm thực sự Chỉ là những cái ôm
vỗ về, những cái xiết tay an ủi, những hành động xoa đầu dịu dàng, nhữngmón quà nhỏ bé dành tặng nhau nhân dịp gì đó hay những bữa ăn cùngnhau…Đó là tất cả những gì đẹp đẽ nhất mà họ dành cho nhau, nhưng đủ đểlay động lòng người Tác giả thực sự tinh tế khi khai thác những chi tiết nhỏnhặt của đời sống thường nhật tưởng chừng quá đỗi bình thường để khắc họa
Trang 19tình cảm của con người Tất cả chúng đều quen thuộc và gần gũi, nhưng cáicách mà họ trân trọng những khoảnh khắc bình dị ấy khiến chúng ta ngỡngàng và nhìn nhận lại những gì ta đang có và dạy cho chúng ta biết rằng phảibiết trân trọng nó Bởi rất có thể có những người đã quên đi những ngày kỉniệm, đã bỏ qua bữa ăn cùng gia đình, đã quên rằng cần phải khích lệ và quantâm đến người khác, sống là phải cho không phải chỉ nhận riêng mình.
“Tôi lo cơm nước, Căn vừa cọ sàn phòng ăn vừa thực hành những những việc lặt vặt mẹ sai, còn giáo sư thì là khăn trải bàn”[13, 273] Đó là
một hình ảnh đẹp trong câu chuyện giản dị này, ở đó hiện lên hình ảnh củamột gia đình hạnh phúc, nếu không phải là câu chuyện của một cặp vợ chồngcùng cậu con trai yêu tất bật chuẩn bị cho bữa tiệc sinh nhật thì cũng là hìnhảnh của một gia đình ba thế hệ đang quây quần trong một buổi tiệc kỉ niệm.Nhưng không phải, họ- hai mẹ con Căn và giáo sư hoàn toàn xa lạ, bởi vậycâu chuyện của họ, mối giao tình đẹp đẽ của họ cảm động đến nao lòng Chonên, ngỡ như rằng câu chuyện sẽ đi đến cái kết đẹp là họ trở thành gia đìnhhạnh phúc, nhưng trái lại nó mở ra một mối tình cảm sâu sắc bấy lâu bị chônvùi của vị giáo sư và bà chị dâu Tuy nhiên, điều đó cũng không làm conngười ta thất vọng mà ngược lại, ta cảm nhận rõ nét sự vĩnh hằng của tình yêu,
sự bảo toàn tuyệt đối của tình bạn và dư ba vĩnh viễn của tình người thấm thíasâu sắc trong xã hội đương đại vốn mất dần tín hiệu liên kết về mặt tâm hồn,
bệ rạc về tình cảm và chát chúa về âm thanh Câu chuyện của Gíao sư và công thức toán, vì thế mà nó xứng đáng là một câu chuyện đương thời giàu ý
nghĩa và đáng để ngợi ca
Thiết nghĩ, trong một chừng mực nào đó, câu chuyện của ba con người
xa lạ trong Giáo sư và công thức toán đã mang đến một quan niệm mới về
hạnh phúc và tình yêu Hạnh phúc đôi khi xuất phát từ những điều nhỏ nhặttrong cuộc sống, từ sự nỗ lực cố gắng của mỗi người, sự kiên nhẫn chờ đợinhau, tôn trọng, thấu hiểu và yêu thương đối phương một cách chân thành,không tính toán Chỉ đơn giản là đem đến tình yêu, hạnh phúc cho người khác
Trang 20để rồi nhận lại gấp bội lần Như ba con người trong câu chuyện Giáo sư và công thức toán, dù là những con người xa lạ, nhưng cũng có thể tạo nên phép
màu, rõ ràng duyên số đã đưa họ đến bên cạnh nhau nhưng phần còn lại- hạnhphúc là do họ tự định đoạt
Văn học Nhật vốn nổi tiếng bởi các tác giả tìm thấy cái đẹp ở những gì là
phi trung tâm, thiếu hoàn hảo Câu chuyện chứa đựng trong Gíao sư và công thức toán quả nhiên đã chứng minh điều đó, một cách thuyết phục nhất.
1.3 Vẻ đẹp của toán học từ góc nhìn kết cấu
Kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”[6, 131], nó bao gồm: “Tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện…”[6, 132] Bất cứ một tác phẩm nào cũng cần có một kết cấu nhất
định, bởi nó là phương tiện cơ bản và tất yếu nhất của khái quát nghệ thuật,
cũng vì vậy mà nó “bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn”[6, 132] Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nghệ thuật kết cấu đối với
một tác phẩm văn học Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu ba phương diệnquan trọng của kết cấu là kết cấu cốt truyện, kết cấu không gian và kết cấuthời gian để thấy được vẻ đẹp của toán học thông qua vẻ đẹp trong kết cấu củanghệ thuật văn chương
tính, cốt truyện vòng tròn và cốt truyện toán học
1.3.1.1 Kết cấu cốt truyện tuyến tính
Kết cấu cốt truyện tuyến tính là kết cấu cốt truyện có các sự kiện và tìnhtiết trong truyện nối tiếp nhau theo trật tự trên trục ngang thời gian Soi vào
Trang 21trong Giáo sư và công thức toán, có thể thấy đây là một cuốn tiểu thuyết có
kết cấu cốt truyện khá đơn giản Tác phẩm không có những đứt quãng ngangdọc, sự đan xen phức tạp của của nhiều tuyến nhân vật, nhiều câu chuyện khácnhau mà chỉ xoay quanh một trục nhân vật duy nhất Câu chuyện được kể mộtcách nhẹ nhàng, yên tĩnh theo một chiều thời gian tuyến tính, xoay quanhđoạn đời ba nhân vật chính là vị giáo sư toán học, người giúp việc trẻ và cậu
bé Căn mười tuổi, con trai cô
Câu chuyện bắt đầu từ lúc người giúp việc lần đầu tiên đến nhà giáo sưvào một ngày đầu tuần tháng hai năm 1992, kể từ đó, câu chuyện dần được hé
mở dần dần qua từng chương của cuốn tiểu thuyết Các kỉ niệm ngọt ngào vềquãng thời gian cả ba người hạnh phúc bên cạnh nhau được kể theo trình tựliên tiếp trước sau của các sự kiện Từ lúc chị đến giúp việc cho giáo sư vàluôn bị “phớt lờ”, cho đến khi Căn xuất hiện và mối quan hệ ngay lập tức tốtđẹp ngoài mong đợi Sau đó, chị bị đuổi việc rồi lại quay trở lại làm việc vàkéo dài cho đến khi tình hình của giáo sư ngày càng xấu đi và ông phải vàoviện dưỡng lão Câu chuyện kết thúc khi Căn đã hai mươi hai tuổi và là mộtgiáo viên toán ở trường trung học
Như vậy, có thể thấy Giáo sư và công thức toán là câu chuyện có cốt
truyện hết sức nhẹ nhàng, đơn giản nhưng người đọc luôn thấy sự mới mẻ quatừng chi tiết Câu chuyện trong hồi ức của chị giúp việc tốt bụng là sự xen kẽ,phối hợp của những phút giây ba người quây quần bên nhau, cùng nhau giảitoán, tán gẫu hay cùng nhau ra ngoài…Rất nhẹ nhàng mà tinh tế, câu chuyệnmặc dù kéo dài 299 trang giấy nhưng không có quá nhiều sự kiện, đơn giảnchúng chỉ là những gì bình thường nhất đã diễn ra dưới căn nhà ngang, trongcuộc sống thường nhật mà giờ đây đã trở thành một phần kí ức tuyệt vời nhất ănsâu vào trái tim của người giúp việc trẻ tuổi Không có các biến cố lớn làm thayđổi cuộc đời hay tính cách nhân vật, có chăng chính là sự kiện họ gặp gỡ nhautrong cuộc đời này, các sự kiện cứ thế chảy ra miên man cùng với ngôn từ kểchuyện quá đỗi dịu dàng, nồng hậu của ngừơi kể chuyện ngôi nhất đầy tính chủ
Trang 22Nói tóm lại, Giáo sư và công thức toán là câu chuyện có kết cấu cốt
truyện khá đơn giản nhưng không vì thế mà nó kém phần độc đáo và hấp dẫn,ngược lại nó mang trong mình một sức hút riêng dù không cần phô trươngnhiều về kĩ thuật viết lách Bởi suy cho cùng, tự bản thân câu chuyện đã rấtđẹp và giàu rung động, nó nhẹ nhàng lan tràn vào trái tim con người một cáchdần dần nhưng bền lâu
1.3.1.2 Kết cấu cốt truyện vòng tròn
Như đã khẳng định trước đó, Giáo sư và công thức toán là một câu
chuyện có cốt truyện tuyến tính, giản dị trong sáng và đẹp một cách thanhlịch Bên cạnh kết cấu cốt truyện tuyến tính, câu chuyện còn được tổ chứctheo một kết cấu khác cũng quan trọng và đặc biệt không kém là kết cấu cốttruyện vòng tròn
Kết cấu vòng tròn trong Giáo sư và công thức toán không tuân theo qui
tắc hiện tại- quá khứ- hiện tại như phần đa những tiểu thuyết đương đại, màlấy tình huống “đắt” nhất trong truyện làm giao điểm vòng tròn Đó chính làviệc lặp đi lặp lại về cái qui trình làm quen- quên- làm quen lại của giáo sưvới chị giúp việc và cả với cậu bé Căn Qui trình giới thiệu, làm quen cứ diễn
ra ngày này qua ngày khác như được lập trình sẵn: “Những cuộc trò chuyện
về số má ở trước hiên của nhà vào mỗi buổi sáng”[13, 15], bao giờ cũng vậy đón chị giúp việc ở cửa sẽ luôn là những câu hỏi về “cỡ giày,hoặc số điện thoại”[13, 15] từ vị giáo sư Đối với chị giúp việc, điều này quá đỗi quen
thuộc và thường xuyên, nhưng đối với giáo sư nó hoàn toàn mới mẻ bởi trínhớ của ông không cho phép ông ghi nhớ bất cứ điều gì từ hơn tám mươi phútđồng hồ trước đó Với giáo sư, người giúp việc nào xuất hiện ở cửa vào mỗi
Trang 23sáng cũng đều là người giúp việc “mới tinh”.
Với lối kết cấu này, câu chuyện nhấn mạnh không chỉ là hoàn cảnh bấthạnh của vị giáo sư, cái sự lạ lùng trong mối quan hệ của họ mà còn nhấnmạnh mối giao cảm lâu bền giữa con người với con người Cuộc sống cónghĩa ngay cả khi con người không thể nhớ nổi những gì đã xảy ra cách đâymột giờ đồng hồ và hai mươi phút chẵn Mối giao cảm giữa tâm hồn với tâmhồn cũng không thể mất đi ngay cả khi đối với một người không hề nhớ rằngngười kia đã là bạn của mình từ trước đó Tình bạn và tình người không thểmất đi ngay cả khi đối phương luôn là người giúp việc “mới tinh” Bởi đâu đótrong tâm hồn mỗi người vẫn luôn ấp ủ khát khao giao cảm, khát khao đượcyêu thương, nên họ biết cách để vượt qua hoàn cảnh bất hạnh đó Đối với giáo
sư, ông đã tự đính lên ống tay mình một mảnh giấy nhớ trong vô vàn các
mảnh giấy nhớ khác về toán học: “Cô giúp việc mới”[13, 25], dù nó không
giúp ông nhiều trong việc thôi hỏi về các con số với chị giúp việc, nhưng lạilàm chị cảm động thực sự Còn mẹ con Căn, họ cũng đã “giao hẹn” với nhaumột hiệp ước ngầm, một qui tắc bất di bất dịch trong giao tiếp, ấy là tránh nóinhững gì mà giáo sư không biết Như vậy, sự thấu hiểu và cảm thông đã trởthành cơ sở để dựng xây mối quan hệ đẹp và lâu bền giữa những con ngườitrong xã hội
Sự lặp đi lặp lại về cùng một câu hỏi của giáo sư vào mỗi sáng khônglàm chị giúp việc thấy phiền hà hay chán nản Ngược lại, nó còn làm chị thêm
ngưỡng vọng giáo sư bởi cái “trí nhớ ngắn hạn” đã không đủ để ngăn trở tình
yêu của ông với toán học, cũng không thể xóa đi tình yêu nồng hậu và dịudàng mà ông dành cho con trẻ, nỗ lực của ông là truyền cảm hứng toán họcvới những người xung quanh Cái kết cấu vòng tròn làm quen- quên- làmquen lại- quên- làm quen lại…cứ lặp đi lặp lại trong câu chuyện nhưng khônglàm cho cốt truyện trở nên nhàm chán, mà còn làm cho câu chuyện đặc biệttheo cách riêng của mình Đó là một qui trình lạ lùng, một qui trình duy trìmối dây liên hệ giữa tâm hồn với tâm hồn con người Một qui trình có ý nghĩa
Trang 24và đầy ám ảnh.
Qủa vậy, cái qui trình giới thiệu- làm quen cứ lặp đi lặp lại trong tácphẩm như một nỗi ám ảnh dai dẳng trong thần trí người đọc, nó như một sự
nhắc nhớ rằng: “Kí ức không dừng lại, giao cảm không mất đi”[24], khi con
người đến với nhau bằng sự chân thành và biết đặt niềm tin vào người khác
Vì vậy, thông qua kết cấu vòng tròn liên tục về cơ chế mà các nhân vậthành động để duy trì mối quan hệ thân thiết của mình, câu chuyện đã tôn lên
vẻ đẹp tuyệt vời của các con số, đồng thời gửi đến thông điệp đẹp về câuchuyện của đời sống: Ở một nơi nào đó trong xã hội, còn có những con ngườiđang chống lại sự lãng quên và nối dài những khoảng giao cảm đẹp, ấm áptrong cuộc sống Tác phẩm dạy cho ta biết trân trọng những yêu thương đang
có và phải biết cách để duy trì nó
1.3.1.3 Kết cấu cốt truyện toán học
Cốt truyện hiểu theo nghĩa chặt chẽ nhất của khái niệm này là “hệ thống
sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định” [6, 88], như vậy có thể xem sự kiện và cách thức sắp xếp sự kiện chính là yếu
tố cơ bản của cốt truyện
Soi vào trong Giáo sư và công thức toán, có thể thấy câu chuyện có một
kết cấu cốt truyện đặc biệt, cốt truyện của toán học Thật vậy, câu chuyệnđược kết cấu từ vô khối các sự kiện của toán học chứ không phải các sự kiệncủa cuộc đời Câu chuyện viết về toán học và vẻ đẹp của nó và để tôn lên vẻđẹp nhân văn của toán học, tác giả đã khéo léo lồng câu chuyện về đời sống,câu chuyện về mối tình người rất đặc biệt của hai mẹ con với một người đànông xa lạ Tuy nhiên, điểm độc đáo của câu chuyện là cuộc đời của các nhânvật gắn liền với toán học, cho nên các sự kiện của cuộc đời nhân vật luôn có
sự hòa quyện với các sự kiện của toán học
Trang 25Bảng thống kê hệ thống các sự kiện trong 11 chương của Gíao sư và công thức toán:
Chương 1 - Vẻ đẹp của con số hào hoa 24
(cỡ giày), 5761455 (số điện thoại)
- Cặp đôi con số tình bạn: 220 và 284
- Chị giúp việc đến nhà giáo
sư làm việc lần đầu tiên
Chương 2 - Vẻ đẹp của kí hiệu Căn bậc hai - Căn xuất hiện và bắt đầu
đã tìm ra được tam thức chưa cótrong phỏng đoán Artin
- Lần đầu tiên giáo sư rangoài (đi cắt tóc)
Chương 4 - Vẻ đẹp của các con số nguyên tố
- Vẻ đẹp của số tam giác: nhữngcon số lịch lãm
- Nỗi sợ hãi và sự run rẩycùng cực của giáo sư khiCăn bị thương
Chương 5 - Trận bóng chày qua góc nhìn
của toán học
- Cặp đôi con số tình bạn của giáo
sư và Căn 714 và 715 (số ghế ngồicủa hai người trong trận bóng chày)
- Lần đầu tiên cả ba người
đi xem bóng chày trực tiếptrên sân
Trang 269,10, 11
- Bài chứng minh toán học của giáo
sư đạt giải trên tập chí toán học
- Con số nguyên tố tuyệt đẹp: số 11
- Định lí cuối cùng của Fermatđược chứng minh
- Bữa tiệc sinh nhật lần thứ 11của Căn, cũng là ngày cuốicùng họ ở bên cạnh nhau
- Hé mở câu chuyện tìnhcủa giáo sư thời trẻ
- Giáo sư vào viện dưỡnglão và mẹ con Căn tiếp tụcđến thăm ông
Bên cạnh đó, một phần bởi Giáo sư và công thức toán có cốt truyện rất
nhẹ nhàng, điềm tĩnh Mối quan hệ yêu thương thân thiết của các nhân vật
được duy trì một cách bền lâu và vững chắc “không thể tách rời”[13, 158].
Hoàn cảnh của vị giáo sư khá đặc biệt, ông luôn giải mã các sự vật, hiệntượng bằng các con số, vậy nên câu chuyện xuyên suốt tác phẩm là câuchuyện về toán học Vẻ đẹp của các con số, chúng cứ thế lần lượt được tuôn ra
từ vị giáo sư, mà chẳng hề có một lần vấp váp hay lặp lại Vì vậy, về thực chấtcâu chuyện mang một cốt truyện của toán học
Điểm thú vị, đồng thời cũng là một khía cạnh thể hiện vẻ đẹp của toánhọc qua văn chương trong tác phẩm chính là ở chỗ câu chuyện được cấu trúc
từ 11 chương có đánh số Kì diệu thay, đó lại là một số “nguyên tố tuyệt đẹp.
Đẹp nhất trong các số nguyên tố”[13, 252] trong hữu hạn các số nguyên tố
cho đến nay đã được tìm thấy Điều đó vừa toát lên sự thơ mộng của toán
học lại thể hiện được sự tinh tế và logic của Yoko Ogawa trong ý đồ nghệthuật của mình, nhằm tạo nên một giao lộ đẹp giữa toán học và văn chươngnghệ thuật
Nói tóm lại, Giáo sư và công thức toán có kết cấu cốt truyện toán học,
đây là điểm độc đáo của cuốn tiểu thuyết, góp phần làm thành công cho cốttruyện vừa tạo nên vẻ đẹp của toán học thông qua nghệ thuật kết cấu của vănchương Nó vừa tạo nên tính mạch lạc trong văn phong, vừa có được vẻ
“duyên dáng của trật tự” [8, 715].
1.3.2 Kết cấu không gian
1.3.2.1 Không gian nghệ thuật
Trang 27“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [6, 135] Không gian nghệ thuật là yếu tố rất quan trọng trong kết cấu của một tác phẩm văn học, nó “chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả”[6, 135].
Vì vậy, tìm hiểu không gian nghệ thuật trong một tác phẩm văn học là mộtkhâu quan trọng để giải mã tác phẩm đó Không gian nghệ thuật của tác phẩm
văn học bao giờ cũng mang những ý đồ nghệ thuật của nhà văn, trong Giáo sư
và công thức toán, không gian nghệ thuật cũng góp phần quan trọng trong
việc thể hiện vẻ đẹp của các con số
Trước hết, không gian nghệ thuật của tác phẩm là một không gian khá hẹp, ít được mở rộng hay có sự di động một cách thường xuyên Hầu
hết các sự kiện diễn ra dưới căn nhà ngang của giáo sư, một “ngôi nhà nhỏ, không có khách tới chơi, điện thoại chưa từng reo một tiếng”[13, 39] Ở đó
không gian bó hẹp trong phòng đọc sách “kiêm luôn phòng ngủ”, nơi hàngngày vị giáo sư vẫn dành hàng giờ đồng hồ để “tâm tình” cùng các con số,
hoặc trong phòng ăn tồi tàn- nơi diễn ra các bữa ăn lặng lẽ của giáo sư Đó là
không gian sống của vị giáo sư, đồng thời cũng là không gian nghệ thuật của
tác phẩm Nhưng chính trong cái không gian chật hẹp “nom đơn sơ đến độ tồi tài ấy”[13, 13] ít ai ngờ rằng đang tồn tại, đang diễn ra một câu chuyện xúc
động đến nao lòng
Thật vậy, không gian ấy vốn lạnh lẽo và cô độc như cuộc sống đơn độc
của chủ nhà - vị giáo sư “có vấn đề về trí nhớ”[13, 12]; nhưng rồi từ khi nẹ
con Căn xuất hiện căn nhà ngang trở nên “ồn ào” hơn, xóa đi vẻ tồi tàn, côđộc vốn có Căn phòng đọc sách nay không còn là lãnh địa duy nhất của giáo
sư mà còn là nơi để ông cùng cậu bé Căn giải toán hoặc trò chuyện Cănphòng bếp giờ đây cũng trở nên ấm cúng hơn với những bữa ăn có đủ bangười, những câu chuyện thường nhật, những lời bình luận xen lẫn vào lờitường thuật bóng chày qua sóng radio…Dưới không gian chật hẹp, nhưng ấm
Trang 28cúng ấy đã nhen nhóm những phút giây hạnh phúc ngắn ngủi bên cạnh nhaucủa ba con người xa lạ, dung dưỡng họ trong một mối quan hệ lạ kì nhưngthân thiết Trong không gian đó diễn ra các sự kiện của cuộc sống thườngnhật, là bữa ăn gia đình, là buổi tiệc kỉ niệm…Điều giản dị nhưng ý nghĩa là ở
chỗ họ: “Được cảm thấy hơi thở của nhau ở một khoảng cách rất gần”[13, 276] Tất cả những điều ấy gợi lên không khí của một gia đình nhỏ êm ấm, quây quần bên bữa cơm gia đình có “mùi thơm của thịt nướng trong lò, những giọt nước nhỏ xuống từ dẻ lau, hơi nóng bốc lên từ bàn là”[13, 276]
hòa cùng tiếng radio vào mỗi chiều Không khí ấy bao bọc lấy họ và cho họcảm nhận được tình yêu, hạnh phúc, vỗ về mỗi người quên đi những nỗi bấthạnh riêng của mình Như đối với chị giúp việc chỉ đơn giản là được nghe
thấy “tiếng ngáy của giáo sư, tiếng chăn bông sột soạt, tiếng đá tan, tiếng Căn nói mơ, tiếng sofa cọt kẹt”[13, 166] cũng đủ để làm chị quên đi cơn sốt của giáo sư và “vỗ về” chị vào giấc ngủ.
Việc lựa chọn một không gian hẹp trong căn nhà ngang, đặc biệt việc đểcho câu chuyện diễn ra trong gian nhà bếp là một sự tinh tế và độc đáo củatruyện Nó không chỉ gợi lên không khí gia đình ấm áp, mà còn hoàn toàn phùhợp với sự ít ỏi trong số lượng nhân vật, phù hợp với cốt truyện là dựng xâymột mối quan hệ thân thiết của ba con người vốn không có mối liên hệ vềhuyết thống
Như đã trình bày, không gian nghệ thuật trong Giáo sư và công thức toán là một không gian hẹp và ít có sự dịch chuyển Duy chỉ có hai lần có sự
di chuyển, thay đổi không gian đáng chú ý là lần giáo sư ra ngoài cắt tóc vàlần cả ba người cùng đi xem bóng chày Điều làm nên sự đặc biệt của sự thayđổi không gian này là ở chỗ từ sau vụ tai nạn năm 1975, vị giáo sư gần nhưmất hết mọi mối liên hệ với xã hội bên ngoài Suốt ngày, ông chỉ lầm lũi dưới
căn nhà của mình, luôn “ghét nhất chỗ đông người” [13, 107] và cũng
“không thể chịu nổi nhà ga, tàu điện, cửa hàng bách hóa, rạp chiếu phim, phố ngầm…”[13, 107] Nhưng rồi như một phép màu, chị giúp việc đã “thuyết
Trang 29phục được giáo sư”[13, 69] ra ngoài và tiếp xúc với bầu không khí của xã hội.
Không gian thay đổi từ gia đình ra ngoài xã hội, từ chỗ một mình đơn độc đến chỗ tiếp xúc với mọi người xung quanh Rõ ràng sự thay đổi
không gian của câu chuyện là một sự thay đổi không gian có ý nghĩa Ý nghĩa
ấy thể hiện ở chỗ chính mẹ con Căn đã không chỉ mang đến một “luồng sinhkhí mới”vào cuộc sống của giáo sư, mà còn từng bước một đưa ông trở lại vàhòa nhập cùng xã hội, giúp ông vượt qua mặc cảm chính mình để sống cuộcsống của một con người bình thường Tình người ấm áp và tính nhân văn củatác phẩm ánh lên ở chỗ đó
Ngoài ra, không gian nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn của câu chuyện còn thể hiện ở một không gian tâm tưởng đầy sống động của các nhân vật Trước nhất, câu chuyện hiện lên qua dòng hồi tưởng của chị giúp việc về
khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng ngọt ngào cùng giáo sư và con trai mìnhtrong hơn sáu tháng bên cạnh nhau Đó là những kí ức đẹp đẽ không thể xóanhòa trong tâm trí chị Qua câu chuyện, ta nhận ra một sự thay đổi trong tâm
tư tình cảm của chị một cách dần dần, từ chỗ không quan tâm và cũng khôngbiết, thậm chí có “mối ác cảm” với toán học, nhưng nhờ niềm đam mê của
giáo sư mà: “Dần dà trí tưởng tượng của tôi đối với những con số và kí hiệu bắt đầu phát triển tựa như đối với âm nhạc hay văn chương”[13, 201] Nghĩa
là chị đã trở nên yêu mến toán học và nhạy cảm với các vấn đề thuộc về thếgiới của các con số Từ chỗ một người xa lạ, đến nhà giáo sư với tư cách củamột người giúp việc, chị đã dành một tình yêu thương nồng hậu, một sự thấu
hiểu và đồng cảm với giáo sư “Bỏ qua những qui định công việc và điều khoản hợp đồng”[13, 163] chị trở thành người bạn thân thiết của ông Trong
tâm hồn sâu sắc của người mẹ trẻ, một tình yêu âm thầm vừa như là sự
“ngưỡng vọng”, vừa như là tôn sùng đối với vị giáo sư xa lạ
Không gian vật thể và không gian tâm tưởng của câu chuyện hòa quyệnkết hợp với nhau tạo nên một không gian nghệ thuật độc đáo của câu chuyện
Nó vừa góp phần thể hiện thành công câu chuyện, vừa góp phần làm bật lên
Trang 30vẻ đẹp riêng có của toán học.
1.3.2.2 Không gian toán học
Bên cạnh không gian nghệ thuật độc đáo góp phần tôn lên vẻ đẹp của cáccon số, tác phẩm còn chứa đựng một không gian toán học hết sức đặc biệt và
cực kì lãng mạn Đó là khoảng không gian của một thế giới số “không thể nhìn thấy bằng mắt thường”[13, 190], nhưng lại rất khổng lồ với vô khối các
con số, công thức và lí thuyết toán học Chúng bao quanh đời sống con người
và có mối quan hệ mật thiết với thế giới thực của đời sống con người, đặc biệthòa quyện trong mối qua hệ lạ kì nhưng thân thiết của ba con người xa lạtrong tác phẩm
Qủa vậy, trong Giáo sư và công thức toán không gian toán học hiện lên
hết sức thân quen và gần gũi bởi nó không phải là những lí thuyết khó hiểu,các bổ đề cao siêu, các định lí hay bất đẳng thức xa xôi nào đó, mà toán họctrong tác phẩm là những thứ hết sức thân quen và gần gũi qúa đỗi, chúng ẩn
mình mọi nơi trong cuộc sống Đó có thể là “cỡ giày, số điện thoại, hay mã bưu cục, số đăng kí xe đạp, số nét chữ của tên”[13, 16], cũng có thể là “mác giá trong siêu thị, số nhà, bảng giờ xe buýt, hạn sử dụng của món thịt hun khói, điểm kiểm tra…”[13, 185] Điểm thú vị là chúng luôn mang “một ý nghĩa nào đấy”[13, 15] mà chúng ta không hề biết đến, nhưng đối với vị giáo
sư người luôn tin rằng “có thể biểu thị mọi sự vận động trên thế giới bằng những con số”[13, 6] thì các ý nghĩa cứ “tự nhiên tuôn ra từ miệng ông”[13,
16] như một lẽ đương nhiên Và thậm chí trong cái không gian riêng đó củatoán học, các con số, công thức chúng cũng mang trong mình một danh phận,một định mệnh như các con số trên cỡ giày, số điện thoại hay bất cứ một phéptính, một con số nào khác xuất hiện hữu hình trong thế giới của con người
Chúng “vừa trung thành với vai trò mà ai cũng nhìn thấy vừa can đảm bảo vệ
và gánh vác cái ý nghĩa vốn có đằng sau”[13, 185] Chẳng hạn, kí hiệu căn bậc hai là “một kí hiệu vững chãi Nó che chở cho mọi con số”[13, 233] hay hình dung của chị giúp việc về con số 14 và 18: “ Ở một chốn không ai biết đến,18 đang ra công gánh những kiện hàng quá sức, còn 14 đang trầm mặc
Trang 31đứng trước một khoảng trống hẫng hụt”[13, 77].
Như vậy, trong không gian của các con số, toán học tồn tại sống động và
có thực, các con số tưởng chừng vô can, nhưng bao giờ chúng cũng có một
“mối ràng buộc tự nhiên”[13, 208]như duyên số giữa người với người trong
xã hội Các con số có thể “lạnh nhạt quay lưng với nhau”[13, 38] nhưng cũng
có thể “bao bọc lấy nhau để dung dưỡng một tình bạn”[13, 38] hay “chẳng
có hình tròn nào xuất hiện, nhưng từ tầng không, bất khờ xuất hiện và sà xuống bên e, bắt tay với i – Kẻ nhút nhát Chúng nép vào nhau, nín thở, song vạn vật bỗng biến đổi không báo trước vào cái ngày một thêm vào đó một phép cộng Tất cả nằm gọn trong vòng tay của 0”[13, 208], ấy là những lí giải
nên thơ về công thức Euler nổi tiếng (ei 1 0)
Mặc dù hiện lên thân quen và gần gũi như vậy, nhưng đồng thời không
gian toán học trong Giáo sư và công thức toán cũng được miêu tả như là một thế giới đầy bí ẩn, quyến rũ và lãng mạn như chính cuộc đời Qủa vậy, qua hai
trăm chín mươi chín trang tiểu thuyết, một thế giới số hiện lên hết sức thơ
mộng, đẹp đẽ và đầy sống động, toán học được miêu tả như là “tấm ren lớn ở nơi tận cùng của bầu trời xa xôi”[13, 203], là những chân lí được chép ra từ cuốn sổ của Thượng đế Ở đó, có các con số hoàn hảo, có con số nguyên tố
đỏng đảnh nhưng tuyệt đẹp, có công thức tạo thành hình tam giác liên tiếp lịch
lãm…chúng cũng “làm dáng, làm điệu” như con người, mang những nét tính
cách của con người như đỏng đảnh, hào hoa, hay hoàn hảo
Điều đáng nói là Giáo sư và công thức toán đã xây dựng một không gian
toán học, một thế giới mênh mông các con số, nhưng không chỉ dành riêngcho toán học mà ở đó còn có sự xuất hiện của con người Nó chở che cho conngười và dung chứa những tình cảm của con người Ấy là vị giáo sư lí thuyết
số, vụ tai nạn năm 1975 đã cướp đi của ông mối dây liên kết với xã hội, từ đóông rút mình vào toán học, nơi có những con số luôn phơi mình chào đón.Toán học trở thành nơi trú ẩn an toàn, một không gian “nhiều ô xy” và dễ thởhơn đối với vị giáo sư, nơi ấy ông tha hồ lang thang trong thế giới của các con
số và “tâm tình” với chúng Khi mà trí nhớ chỉ kéo dài trong tám mươi phút
Trang 32đồng hồ không hơn thì toán học trở thành cứu cánh của giáo sư, ông luôn
“mượn đến những con số thay cho những từ ngữ mỗi lần lúng túng không biết nói gì”[13, 15] và “những con số giống như bàn tay phải ông đưa ra cho người đối diện bắt, cũng đồng thời là tấm áo khoác bảo vệ ông”[13, 15].
Ngay cả khi sợ hãi, lo lắng giáo sư cũng dùng đến các con số để trấn an nỗihoảng sợ và sự run rẩy của chính mình Như lần cậu bé Căn bị thương, giáo sư
đã phải nói về vẻ đẹp của công thức hình thành các hình tam giác một cáchkhông ngừng nghỉ Một lần khác, giáo sư lại dùng đến toán học để truyền đithông điệp của mình, ấy là trận cãi vã giữa người giúp việc và bà chị dâu.Không quát tháo, không nạt nộ, chỉ bằng một công thức toán, giáo sư đã buộctrận cãi vã phải dừng lại ngay tắp lự và khôi phục lại mối dây liên kết của cả
ba người
Như vậy, rõ ràng không gian toán học trong Giáo sư và công thức toán là
một không gian khá đặc biệt Nó vừa gần gũi, vừa xa lạ, nó dung chứa nhữngtình cảm, mối quan tâm, tình yêu, tình người trong mối quan hệ của các nhânvật trong tác phẩm Bởi suy cho cùng, họ đến với nhau từ tình yêu đối vớitoán và duy trì mối cảm tình đó cũng bằng những niềm vui đến từ toán học và
sự ấm áp của tình người So với không gian nghệ thuật, không gian toán họcbộc lộ vẻ đẹp của các con số nhiều hơn và rõ ràng hơn Nó đồng thời là cái
riêng, cái độc đáo trong kết cấu không gian của cuốn tiểu thuyết Giáo sư và công thức toán.
1.3.2.3 Sự kết hợp không gian nghệ thuật và không gian toán học
Mỗi kết cấu không gian có một đặc điểm riêng góp phần làm lộ rõ vẻ đẹpcủa toán học thông qua văn chương nghệ thuật Điểm độc đáo trong tác phẩm
Giáo sư và công thức toán là ở chỗ không gian toán học có sự hòa quyện với
không gian nghệ thuật của tác phẩm, tạo nên tính độc đáo của nghệ thuật kếtcấu và tính thẩm mĩ trong văn chương và toán học
Thật vậy, trong tác phẩm không gian của cuộc sống đời thường và khônggian của các con số không tách rời nhau mà chúng hòa lẫn trong nhau, đều đặttrong mối quan hệ với đời sống con người Trong không gian của đời thường
Trang 33như trong căn nhà gỗ nơi giáo sư ở, ở công viên, hay thậm chí ở sân bóngchày…đâu đâu cũng có sự xuất hiện của các con số, công thức thông qua cáccâu chuyện của giáo sư Bởi một lẽ, đối với giáo sư mọi sự vật hiện tượng đềuđược soi chiếu dưới cái nhìn của toán học, ngay cả tình cảm con người Chẳnghạn, trong không gian chật hẹp nơi “căn nhà ngang”, nơi diễn ra hầu hết các
sự kiện của câu chuyện thì cũng đồng thời là nơi diễn ra các cuộc nói chuyện
về toán học Khi đi xem bóng chày, giáo sư không xem nó như một cách củamột người bình thường mà ông chuyển hóa tất cả những gì ông thấy vào toán
học như: “Sân bóng là một hình chính phương”[13, 149], “độ cao của ụ ném
là 10 inch”, “cầu thủ ném bóng mất 0,8 giây”[13, 151]…thành thử ra bóng
chày trở thành một “trận đồ số má” thực thụ Còn trong không gian của cáccon số, nó phản ánh mối cảm tình sâu sắc của con người, hay nói cách khác nódung chứa tình cảm của con người như tình yêu, tình bạn,…Không gian toánhọc chứa đựng tình người
Như vậy không gian toán học và không gian nghệ thuật đã có sự kết hợpđầy tuyệt vời trong cùng một câu chuyện Sự kết hợp ấy hoàn toàn tự nhiên,
một cách vừa đủ tạo nên sức hấp dẫn của kết cấu không gian của Giáo sư và công thức toán Nó góp phần làm bật lên vẻ đẹp của thế giới của các con số,
và mối quan hệ của toán học với đời sống con người
1.3.3 Kết cấu thời gian
1.3.3.1 Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật của câu chuyện có thể nhận thấy là một thời giantuyến tính, các sự kiện diễn ra một chiều từ quá khứ đến tương lai, theo kí ứccủa người mẹ - người giúp việc từ khi chị xuất hiện ở cửa nhà giáo sư lần đầutiên cho đến khi ông qua đời Về cơ bản câu chuyện chỉ diễn ra trong vòng vỏnvẹn 6 tháng, từ tháng 3 năm 1992 khi chị giúp việc được tập đoàn Akebono giớithiệu tới nhà giáo sư nhận việc, kết thúc vào 11 tháng 9 năm 1992 sau sinh nhậtlần thứ 11 của Căn Tuy nhiên, mặc dù không có các sự kiện nhưng phần cuối
truyện, nhân vật “tôi” vẫn kể về khoảng thời gian sau sáu tháng bên nhau ngắn ngủi đó Họ vẫn còn tiếp tục mối thân tình thân thiết bằng việc “cứ một đến hai
Trang 34tháng”[13, 295] hai mẹ con Căn lại đến thăm giáo sư một lần trong viện dưỡng lão và việc này duy trì “trong nhiều năm liền” [13, 296]cho tới khi ông qua
đời, khi ấy Căn đã 22 tuổi và là một giáo viên toán của một trường trung học.Rất rõ ràng, người đọc nhận ra trong câu chuyện có sự xuất hiện của cácmốc thời gian một cách rất cụ thể, xác thực và đương nhiên với mỗi mốc thờigian ấy bao giờ cũng gắn với các sự kiện:
Tháng ba năm 1992 Lần đầu tiên chị giúp việc tới nhà vị
Đầu tháng Tám Căn tham gia cắm trại
Lần đầu tiên giáo sư an ủi người khác (ở đây là trấn an người mẹ trước nỗi lolắng cho cậu con trai đang một mình
ở nơi xa)
223
Trang 35Ngày 11 tháng Chín Sinh nhật Căn, cũng là ngày cuối cùng
ba con người bên cạnh nhau
Đội bóng Tigers thua đội Yakult
264
Ngày 10 tháng Mười Tiger thất trận 2-5 trước Yakult, chấm
dứt hi vọng vô địch của mùa giải 1992
288
Trong tác phẩm, đồng thời xuất hiện với tần số rất cao các cụm từ chỉ
thời gian như: “tối đó”, “sau hôm ấy”, “mãi lâu sau”, “ngày hôm đó”, “một hôm”, “mấy hôm sau” Điều đó cho thấy, thời gian của câu chuyện là thời
gian tuyến tính và được kết cấu rất mạch lạc, rõ ràng
Lối kết cấu thời gian tuyến tính và rõ ràng như trên đã góp phần thể hiện
vẻ đẹp của tình người ở trong tác phẩm nói riêng và trong cuộc sống nói chung
Rõ ràng tấm chân tình mà họ dành cho nhau quá đỗi chân thành và bền lâu, bởithực tế họ chỉ bên nhau chừng sáu tháng nhưng mối giao cảm, tình bạn tìnhngười không mất đi mà thậm chí còn tăng thêm gấp bội phần Chỉ sáu thángngắn ngủi, nhưng những kỉ niệm ngọt ngào khi ở bên giáo sư đã trở thành mộtphần kí ức đẹp đẽ, ăn sâu vào trái tim và tâm hồn của chị giúp việc Nó sâu sắcđến độ mọi chuyện được kể ra một cách chi tiết và dịu dàng như thể đang diễn
ra ở thì hiện tại Đó là một điều có giá trị ý nghĩa sâu sắc, thể hiện nét đẹp trongtình cảm của con người với con người ở trong xã hội hiện đại
Ngoài ra, sự xuất hiện của các mốc thời gian còn cho thấy sự rạch ròi và
cả sự logic như thể toán học trong nghệ thuật trần thuật của Yoko Ogawa Vànếu để ý kĩ hơn, ta thấy rằng càng về cuối truyện thì mốc thời gian càng xuấthiện nhiều hơn Phải chăng nó gửi đến thông điệp về sự lạnh lùng và hữu hạncủa thời gian? Thời gian không chờ đợi bất cứ một ai cả, vì vậy hãy biết quítrọng những khoảnh khắc hạnh phúc đang có và nỗ lực hết mình để nắm lấyyêu thương vốn rất mong manh trong cuộc sống
1.3.3.2 Thời gian toán học
Tương tự như kết cấu không gian, kết cấu thời gian trong Giáo sư và công thức toán cũng tồn tại một kết cấu thời gian toán học rất đặc biệt và
Trang 36riêng có Thời gian toán học trong tác phẩm thể hiện ở những khoảng thờigian vật lí chính xác cho những sự kiện, hiện tượng ở trong tác phẩm.
Trước hết chính là cái trí nhớ của giáo sư, nó như thể “cái thiết bị hẹn giờ dài tám mươi phút được cài đặt sẵn trong óc ông còn chính xác hơn cả đồng hồ”[13, 223] Nghĩa là trí nhớ của giáo sư chỉ có thể ghi nhớ được trong
vòng một giờ hai mươi phút không hơn không kém, các kí ức đã có từ támmươi phút trước sẽ hoàn toàn mới mẻ khi nó bước sang phút thứ tám mươi
mốt Tỉ như, nếu chị giúp việc ra khỏi nhà và về vào: “…một giờ mười tám phút kể từ lúc chào giáo sư và bước ra khỏi cửa nhà”[13, 40]thì vị giáo sư sẽ chào đón chị bằng câu nói: “Cô đã về rồi à? Vất vả quá”[13, 41], nhưng nếu
quá từng ấy thời gian thì câu đầu tiên mà mà giáo sư dành cho chị ở cửa căn
nhà ngang sẽ khác: “Cô đi giày cỡ số mấy?”[13, 41] Bởi khi ấy, giáo sư đã
quên rằng chị giúp việc ấy đã từng đến nhà mình Cái cơ chế nhớ của giáo sưcũng hữu hạn và lạnh lùng như thời gian, nó chính xác như các con số
Thậm chí qua các mốc thời gian được đề cập đến trong tiểu thuyết, người
ta có thể tính được chính xác thời gian mà các nhân vật được ở bên cạnh nhau,khoảng thời gian ấy chỉ vẻn vẹn sáu tháng từ một ngày đầu tuần tháng Ba năm
1992 đến ngày 11 tháng Chín cùng năm Và dù cho trí nhớ của giáo sư cuốicùng chỉ dừng lại ở năm 1975, thì mối giao cảm của họ vẫn không hề mất đi.Điều ấy cho thấy mối giao tình của các nhân vật sâu sắc một cách đáng ngạcnhiên và cảm động Tình người ấm áp vượt qua cả thời gian và những ngăntrở từ những bất hạnh của cuộc sống
Thời gian toán học cũng hữu hạn và lạnh lùng trôi đi như thời gian củacuộc đời, chỉ có những kí ức là không mất đi Nó luôn tồn tại trong trái timcủa mỗi nhân vật và nâng đỡ họ trong cuộc đời
1.3.3.3 Sự kết hợp thời gian nghệ thuật và thời gian toán học
Trong Giáo sư và công thức toán cuộc đời nhân vật luôn luôn gắn chặt
với thế giới của toán học Vì vậy, lẽ đương nhiên thời gian nghệ thuật của tácphẩm cũng có sự hòa quyện với thời gian của toán học để tạo nên vẻ đẹp của
Trang 37thiên tiểu thuyết thanh lịch này.
Thời gian nghệ thuật và thời toán học có sự giao thoa, chuyển hóa lẫn nhau,bởi khoảng thời gian các nhân vật sống bên cạnh nhau là khoảng thời gian đượcchọn lựa để kể Đó đồng thời là lúc chiếc đồng hồ toán học bắt đầu nhảy nhữngtích tắc đầu tiên về thời gian mà ba con người bắt đầu mối giao cảm của mình.Chính sự kết hợp này góp phần làm cho thời gian nghệ thuật của truyệnthêm phần hấp dẫn, và cũng là một yếu tố quan trọng để tạo nên vẻ đẹp củatoán học thông qua ngôn từ nghệ thuật
* Tiểu kết: Toán học có ở trong nhan đề, trong đề tài, trong kết cấu
không- thời gian và cả trong cốt truyện của Giáo sư và công thức toán Nó là
chất liệu để tạo nên một câu chuyện thú vị và đầy hấp dẫn như cuốn tiểuthuyết này Đến lượt mình, các thành tố của tác phẩm, từ nhan đề, đến đề tài
và kết cấu cốt truyện, kết cấu không gian- thời gian của tiểu thuyết đều toát
lên vẻ đẹp của các con số Mỗi thành tố của tác phẩm mà chúng tôi tìm hiểutrong chương một, là một khía cạnh thể hiện rõ nét vẻ đẹp của toán học thôngqua văn chương Vì vậy, có thể khẳng định chương một khóa luận đã làm rõ
được vẻ đẹp của toán học trong Giáo sư và công thức toán từ phương diện
nhan đề, đề tài và kết cấu
Trang 38Chương 2
VẺ ĐẸP CỦA TOÁN HỌC QUA VĂN CHƯƠNG
TRONG GIÁO SƯ VÀ CÔNG THỨC TOÁN TỪ GÓC NHÌN
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
2.1 Nhân vật văn học
Nhân vật văn học là thuật ngữ chỉ: “Hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ” [8, 1254] Bên cạnh con người, nhân vật văn học có thể là các
con vật, đồ vật, các loài cây…nhưng chúng mang những đặc điễm giống vớicon người, hay nói cách khác chúng phải mang tính người Nhân vật văn học làmột đơn vị nghệ thuật có tính ước lệ, nó thống nhất song không đồng nhất vớicon người, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét gần với nguyênmẫu ngoài đời Trong một tác phẩm văn học, nhân vật văn học đóng một vai trò
hết sức quan trọng, là “điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính hình tượng” [16, 77], nhân vật văn học đồng thời là “sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người”[8, 1255] Cũng chính vì thế mà nhân vật văn học trở thành “một trong những khái niệm trung tâm” [8, 1255] để xem xét, đánh giá sáng tác của một nhà văn.
2.2 Hệ thống hình tượng nhân vật trong Giáo sư và công thức toán
Có thể nói Giáo sư và công thức toán là một cuốn tiểu thuyết có một số
lượng các nhân vật rất hạn chế Ngoài ba nhân vật chính gồm: Vị giáo sư toánhọc, người mẹ trẻ đồng thời là người giúp việc và cậu bé Căn, còn có nhân vậtphụ là bà chị dâu của giáo sư Mỗi nhân vật có một tính cách riêng, tâm hồnriêng, nhưng đều có chung một mối quan hệ thân thiết không thể tách rời Mốiquan hệ lạ lùng đó giữa những con người xa lạ đã ánh lên những giá trị nhânvăn hết sức tốt đẹp trong cuộc sống Mỗi hình tượng nhân vật được thể hiệntrong tác phẩm là một sự thể hiện một cách đầy tinh tế về vẻ đẹp của toán học
và văn chương
Trang 392.2.1 Hình tượng nhân vật vị giáo sư
Nhân vật vị giáo sư vốn là một nhà toán học đầy tài năng và lòng nhiệthuyết, nhưng bất hạnh thay một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng năm bốn
mươi bay tuổi đã làm “thay đổi hoàn toàn cuộc sống bình yên”[13, 19] của ông Vụ tai nạn đã “gây ra một tổn thương không thể phục hồi ở não bộ” [13,
19] và vĩnh viễn cướp đi của ông khả năng ghi nhớ Trí nhớ của vị giáo sưvĩnh viễn mắc kẹt ở năm 1975, sau đó mọi thứ chỉ có thể ghi nhớ trong vòngtám mươi phút đồng hồ không hơn không kém, sau tám mươi phút tất cả đềuhoàn toàn “mới mẻ” đối với ông
Căn bệnh quái ác đã cướp đi trí nhớ, đồng thời tước đoạt của ông cuộc
sống bình thường của một người bình thường Ý thức được “trí nhớ của mình chỉ duy trì được 80 phút”[13, 168] giáo sư chủ động lánh xa đám đông, tách
mình khỏi xã hội…Ở đây, người đọc bắt gặp hình ảnh của của ông giáo già
trong Kí túc xá của cùng tác giả Ông mang trong mình một bề ngoài không
hoàn hảo (mất đi hai cánh tay và một bên chân), từ đó ông bị gạt ra khỏi tất
cả: Gia đình, địa vị xã hội, tuổi tác, ông trở thành kẻ “không liên quan đến ai
và cũng không thuộc về nơi nào” [14, 87] Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở chỗ
vị giáo sư trong Giáo sư và công thức toán có nơi để thuộc về, ấy là thế giới
của toán học Qủa vậy, số phận có thể tước đoạt của ông tất cả, nhưng khôngthể cướp đi của ông niềm đam mê, tình yêu lớn nhất đời của ông đối với cáccon số Đắm mình trong thế giới của số học, toán học gần như trở thành đam
mê lớn nhất và duy nhất của ông, nó là cuộc sống, là thế giới riêng, là địnhmệnh của vị giáo sư
Tình yêu, niềm đam mê toán học của giáo sư được chuyển hóa và cụ thểbằng tình yêu với các con số nguyên tố, bằng những cuộc trò chuyện về số mátrước hiên nhà vào mỗi buổi sáng, bằng những bài giải toán chính xác và
“đẹp” trên các tạp chí toán học
Bao giờ cũng vậy, giáo sư luôn chào hỏi người khác bằng những câu hỏi
về ngày sinh, cỡ giày hay số điện thoại…Và mỗi bận như thế, bao giờ giáo sư
Trang 40cũng “trao cho chúng một ý nghĩa nào đấy”[13, 15] Đó là “cách giao tiếp của ông Những con số giống như bàn tay của ông đưa ra cho người đối diện bắt”[13, 15], cũng đồng thời là “tấm áo khoác” bảo vệ ông Vị giáo sư luôn
cảm thấy gần gũi với thế giới những con số hơn là thế giới của con người
Không phải vì ông thù địch gì xã hội, mà bởi “ông ngại làm phiền những người sống trong cái thế giới mà trí nhớ tồn tại như một thứ đương nhiên”[13, 80] Thế giới số mang đến cho ông sự thoải mái và an toàn nhất,
đó là nơi duy nhất ông có thể hoàn toàn chủ động trong cuộc sống của mình
Vị giáo sư gần như bị thôi miên bởi vẻ đẹp của toán học, ông lạc vào thếgiới chứa đầy khoảng không của các con số, khái niệm, lí thuyết, công thứctoán…Ông dành hàng giờ để “tâm tình” với các con số, xem chúng nhưnhững người bạn thân thiết của mình Nhìn bất cứ điều gì, giáo sư cũng có thểchuyển hóa chúng dưới cái nhìn của toán học, thậm chí đến cả tính cách vàtâm hồn con người cũng được soi chiếu bằng những khái niệm, định luật và
liên kết Chúng cứ “tự nhiên tuôn ra từ miệng ông”[13, 16], dẫu cho “trông ông chẳng có vẻ gì là đang cố sức đi tìm chúng”[13, 16] Chẳng hạn, một cách
bản năng khi giáo sư đi xem thi đấu bóng chày, câu nói đầu tiên khi đến sân
mà ông thốt lên là: “Sân bóng là một hình chính phương mỗi chiều dài 27,43 mét”[13, 149], và cứ thế cho đến hết trận đấu, trong khi những người xung
quanh hoặc là hò hét cổ vũ hoặc là la ó chửi rủa, thì vị giáo sư vẫn mải miết
với “việc liên hệ kiến thức luật chơi và các kỉ lục trong đầu với trận đấu thực tế” [13, 155] bằng một sự say mê không hiểu nổi Hay khi nhìn một bài giải toán của cậu bé Căn, giáo sư cho rằng đó là một “phương pháp ngay thẳng”[13, 81] và vì thế “cháu là một cậu bé trung thực Hơn nữa lại kiên nhẫn và can trường”[13, 81]
Cứ như thế, những tưởng giáo sư sẽ mất đi mối giao cảm với đời và lạcvào thế giới của các con số mãi mãi thì một ngày kia, một người giúp việc trẻtuổi cùng con trai cô đã đến và từng bước một thay đổi điều đó Từ sự thấuhiểu, đồng cảm và sẻ chia, ba con người ấy đã hình thành một mối quan hệ kì