Chức năng: Phòng Cơ Sở Dữ Liệu, gọi tắt là phòng Dữ Liệu là đơn vị trực thuộc Cục Bảo Vệ Môi Trường, có chức năng giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển và quản lý thống nhất hệ thống dữ liệu và thông tin phục vụ công tác quản lý, bảo vệ môi trường của Cục và của cộng đồng; nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông trong công tác bảo vệ môi trường của Cục. Nhiệm vụ: 1.Tham gia xây dựng chính sách, văn bản qui phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch quốc gia về dữ liệu và thông tin môi trường; xây dựng và tổ chức thực hiện các qui định, qui chế, chuẩn thông tin và các cơ sở pháp lý khác về dữ liệu và thông tin môi trường. 2. Tổ chức xây dựng và phối hợp thực hiện chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường; thu thập, lưu trữ, khai thác và cung cấp dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ môi trường theo phân công của Cục;
Trang 1I.GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1Những vấn đề chung
Tên cơ quan /đơn vị:Phòng Cơ Sở Dữ Liệu – Cục Bảo Vệ Môi Trường Chức năng: Phòng Cơ Sở Dữ Liệu, gọi tắt là phòng Dữ Liệu là đơn vị trực thuộc Cục Bảo Vệ Môi Trường, có chức năng giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển và quản lý thống nhất hệ thống dữ liệu và thông tin phục vụ công tác quản lý, bảo vệ môi trường của Cục và của cộng đồng; nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông trong công tác bảo vệ môi trường của Cục
Nhiệm vụ:
1.Tham gia xây dựng chính sách, văn bản qui phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch quốc gia về dữ liệu và thông tin môi trường; xây dựng và tổ chức thực hiện các qui định, qui chế, chuẩn thông tin và các cơ sở pháp lý khác về dữ liệu và thông tin môi trường
2 Tổ chức xây dựng và phối hợp thực hiện chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường; thu thập, lưu trữ, khai thác và cung cấp dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ môi trường theo phân công của Cục;
3 Là đầu mối thu thập, lưu trữ và quản lý số liệu điều tra, quan trắc về môi trường Chủ trì xây dựng tích hợp, quản lý khai thác cơ sở dữ liệu số liệu quan trắc phục vụ công tác quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường từ trung ương đến các vùng địa phương Tổ chức và phối hợp thực hiện soạn thảo các báo cáo chất lượng môi trường
4 Xây dựng, quản lý, cập nhật và khai thác hệ thống các cơ sở dữ liệu môi trường, các trang Web, thư điện tử, các báo cáo và các thông tin tác nghiệp điện tử của Cục Thực hiện thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin, tư liệu trong và ngoài nước, báo cáo thực hiện đề tài, dự án phân công Xây dựng và quản lý thư viện điện tử về thông tin, tư liệu thuộc phạm vi quản lý của Cục;
Trang 25 Thực hiện cung cấp thông tin, tư liệu tổng hợp về môi trường đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế
xã hội, các cơ sở sản xuất và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật
Tổ chức thực hiện phân tích, tổng hợp và cung cấp thông tin dữ liệu môi trường theo yêu cầu của Lãnh đạo Cục
6 Tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin- viễn thông trong các lĩnh vực công tác của Cục Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thông tin địa lý, mô hình toán học, thống kê môi trường phục vụ công tác bảo vệ môi trường
7.Thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế theo phân công của Cục
8.Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao; Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thuộc Phòng theo phân cấp
9 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao cho
Cơ cấu tổ chức:
Lãnh đạo phòng có Trưởng phòng và một số Phó trưởng phòng Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về các nhiệm vụ được giao; xây dựng chức năng nhiệm vụ cụ thể của Phòng, qui chế làm việc của phòng
và điều hành mọi hoạt động của Phòng
Phó trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về lĩnh vực công tác được phân công
1 ThS Hoàng Dương Tùng (Trưởng phòng CSDL MT)
2 KS Nguyễn Văn Thuỳ (Kỹ sư trắc địa bản đồ)
3 KS Phạm Quang Hiếu
Trang 3(Kỹ sư tin học)
4 KS Phạm Hồng Trường
(Kỹ sư tin học)
5 CN Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (Cử nhân địa môi trường)
6 KS Lê Hoàng Anh (Kỹ sư tin học)
7 KS Nguyễn Thị Khánh Bình
(Kỹ sư công nghệ môi trường)
8 KS Vũ Việt Anh
(Kỹ sư trắc địa đại học mỏ)
9 CN Mạc Minh Trà
(Cử nhân môi trường)
10 KS Văn Hùng Vĩ
(Kỹ sư tin học) Đặc điểm hoạt động:
Nghiên cứu khoa học, tư vấn, đào tạo cán bộ
1.2 Các hoạt động chủ yếu của phòng CSDL năm 2003:
1 Xây dựng hệ thống tích hợp thông tin số liệu quan trắc môi trường
2 Hoàn chỉnh và thu thập dữ liệu cho toàn bộ chỉ tiêu thống kê MT
3 Đề xuất hệ thống theo dõi các CSON
4 ứng dụng viễn thám
5 Xây dựng và thiết kế portal,gồm:
- Thử portal
- Liên thông thông tin
Trang 4- Lưu trữ báo cáo
- Dịch vụ công
6 Xây dựng các CSDL, gồm:
- Xây dựng CSDL sách đỏ
- Xây dựng CSDL văn bản pháp qui tiếng Anh
7 Tăng cường trao đổi, phổ biến thông tin và dữ liệu , gồm:
- Cập nhật trang Web tiếng Việt và CSDL đang có
- Trang Web của cục bằng tiếng Anh
- CD Việt Nam xanh
- CD sách đỏ
- Bản tin môi trường
- Đào tạo cán bộ Các chương trình , dự án đã và đang thực hiện:
- Dự án về phân hạng các doanh nghiệp theo các chỉ số môi trường của nước thải công nghiệp: thực hiện đối với 50 doanh nghiệp, gồm: các doanh nghiệp dệt nhuộm và các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm Dự án này do World Bank tài trợ và đã hoàn thành vào tháng 7/2002
- Dự án Đan Mạch ( bắt đầu từ 12/08/2003 và tiến hành trong
3 năm)
1.3 Những đặc điểm khác:
Thực hiện nhập các số liệu quan trắc môi trường qua các năm nhằm lưu trữ và phục vụ cho tra cứu số liệu, nghiên cứu khoa học, cung cấp dữ liệu,
số liệu, thông tin cho các cơ quan quản lý
Chương trình dự định sắp tới: Xây dựng và phát triển hệ thống CSDL môi trường tại trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường trên cơ
sở ứng dụng các công nghệ thông tin và mạng hiện đại cho phép thu thập,
Trang 5lưu trữ xử lý, phân tích chia sẻ thông tin và dữ liệu môi trường một cách nhanh chóng thuận tiện, chính xác và kịp thời ở mọi lúc, mọi nơi Hệ thống này sẽ bao gồm nhiều CSDL phục vụ cho quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đảm bảo nguyên tắc không trùng lặp và có
sự điều phối trong hệ thống thông tin môi trường quốc gia
II NỘI DUNG THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN:
2.1 Thời gian thực tập:
- Từ 26/08/2003-19/09/2003
- Lịch làm việc cụ thể tại cơ quan:
Sáng : 8h00 – 12h 00 Chiều : 1h 00 – 4h30 Tuần 1: 26/08 - 29/08/2003 Tuần 2: 01/09 - 05/09/2003
Tuần 3: 08/09 - 12/09/2003
Tuần 4: 15/09 - 19/09/2003
26/08 Thứ 3 Đọc tài liệu và nhập dữ liệu phiếu điều tra tại phòng 27/08 Thứ 4 Nhập dữ liệu, trao đổi thông tin với cán bộ hướng dẫn 28/08 Thứ 5 Nhập và đọc tài liệu về các số liệu quan trắc và phân tích
môi trường tại công ty sơn tổng hợp Hà Nội, công ty dệt may Hà Nội, tra cứu thông tin trên mạng
29/08 Thứ 6 Tham khảo thông tin môi trường, tạp chí bảo vệ môi
trường, nhập dữ liệu quan trắc 01/09 Thứ 2 Tra cứu thông tin trên mạng nội bộ của cục, nhập dữ liệu
quan trắc 02/09/ Thứ 3 Nghỉ ngày Quốc Khánh
03/09 Thứ 4 Nhập dữ liệu báo cáo quan trắc MT không khí,phóng
xạ,bức xạ…của Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM,Thái Nguyên Tìm hiểu thông tin trên mạng
04/09 Thứ 5 Nhập dữ liệu quan trắc
Trang 605/09 Thứ 6 Xin nghỉ buổi sáng đọc tài liệu ở nhà
Buổi chiều nhập dữ liệu quan trắc 08/09 Thứ 2 Sáng :gặp mặt thảo luận nhóm
Chiều: Nhập số liệu quan trắc, tham khảo tài liệu các chỉ tiêu thống kê môi trường
09/09 Thứ 3 Nhập số liệu quan trắc, tham khảo tài liệu thông tin môi
trường 10/09 Thứ 4 Nhập số liệu quan trắc, tham khảo tài liệu thông tin môi
trường 11/09 Thứ 5 Nhập số liệu quan trắc, tham khảo tài liệu dự án World
Bank về phân hạng các doanh nghiệp 12/09 Thứ 6 Nhập số liệu quan trắc, tham khảo tài liệu thông tin môi
trường
15/09 Thứ 2 Nhập số liệu quan trắc, tham khảo tài liệu thông tin môi
trường 16/09 Thứ 3 Chiều: Nhập số liệu quan trắc, tham khảo tài liệu các chỉ
tiêu thống kê môi trường 17/09 Thứ 4 Chiều: Nhập số liệu quan trắc, tham khảo tài liệu các chỉ
tiêu thống kê môi trường 18/09 Thứ 5 Nhập số liệu quan trắc, tham khảo tài liệu thông tin môi
trường 19/09 Thứ 6 Nhập số liệu quan trắc, tham khảo tài liệu thông tin môi
trường
2.2 Những công việc được cơ quan/ đơn vị phân công:
Nhập dữ liệu:
+ Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường:
- Công ty dệt may Hà Nội
- Công ty sơn tổng hợp Hà Nội
- Các khu vực Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng,Thành Phố HCM
Trang 7+ Nhập dữ liệu phiếu hỏi,điều tra về bảo tồn các loài động thực vật
hoang dã Kết quả thực hiện và tự đánh giá:
Hoàn thành cơ bản về nhiệm vụ được giao, cần có hiểu biết hơn nữa trong công việc để hoàn thành nhanh và chính xác hơn
2.3 Những công việc tự thực hiện ngoài sự phân công chính thức của cơ quan/ đơn vị:
+ Đọc tài liệu:
- Tạp chí Bảo Vệ Môi Trường các số
- Cục Môi Trường (1993 –2000) xây dựng và phát triển
- Thông tin môi trường các số năm2002, 2003
- Kết quả dự án phân hạng các doanh nghiệp theo các chỉ số môi trường của nước thải công nghiệp…
+ Tra cứu các loại thông tin môi trường trên mạng
+ Đọc, tra cứu tài liệu, luận văn
Kết quả thực hiện và tự đánh giá:
Đã thu thập được một số tài liệu quan trọng phục vụ cho các môn học chuyên ngành, tuy nhiên chưa có điều kiện tham khảo thêm các tài liệu quan trọng phục vụ cho thực hiện chuyên đề, chưa tự thực hiện liên hệ được với các cơ quan khác
Cần có nỗ lực, học hỏi thêm trong công việc
2.4 Những kỹ năng/ kiến thức thu được trong quá trình thực tập:
- Biết thêm một số kỹ năng sử dụng Excel: worksheet, identify, field…
- Biết thêm một số thông tin liên quan đến công việc, những chương trình dự án đang và sắp thực hiện Những yêu cầu của một cán bộ làm
Trang 8việc trong lĩnh vực quản lý môi trường nói chung và những kỹ năng kiến thức yêu cầu cần phải có đối với một chuyên viên làm việc tại phòng CSDL Môi Trường nói riêng
III NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP:
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập:
Trong suốt quá trình thực tập tại phòng CSDL MT, đã được sự nhiệt tình giúp đỡ của các cán bộ hướng dẫn làm việc tại phòng trong việc tìm kiếm thông tin, thu thập tư liệu cũng như cách tiếp cận với công việc trong thực tế Tuy nhiên, trong quá trình thực tập vẫn còn rất nhiều hạn chế trong khả năng làm việc bởi vì ngoài những kiến thức tổng hợp được đào tạo ở trường chưa thể đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của công việc mang tính chất cụ thể trong thực tế Cần có sự hiểu biết và cần được đào tạo chuyên sâu
về kiến thức chuyên môn, cần phải tự học hỏi tự đào tạo thêm những đơn vị kiến thức ngoài ngành khác
Trong việc cập nhật, thu thập các số liệu về kinh tế liên quan đến tính toán cụ thể về kinh tế, các số liệu các thông số mới nhất cập nhật nhất đo được về môi trường cụ thể ở các doanh nghiệp - thông tin chưa được công bố mang tính đại chúng trên mạng cũng như trên các tài liệu phục vụ cho các cá nhân có nhu cầu nghiên cứu
3.2 Liên quan giữa công việc ở nơi thực tập và những kiến thức được đào tạo ở trường:
Tin Môi Trường& Đô Thị:
- Nhập dữ liệu Phiếu điều tra trên Excel, có thể nhập trên phần mềm SPSS mã hoá số liệu và xử lý tổng hợp cho ra kết quả cuối cùng
- GIS : số hoá bản đồ: Nhập dữ liệu quản lý một khu vực lãnh thổ, thông tin của các trạm quan trắc trên toàn quốc…
Trang 9- Các môn thống kê môi trường, dân số môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường
3.3 Những kỹ năng /kiến thức cần được bổ sung đào tạo:
- Kỹ năng kiến thức cơ bản về sử dụng máy vi tính: cần được đào tạo sâu
về các chương trình ứng dụng căn bản: Word, Excel,Access, sử dụng mạng Internet…
- Cần có thêm thời lượng chương trình đào tạo về ngoại ngữ đối với sinh viên kinh tế
Cần tự đào tạo các kiến thức, kỹ năng về:
+ Xử lý và quản lý số liệu trên máy tính, tự đào tạo về lập trình các chương trình quản lý hệ thống…
+ Các kỹ năng về nắm bắt thông tin, tìm kiếm tài liệu, các kỹ năng về đọc tài liệu, cách lựa chọn và ghi những thông tin cần thiết
+ Khả năng giao tiếp, tra cứu tài liệu và làm việc bằng Tiếng Anh
3.4 Những kiến nghị đề xuất khác:
Thời gian địa điểm: Khoa nên tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học để có thể nắm bắt được những thông tin cập nhật nhất về môi trường, các chương trình dự án đã, đang và sắp thực hiện; những vấn đề cần giải quyết phù hợp với khả năng
và chương trình được đào tạo của sinh viên chuyên ngành Kinh tế & Quản
lý Môi Trường
Tăng thêm thời lượng tiếp xúc thực tế công việc, để sinh viên ra trường có thể ứng dụng ngay kiến thức vào làm việc thực tế; đề án, luận văn thực sự áp dụng vào thực tế chứ không chỉ nằm trên giấy vở lý thuyết và mang tính phương pháp nói chung