1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vẻ đẹp người hà nội qua văn xuôi viết về hà nội

125 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Cái thanh, cái đẹp của người Hà Nội thể hiện ở giọng nói phát âm chuẩn mực, nhẹ nhàng; cách phục sức giản dị nho nhã; lối giao tiếp khiêm nhường, mến khách; cách ăn uống thanh cảnh, điềm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ DUYÊN

VẺ ĐẸP NGƯỜI HÀ NỘI QUA VĂN XUÔI

VIẾT VỀ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Nam

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

LỜI CAM ĐOAN 5

MỞ ĐẦU 6

NỘI DUNG 13

CHƯƠNG I: VỊ TRÍ CỦA HÀ NỘI TRONG LÕNG ĐẤT NƯỚCVÀ VỊ TRÍ CỦA BẢN SẮC NGƯỜI HÀ NỘI TRONG TỔNG THỂ VẺ ĐẸP CỦA THỦ ĐÔ 13

1.1 Hà Nội – nơi kế thừa và tụ hội văn hóa các thời đại 13

1.2 Hà Nội – nơi giao lưu và tụ hội văn hóa cả nước 20

1.3 Vẻ đẹp của người Hà Nội - tinh túy của văn hóa Hà Nội 31

CHƯƠNG II:VẺ ĐẸP ĐA DẠNG TRONG CHIẾN ĐẤU VÀ ĐỜI THƯỜNG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI 36

2.1 Vẻ đẹp của người Hà Nội trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc 36

2.1.1 Người Hà Nội trong các cuộc chiến đấu vệ quốc trên khắp đất nước 36

2.1.2 Người Hà Nội chiến đấu bảo vệ Thủ đô 46

2.2 Vẻ đẹp của người Hà Nội trong cuộc sống hằng ngày 53

2.2.1 Người Hà Nội trong sinh hoạt vật chất 53

2.2.2 Người Hà Nội trong đời sống văn hóa tinh thần 75

2.3 Những âu lo về nguy cơ phai nhạt bản sắc người Hà Nội qua các thời đại – tính thời sự của vấn đề 86

Trang 4

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG VĂN

CHƯƠNG CA NGỢI VẺ ĐẸP NGƯỜI HÀ NỘI 93

3.1 Cái tôi chủ thể thanh lịch và giàu tình yêu với Thủ đô của nhà văn - chất trữ tình đậm đà 93

3.2 Chất anh hùng ca trong văn chương viết về người Hà Nội 96

3.3 Nghệ thuật khắc họa chân dung và tính cách người Hà Nội 98

3.4 Không gian và thời gian nghệ thuật độc đáo 102

3.5 Ngôn từ và giọng điệu 106

KẾT LUẬN 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Luận văn đƣợc hoàn thành nhờ sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy giáo

TS Nguyễn Văn Nam, em xin gửi tới thầy lời cảm ơn chân thành, sâu sắc

Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn này

Hà Nội, Ngày 10 tháng 11 năm 2015

Nguyễn Thị Duyên

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, Ngày 10 tháng 11 năm 2015

Nguyễn Thị Duyên

Trang 7

Lâu nay, nói về người Hà Nội, người ta thường nhớ đến hai câu thơ :

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” Hình ảnh người Hà Nội luôn gắn với vẻ đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến với những đặc thù riêng

Sống trên mảnh đất là nơi hội tụ, tích hợp các luồng văn hóa, người Hà Nội có điều kiện thẩm thấu, chắt lọc và tỏa sáng vẻ đẹp phẩm cách, tâm hồn Cái thanh, cái đẹp của người Hà Nội thể hiện ở giọng nói phát âm chuẩn mực, nhẹ nhàng; cách phục sức giản dị nho nhã; lối giao tiếp khiêm nhường, mến khách; cách ăn uống thanh cảnh, điềm đảm “Ngọn giá cắn đôi” nhưng không kém phần tinh túy, sành điệu làm ra bao món ăn nổi tiếng, trở thành đặc sản chốn kinh kỳ như phở, bún thang, chả cá, cốm vòng… Hà Nội còn mang vẻ đẹp truyền thống của văn hóa, văn học đậm nét Thăng Long nơi hội tụ mặc khách bốn phương, với những địa danh nổi tiếng đã đi vào thơ văn nhiều thế

hệ

Trang 8

“Ăn Bắc, mặc kinh” - câu ngạn ngữ chỉ nét đẹp trong trang phục của người kinh đô Thăng Long với dấu ấn Hà thành cổ kính và thanh lịch Và người Hà Nội rất tự hào với sự vinh danh ấy, đặc biệt là những cô gái ở 36 phố phường thuở xưa

Trải qua tiến trình lịch sử, cách ăn mặc của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo mỗi thời đại, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa của vùng Thăng Long- Hà Nội nghìn năm văn hiến

Người Hà Nội có văn hóa mặc rất đặc trưng Họ mặc đẹp, cái đẹp của

sự nền nã, kín đáo chứ không phô trương, lòe loẹt Nét văn hóa đặc trưng này luôn được họ gìn giữ ngay cả trong thời chiến tranh thiếu thốn, những năm bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc của thời kỳ mở cửa Mỗi thời kỳ lại có những trang phục riêng nhưng tất cả đều tuân theo “mẫu số chung”: đó là sự thanh lịch

Trải qua quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước với bao thăng trầm và biến động nhưng những phẩm chất tốt đẹp và giá trị tinh thần bền vững vẫn in đậm trong lối sống của người Thăng Long- Hà Nội đó là:

Người Hà Nội giàu lòng tự trọng bắt nguồn từ ý thức dân tộc, trân trọng và tự hào về truyền thống vẻ vang của tổ tiên, ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như trong quá trình cách mạng và kháng chiến Người Hà Nội luôn luôn trân trọng và tự hào về những chiến thắng lẫy lừng chống ngoại xâm trên đất “rồng bay”

Người Hà Nội giàu lòng nhân ái, khoan dung, yêu chuộng hòa bình Lòng nhân ái của người Hà Nội vốn đã có nguồn gốc sâu xa từ chính cuộc sống, sinh hoạt và đấu tranh lâu dài của dân tộc Đây là bản chất, đồng thời là

hệ quả tất yếu của một đất nước đã buộc phải dành đến hơn một nửa thời gian lịch sử của mình để đối phó với chiến tranh

Trang 9

Người Hà Nội giàu nghị lực, trung thực, thắng thắn và giàu lòng nghĩa khí Người dân ở các vùng của đất nước đưa nghề thủ công về Hà Nội, tạo thành 36 phố phường sầm uất Nghị lực của người Hà Nội còn được thể hiện ở con đê ngăn lũ sông Hồng đắp suốt chiều dài lịch sử ngàn năm xây dựng đô thành

Người Hà Nội giàu óc thực tế, sáng tạo và nhạy cảm với cái mới Do hoàn cảnh đô thị hội tụ người bốn phương nên khách quan đòi hỏi người Hà Nội có đầu óc thực tế, thể hiện ở các mặt: xem xét tính toán trong làm ăn để có cái lợi nhiều “Khéo tay hay làm, đất lề kẻ chợ” là câu ngạn ngữ quen thuộc ca ngợi tài hoa, sáng tạo của những người thợ thủ công kinh thành, Người Hà Nội xưa và nay có khả năng thích nghi rất nhanh, rất nhạy cảm, khá năng động

và không ngại tiếp nhận những cái mới và tìm tòi, cải tiến, sáng tạo thành cái của mình Điều này thể hiện trong các công trình kiến trúc, văn hóa, trong việc

du nhập các luồng tư tưởng tôn giáo, không chỉ tiếp xúc giao lưu với các nền văn hóa phương Bắc mà cả với nền văn hóa phương Tây…

Người Hà Nội trọng học thức, chuộng cái đẹp Chính vì Hà Nội là nơi hội tụ và đỉnh cao của nền văn hóa dân tộc, nên vùng đất và con người Thăng Long cũng là nơi có tinh thần ham học và quý trọng tri thức Do sống trong môi trường của đô thành, lại có học vấn khá nên nên người Hà Nội cảm nhận được vẻ đẹp từ thiên nhiên, cảnh quan môi trường, kiến trúc nghệ thuật, thích thưởng ngoạn những nơi thiên nhiên đẹp, những bức tranh đẹp

Nói đến vẻ đẹp của người Hà Nội là nói đến nếp sống thanh lịch hay: Lịch sử, tinh tế trong cách ứng xử, giao tiếp, xử lý các mối quan hệ một cách mềm mại, uyển chuyển mà hiệu quả cao Sự thanh lịch của người Hà Nội được thể hiện qua từng lời nói Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội ở chỗ chuẩn xác, mẫu mực cho cả nước Họ biết nếu mình tôn trọng người khác mềm mỏng mà không thớ lớ, tài hoa mà không khoe khoang, biết rộng mà

Trang 10

không làm cao, biết “ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Con gái Hà Nội giữ

“Công, dung, ngôn, hạnh” giữ đủ nét e lệ, dịu dàng, ý tứ, từ dáng đứng, bước

đi, nụ cười, ánh mắt, thân mật nhưng không sàm sỡ, tế nhị mà không gò bó Phụ nữ phải biết khâu vá, thêu thùa, nấu ăn Trong ăn uống của người Hà Nội thể hiện nét thanh lịch ở trình độ thẩm mỹ cao, sự tinh tế trong công việc chế biến thức ăn Chính chất sành điệu trong ăn uống ấy mà người Hà Nội đã sáng tạo nhiều món ăn nổi tiếng trở thành đặc sản Hà thành như: Phở, bún thang, bún ốc, chả cá, bánh cuốn Thanh trì, chè kho, cốm vòng, bánh tôm Hồ Tây…Người Hà Nội đã nâng ăn uống thành một nghệ thuật ẩm thực Món ăn mặn, ngọt, chua, cay đều vừa độ, gia vị đầy đủ, nước chấm, nước canh khéo chế Bữa ăn ngon từ cách xếp mâm, bày đĩa, lên cỗ Người Hà Nội ăn lấy ngon

để nhớ mãi chứ không ăn lấy no căng bụng Vào mâm họ biết trọng già, quý trẻ, nhường món ngon tiếp cho khác, cách ăn cũng từ tốn, thong thả, rượu uống từng ngụm, không dốc cả cốc to, không làm ầm ĩ

Trong làm lụng, người Hà Nội cần cù, chịu khó, làm nghề gì thì học đến nơi, đến chốn, có ý thức chịu trách nhiệm về sản phẩm làm ra “Khéo tay, hay nghề” là câu ca tụng đất trăm nghề chốn kinh kỳ Ở đây không có chỗ cho thợ kém mà phải là thợ cả, thợ đầu đàn mới đủ sức cạnh tranh và phục vụ lớp người sành tiêu dung, biết của tốt, lại giàu có

Người Hà Nội coi trọng gia đình, gia phong bởi đó là một cái nôi tạo dựng các thế hệ tương lai cho đất nước Cha mẹ, ông bà luôn là tấm gương mẫu mực cho con cái noi theo Các cụ già có thú chơi tao nhã như: Uống trà, chơi cờ, nuôi cá, dưỡng tâm, nuôi chim dưỡng tính, nuôi lan cân bằng sinh thái, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho nhà, cho phố, cho thủ đô…

Hà Nội cũng là nơi sinh ra rất nhiều nhà văn, nhà thơ tài năng Như trong lời bài viết cho cuốn: “Sống mãi với Thủ đô” (tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng) in ra 1961, nhà văn Nguyễn Tuân từng đưa ra một nhận xét

Trang 11

chung: “Hình như hầu hết danh nhân, anh hùng cổ kim nước ta đều là những con người Hà Nội” Cũng là một điều đúng khi mọi người bảo rằng thủ đô là nơi kết tinh mọi phong vị nhân tài của một dân tộc đời này qua đời khác

Hà Nội là nơi người ta có thể học hỏi dễ dàng; những người ở Huế, Sài Gòn ra chơi đều khâm phục Hà Nội về những cửa hàng sách Người ta khen Hà Nội là nơi mà nhiều thiếu niên ham muốn Quốc Văn, dễ học, dễ khảo cứu, dễ tìm tòi…

Vì vậy, người Hà Nội chúng ta không phải người đô thị lạnh lùng, cô độc, “Đèn nhà ai nhà ấy rạng” mà ngược lại, luôn quan tâm, chu đáo với nhau

cả khi “Tối lửa tắt đèn” lẫn trong cuộc sống thường ngày Trọng tình là giá trị truyền thống trong nền văn hóa mang đậm tính cộng đồng của người Hà Nội

Và thái độ ân cần, niềm nở trong giao tiếp chính là một nét đẹp của văn hóa người Hà Nội

Điểm lại một cách có hệ thống các công trình bài viết nghiên cứu về

Hà Nội nói chung, về vẻ đẹp người Hà Nội trong các tác phẩm văn xuôi nói riêng, chúng tôi thấy hầu như các tác giả mới dừng lại ở việc khẳng định những giá trị văn hóa truyền thống, tình yêu với thủ đô Hà Nội chứ chưa ai đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề rất độc đáo trong các tác phẩm văn xuôi viết

về người Hà Nội, đó là: Vẻ đẹp của người Hà Nội trong các áng văn

Chính vì “Khoảng trống” đó chưa được chú ý lấp đầy là lí do, điều kiện để chúng tôi thực hiện đề tài: Vẻ đẹp của người Hà Nội qua văn xuôi viết

về Hà Nội Hy vọng đề tài này sẽ góp một tiếng nói khẳng định những giá trị truyền thống lịch sử của đất nghìn năm văn hiến, bên cạnh đó là những con người tài hoa đã góp phần làm cho đất nước ngày một phồn vinh, thịnh vượng, đưa đất nước đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu Và trong giới hạn bài viết này chúng tôi xin đi vào phân tích một số tác phẩm tiêu biểu như:“ Hà Nội 36 phố phường ” của Thạch Lam; “Thú ăn chơi người Hà Nội” của Băng

Trang 12

Sơn; “ Miếng ngon Hà Nội” và “ Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng;, “Sống mãi với Thủ đô ” của Nguyễn Huy Tưởng; Tùy bút “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” của Nguyễn Tuân…

III Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Mục đích của đề tài là tìm hiểu vẻ đẹp của người Hà Nội trong các tác phẩm văn xuôi viết về Hà Nội Từ đó có thể đánh giá một cách chân thực hơn về con người Hà Nội qua các thời đại Dù sống ở thời nào, hoàn cảnh nào người Hà Nội vẫn toát lên nét thanh lịch và khí phách kiên cường, sự anh dũng vốn có của mình Qua đó ta thấy được tình yêu thủ đô cũng như con người nơi đây của các nhà văn

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu

Vẻ đẹp người Hà Nội của các tác phẩm văn xuôi viết về Hà Nội

2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát các tác phẩm: “ Hà Nội 36 phố phường ” của Thạch Lam; “Thú ăn chơi người Hà Nội” của Băng Sơn; “ Miếng ngon Hà Nội” và “ Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng; “Sống mãi với Thủ đô ” của Nguyễn Huy Tưởng; Tùy bút “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” của Nguyễn Tuân…

V Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi đề ra một số nhiệm vụ sau:

Tìm hiểu những nét đẹp của người Hà Nội trong thời chiến và thời bình Trong quá trình tìm hiểu vẻ đẹp của người Hà Nội ta thấy được tình yêu, sự gắn bó với thủ đô cũng như con người nơi đây của các văn nghệ sĩ

VI Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu văn học chính như:

Phương pháp lịch sử - xã hội

Trang 13

Phương pháp tiếp cận hệ thống

Phương pháp so sánh văn học

Phương pháp tiếp cận văn hóa học

Phương pháp tiếp cận thi pháp học

Ngoài ra người viết cũng thường xuyên sử dụng các thao tác khoa học như thống

kê, phân loại, so sánh, đối chiếu

VII Ý nghĩa việc nghiên cứu

Thấy được vẻ đẹp của người dân Hà Nội có gì đó rất chung với vẻ đẹp của người dân Việt Nam, nhưng có gì đó cũng rất riêng nên mới tạo nên sự độc đáo

Trang 14

1.1: Hà Nội – nơi kế thừa và tụ hội văn hóa các thời đại

Thăng Long – Hà Nội – thủ đô hơn 1000 năm tuổi từ lâu đã trở thành biểu tượng cho các giá trị văn hóa của dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam Nằm trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng có đất đai màu

mỡ, trù phú, nơi đây sớm trở thành trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam Khi quyết định chọn vùng đất này làm kinh đô, Lý Thái Tổ đã khẳng định nơi đây “thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”

Marcel Proust cho rằng: “Khi đến một thành phố nào đó ta thường tìm kiếm một tâm hồn” Quả đúng như thế, khi đến với Thăng Long – Hà Nội, chúng ta sẽ cảm nhận được tâm hồn của thành phố, không phải qua sự lộng lẫy, giàu sang mà qua vẻ đẹp rất riêng và bản sắc văn hóa đặc trưng của nó, như lời ca đầy hùng tráng của cố nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi: “Đây là hồn núi sông ngàn năm” Với phong cách thiên nhiên ưu đãi, có sông, có núi, có hồ, có cây cối phong phú đa dạng, khí hậu bốn mùa thay đổi, Hà Nôi luôn khiến cho bất cứ ai cũng phải xao lòng bởi cảnh sắc nơi đây Mùa xuân đầy sức sống với những sắc hoa tươi thắm của Nhật Tân, Quảng Bá Mùa hạ sôi động với tiếng

ve râm ran trên những cây phượng rực trời hoa đỏ Mùa đông ngập ngừng với những cơn gió lạnh lẫn với những cơn mưa lá bay đầy trời Và không đâu có mùa thu trên mặt hồ Gươm hay mặt hồ Tây kèm theo cái lạnh se lòng của gió thu mơn trớn, với hương hoa sữa nồng nàn và những “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đổ” làm nôn nao cả lòng người

Trang 15

Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên, phố cổ cũng làm nên tâm hồn của Hà Nội Đây là một trong những kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như: sinh sống, bán hàng, sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi…Tất cả nhũng điều đó tạo nên nét riêng của thủ đô hoa lệ Cùng với khu phố cổ, những ngõ nhỏ, phố nhỏ chính là niềm yêu của người ở lại và là nỗi nhớ của những người phải xa mảnh đất này

Tròn 1000 năm trước, Đức Lý Thái Tổ đã đưa ra một quyết định lịch sử: dời đế đô từ Hoa Lư về Đại La, lập nên “thượng đô kinh sư mãi mãi muôn

đời” - Thăng Long - Hà Nội Trong Chiếu dời đô, đức vua khai sáng triều Lý

đã cho thấy rõ một tầm nhìn vượt thời đại khi Người nói rõ việc thiên đô là

“cốt để mưu nghiệp lớn, chọn chỗ ở giữa, làm kế cho con cháu muôn đời”

Người đã “xem khắp nước Việt” để chọn ra “nơi thắng địa”, “chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương”, “được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước” làm kinh đô mới của nước Đại Việt Kể từ

đó, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành trung tâm đầu não chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước, nơi lắng hồn núi sông, nơi kết tinh, tỏa sáng và lan rộng những giá trị tốt đẹp nhất của nền văn minh - văn hiến Đại Việt - Việt Nam

Với ý nghĩa là thủ đô của nước Việt Nam, trong lịch sử cũng như hiện tại, Thăng Long - Hà Nội là nơi tiêu biểu cho cả nước, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị và truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Vì vậy nói đến những giá trị cốt lõi trong nền tảng văn minh, văn hiến của Thăng Long - Hà Nội thì trên một mức độ nào đó cũng có nghĩa là nói đến những giá trị cốt lõi của toàn dân tộc Việt Nam Mặt khác, với tính cách là một không gian văn hóa - lịch sử

Trang 16

Thứ nhất, “yêu nước” chính là giá trị cốt lõi, là yếu tố nền tảng của nền văn minh - văn hiến Việt Nam nói chung và của Thăng Long - Hà Nội nói riêng

Với tính cách là đế đô - thủ đô, Thăng Long - Hà Nội từ 1000 năm nay luôn luôn là biểu tượng ngời sáng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của tinh thần đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm và cũng là biểu trưng cho tính thống nhất và khối đại đoàn kết dân tộc Đây là nơi đã ghi dấu những chiến công oai hùng, hiển hách nhất trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và chống giặc ngoại xâm Những chiến công lẫy lừng gắn với các địa danh lịch

sử như Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Đông Bộ đầu, Đông Quan, Đống

Đa và gần đây nhất là trận “Điện Biên Phủ trên không” là những mốc son chói lọi trong lịch sử oai hùng của dân tộc

Tinh thần yêu nước và tính chất biểu trưng cho đại nghĩa dân tộc trong tảng nền văn hiến - văn minh của Thăng Long - Hà Nội không chỉ ngời sáng lên trong những trang sử vàng đấu tranh chống ngoại xâm, loại trừ nội phản

mà còn chủ yếu được thể hiện trong vai trò của chốn đế đô - nơi hội tụ ý chí, tình cảm và niềm tin của toàn cộng đồng dân tộc Với tính cách là trung tâm đầu não chính trị - hành chính, kinh tế - văn hóa, sự tồn tại, thịnh suy, hưng vong của Thăng Long - Hà Nội tượng trưng cho sự phồn thịnh, hưng vong của

xã tắc muôn đời Vì vậy, mọi động thái diễn biến trong đời sống của đô thị

Trang 17

này mật thiết liên quan đến vận mệnh toàn dân tộc Đó chính là nét riêng có của Thăng Long - Hà Nội với tính cách là con tim, là khối óc của cả nước

Giá trị cốt lõi thứ hai trong cơ tầng văn minh, văn hiến Thăng Long -

Hà Nội cần được nhấn mạnh và phát huy chính là truyền thống trọng hiền, coi trọng tài năng và trí tuệ

Với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, Thăng Long - Hà Nội là nơi tụ hội của nhân tài bốn phương Một mặt, thực tế này có phần bắt nguồn từ truyền thống trọng hiền, thượng hiền của các triều đại quân chủ Việt Nam Mặt khác, truyền thống này cũng xuất phát từ nhu cầu phát triển tự thân của Thăng Long - Hà Nội Những dòng chữ khắc trên tấm bia tiến sĩ năm 1442, rằng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn” Không chỉ là nơi tuyên ngôn cho chính sách trọng hiền của một triều đại quân chủ mà chính là sự đúc kết một kinh nghiệm lịch sử lớn và là sự khẳng định một giá trị cốt lõi, hằng xuyên của truyền thống văn hiến Thăng Long - Hà Nội

Nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử 1000 năm, có thể thấy hầu như những nhân tài kiệt xuất nhất của đất nước đều đã từng hội tụ về mảnh đất Nghìn năm văn vật này Đó không chỉ là những nhân tài xuất chúng trong các lĩnh vực chính trị, quân sự mà còn là những nhà khoa học, nhà văn hóa tài danh lỗi lạc Bên cạnh đó là đội ngũ hết sức đông đảo thợ thủ công, những nghệ nhân với đầu óc sáng tạo phi thường và với những bàn tay vô cùng khéo léo, tinh xảo Tất cả đã cùng làm nên một Thăng Long - Hà Nội trí tuệ, sâu lắng và hào hoa

Đây chính là cơ sở quan trọng chắp cánh cho Hà Nội và cả nước trong

kỷ nguyên mới của thời đại cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức Ngày nay, Hà Nội đã trở thành thành phố đại học, thành trung

Trang 18

tâm khoa học công nghệ quan trọng bậc nhất cả nước Truyền thống thượng hiền, trọng dụng nhân tài phải thực sự biến thành những chủ trương, những giải pháp thực tiễn để làm cho Hà Nội tiếp tục xứng đáng là nơi tụ hội của nhân tài bốn phương và là biểu tượng của trí tuệ Việt Nam

Giá trị cốt lõi thứ ba trong cơ tầng văn minh - văn hiến của Thăng Long

- Hà Nội là nhân văn, nhân ái, khoan hậu, dung hòa

Đây cũng là truyền thống, là đạo lý lớn của toàn dân tộc được kết tinh trong lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài, nhưng không rõ ở đâu giá trị, truyền thống và đạo lý đó lại tỏa sáng và hiện thị rõ ràng như tại không gian văn hóa Thăng Long - Hà Nội Tinh thần nhân ái, nhân văn, khoan hậu, dung hòa thấm đẫm trong từng kế sách trị quốc, an dân của các bậc minh quân, hiền nhân qua nhiều triều đại, cô đọng trong lời căn dặn thiết tha của Trần Hưng Đạo “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, lấy đó làm “thượng sách để giữ nước”; đó cũng là cội rễ của đạo trị nước, như Ức Trai đã chỉ ra: “việc nhân nghĩa cốt ở yêu dân”, bậc minh quân “phải để lòng nơi nhân nghĩa, coi nhân nghĩa là chỗ đứng của mình”, phải “yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán giận buồn than”

Đến thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống nhân văn, nhân ái, khoan hòa càng được phát huy và cụ thể hóa trong từng chính sách, từng việc làm của Đảng và Nhà nước, của chính quyền nhân dân theo nguyên tắc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quán triệt: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì

có hại cho dân phải hết sức tránh”

Giá trị cốt lõi thứ tư và cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Thăng Long - Hà Nội là hào hoa, thanh lịch trong lối sống, trong ứng xử hằng ngày

Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, nhân dân ta ở mọi miền, mọi vùng của

Tổ quốc đã chung đúc nên những thuần phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa

Trang 19

trong lối sống, trong phép đối nhân xử thế và trong sinh hoạt cộng đồng Là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương, Thăng Long - Hà Nội đã luôn mở rộng lòng mình đón nhận những tinh hoa văn hóa được những dòng người từ mọi vùng quê, mọi ngả đường đất nước mang chuyển về bằng những phương tiện

và phương thức khác nhau, trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau

Từ rất sớm, Thăng Long - Hà Nội cũng đã trở thành một đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng nhất của cả nước, qua đó những tinh hoa văn hóa Đông - Tây đã được tiếp thu, thẩm thấu có chọn lọc, đồng thời những giá trị và thế ứng xử dân tộc có điều kiện tiếp xúc, giao lưu, cọ xát và sàng lọc Cuối cùng, những gì còn đọng lại, được lựa chọn để trở thành nét, thành diện mạo, lối sống và phép ứng xử ở “đất kinh kỳ” phải là những cái hay, cái đẹp, cái tinh túy tiêu biểu nhất nhưng lại hết sức giản dị, dung hòa Đó chính là nét hào hoa, thanh lịch riêng có của đất và người Thăng Long - Hà Nội

Trong những thời điểm và những hoàn cảnh nhất định, do tác động của những nhân tố cụ thể nào đó mà những dáng nét hào hoa, dung dị của Thăng Long - Hà Nội bị va đập, biến dạng, lu mờ, thậm chí chỉ còn lại như những hoài niệm “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo - nền cũ lâu đài bóng tịch dương” Lại có lúc dường như vẻ hào hoa, thanh lịch vốn có của Hà Nội bị đe dọa nghiêm trọng bởi những sự gấp gáp, xô bồ, lai căng của thời kỳ kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế Tuy nhiên, điều gì đã và đang xảy ra với

Hà Nội cũng là những gì đã và đang xảy ra với cả nước và với thủ đô của nhiều nước trên thế giới Càng tự hào bao nhiêu về truyền thống văn minh - văn hiến của dân tộc, tự hào về truyền thống và những nét đẹp hào hoa, thanh lịch của Thủ đô, chúng ta càng phải có trách nhiệm đầy đủ hơn với những giá trị truyền thống ấy trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay Đường lối văn hóa của Đảng nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chính là kim chỉ nam đối với

Trang 20

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung trong việc thực hiện những giải pháp thực tiễn để phát huy cao độ những tinh hoa văn hóa truyền thống, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh hiện đại của nhân loại, đưa văn minh - văn hiến Việt Nam lên tầm cao mới của thời đại

Thứ năm, tiên phong, hiện đại, đổi mới chính là một trong những giá trị cốt lõi được chung đúc, kết tinh trong cơ tầng văn hiến của Thăng Long - Hà Nội

Đức Lý Thái Tổ chính là người đã phát hiện ra thế đất “rồng bay” của thủ đô Hà Nội Trải qua 1000 năm, Thăng Long - Hà Nội đã và vẫn luôn xứng đáng với vị thế rồng bay của mình Từ đầu thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIX, Thăng Long là biểu tượng rực rỡ, tiêu biểu nhất của kỷ nguyên văn minh Đại Việt Trong thời đại Hồ Chí Minh, tính tiên phong của Hả Nội ngày càng được phát huy và tỏa sáng Chính tại nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc

bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam mới, khai sáng

nền dân chủ cộng hòa Cũng tại nơi đây, quân và dân Thủ đô đã anh dũng đương đầu với thực dân Pháp với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Cũng chính Hà Nội là nơi đã đập tan ý chí xâm lăng của Mỹ trong trận Điện Biên Phủ trên không oai hùng Tiếp đó, Hà Nội lại là nơi khơi nguồn cho ánh sáng trí tuệ của công cuộc Đổi mới, mở đường cho công cuộc chấn hưng dân tộc và hội nhập quốc tế

Những giá trị cốt lõi trên đây không tồn tại tách biệt nhau, mà ngược lại cùng hòa quyện, tạo nên bản sắc và cơ tầng văn minh - văn hiến của đất và người Thăng Long - Hà Nội trong suốt 1000 năm qua và tiếp tục là bệ đỡ tinh thần, là yếu tố dẫn đường và quy tụ sức mạnh tổng hợp của Thủ đô trong thiên niên kỷ mới

Trang 21

Đến đây ta có thể khẳng định rằng: Thăng Long- Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa các thời đại, là nơi định đô bậc nhất của Đế vương muôn đời (Chiếu dời đô của Đức vua Lý Công Uẩn), là nơi có sự phát triển sớm nhất sự nghiệp giáo dục của cả nước, nơi có trường Đại học đầu tiên, nơi thường xuyên tổ chức các cuộc thi tuyển người tài cao, học rộng Người Thăng Long- Hà Nội

có nhu cầu cao về phát triển trí tuệ, phát triển tài năng và trong thực tế con người nơi đây đã bao đời nay chứng tỏ các khả năng đó Và trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển đô thị Thăng Long- Hà Nội, người Hà Nội

đã kế thừa và phát huy nếp sống thanh lịch cũng như truyền thống yêu nước của cha ông ta Người Hà Nội, luôn ý thức được vai trò quan trọng của mình

là người đại diện cho dân tộc, điều đó gợi lên lòng tự hào sâu sắc, là nguồn động viên, khuyến khích họ tu dưỡng bồi đắp những phẩm cách đẹp đẽ để xứng đáng là người dân của thủ đô ngàn năm văn hiến Đây là những phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho người Hà Nội nói riêng và con người Việt Nam mọi thế hệ nói chung

1.2: Hà Nội – nơi giao lưu và tụ hội văn hóa cả nước

Với vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước hàng ngàn năm, Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã là trung tâm giao lưu của các nền văn hóa, tiếp nhận tinh hoa văn hóa từ mọi nơi và lan tỏa ngược lại ra các nơi khác Văn hóa Hà Nội vì thế là tổng hòa các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hòa, tiếp biến một cách cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long – Hà Nội, một vùng đất “hội thủy, hội nhân và hội tụ văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng”

Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ nhân tài, hội tụ nghề hay, người dân khắp nơi trong nước tìm đến sinh sống Tới kinh đô, họ mang theo tinh hoa quê hương góp cho Hà Nội nhưng đồng thời mang theo tập quán kẻ quê Hà Nội như cái sàng, sàng lọc, gom nhặt từ những cái đẹp nhỏ nhất của bốn

Trang 22

phương để làm giàu thêm vốn văn hoá cho mình, gạt bỏ những gì không thích hợp rồi định hình, định tính, định vị cái thanh lịch cũng như toả sáng văn hoá thủ đô đi các nơi Nét đặc trưng của văn hoá Hà Nội là nêu gương nếp sống để người “tứ chiếng” về cư trú noi theo

Theo các nhà sử học, Hà Nội còn có tên dân gian là Kẻ Chợ Danh từ

Kẻ Chợ vốn có nghĩa là nơi họp chợ Là nơi họp chợ nên nơi đây thường là chốn hội tụ các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ, để đáp ứng nhu cầu của thị trường Vì vậy danh từ Kẻ chợ vốn có thể dùng để gọi bất cứ thành thị nào Thế nhưng từ lâu, danh từ chung ấy đã chuyển biến thành danh từ riêng để gọi Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội Kẻ chợ ở bên bờ sông Nhị, sông Tô, sông Kim Ngưu luôn luôn nhộn nhịp “trên bến dưới thuyền” với biết bao đặc sản được chuyên chở về đây Bở thế, Thăng Long – Hà Nội cũng là nơi hội tụ của những món ngon vật lạ, của những gì tinh túy nhất của khắp các vùng miền, nơi được dân gian xếp lại “thứ nhất Kinh kì, thứ nhì phố Hiến” Hà nội có nhiều thức quà nức danh khắp chốn như: Phở, bún chả, bún thang, bánh tôm, xôi lúa…Nhiều đặc sản địa phương đã đi vào tục ngữ, ca dao: “Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì/Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn” “Dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần/ Nước mắm Vạn Băn, cá rô Đầm Sét”, “Bánh cuốn Thanh Trì, bánh dì (dày) Quán Gánh” Nhiều tên phố còn gắn với đặc sản nổi tiếng như chả cá Lã Vọng, bánh cốm Hàng Than, bánh trung thu Hàng Đường… Điều đặc biệt trong văn hóa ẩm thực Hà Nội là coi trọng giá trị tinh thần trong cách thưởng thức cũng như nét đẹp giao tiếp trong ăn uống

Không chỉ trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực mà trong các lĩnh vực như trang phục, giao tiếp, ứng xử…Người Hà Nội cũng toát lên cốt cách thanh lịch Sự tế nhị, lịch lãm, tự tin của người Hà Nội được gói gọn trong câu ca:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

Kẻ Chợ là nơi hội tụ người tứ xứ, do đó cũng là nơi chung đúc tiếng nói của

Trang 23

bốn phương, rồi qua sàng lọc tự nhiên đã lắng đọng những gì tinh túy nhất, tiêu biểu nhất, hợp lí nhất Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ, tích hợp các luồng văn hóa để rồi thẩm thấu, chắt lọc và toả sáng Vì thế, mảnh đất đại linh nhân kiệt này đã hun đúc nên những khí phách, những tinh hoa của dân tộc

Có một câu hỏi đặt ra ở đây là: Vì sao Hà Nội lại có sức hấp dẫn và thu hút mọi nhân tài quy tụ về đây sinh sống? Để lý giải cho câu hỏi này chúng tôi xin đưa ra một vài số liệu sau:

Hà Nội ở tọa độ địa lý thuận lợi về nhiều mặt, với kinh độ 105087 đông

và 21005 bắc Phía Bắc có dải Tam Đảo cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km nơi hội tụ các dãy núi và thung lũng Che chở phía Tây và Tây nam là dải Ba

Vì, mở đường đi sâu vào các miền thượng đạo xuyên suốt miền Trung đất nước Thiên nhiên Hà Nội phong phú, tươi đẹp, nơi hội tụ núi - sông - hồ; khí hậu ấm áp, thuận hòa; đầu mối giao thông thuận lợi Sau 1000 năm, Hà Nội ngày nay và Thăng Long xưa tuy khác nhau nhiều về địa lý, tự nhiên nhưng những điểm ưu việt của điều kiện địa lý và tự nhiên của Thăng Long vùng với những ưu thế mới sau khi mở rộng vẫn tạo ra những thế mạnh cho Hà

Nội Thứ nhất, với diện tích 3.344 km2, cơ cấu đất đai đa dạng - vừa có đất bằng phẳng, cao ráo, nằm trên đồng bằng mầu mỡ, vừa có vùng bán sơn địa, vùng rừng núi, hệ sinh thái động thực vật phong phú, thuận lợi cho phát triển

kinh tế Thứ hai, vị thế trung tâm của Hà Nội, đầu mối giao thương, lại nằm

bên con sông lớn, khiến cho giao thông với các địa phương khác dễ dàng, thuận tiện Từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã của Bắc Bộ cũng như của cả nước rất dễ dàng bằng cả đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng

không Thêm nữa, với cảnh sắc tươi đẹp và con người thanh lịch, Hà Nội là

nguồn cảm hứng sáng tạo thơ ca, nhạc, họa, tạo nên sức hút du khách bốn phương… Đó là những yếu tố thuận lợi gắn bó chặt chẽ Hà Nội với cả nước

Trang 24

Với tư cách là thủ đô, Hà Nội có một số thuận lợi cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội; Hà Nội được Đảng, Nhà nước chỉ đạo, tập trung đầu tư

về mọi mặt trong quá trình xây dựng và phát triển; có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ và tinh hoa văn hóa thế giới, giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh có liên quan trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc tế

Là nơi đặt trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội, Thủ đô cũng là nơi diễn ra các đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, được trực tiếp tiếp thu các nghị quyết, đường lối, sách lược đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng

và chiến đầu bảo vệ Tổ quốc Hà Nội cũng là nơi đặt đại sứ quan của nhiều quốc gia trên thế giới và diễn ra các hoạt động ngoại giao quan trọng Hàng trăm tờ báo và tạp chí, hàng nghìn đầu sách mới của gần 40 nhà xuất bản Trung ương phát hành khắp cả nước, ra cả nước ngoài, làm phong phú đời sống văn hóa của nhân dân và giới thiệu hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới

Hà Nội là nơi tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao, phần lớn các chuyên gia đầu ngành đang công tác, nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở Thủ

đô Ngoài ra còn có nhiều tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghệ hiện đại, tiên tiến Nếu thu hút nguồn lực chất xám của nhà khoa học, các bộ, ngành trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học trên

Trang 25

Hà Nội trước đây được xây dựng, phát triển trên nền tảng vững chắc của quá khứ với Cổ Loa - Thăng Long - Hà Nội, và sau khi mở rộng, có thêm phần đất của 4 xã Lương Sơn - Hòa Bình, huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc và toàn

bộ tỉnh Hà Tây - vùng đất của trấn Sơn Tây và đất Sơn Nam cổ xưa Đó là những địa danh tiêu biểu cho lịch sử hàng ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, nơi các tầng văn hóa, các di tích lịch sử - văn hóa có mật độ dày đặc Tinh hoa của trí tuệ và tài năng lao động, sáng tạo của người Thăng Long - Hà Nội, qua 1000 năm còn kết tinh và tỏa sáng trong các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể với 1270 làng nghề, 5200 di tích các loại, trong đó gần 1000 di tích được xếp hạng quốc gia, quốc gia đặc biệt, nổi bật là Hoàng thành Thăng Long, Văn miến - Quốc Tử giám, Ca trù, Hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Di sản văn hóa phong phú, giàu có đã tạo nên bản sắc độc đáo của văn hiến, văn hóa Thăng Long, văn hóa Xứ Đoài vang danh cả nước Tầm cao và chiều sâu trong đời sống tinh thần; vẽ đẹp, sức thu hút, cảm hóa và lan tỏa của Thủ đô chính là tinh hoa văn hóa được tích bồi trong 1000 năm lịch sử Đó là nguồn tài nguyên vô giá, là nguồn lực nội sinh đặc biệt mà Hà Nội phải gìn giữ, phát triển, phát huy trên con đường đi tới văn minh, hiện đại

Trang 26

Chủ thể trực tiếp xây dựng, bảo vệ kinh đô - thủ đô, sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa, văn hiến độc đáo và giàu có trên mảnh đất nghìn năm là cộng đồng người Thăng Long - Hà Nội Là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, Kinh đô - thủ đô bao giờ cũng là nơi tiêu biểu cho ý chí độc lập, tự do, tự lực, tự cường, cho khí phách, bản lĩnh, trí tuệ và quyết tâm chính trị của quốc gia, dân tộc trên con đường phát triển Là Tổng hành dinh cơ quan lãnh đạo cao nhất đất nước, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, giao thương quốc tế, Thăng Long - Hà Nội luôn luôn là địa bàn thu hút, tập hợp những lực lượng tinh túy nhất trong cộng đồng dân tộc; là nơi thử thách, phát hiện, đào luyện, sàng lọc nhân tài Đó chính là những cơ sở để hình thành ở kinh đô - thủ đô một cộng đồng xã hội có chất lượng cao, trong

đó phẩm chất chính trị, tài năng, và tính tích cực xã hội là những tố chất nổi trội Hiện nay, Hà Nội có dân số 6,5 triệu người - một nguồn nhân lực dồi dào, trong đó có hàng vạn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan trung ương và thành phố; có hàng trăm tướng lĩnh, hàng vạn sĩ quan cấp tá, hàng vạn cán bộ trung cao cấp qua các thời kỳ cách mạng; hàng chục vạn trí thức, văn nghệ sĩ

có trình độ và tâm huyết, công nhân bậc cao, thợ lành nghề, doanh nhân giỏi, sinh viên tài năng; hàng chục vạn đảng viên sinh hoạt tại Đảng bộ Hà Nội và các đảng bộ trực thuộc Trung ương Đây là nguồn lực quan trọng và quí giá nhất, là lợi thế duy nhất có của Hà Nội cần phải được đánh giá và phát huy tốt nhất trong thời kỳ mới

1000 năm qua, các thế hệ người Thăng Long - Hà Nội ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về sử dụng, phát huy ngày càng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ kinh đô - thủ đô và để lại cho các thế

hệ hôm nay những bài học lịch sử quí giá Đó là bài học nhận thức đúng vai trò, vị trí của Thăng Long - Hà Nội để hoạch định chính xác kế sách phát triển, bảo vệ kinh đô - thủ đô; bài học về nhận thức và phát huy đồng bộ, toàn

Trang 27

diện các nguồn lực tổng hợp; bài học về khai thác, sử dụng gắn liền với gìn giữ, bồi đắp các nguồn lực; bài học về xây dựng con người, cộng đồng và đội ngũ lãnh đạo, quản lý có tâm, có tầm và có tài sử dụng, phát huy các nguồn lực để phát triển bền vững Thăng Long - Hà Nội Một thiên niên kỷ đã đi qua, song những bài học lịch sử đó vẫn vẹn nguyên giá trị, và đó cũng chính là hành trang không thể thiếu để Hà Nội vững bước vào tương lai

Về giáo dục, mảnh đất Kinh kỳ chính là nơi hội tụ, tôi luyện, là môi trường giáo dục lý tưởng cho các văn nhân, nho sinh, sĩ tử của cả nước bởi nơi đây tập trung nhiều trường học cả công và tư, cũng là nơi tổ chức những khoa thi quan trọng của các triều đại phong kiến Ngay từ những thế kỷ đầu của nhà nước quân chủ chuyên chế, giáo dục Thăng Long - Hà Nội đã tồn tại song hành cả hai hình thức: nhà nước và dân gian Cơ sở giáo dục văn hóa chính thống và quan trọng nhất chính là Quốc Tử Giám, được xây dựng từ năm

1070 Cho đến đầu thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn chuyển Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào Huế thì Thăng Long - Hà Nội vẫn là trung tâm giáo dục - văn hóa thu hút đông đảo các giới trí thức, nho sinh Ngoài giáo dục nhà nước, giáo dục nho học dân gian cũng rất phát triển ở Thăng Long - Hà Nội với một số trường, lớp học tư, dân lập nổi danh khi nho sinh đỗ đạt cao qua các kỳ thi Trên nền “đất học” Thăng Long đã nổi lên những làng khoa bảng nức tiếng cả nước như Đông Ngạc, Tả Thanh Oai, Hạ Yên Quyết (Từ Liêm), Nguyệt Áng (Thanh Trì), Phú Thị (Gia Lâm), Thượng Yên Quyết…

Về Văn học, Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ của các văn nghệ sĩ đến từ

mọi miền Tổ quốc khi mà tài năng nghệ của họ còn ở thời kỳ nhen nhúm Không phải đâu khác, chính bầu không khí cũng như truyền thống ngàn năm văn hiến của thủ đô đi kích thích, bồi bổ tâm hồn họ, nâng cao nhận thức xã hội cho họ để rồi khi tài năng nghệ thuật ấy thực sự trưởng thành, họ đã thể

Trang 28

ta thấy họ luôn dành tình cảm thiêng liêng của mình với Hà Nội Vì đây là nơi

họ học nghề, trưởng thành dần về nghề nghiệp Nhưng quan trọng hơn, đây là nơi họ có dịp tiếp xúc với các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội, từ đó xác định cho mình một hướng viết đúng đắn Có những nhà văn chưa viết gì trực tiếp về Hà Nội, nhưng vẫn có thể nói cùng với Hà Nội mà mình đã trưởng thành

Từ thời phong kiến, xã hội Việt Nam phát triển thoi thóp suốt đêm trường trung cổ, không đủ tạo ra được những thành thị lớn, nhưng một nhóm tri thức chuyên nghiệp đã hình thành từ đây Trong cái đêm ròng đen tối

đó, giữa bao nhiêu làng xóm bịt bùng, Hà Nội vẫn luôn luôn là một thứ đốm sáng, ảnh hưởng toả rộng ra các vùng lân cận Từ cuối đời Trần, ngôi trường bên sông Tô của Chu Văn An, đã là một thứ “Trung tâm đào tạo trí thức” Về sau dưới triều Lê, hoặc sang đầu triều Nguyễn, bao nhiêu nhà trường của ông

đồ Cao Huy Giảng (thân sinh ra Cao Bá Quát) vẫn giữ được nhịp sinh hoạt đều đặn, tiếng bình văn sang sảng của Bùi Huy Bích, Nguyễn Văn Siêu… nổi tiếng một thời, khiến nhiều gia đình từ các làng xóm xa xôi cũng cố gửi con cái đến học, và trong giới “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” đó, không thiếu những người sau này ở lại với lịch sử văn học

Đầu thế kỷ XX, Hà Nội tiếp tục đóng vai trò trung tâm của văn hoá, giáo dục cả nước, học sinh người các tỉnh khác về học ở Hà Nội càng nhiều Một vai trò khác mà thủ đô có được trong cuộc đời của nhiều nhà văn: sau khi

đã học hành đầy đủ ở quê nhà, họ lên Hà Nội lập nghiệp; ba mươi sáu phố phường vừa là môi trường mở ra cho họ “kiếm sống” , vừa là “những trường

Trang 29

đại học” của họ, và chính ở đó, tài năng của ngòi bút mỗi người có dịp nảy nở đầy đặn hơn cả “Góc thành Nam, lều một gian”, nơi ấp ủ những suy nghĩ của Nguyễn Trãi trước khi vào Thanh Hoá với Lê Lợi là Đông Quan Suốt thời Lê Mạt, Nguyễn Sơ, cha con anh em nhà họ Ngô Thì nhào về quê ít lâu lại bổ ra Thăng Long, nên mới chứng kiến được nhiều cảnh, nhiều “pha” đáng nhớ,

trong thời ly loạn, như họ từng ghi lại trong Hoàng Lê nhất thống chí Trong

cuộc đời toàn tâm toàn ý nghiên cứu y học để lo trị bệnh cứu người, chuyến lên kinh chẩn bệnh cho chúa Trịnh không thể phai mờ trong ký ức Hải Thượng Lãn Ông, khiến ông phải dành cho nó một thiên ký sự riêng Còn

Nguyễn Du? Chỉ với một bài Long thành cầm giả ca, đánh dấu hưng vong của

thời đại, ta đủ hiểu tình yêu của ông đối với Hà Nội sâu sắc biết là ngần nào Trong khói lửa chinh chiến liên miên, với Nguyễn Du, cũng như với nhiều nhà văn, Hà Nội vừa là cái gì luôn đổi thay, vừa là cái gì đó còn mãi

Từ đây, có thể nói thêm rằng cái ảnh hưởng mà thủ đô để lại trong đời văn của một người không chỉ do bằng thời gian người đó ở thủ đô dài hay ngắn Có khi, chỉ một hay vài chuyến đi ngắn ngủi thôi cũng đã gây ra một

“tình yêu sét đánh” – cố nhiên là tình yêu giữa nhà văn với thủ đô – để rồi cả đời văn của người đó thay đổi Xưa đã như thế, ngày nay cũng như thế Mà trong sự bừng tỉnh của con người, thì thời gian không được đo tính bằng những thước đo thông thường: nó phải được đo bằng những thay đổi to lớn để lại trong tâm trí người ta

Những năm đầu thế kỉ XX, xuất hiện cây bút và tác phẩm tăng lên rất nhanh mở rộng đến cả Trung Bắc chủ nhật, Tạo đàn tạp chí, tri ân tạp chí,… Trong sáng tác của các nhà văn, hình ảnh một lớp người Hà Nội tài, những kẻ sinh bất phùng thời, với những thú chơi tao nhã và các triết luận nhân sinh, thời thế, được thể hiện rất sinh động Đây là những tác phẩm có ý nghĩa gây mần cho thể tùy bút trong văn học Việt Nam hiện đại

Trang 30

Đến giai đoạn 1930 – 1945: Văn học hiện thực mang đến một cách tiếp cận khác, cụ thể và xác thực về con người và đời sống Hà Nội Không còn sự thi vị hóa, Hà Nội hiện lên với tất cả sự đau khổ và bát nháo của nó Nhưng thật may mắn giữa cuộc sống đầy sự tha hóa ấy, người Hà Nội vẫn giữ được nét tinh túy của văn hóa Việt , văn hóa Thăng Long trước sự xâm thực của lối sống Phương Tây

Năm 1943, nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Chuyện Hà Nội (Nhà xuất bản Bách Việt) cũng có những nhận xét tương tự: Hà Nội là nơi người ta

có thể học hỏi dễ dàng “Những người ở Huế, Sài Gòn ra chơi đều thán phục

Hà Nội về những cửa hàng sách… Người ta khen Hà Nội là một nơi mà người thiếu niên ham muốn quốc văn dễ học, dễ khảo cứu, dễ tìm tòi…” Sau khi “nhại” ca dao cổ bằng hai câu lục bát mới:

Mười năm bút mực giang hồ

Có về Hà Nội cơ đồ mới nên

Cách mạng tháng tám thành công, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ công hòa Văn học Hà Nội trở thành tiếng nói tiêu biểu của người dân tự do, của dân tộc độc lập Nhưng niềm vui chưa trọn, Hà Nội lại phải bước vào cuộc chiến đấu sống còn với thực dân Pháp Những âm thanh hào sảng, tươi vui trong ngày “hội nghị non sông” đã nhường chỗ cho lời thề sắt đá” quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Một lần tới thủ đô của Trần Đăng đã thể hiện một cách sống động quyết tâm nung nấu của một thế hệ quên mình vì nước Những ngày cả Hà Nội hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tich Hồ Chí Minh, quyết biến từng ngôi nhà, ngõ phố thành trận địa cản bước chân xâm lược của giặc Pháp , đã đi vào lịch sử như một biểu tưởng cao đẹp về sự đồng tâm nhất trí của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Trong lời bạt viết cho cuốn Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết Nguyễn

Huy Tưởng) in ra 1961, nhà văn Nguyễn Tuân từng đưa ra một nhận xét

Trang 31

Ở miền Bắc, từ ngày đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh đánh phá Hà Nội nhất là những ngày không lực Hoa Kì ném bom Hà Nội năm 1972, hàng loạt những tác phẩm kí đã ghi lại chân thực và sâu sắc cuộc đối mặt lịch sử này Nhiều tuyển tập như : Mảnh đất, bầu trời, người Hà Nội; Trên mỗi tấc đất Hà Nội; Hà Nội mười hai ngày ấy… đã ghi lại một cách chân thực vẻ đẹp hào hùng của Hà Nội – lương tâm và phẩm giá loài người Nét đẹp độc đáo của văn hóa Hà Nội là ở chỗ, vượt lên tất cả sự tàn phá của bom đạn, người Hà Nội vẫn giữ được tất cả vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng; sự bao dung và lòng vị tha cao cả

Nhìn vào thực tế trước cũng như sau 1945, người ta đều có thể nhận ra một sự thực: Hà Nội có vai trò đáng kể trong việc hình thành giới trí thức, từ

đó, tạo ra bề rộng và bề sâu của sinh hoạt văn hoá trong cả nước Đây là “sân khấu chính” của mọi diễn biến văn học, là nơi ủ ấp mọi thí nghiệm, nâng đỡ mọi tài năng, mà cũng là nơi nói lên tiếng nói cuối cùng nhằm đánh giá chất lượng sáng tác Đặt một đời văn trên khung cảnh Hà Nội, người ta dễ dàng nhận ra những đường nét chủ yếu của đời văn đó

Trang 32

1.3: Vẻ đẹp của người Hà Nội - tinh túy của văn hóa Hà Nội

Lâu nay, nói về người Hà Nội, người ta thường nhớ đến hai câu thơ: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Tràng An là chỉ kinh đô Thăng Long - Hà Nội Thanh lịch là hàm nghĩa rộng của phong cách sống đẹp từ trong nhà ra xã hội, từ ăn nói, ăn mặc, ăn học, ăn chơi, ăn ở cho đến phép giao tiếp, ứng xử giữa người với người, giữa người

hóa truyền thống của mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến với những đặc thù riêng Hà Nội trong mắt người dân Việt Nam và thế giới là mảnh đất kinh kỳ, nơi đó có những người con gái thanh lịch tinh tế và đằm thắm, dịu dàng

Nội có điều kiện thẩm thấu, chắt lọc và tỏa sáng vẻ đẹp của phẩm cách, tâm hồn Cái thanh, cái đẹp của người Hà Nội xưa thể hiện ở giọng nói phát âm chuẩn mực, nhẹ nhàng; cách phục sức giản dị nho nhã; lối giao tiếp khiêm nhường, mến khách; cách ăn uống thanh cảnh, điềm đạm "ngọn giá cắn đôi" nhưng không kém phần tinh túy, sành điệu làm ra bao món ăn nổi tiếng, trở thành đặc sản chốn kinh kỳ như phở, bún thang, chả cá, cốm vòng Hà Nội còn mang vẻ đẹp truyền thống của văn hóa, văn học đậm nét Thăng Long, nơi hội tụ tao nhân mặc khách bốn phương, với những địa danh nổi tiếng đã đi vào thơ văn nhiều thế hệ

Người Hà Nội rất sành trong ăn uống, nâng cách ăn, cách nấu thành nghệ thuật ẩm thực Món ăn mặn, ngọt, chua, cay đều vừa độ, gia vị đầy đủ, nước chấm, nước canh khéo chế Bữa ăn ngon từ cách xếp mâm, bãy đĩa, lên

Trang 33

Người Hà Nội coi trọng gia đình, gia phong bởi đó là một cái nôi tạo dựng các thế hệ tương lai cho đất nước Cha mẹ, ông bà luôn là tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo Các cụ già có thú chơi tao nhã như: uống trà, chơi cờ, nuôi cá dưỡng tâm, nuôi chim dưỡng tính, nuôi lan tích đức, dựng hòn non bộ, trồng cây cảnh để cân bằng sinh thái, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho nhà, cho phố, cho thủ đô

biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt Người Hà Nội mang phong cách hiện đại, lối ứng xử tự tin, giới trẻ giỏi vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào học tập, nghiên cứu, kinh doanh, sản xuất "Nếp cũ" còn đó nhưng hủ tục đã giảm, không còn nhiều những hiếu, hỷ rườm rà tốn kém; những lễ nghi, tập tục, ứng xử trong gia đình, họ hàng, xóm phố cũng đơn giản, thông thoáng hơn

Theo thời gian, năm tháng, trước những xô bồ của cuộc sống, trước cơn lốc của thời hội nhập, rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị cuốn trôi, song với người Thăng Long, Hà Nội, dù cho đi đâu ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng,

Trang 34

đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu văn hóa mặc đất Kinh Kỳ mà họ luôn tự hào

Người Hà Nội có văn hóa mặc rất đặc trưng Họ mặc đẹp, cái đẹp của

sự nền nã, kín đáo chứ không phô trương, lòe loẹt Nét văn hóa đặc trưng này luôn được họ gìn giữ ngay cả trong thời chiến tranh thiếu thốn, những năm bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc của thời kỳ mở cửa Mỗi thời kỳ lại có những trang phục riêng nhưng tất cả đều tuân theo "mẫu số chung": đó là sự thanh lịch "Ăn Bắc, mặc Kinh" - câu ngạn ngữ chỉ nét đẹp trong trang phục của người kinh đô Thăng Long với dấu ấn Hà thành cổ kính và thanh lịch Và người Hà Nội rất tự hào với sự vinh danh ấy

Trải qua tiến trình lịch sử, cách ăn mặc của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo mỗi thời đại, nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, đậm nét văn hóa của vùng Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến

Hà nội là vùng đất ngàn năm văn hiến, một trung tâm văn hóa, lớn của Việt Nam Là vùng đất cổ xưa nên cũng lưu truyền nhiều văn hóa lễ hội, là món ăn tinh thần để nhân dân ta nhớ lại truyền thống hào hùng anh dũng của dân tộc Các lễ hội tiêu biểu: Lễ hội đền Cổ Lao, lễ hội Đống Đa, hội Lễ Mật,

lễ Phù Đổng, Hội thổi cơm thi Thị Cấm, lễ hội đền Đồng nhân…

Ở nơi trung tâm và đầu não chính trị của cả nước, người Hà Nội đã chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử Lịch sử hào hùng của quá trình dựng nước và giữ nước đã hun đúc hào khí của người Thăng Long Trải qua các thời đại từ Lý, Trần, Lê, Mạc…đến thười đại Hồ Chí Minh tinh thần yêu nước, chí khí quật cường “Thà quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” và “Không có

gì quý hơn độc lập tự do” thấm đẫm trong mỗi con người Việt Nam, trong mỗi con người Thăng Long- Hà Nội Những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, trước đổ nát, bom đạn, người Thăng Long- Hà Nội đã một

Trang 35

lần nữa chứng tỏ những phẩm chất cao đẹp của mình với cả nước, với thế giới

Hà Nội- Thủ đô của phẩm giá và lương tri con người

Với sự thăng trầm của lịch sử, Hà Nội đã trải qua biết bao thời kỳ bom đạn thời toàn quốc kháng chiến, qua 10 ngày chiến đấu, quân và dân Hà Nội

đã giành thế chủ động, làm cho quân Pháp bị thiệt hại nặng, đã làm thất bại

âm mưu đánh chiếm thành phố của Pháp Thời kỳ Mỹ thả bom Miền Bắc, Hà Nội đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, đã lập nên trận “ Điện biên phủ trên không”, làm chấn động dư luận thế giới, bị thất bại nặng nề, Mỹ phải ngừng ném bom và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh Cuối cùng, Hà Nội được sống trong thời kỳ hòa bình từ sau Hiệp định Geneve và sau ngày Tổ quốc thống nhất cho tới nay

Tính chất tập thể hóa trong lối sống của người Hà Nội hình thành, phát triển từ thời kì này Ví dụ nổi bật là phong trào thanh niên tình nguyện (Thanh niên xung phong) đi khai hoang và xây dựng kinh tế mới, đi về các vùng nông thôn làm việc hoặc công tác (Dạy học, chữa bệnh, tuyên truyền văn hóa và xây dựng nếp sống văn hóa mới…) Phong trào này đã lôi cuốn hàng vạn nam nữ thanh niên Hà Nội tỏa về các địa phương trong nước Họ không chỉ cống hiến sức lực, tài năng cho các địa phương, mà còn xác định một nếp sống “Sống vì mọi người” với một tinh thần “Phơi phới dạy tương lai”

Sự tương trợ giúp đỡ nhau được đề cao với tinh thần “Lá lành đùm lá rách” Người đi sơ tán gửi tài sản người ở lại, song vẫn nguyên vẹn, tệ nạn xã hội hầu như rất ít Qua khói lửa chiến tranh, đã bộc lộ rõ bản lĩnh và khí phách người Thăng Long- Hà Nội Cái thanh lịch có thể bị cái xô bồ, cái tạm bợ , và cái tùy tiện của thời chiến làm cho lu mờ, song không thể làm suy đồi và biến dạng Trong thời kỳ này có thể nói “Ra ngõ gặp anh hùng” Những tấm gương người tốt việc tốt trong sản xuất và chiến đấu nở rộ trên mỗi trận địa phòng không, mỗi công trường, xưởng máy, cơ quan, trường học…

Trang 36

Như vậy, những nét văn hóa “ Hà Nội” nhất cũng là nét văn hóa đặc trưng nhất của văn hóa Việt Nam Người Hà Nội với lối sống giản dị, khiêm nhường, lối ứng xử, giao tiếp ân tình, mộc mạc, niềm nở chính là những người dân tiêu biểu của Hà Nội văn hiến ngàn năm Trong cuộc sống thường ngày người Hà Nội luôn quan tâm, chu đáo với nhau cả khi “tối lửa tắt đèn” Và trong chiến tranh người Hà Nội vẫn luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau Khi

ra chiến trường người Hà Nội tràn đầy ý chí chiến đấu, sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ thủ đô và giành độc lập cho dân tộc

Trang 37

CHƯƠNG II:VẺ ĐẸP ĐA DẠNG TRONG CHIẾN ĐẤU VÀ ĐỜI

THƯỜNG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

2.1 Vẻ đẹp của người Hà Nội trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc

2.1.1 Người Hà Nội trong các cuộc chiến đấu vệ quốc trên khắp đất nước

Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ đã trở nên gần gũi, thân thương, là một biểu tượng đẹp, rất đáng tự hào của người Việt Nam Những hi sinh, gian khổ

mà họ trải qua chiến tranh; những ý chí, nghị lực, sự kiên cường, dũng cảm chiến thắng kẻ thù xâm lược của bộ đội ta là dấu ấn sâu đậm, mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà

Trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mĩ, hòa chung với không khí chiến đấu của cả nước, từng lớp thanh niên tri thức Hà Nội đã gác bút lại để

ra chiến trường đấu tranh giành lại nền độc lập cho nước nhà Trong đó, người thanh niên làm cho ta nhớ mãi với cuốn nhật kí đã kịp ghi lại những tháng ngày trong quân ngũ, người thanh niên đó không phải là ai xa lạ, đó là Nguyễn Văn Thạc Đọc cuốn “Mãi mãi tuổi hai mươi” ta thấy một trái tim, một tâm hồn của một con người thiết tha yêu nước tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam thời chiến

Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công Nhà nghèo, nên chú bé Thạc vừa đi học, vừa phải đi làm thêm giúp đỡ bố mẹ nuôi sống gia đình Bù lại, Thạc học rất giỏi Suốt 10 năm học phổ thông, cậu bé đều đạt loại học sinh A I (giỏi toàn diện)

Khi gia đình đã sơ tán về quê ở Cổ Nhuế, Thạc học cấp III tại trường Yên Hoà B Hằng ngày, anh phải đi bộ 4 cây số đến trường học; ngày nghỉ, thì

đi bộ hàng chục cây số đến tận Thư viện Hà Nội để đọc sách Vất vả, nhưng Thạc thông minh nên giỏi đều tất cả các môn, anh đặc biệt có năng khiếu về môn văn

Trang 38

Với thành tích học tập kể trên, Thạc đã được Ban Tuyển sinh Hà Nội xếp vào diện đi đào tạo tại Liên Xô Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn những nam học sinh xuất sắc năm đó đều phải ở lại để tham gia quân đội

Trong khi chờ gọi nhập ngũ, Thạc đã xin thi và đỗ vào Khoa Toán – Cơ của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Vừa học năm thứ nhất, anh vừa tự học thêm để hoàn thành chương trình năm thứ 2 và được nhà trường đồng ý cho lên học thẳng năm thứ 3…

Nhưng đó cũng là thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn mới Chiến trường miền Nam ngày càng gay go và ác liệt Hàng ngàn sinh viên các trường đại học phải tạm ngừng việc học tập để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội Nguyễn Văn Thạc đã nhập ngũ ngày 6-9-1971…

Đọc thư của Nguyễn Văn Thạc, ta không chỉ cảm nhận và khám phá được nhiều điều thú vị về cuộc sống và xã hội miền Bắc nước ta những năm 1966-1972; mà còn hiểu được đời sống, tâm tư, tình cảm của thế hệ thanh niên – chiến sĩ thời đó Hình như anh viết thư không chỉ là thông tin tình cảm riêng cho bố mẹ, cho anh trai, hay cho bạn bè… mà còn ấp ủ những tư tưởng và mơ ước lớn hơn nhiều “Em muốn những trang thư là những dòng suy nghĩ về đời,

về người, về cuộc sống, về những chân lý mà bất kỳ ai sống có trách nhiệm cũng phải suy nghĩ đến…” – Trong một lá thư gửi anh trai của mình, Thạc đã viết như thế

Đặc biệt, trong một lá thư gởi người bạn gái thân thiết, Nguyễn Văn Thạc có dự cảm kỳ lạ: “Bất kỳ một sự vinh quang nào cũng cần phải trả bằng một giá Và khó khăn gian khổ càng nhiều và thử thách càng nhiều, sự vinh quang đó càng trở nên rực rỡ Chúng ta đừng đi tìm những chân lý sâu xa đơn thuần qua những áng văn và những bài thơ và bài toán

Và Nguyễn Văn Thạc đã ghi chép rất kỹ những điều mắt thấy, tai nghe

và cả những điều anh cảm nhận được Đó là chuyện về gia đình những người

Trang 39

dân nơi anh đóng quân, chuyện về những anh lính cùng đơn vị, về những cán

bộ chỉ huy tiểu đội, trung đội, trung đoàn… Có rất nhiều chuyện vui, nhưng cũng có cả những chuyện buồn “Không ai muốn cuộc đời mình phải buồn bã

cả, nhưng rất ít người trên đời này đạt được điều mình mong muốn Mất mát nhiều, nhưng cố gắng làm sao cho mình khỏi thất vọng, khỏi phải mất nghị lực luôn hun cháy lòng mình Đó mới là điều quan trọng” – Trong một trang sổ tay, Thạc đã viết như thế

Ảnh hưởng chung của tập nhật ký là tinh thần lạc quan, sẵn sàng ra trận, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc của một thanh niên trí thức Nhưng không thể không nhắc đến điều này: Nếu ta đặt cương vị mình vào Nguyễn Văn Thạc – một thủ khoa của cuộc thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc, mới thấy sức ép tâm lý luôn đè nặng và ghê gớm tới mức nào! Không chỉ một lần anh lo lắng tự hỏi: “Liệu mình có thể làm được gì, đóng góp được gì cho Văn học chống Mỹ hay không? Biết bắt đầu từ đâu và đi theo con đường nào? Làm sao có được một bàn tay dẫn dắt của người đi trước?”

Nguyễn Văn Thạc luôn mơ ước khi ra trận mình sẽ làm được như Bôrit Pêlôvôi – một nhà văn Liên Xô nổi tiếng với những tác phẩm viết về chiến tranh Anh sẽ thu thập thật nhiều vốn sống, để viết văn, làm thơ, ca ngợi những con người đã hy sinh những gì quí giá nhất của riêng mình cho giai cấp, cho dân tộc

Có thể không nói quá rằng: Thần tượng của Nguyễn Văn Thạc trước khi

ra trận chính là nhà thơ trẻ Phạm Tiến Duật trên tuyến đường Trường Sơn Thạc luôn mơ ước mình cũng sẽ làm được như thế và hơn thế! Nhưng giữa mơ ước và hiện thực luôn là một khoảng cách rất xa, mà không phải ai cũng có thể vượt qua!

Bởi thế, đã có những lúc Thạc bi quan: “Kể ra, bây giờ giờ mà chết thì thật đáng tiếc Những ngày còn bé, những lúc đi học chẳng bao giờ phải phiền

Trang 40

toái đến chuyện đó cả, chỉ miên man với tương lai anh sẽ làm gì và sống ra sao Nhưng bây giờ, những ý nghĩ đó mọc ra

Khó gì đâu – cái chết – chỉ một viện đạn lạc hay một hơi bom – Sự thật

bi đát đó không trừ một ai cả” Thậm chí, đã có những giây phút, Thạc lâm vào trạng thái rời rã, chán nản và thất vọng đến cùng cực Có một trang sổ tay Thạc viết bằng bút chì.Viết xong, anh liền gạch chéo và xóa đi Đọc lại, ta có thể cảm nhận được tâm trạng rối bời, khổ đau đến tột độ của người viết:

“Phải hết sức trấn tĩnh, tôi mới không xé hoặc không đốt đi cuốn Nhật ký này Trời ơi! Chưa bao giờ tôi chán nản và thất vọng như buổi sáng nay, như ngày hôm nay cả Tôi không giải thích ra sao nữa Người ta giải thích được cần phải trấn tĩnh mới hiểu lý do và lung tung Còn tôi, rời rã tôi chán nản với hết thảy mọi điều, mọi thứ trên trái đất này Phải, tôi hiểu rằng, với một người con trai đang khoẻ mạnh, đang sung sức đang ở giữa mùa xuân của đời mình thì buồn nản, thì chán đời là một điều xấu xa và không thể nào tưởng tượng được – Người đã chửi rủa biết bao lần những thanh niên như thế – Nhưng tôi biết làm sao khi chính bản thân tôi đang buồn nản đến tận cùng này Tôi lê gót suốt con đường mòn – Con đường mòn như chính cuộc đời tôi đang mòn mỏi đi đây – Tôi ngồi bệt xuống bờ sông, con sông cạn đang rúc nước Tôi vốc bùn và cát

ở dưới lòng sông, và qua kẽ ngón tay tôi nó rớt xuống, rớt xuống Tôi muốn khóc, khóc với dòng sông Không, chẳng có ai có thể đem lại cho tôi được chút

gì niềm an ủi hay vui sướng cả Mọi người không hiểu được tôi, mọi người gắt gỏng với tôi Trời ơi, giá lúc này tôi có chế chết ngay đi được Có thể quên hết nỗi phiền muộn và sầu não ngập tràn cả hồn tôi thì sung sướng biết bao…”

Nhưng đó chính là suy nghĩ rất thật của một chàng trai sống thiên về nội tâm, luôn nhạy cảm Xin đừng ai vội kết tội anh là hèn nhát, là xấu xa Bởi anh cũng là một con người, với bao cảm xúc buồn vui và tình yêu không bao giờ

Ngày đăng: 06/05/2016, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Vũ Bằng (2006), Vũ Bằng toàn tập, tập 1, Nxb Văn học Khác
[2]. Vũ Bằng (2000), tuyển tập, tập 2, Nxb Văn học Khác
[3]. Vũ Bằng (2000), tuyển tập, tập 3, Nxb Văn học Khác
[4]. Vũ Bằng (2000), Thương nhớ mười hai, Nxb Văn hóa thông tin [5]. Vũ Bằng (2000), Thương nhớ mười hai, Nhà sách Tân văn, Sài Gòn [6]. Vũ Bằng (1994), miếng ngon Hà Nội, Nxb Văn học Hà Nội Khác
[7]. Vũ Bằng (1960), miếng ngon Hà Nội, Nxb Nam chi tùng thƣ, Sài Gòn Khác
[8]. Thạch Lam (2001), Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Văn hóa thông tin Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w