1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ĐÀO HỐ TÍCH MÙN CHO CAO SU KHAI THÁC

126 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 855,64 KB

Nội dung

Kết quả đạt được: Các chỉ tiêu: sản lượng mủ, sự tăng trưởng rễ, lý tính đất, sinh trưởng cao su, tình trạng dinh dưỡng trong đất, lá ở thí nghiệm đào hố tích mùn cho kết quả tốt hơn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ĐÀO HỐ TÍCH MÙN

CHO CAO SU KHAI THÁC

KHÓA: 2004 – 2008 SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN HỮU TUẤN

Tháng 11/2008

Trang 2

CHO CAO SU KHAI THÁC

Tác giả

NGUYỄN HỮU TUẤN

Khóa luận tốt nghiệp được đệ trình để đáp ứng

yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Chân thành cảm ơn

Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm khoa Nông học cùng quý thầy cô đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập

Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, Bộ môn Nông hóa Thổ nhưỡng đã hỗ trợ và tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Nông trường Phan Văn Tiến (CTCS Dầu Tiếng), Nông trường Bình Minh (CTCS Bình Long) đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Cảm ơn các cô chú, anh chị trong Bộ môn Nông hóa Thổ nhưỡng - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã giúp đỡ rất nhiều trong việc thu thập và xử lý số liệu trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Cảm ơn các bạn sinh viên cùng lớp, cùng trường đã giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài

Chân thành ghi ơn

Công ơn sinh thành và dạy dỗ, động viên, an ủi của cha mẹ cùng gia đình trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Trang 4

Sinh viên: Nguyễn Hữu Tuấn

TÓM TẮT

Đề tài: “Hiệu quả kỹ thuật đào hố tích mùn cho cao su khai thácđươch tiến

thực hiện trên vùng đất đỏ bazan tại lô 7/97, nông trường Bình Minh, CTCS Bình

Long (huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước) và trên vùng đất xám phù xa cổ tại lô

1A, nông trường Phan Văn TIến, CTCS Dầu Tiếng (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình

Dương) Thời gian bắt đầu thí nghiệm: từ năm 2006 (lô 1A, NT Phan Văn Tiến),

năm 2007 (lô 7/97, NT Bình Minh) Thí nghiệm tiến hành nhằm khảo sát hiệu quả

của kỹ thuật đào hố tích mùn trên vườn cao su khai thác Thí nghiệm bố trí theo

kiểu khối đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 3 nghiệm thức: T1: Liều lượng, kỹ thuật

bón và thời gian bón phân theo quy trình TCT năm 2004 (đối chứng); T2: Liều

lượng, kỹ thuật bón như T1 nhưng bón 1 lần/năm; T3: Liều lượng như T1, nhưng

bón toàn bộ lượng phân 1 lần vào hố tích mùn (năm đầu tiên thí nghiệm, lúc mới

đào hố, bón thành băng rộng 1 m ở khoảng giữa 2 hố đào)

Kết hợp với những số liệu theo dõi trước đây của Bộ môn NHTN

VNCCSVN và qua các đợt quan trắc từ tháng 7/ 2008 đến 10/2008 Kết quả đạt

được: Các chỉ tiêu: sản lượng mủ, sự tăng trưởng rễ, lý tính đất, sinh trưởng cao

su, tình trạng dinh dưỡng trong đất, lá ở thí nghiệm đào hố tích mùn cho kết quả

tốt hơn so với các đối chứng không đào hố tích mùn, nhưng sự khác biệt không có

ý nghĩa thống kê Việc đào hố tích mùn có tác dụng tốt đối với sự sinh trưởng của

rễ cây cao su, từ đó làm tăng sự sinh trưởng và năng suất mủ cao su Kỹ thuật

đào hố tích mùn có tác dụng khá rõ trong việc cải tạo lý tính đất, tạo điều kiện

cho rễ cây phát triển tốt và cũng là cở sở để tăng năng suất cây trồng Ở các

nghiệm thức không đào hố tích mùn, các chỉ tiêu phân tích cho thấy không có sự

khác biệt Mặc khác so sánh giữa 2 nghiệm thức bón phân 1 lần và bón phân 2

lần/năm không cho thấy sự khác biệt giữa 2 nghiệm thức

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm tạ ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các chữ viết tắt vii

Danh sách các bảng và biểu đồ viii

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích - yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

1.3 Giới hạn đề tài 2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Sơ lược lịch sử phát triển cây cao su 3

2.2 Đặc điểm thực vật học 4

2.3 Đặc điểm sinh thái 4

2.4 Phân bón đối với cây cao su 5

2.5 Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây cao su 6

2.6 Tình trạng đất trồng hiện nay 6

2.7 Quá trình hình thành mùn và vai trò của nó 7

2.7.1 Quá trình hình thành mùn 8

2.7.2 Vai trò của chất mùn đối với đất 8

2.7.3 Vai trò của chất mùn đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây 9

2.8 Việc áp dụng phương pháp đào hố tích mùn ở vườn cây cao su 10

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 11

3.1 Nội dung thí nghiệm “hiệu quả đào hố tích mùn” 11

3.2 Đặc điểm thí nghiệm 11

Trang 6

3.4 Liều lượng phân bón 12

3.5 Bố trí thí nghiệm 12

3.6 Chỉ tiêu quan trắc 14

3.6.1 Sự sinh trưởng và phát triển của rễ 14

3.6.2 Tình trạng dinh dưỡng trong đất (kết hợp với kết quả đã có) 14

3.6.3 Quan trắc lý tính đất 14

3.6.4 Tình trạng dinh dưỡng trong lá (kết hợp với kết quả đã có) 17

3.6.5 Sinh trưởng cao su (kết hợp với kết quả đã có) 17

3.6.6 Sản lượng mủ nước 17

3.6.7 Quan trắc DRC % .17

3.6.8 Khô miệng cạo toàn phần 18

3.6.9 Các thông tin khác liên quan đến chất lượng, năng suất vườn cây 18

3.7 Phương pháp xử lý số liệu 18

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19

4.1 Khối lượng rễ 19

4.1.1 Đất đỏ (lô 7/97, NT Bình Minh, CTCS Bình Long) 19

4.1.2 Đất xám (lô 1A, NT Phan Văn Tiến, CTCS Dầu Tiếng) 22

4.2 Tính chất vật lý của đất 25

4.2.1 Trên đất đỏ bazan 25

4.2.2 Trên đất xám 27

4.3 Biến thiên hàm lượng dinh dưỡng trong đất 30

4.3.1 Trên đất đỏ 30

4.3.2 Trên đất xám 35

4.4 Biến thiên hàm lượng dinh dưỡng trong lá 39

4.4.1 Trên đất đỏ 39

4.4.2 Trên đất xám 40

4.5 Sinh trưởng cao su 42

4.5.1 Trên đất đỏ 42

4.5.2 Trên đất xám 43

4.6 Sản lượng mủ 44

4.6.1 Trên đất đỏ 44

Trang 7

4.6.2 Trên đất xám 46

4.7 Khô miệng cạo toàn phần 48

4.7.1 Trên đất đỏ 48

4.7.2 Trên đất xám 49

4.8 Phân tích tương quan các chỉ tiêu thí nghiệm 50

4.8.1 Tương quan giữa các chất trong đất và trong lá 50

4.8.2 Tương quan giữa các chất trong lá và sản lượng mủ cá thể (g/c) 51

4.8.3 Tương quan giữa rễ - sinh trưởng, rễ - sản lượng và sinh trưởng – sản lượng 52

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53

5.1 Kết luận 53

5.2 Đề nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Phụ lục 1 i

Phụ lục 2 xviii

Trang 8

RRIC : Research Rubber Institute of Ceylon

RRIV : Research Rubber Institute Viet Nam

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 4.1: Trọng lượng rễ tươi (g/18000 cm 3 ) .19

Bảng 4.2: Trọng lượng rễ khô (g/18000 cm 3 ) .20

Bảng 4.3: Trọng lượng rễ tươi (g/18000 cm 3 ) .22

Bảng 4.4 Trọng lượng rễ khô (g/18000 cm 3 ) .23

Bảng 4.5: Kết quả phân tích tính chất vật lý của đất tháng 7 năm 2008 25

Bảng 4.6: Kết quả phân tích tính chất vật lý của đất tháng 10/2008 26

Bảng 4.7: Kết quả phân tích tính chất vật lý của đất tháng 7/2008 27

Bảng 4.8: Kết quả phân tích tính chất vật lý của đất tháng 10/2008 28

Bảng 4.9: Kết quả phân tích đất tháng 06 năm 2007 (tầng đất 0 – 30 cm) 30

Bảng 4.10: Kết quả phân tích đất tháng 10 năm 2008 (tầng đất 0 – 30 cm) 32

Bảng 4.11: Kết quả phân tích đất tháng 9 năm 2006 (tầng đất 0 – 30 cm) 35

Bảng 4.12: Kết quả phân tích đất tháng 5 năm 2008 (tầng đất 0 – 30 cm) 37

Bảng 4.13: Kết quả phân tích lá tháng 7 năm 2007 39

Bảng 4.14: Kết quả phân tích lá tháng 10 năm 2008 40

Bảng 4.15: Kết quả phân tích lá thí nghiệm tháng 9 năm 2006 40

Bảng 4.16: Kết quả phân tích lá tháng 6 năm 2008 41

Bảng 4.17: Kết quả quan trắc vanh thân cao su cách đất 1,5m (cm) 42

Bảng 4.18: Kết quả quan trắc vanh thân cao su cách đất 1,5m (cm) 43

Bảng 4.19: Kết quả quan trắc tỉ lệ khô miệng cạo 48

Bảng 4.20: Kết quả quan trắc tỉ lệ khô miệng cạo 49

Bảng 4.21: Hệ số tương quan và phương trình tương quan tuyến tính của các yếu tố dinh dưỡng trong đất và trong lá 50

Bảng 4.22: Hệ số tương quan và phương trình tương quan tuyến tính giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá và sản lượng mủ cao su .51

Bảng 4.23: Hệ số tương quan và phương trình tương quan tuyến tính giữa các yếu tố: rễ, sinh trưởng và sản lượng mủ cao su 52

Trang 10

Biểu đồ

Biểu đồ 4.1: Trọng lượng rễ của trung bình của 3 nghiệm thức 21

Biểu đồ 4.2: Trọng lượng rễ của trung bình của 3 nghiệm thức 24

Biểu đồ 4.3: Sản lượng mủ cá thể (g/cây) qua các tháng của năm 2007 44

Biểu đồ 4.4: Sản lượng mủ cá thể (g/cây) qua các tháng của năm 2008 44

Biểu đồ 4.5: Sản lượng mủ quần thể (kg/ha) qua các tháng của năm 2007 45

Biểu đồ 4.6: Sản lượng mủ quần thể (kg/ha) qua các tháng của năm 2008 45

Biểu đồ 4.7: Sản lượng mủ cá thể (g/cây) qua các tháng của năm 2006 46

Biểu đồ 4.8: Sản lượng mủ cá thể (g/cây) qua các tháng của năm 2007 46

Biểu đồ 4.9: Sản lượng mủ cá thể (g/cây) qua các tháng của năm 2008 46

Biểu đồ 4.10: Sản lượng mủ cá thể (g/cây) qua các tháng của năm 2006 47

Biểu đồ 4.11: Sản lượng mủ cá thể (g/cây) qua các tháng của năm 2007 47

Biểu đồ 4.12: Sản lượng mủ cá thể (g/cây) qua các tháng của năm 2008 47

Trang 11

Ở Việt Nam, trong canh tác các cây công nghiệp nói chung và cây cao su nói riêng, nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ xung quanh ta rất dồi dào như lượng tàn dư thực vật từ cành lá rơi rụng, xác chết thực vật (cỏ cây, rễ cây bị chết…), các loại phân chuồng, các phế thải trong nông nghiệp sau thu hoạch… Các chất hữu cơ này sau khi phân hủy tạo thành mùn Mùn chứa các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây sau khi mùn phân giải được cây hấp thu Mùn là hợp chất hữu cơ rất cần thiết cho cây, chất mùn có thể cải tạo lý, hóa tính của đất, là nguồn dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây… Vì vậy, đất giàu mùn là đất có độ phì cao Đây là nguồn tài nguyên dồi dào, là nguồn nguyên liệu phong phú, giá rẻ để tạo mùn cho đất và cây trồng mà con người đã bỏ phí hoặc chưa chú trọng và khai thác được nhiều trong các vườn cây hiện nay

Bên cạnh đó phương thức canh tác của người dân còn quá giản đơn, bón phân chưa khoa học nên việc tận dụng nguồn chất xanh này hiện nay vẫn còn hạn chế Các biện pháp chủ yếu là đào rãnh ép xanh hàng năm (hoặc hàng tháng, hàng quý), việc này gây ảnh hưởng xấu đến bộ rễ của cây vì việc đào xới sẽ gây đứt rễ hấp thu của cây ở tầng đất từ 0 - 30 cm (rễ cao su nhiều, ăn nông và ăn lên), ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây

Xuất phát từ vấn đề trên, việc nghiên cứu tìm biện pháp kỹ thuật vừa có

Trang 12

đất vừa không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của hệ thống rễ cây cao su là việc một yêu cầu hết sức cần thiết Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả hố tích mùn cho cao su khai thác” trên 2 loại đất đỏ bazan và đất xám phù

sa cổ

1.2 Mục đích – Yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Tìm hiểu tình trạng lý, hóa tính đất trước và sau thí nghiệm

Tìm hiểu tác động của hố tích đến sự sinh trưởng và phát triển của rễ cây cao su

Tìm hiểu tác động của việc đào hố đến việc tích mùn, đến quá trình sinh trưởng và năng suất cây cao su

Tìm hiểu mối tương quan giữa việc đào hố với năng suất mủ cao su trên 2 loại đất xám phù sa cổ và đất đỏ bazan vùng Đông Nam Bộ

1.2.2 Yêu cầu

Theo dõi các chỉ tiêu: lý tính đất; dinh dưỡng trong đất, lá; sự phát triển của rễ cây, mức tăng vanh thân và sản lượng mủ

1.3 Giới hạn đề tài

Do thời gian thực hiện đề tài ngắn từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2008, nên

đề tài có kế thừa số liệu từ những năm trước của Bộ môn Nông hóa Thổ nhưỡng, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam Đề tài được đúc kết, phân tích số liệu về các chỉ tiêu đất, lá, vanh thân cao su, sản lượng mủ, bệnh khô miệng cạo, sự phát triển của rễ và đánh giá các tác động của việc đào hố từ khi bố trí thí nghiệm đến hết thời gian thực tập

Trang 13

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược lịch sử phát triển cây cao su

Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae (họ

thầu dầu) xuất xứ ở vùng rừng thuộc lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ Họ

Euphorbiaceae gồm rất nhiều cây có mủ dưới dạng đại mộc, cây bụi nhỏ và cây có

sống ở vùng nhiệt đới và ôn đới trải rộng từ 15 vĩ độ Nam đến 6 vĩ độ Bắc và 46 - 77 kinh độ Tây, phân bố ở các nước Braxin, Bolivia, Colombia, Peru, Ecuador, Venezuela, Pháp, Guiana, Surinam và Guyana (Wycherley, 1978) Đây cũng là vùng nhiệt đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2000 mm, nhiệt độ cao và đều quanh năm, có mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương đối giàu chất dinh dưỡng, có độ pH= 4,5 - 5,5 với đất mặt sâu, thoát nước trung bình (Nguyễn Thị Huệ, 2007)

Năm 1876, Henry Wickham, nhà thám hiểm người Anh đã thu thập 7000 hạt cao su ở hạ lưu sông Amazon và chuyển về (trồng ở) vườn ươm Kew, Anh Trong số

2397 cây ươm thành công, 1919 cây con được gởi đến trồng đợt đầu ở Sri Lanka, kết quả sống được 1876 cây Cùng năm, Robert Cross cũng thu thập được 180 cây cao su non vùng rừng Amazon chuyển đến ươm tại Kew và sau đó chuyển sang trồng ở các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Ấn

Độ, Trung Quốc (Webster và Paardekooper, 1989)

Cây cao su nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1878 do Piere đưa hạt giống vào trồng ở vườn Bách Thảo Sài Gòn Đến năm 1897, Raoul mang một số hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Buitenzorg (Java) đem trồng lần đầu tiên tại trạm thí nghiệm Ông Yệm (Sông Bé) và tại trạm thí nghiệm của Viện Pasteur tại Suối Dầu (Nha Trang) do Bác sĩ Yersin nhận 200 cây giống cao su từ vườn Bách Thảo Sài Gòn

đã tổ chức trồng (Nguyễn Thị Huệ, 2007)

Trang 14

2.2 Đặc điểm thực vật học

Cây cao su là loại cây thân gỗ to, sinh trưởng mạnh, trong rừng có thể cao đến hơn 40m, vòng thân có thể đạt đến 5m và có thể sống hàng trăm năm Tuy nhiên trong các đồn điền ít khi cây đạt chiều cao 25m do việc khai thác mủ đã làm giảm khả năng sinh trưởng và cây được thanh lý sau chu kỳ khai thác 25 - 30 năm

Cây cao su có 3 lá chét, có thời kỳ qua đông, lá rụng hoàn toàn sau đó nảy lộc

và phát triển bộ lá mới Cây thay lá sớm hay muộn, từng phần hay toàn phần là phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện môi trường Trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam cây rụng lá qua đông khoảng giữa tháng 12 đến tháng 2 Ở Tây Nguyên và Miền trung cây rụng lá qua đông sớm hơn Sau đó cây ra hoa vào tháng 3, trái rụng trong tháng 8 - 9 hàng năm

Cây cao su có hoa màu vàng, đơn tính đồng chu, khó tự thụ, điều kiện tự nhiên cây cao su thụ phấn nhờ gió và côn trùng Tỷ lệ đậu trái trong tự nhiên rất thấp, dưới 3

% Quả có 3 mãnh vỏ chứa 3 hạt, quả tự khai, hạt khá lớn, kích thước khoảng 2 cm, trong hạt có chứa nhiều dầu, dễ mất sức nảy mầm

Cây có bộ rễ phát triển mạnh, rễ hút tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt từ 0 - 30

cm Cây trưởng thành bộ rễ chiếm đến 15 % tổng sinh khối của cây

2.3 Đặc điểm sinh thái

Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây và như thế ảnh hưởng trực tiếp đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bị bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao Giờ chiếu sáng được ghi nhận

là tốt cho cây cao su bình quân là 1800 - 2000 giờ/năm và tốt hảo là khoảng 1600 -

1700 giờ/năm

Lượng mưa thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường là 1500 -

2000 mm/năm và phân bố đều trong năm Tuy vậy, đối với các vùng có lượng mưa thấp dưới 1500 mm/năm thì cần đất phải giữ nước tốt (đất phải có thành phần sét khoảng 25 % )

Gió nhẹ 1 - 2 m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây phát triển hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau mưa Khi gió có tốc độ 8 - 13,8 m/s làm lá cao su non bị xoắn lại, lá bị rách, phiến lá dầy lên nhỏ lại, có ảnh hưởng làm

Trang 15

chậm tăng trưởng Khi gió có tốc độ lớn 17,2 m/s cây cao su bị gãy cành, thân Khi gió

có ở cấp 10 (>25 m/s) cây bị đổ gãy nặng ( Nguyễn Thị Huệ, 2007)

Cây cao su thích hợp trồng ở cao trình dưới 200m Đất có pH từ 4,5 - 5,5, có tầng canh tác dày, tối thiểu khoảng 1 m, đất không úng, địa hình ít dốc Đối với cây cao su, các chất dinh dưỡng trong đất không phải là yếu tố giới hạn, tuy nhiên nếu trồng cao su trên các loại đất nghèo dinh dưỡng cần đầu tư nhiều phân bón sẽ làm tăng chi phí đầu tư, khiến hiệu quả kinh tế kém đi Ngày nay, với những thành công trong công tác tuyển chọn giống, các biện pháp nông học thích hợp đã có thể phát triển cây cao su ở cao trình cao, vĩ độ lớn (Nguyễn Thị Huệ, 2007)

2.4 Phân bón đối với cây cao su

Trong điều kiện thâm canh như hiện nay phân bón là nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu cho cây cao su, tạo sự cân bằng dinh dưỡng, giúp cây tăng trưởng nhanh, sản lượng mủ cao và ổn định Ngoài ra bón phân còn có tác dụng hữu hiệu trong việc giữ vững và nâng cao độ phì của đất trồng

Theo Nguyễn Thị Huệ (2007), chu kỳ sinh trưởng của cây cao su gồm 2 giai đoạn: giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB) và giai đoạn khai thác (KT) Giai đoạn KTCB là giai đoạn cây sinh trưởng chủ yếu Do đó cây rất cần các chất dinh dưỡng trong đất để tạo nên các sinh khối thực vật (biomass) như rễ, thân, cành, lá… Khi có đầy đủ các chất dinh dưỡng, cây phát triển nhanh, rút ngắn giai đoạn KTCB Cây cao

su trong các năm đầu sau khi trồng, các chất dinh dưỡng đều được giữ lại trong các thành phần của cây Chỉ trừ một khối lượng N và Ca được trả lại cho đất qua khối lượng cánh lá rơi rụng, khi cây cao su có hiện tượng rụng lá qua đông Trong giai đoạn

KT, cây vừa tăng trưởng vừa sản xuất mủ, trái, hạt, lại phải thay lá hàng năm thì nhu cầu dinh dưỡng của cây càng tăng cao Khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cây sẽ có bộ tán tốt, tạo sự quang hợp cao khiến cây tăng trưởng nhanh, kháng được các loại bệnh và cho sản lượng cao

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây cao su tăng dần qua các năm tuổi Theo Shorrocks, 1965 (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Huệ, 2007) hàm lượng K trong cây ở năm tuổi thứ 6 tăng 45 lần, N, P và Mg tăng gấp từ 59 đến 64 lần, Ca và Cu tăng 85 -

Trang 16

90 lần so với năm tuổi thứ nhất Như vậy, trong chu kỳ sinh trưởng của cây, nhu cầu dinh dưỡng của cây càng lớn khi tuổi cây càng cao

2.5 Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây cao su

Đối với cây cao su cũng như đối với nhiều loại cây khác, đất là kho dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây và là môi trường trung gian để đưa các chất dinh dưỡng từ phân bón vào cây Khối lượng các chất dinh dưỡng mà cây cao su nhận được nhiều hay ít, đủ hay thiếu là tùy thuộc vào đặc tính của đất trồng

Khối lượng dinh dưỡng tổng số chứa trong đất thường rất lớn Nhưng trong thực tế, cây không thể sử dụng phần lớn số lượng chất dinh dưỡng này, mà cây chỉ sử dụng các chất dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu, thường chiếm một tỉ lệ rất thấp so với dạng tổng số

Chất dinh dưỡng trong đất thường ở 2 dạng: hữu cở và vô cơ Dạng hữu cơ chủ yếu là mùn, đó là kết quả của sự phân giải sinh học (nhờ vào các vi sinh vật sống trong đất) các phần thực vật chết của cây để lại cho đất là cành, lá, rễ… Các chất dinh dưỡng

ở dạng vô cơ được liên tục tạo nên do sự khoáng hóa các chất hữu cơ hoặc do sự thoái hóa các khoáng trong đất như cation (NH4+, K+, Mg2+…) hay các anion (NO3-, PO43-)

Hàm lượng các chất vô cơ hòa tan trong giao trạng đất biến đổi theo các con đường sau:

+ Rễ cây hấp thụ và cố định trong cây

+ Kết hợp với một vài ion để trở thành dạng phức hợp không tan, cây không sử dụng được

+ Mất đi do rửa trôi và xói mòn

+ Mất đi do bốc hơi và nitric hóa

+ Các vi sinh vật trong đất hấp thu

2.6 Tình trạng đất trồng hiện nay

Ở nước ta, vùng Cao Nguyên, đất được hình thành chủ yếu từ quá trình Feralite,

là loại đất đỏ rất tốt và phù hợp để phát triển các cây công nghiệp, cây ăn quả Tuy nhiên, đặc trưng của vùng là địa hình đồi núi có độ dốc khá lớn, quá trình xói mòn chiếm ưu thế làm bào mòn gần như toàn bộ lớp đất mặt, làm mất đi toàn bộ chất hữu

Trang 17

cơ và vi sinh vật Quá trình này gây hiện tượng đất ngày càng chai cứng, đất bị thoái hóa, bạc màu, mất khả năng canh tác Hiện tượng này đặc biệt nghiêm trọng ở những vùng quảng canh và bón phân hóa học

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước nhưng đặc thù của vùng là luôn luôn chịu ảnh hưởng của lũ Nước lũ đã đem đến cho vùng đồng bằng Sông Cửu Long một lượng phù sa khá lớn đồng thời cũng đem lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho đất và bồi đắp, mở rộng thêm diện tích gieo trồng cho khu vực Với đặc điểm đó, vùng đồng bằng Sông Cửu Long rất phù hợp và có lợi thế rất lớn để phát triển cây lương thực và cây ăn trái Tuy nhiên, sự bất lợi của nó cũng rất đáng kể là trong phù sa chủ yếu là chất hữu cơ đã qua quá trình mùn hóa, khi bị nước lũ cuốn trôi hầu hết tàn dư thực vật trên đồng ruộng Như vậy, hoạt động chuyển hóa trong đất chủ yếu là quá trình khoáng hóa hữu cơ Mặt khác, vùng đồng bằng Sông Cứu Long sản xuất 3 vụ trong năm, sử dụng nhiều loại cây trồng giống mới đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao Do đó, hữu cơ trong đất đã mất đi nhanh chóng, đất không đảm bảo đủ các chế độ dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển

Tóm lại, khu vực Cao Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long là hai vùng đất trù phú giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp Song, để đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất thì việc quan tâm đến chế độ phân bón hợp lý là rất cần thiết, đặc biệt là bón bổ sung phân hữu cơ sinh học để cân đối dinh dưỡng và các hoạt động trong đất (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2008)

2.7 Quá trình hình thành mùn và vai trò của nó

Mùn là chất hữu cơ cao phân tử, màu sẫm, gồm các thành phần: axit humic, axit fulvic, humin Mùn được hình thành do kết quả mùn hóa các sản phẩm phân giải chất hữu cơ (rác hữu cơ, lá, rễ cây chết…) trong đất Mùn chứa các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây sau khi mùn phân giải được cây hấp thu Vì vậy, đất giàu mùn là đất có

độ phì cao

Chất hữu cơ trong đất bao gồm toàn bộ các chất chứa cacbon nằm trong thực thể đất, kể cả vật chất mùn và không phải mùn Xác hữu cơ được hiểu là toàn bộ các vật thể hữu cơ có quan hệ đến một thực thể đất như thân, cành, lá rụng, rễ mục, xác

Trang 18

Mùn là hợp chất phức tạp gồm các hợp chất hữu cơ, các humin và hai axit đặc trưng là axit humic và axit fulvic (chiếm khoảng 80 - 90 % ) Vật chất mùn quyết định nhiều tính chất hóa học, nguồn dự trữ dinh dưỡng và chi phối các điều kiện đất (http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn)

2.7.1 Quá trình hình thành mùn

Chất hữu cơ của đất tuy chỉ chiếm vài phần trăm trọng lượng đất nhưng lại là

bộ phận quan trọng nhất của đất Nguồn gốc chất hữu cơ của đất là do xác các loại sinh vật như động vật, thực vật và vi sinh vật sống trong đất tạo nên Trong các loại này cây xanh chiếm một sinh khối lớn nhất Chúng lấy thức ăn và nước từ đất, nhờ CO2 trong khí quyển và năng lượng mặt trời Chúng tạo ra chất hữu cơ, chúng tăng trưởng và phát triển, ngay khi đang sống, chúng đã trả lại cho đất cành, lá, quả rụng, rễ chết… Các vật liệu hữu cơ này sẽ bị biến đổi dưới tác dụng của không khí, nước, nhiệt

độ, vi sinh vật… theo quá trình:

 Quá trình khoáng hóa

 Quá trình mùn hóa

- Quá trình khoáng hóa là quá trình phá hủy các hữu cơ để chúng biến thành những hợp chất vô cơ đơn giản như các loại muối khoáng, H2O và các chất khí CO2, NH3, H2S…

- Ngược lại với quá trình khoáng hóa, quá trình mùn hóa là quá trình tổng hợp các hợp chất, kể cả vô cơ lẫn hữu cơ để tạo thành một hợp chất cao phân tử màu đen gọi là mùn Vì mùn cũng là một chất hữu cơ cho nên mùn sẽ bị khoáng hóa Vi sinh vật có một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành mùn

2.7.2 Vai trò của chất mùn đối với đất

Các loại đất bị thoái hóa có thể được cải tạo và phục hồi lại nhanh Cải tạo đất

là biện pháp cơ bản để tăng hiệu suất và độ phì của đất Có nhiều biện pháp khác nhau

để cải tạo đất, trong đó việc thường xuyên bổ xung mùn cho đất là biện pháp tốt nhất giúp phục hồi độ phì nhiêu cho đất (www.skhcndaklak.gov.vn)

Mùn có tác dụng:

- Các chất hữu cơ sau khi bị phân giải trong đất sẽ sinh ra một chất gọi là keo mùn Trong đất, keo mùn có tác dụng liên kết các hạt đất lại biến thành một kết cấu

Trang 19

vững bền – nhờ đó làm tăng khả năng giữ nước và giữ các chất màu có trong đất, làm cho đất tơi xốp và thoáng khí (tỉ lệ của thể tích tổng số các lỗ hổng trong đất với thể tích chung của đất Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc một phần vào độ xốp của đất Trong tầng canh tác tốt, độ xốp từ 50 - 60 % )

- Làm tăng độ ổn định kết cấu của đất, bảo vệ cấu trúc của đất và hạn chế xói mòn

- Mùn làm tăng ẩm độ đất, ảnh hưởng đến tuần hoàn nước trong đất: nước ngấm vào đất thuận lợi hơn, khả năng giữ nước của đất cao hơn (nhất là đối với đất cát

và cát pha) và việc bốc hơi nước mặt đất ít đi do đó tiết kiệm được nước tưới

- Chất mùn có màu thẫm làm tăng khả năng hấp thu nhiệt của đất, khiến cho trong mùa đông đất ấm hơn

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy mùn có vai trò hết sức quan trọng đối với

độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng Nó có ảnh hưởng quyết định đến sự tạo thành và làm bền vững tới cấu trúc đất Mùn có khả năng tương tác với các chất dinh dưỡng, điều phối theo nhu cầu của cây trồng, đồng thời giữ độ ẩm tối ưu cho cây trồng, khử nhiều loại độc tố, tạo thành hệ tổng thể đảm bảo duy trì độ phì nhiêu của đất và sự phát triển của cây trồng Mùn là bản thể chi phối các yếu tố về độ phì nhiêu của đất và tính ổn định trong sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2008)

Bởi vậy ta cần tìm nhiều biện pháp để nâng cao lượng mùn của đất

(http://xttm.agroviet.gov.vn)

2.7.3 Vai trò của chất mùn đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây

Mùn chứa các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây sau khi mùn phân giải được cây hấp thu Vì vậy, đất có độ phì cao là đất giàu mùn hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2008)

- Mùn tạo chế độ không khí thích hợp cho sự hô hấp của thực vật và vi sinh vật

- Trong mùn có các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng, đặc biệt là N rất cần thiết cho cây trồng

- Mùn tạo độ tơi xốp, giữ ẩm cho đất, tạo môi trường thích hợp cho rễ cây phát triển, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn

Trang 20

- Mùn có tác dụng kích thích cây trồng Đây là một điểm khác giữa mùn cũng như phân hữu cơ đối với phân hóa học

Nhiều kết quả thực nghiệm trên cây cà phê cho thấy, sau ba năm bón phân hữu

cơ liên tục trên vườn cây thì dung trọng và độ xốp của đất, hàm lượng dinh dưỡng cũng như dinh dưỡng của các hệ vi sinh vật đều có sự thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cây so với bón phân hóa học

2.8 Việc áp dụng phương pháp đào hố tích mùn ở vườn cây cao su

Việc sử dụng hố tích màu để bảo vệ đất và tăng cường độ phì đất là một mô hình được sử dụng phổ biến trong các vườn trồng cao su ở Ấn Độ và Malaysia Kết quả nghiên cứu của Sherin Goerge và cộng sự (2002), khi áp dụng đào hố tích màu được bố trí với các mật độ tương ứng 100, 150, 200, 250 hố/ha so với đối chứng (không đào hố) thì lượng đất được giữ lại từ 5 - 13 tấn đất/ha tương ứng trên đất có độ dốc trung bình từ 17 - 22 % Bên cạnh đó lượng dinh dưỡng được giữ lại của các nguyên tố N, P, K lần lượt là: 13 - 34, 7 - 18 và 9 - 25 kg/ha Về sự sinh trưởng và sản lượng mủ cao su trong 18 tháng thí nghiệm cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng

Riêng ở nước ta, việc áp dụng hố tích mùn chưa phổ biến ở các vườn cây nói chung và các vườn cao su nói riêng Việc đào hố chỉ áp dụng cho các vườn cây được trồng ở vùng đất có độ dốc lớn (ở miền núi hoặc Tây Nguyên), hố này được đào với mục đích chủ yếu là chống xói mòn, rửa trôi để bảo vệ cải tạo đất, không có mục đích tích mùn, giữ ẩm và kết hợp bón phân

Việc ứng dụng của hố để tích mùn, giữ ẩm và tăng hiệu quả phân bón chỉ lần đầu tiên được VNCCS đề ra áp dụng tại Việt Nam và đang tiến hành thí nghiệm nhưng

để chứng minh hiệu quả của phương pháp

Trang 21

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Nội dung thí nghiệm

Đánh giá khả năng tích mùn, giữ ẩm và tăng hiệu quả phân bón bằng biện

pháp đào hố bón phân cho vườn cao su khai thác tại CTCS Dầu Tiếng và CTCS

Bình Long

3.2 Đặc điểm thí nghiệm

Các thí nghiệm được bố trí với nội dung và ký số như sau:

Địa điểm Lô 1A, NT Phan Văn

Tiến, CTCS Dầu Tiếng Minh, CTCS Bình Long Lô 7/97, NT Bình

3.3 Nội dung nghiệm thức

- T1: Liều lượng, kỹ thuật bón và thời gian bón phân theo quy trình TCT

năm 2004 (Đ/C);

- T2: Liều lượng, kỹ thuật bón như T1 nhưng bón 1 lần/năm;

- T3: Liều lượng như T1, nhưng bón toàn bộ lượng phân 1 lần vào hố tích

mùn (năm đầu tiên thí nghiệm, lúc mới đào hố, bón thành băng rộng 1m ở

khoảng giữa 2 hố đào)

*Hố tích mùn, giữ ẩm: hố có kích thước dài x rộng x sâu tương ứng là 1,2 m

x 0,8 m x 0,4 m, được đào ngay chính giữa hai hàng cao su, giữa mỗi 4 cây cao su

Trang 22

song song với các hàng cao su Thường xuyên phủ 1 lớp lá cao su gần đầy miệng

hố để phân hủy dần và tạo ẩm độ thuận lợi cho rễ tơ dinh dưỡng cao su phát

KCl (kg/ha)

Ghi chú: *phân lân nung chảy

Tỷ lệ: urê (46 % N) , lân nung chảy (16 % P 2 O 5 ) và KCl (60 % K 2 O)

Phương pháp bón phân: đối với nghiệm thức không đào hố tích mùn thì

bón rãi theo băng giữa 2 hàng câ y cao su Đối với nghiệm thức có đào hố tích

mùn thì bón trên hố

3.5 Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần nhắc, qui

mô 9 phần cạo (khoảng 10ha) đối với mỗi loại đất

- Ô cơ sở: mỗi ô cơ sở là 1 phần cạo, trong đó chọn khoảng 100 cây lỏi/ ô để

quan trắc sinh trưởng

Trang 24

Ghi chú: *PC: Phần cạo

3.6 Chỉ tiêu quan trắc

3.6.1 Sự sinh trưởng và phát triển của rễ

Thời gian : quan trắc 2 đợt vào tháng 7 và cuối tháng 9 trong hố tích mùn

và đối chứng

Cách thực hiện: Quan trắc theo 3 điểm chéo bậc thang trên từng ô cơ sở, mỗi điểm lấy một mẫu rễ ở dưới hố tích mùn (đối với nghiệm thức T3) hoặc giữa dãy cao su (đối với các nghiệm thức còn lại) Mẫu được lấy bằng cách đào hố lấy

rễ với kích thước (dài x rộng x sâu): 0,3 m x 0,3 m x 0,2 m, giũ sạch đất, rác…; rửa sạch rễ, để ráo nước và cân trọng lượng rễ tươi; sau đó sấy và cân trọng lượng khô

3.6.2 Tình trạng dinh dưỡng trong đất

Thời gian lấy mẫu: 2 lần vào thời điểm trước thí nghiệm và tháng 5/2008 Phân tích các chỉ tiêu: pH H 2 0 , pH KCL ; các chất tổng số C, N, P, K; P dễ tiêu; các chất trao đổi K, Mg, Ca và độ no base V %

Cách lấy mẫu: Mỗi mẫu là tập hợp của 10 mũi khoan trải đều trên các ô cơ

sở Mẫu đất được lấy bằng cách phủi sạch cỏ, rác dùng khoan Khoan theo chiều kim đồng hồ lớp đất mặt đến độ sâu 15 cm, rút nhẹ khoan lên, đất sẽ bám vào rãnh xoắn Dùng tay gỡ sạch đất bám trong rãnh xoắn cho vào bao nilon trắng có kích thước 15 cm x 25 cm Sau đó tiếp tục khoan tại vị trí cũ đến độ sâu 30 cm (có ghi trên khoan) Đất ở độ sâu 15 - 30 cm được bỏ chung với tầng 0 - 15 cm vào một bao nilon để có được mẫu đất từ 0,5 - 1,5kg đất để phân tích

Trang 25

Nguyên tắc: Xác định thể tích nước hoặc thể tích của chất lỏng trơ tương ứng với thể tích đất lấy để phân tích

- Xác định thể tích picnomet: picnomet sạch, được sấy khô ở nhiệt độ không quá 60 0 C Cùng với nút đậy, cân trên cân phân tích có độ chính xác 0,001

g, ghi trọng lượng cân được

Dùng nước cất đã đun sôi để nguội, đổ đầy picnomet, tới mức sao cho sau khi nước chỉ trào ra ngoài vài giọt Ghi nhiệt độ nước ở thời điểm xác định

Đặt picnomet lên cân phân tích có độ chính xác 0,001 g và cân, ghi trọng lượng picnomet có chứa đầy nước

Thể tích picnomet được tính:

V = [a 1 – a]/ D

a 1: khối lượng picnomet + nước (g)

V: thể tích picnomet

a: khối lượng picnomet khô (g)

D: khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ đã xác định

- Xác định tỉ trọng đất:

Cân 10 g chất khô không khí đã rây qua rây 1 – 2 mm

Rót lượng nước ra cốc và dùng phễu cho đất đã chuẩn bị vào bình Phễu tráng bằng nước cất Bình picnomet có đất và nước được đặt trên bếp cát hoặc bếp điện có khay cát đun nóng trong ½ giờ, chỉ cho sôi nhẹ để không khí không thoát ra ngoài Sau khi đun sôi bình picnomet để nguội trong phòng, thêm nước cất vào cho tới vạch, đậy nút sao cho nước được chứa đầy lên mao quản của nút Sau đó đem cân Định được thể tích rắn của đất so với thể tích nước trào ra

Tỉ trọng được tính:

d = P/ [P + P 1 – P 2 ]

d: tỉ trọng thể rắn

P: khối lượng đất khô lấy để phân tích (g)

P 1: khối lượng picnomet có nước (g)

P 2: khối lượng picnomet có nuớc và đất (g)

Trong đó:

Trang 26

P 0 : khối lượng đất khô không khí

a: hàm lượng nước tính bằng % so với đất khô

Xác định dung trọng của đất:

Cách thực hiện: mẫu được lấy ở 2 tầng đất 0 - 15 cm và 15 - 30 cm Mẫu được lấy bằng cách dùng ống trụ có thể tích 100 cm 3 đặt lên chỗ đất bằng phẳng, dùng chùy đặt trùng khít lên ống, lấy búa gỗ đóng vào các ống đất (lấy 3 mẫu/ô

cơ sở) Đóng sao cho thẳng và lún sâu vào đất Khi ống đóng đã lún đến mức cần thiết, đóng cho mẫu không bị nứt nẻ và vỡ Lấy chùy ra, dùng dao sắc, mỏng gọt đất một đầu phẳng, dùng nắp đậy lại, sau đó dùng xẻng hoặc dao lấy ống ra, lật ngược ống, gọt phẳng mặt đáy dưới của ống, cạo sạch đất xung quanh ống Sau

đó lấy toàn bộ đất ra khỏi ống cho vào bao nilon trắng có kích thước 15 cm x 25

cm, cột kín sao cho đất không bốc

Đem mẫu đất cho vào hộp giấy, cân khối lượng (có hộp giấy), sau đó sấy

105 0 C, trong 7 giờ.Tính lượng nước mất đi từ đó tính được khối lượng đất khô kiệt và ẩm độ

Quan trắc các chỉ tiêu: dung trọng, tỉ trọng và ẩm độ đất Từ đó tính ra độ xốp của đất

- Phương pháp: xác định theo trọng lượng

- Được tính theo công thức:

Trang 27

Độ ẩm = (Trọng lượng tươi – Trọng lượng khô) *100 % / Trọng lượng khô

Trang 28

3.6.4 Tình trạng dinh dưỡng trong lá

Thời gian lấy mẫu: Lấy mẫu lá ở trước thí nghiệm và tháng 6/2008

Phân tích chỉ tiêu các chất tổng số (%): N, P, K, Ca và Mg

Cách lấy mẫu: Mỗi ô cơ sở lấy 1 mẫu, tổng cộng 9 mẫu Mỗi mẫu chọn 30 cây từ các cây đánh dấu Mỗi cây chọn 1 tầng ngoài cùng ở những cành thấp nhất trong bóng râm Trên tầng này lấy 3 lá chét ở đáy tầng, như vậy mỗi mẫu gồm 90

lá chét Nhãn mỗi mẫu có ghi rõ mã số thí nghiệm, số nghiệm thức, ngày lấy mẫu 3.6.5 Sinh trưởng cao su

Thời gian thực hiện: quan trắc hàng năm 2 đợt vào tháng 6, 12/2007 và tháng 10 năm 2008

Quan trắc vanh cao su theo sơ đồ điểm trên tất cả các cây đánh dấu; dùng thước dây đo cách mặt đất 1,5 m; đơn vị là cm, có 1 số lẻ thập phân

g/c/c (TB tháng) x số lần cạo/tháng x số cây cạo thực

Mẫu được lấy và quan trắc cùng với quan trắc mủ nước

Mỗi ô cơ sỏ lấy 1 mẫu Khuấy đều thùng thu mủ, đong 10ml mủ nước cho vào chén có 10 ml acid acetic 2,5 % Lấy mẫu mủ đã đong rửa sạch, cán mỏng cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 60 0 C trong khoảng 10 h Sau khi mủ khô, mẫu mủ có màu vàng cốm, đều, sau đó cân xác định hàm lượng DRC theo công thức:

DRC % =

Trọng lượng mủ x 100

Trang 29

khô

10

Trang 30

3.6.8 Khô miệng cạo toàn phần

Thời gian thực hiện: quan trắc 2 đợt vào tháng 6 , tháng 12 hàng năm và tháng 10/2008, quan trắc tất cả các cây cạo trên các ô cơ sở

Tỷ lệ khô miệng cạo được tính theo công thức như sau:

số cây khô miệng cạo

Tỷ lệ khô miệng cạo = 100

x số cây khô miệng cạo + số cây cạo 3.6.9 Các thông tin khác liên quan đến chất lượng, năng suất vườn cây

Trong quá trình quan trắc có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự khác biệt trong số liệu của các mẫu được lấy Các thông tin đó cần được ghi chú cụ thể

để có thể biết được nguyên nhân gây ra các biến đổi khác trong quá trình thí nghiệm Các thông tin đó bao gồm:

- Chất kích thích: trong quá trình lấy mủ có sử dụng hay không các chất kích thích, đây là nguyên nhân làm biến đổi sản lượng mủ nước và khô

- Nhát cạo thực tế: cần phải quan trắc trực tiếp nhát cạo thực tế để có số liệu chính xác hơn

- Mưa: mưa gây ảnh hưởng đến việc cạo mủ và chất lượng mủ

- Gắn máng che mưa: nếu trong quá trình cạo có mưa mà không gắn máng che mưa thì sẽ làm thay đổi sản lượng mủ và chất lượng mủ

- Chuyển mặt cạo: chuyển mặt cạo cũng có thể làm sản lượng mủ biến đổi

Và còn nhiều yếu tố khác cũng gây ra ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất mủ cần được quan trắc và ghi chép cụ thể để biết được nguyên nhân làm biến đổi của các số liệu

3.7 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thô: tất cả bản ghi chép số liệu tại lô - có ghi đầy đủ thông tin về

mã số mô hình, địa điểm, chỉ tiêu quan trắc, ngày quan trắc, nguời quan trắc, người ghi chép - được nhập vào máy theo sơ đồ điểm bằng phần mềm Excel

Số liệu tinh: các trung bình trên từng ô cơ sở được tính toán từ file số liệu thô, các kết quả phân tích đất, lá trong phòng… được sắp xếp trên Excel theo cấu trúc từng nghiệm thức theo từng nhắc

Các số liệu được thu thập, phân tích biến lượng (ANOVA) bằng chương trình SAS; phân tích tương quan bằng chương trình MINITAB

Trang 31

Qua kết quả quan trắc trọng lượng rễ tươi ở lô 9/97, NT Bình Minh,

CTCS Bình Long (đất đỏ bazan) cho thấy:

- Lượng rễ được quan trắc vào tháng 7 năm 2008 cho thấy sự khác biệt

giữa các nghiệm thức như sau:

+ Trọng lượng rễ tươi được quan trắc ở nghiệm thức có đào hố tích mùn

có kết quả cao hơn so với các nghiệm thức đối chứng không đào hố tích mùn

Trọng lượng rễ ở nghiệm thức T3 cao hơn so với nghiệm thức T1 nhưng sự khác

biệt không có ý nghĩa thống kê

+ Trọng lượng rễ ở nghiệm thức T3 và nghiệm thức T1 lớn hơn so với

nghiệm thức T2 Sự khác biệt này cũng không đạt mức ý nghĩa thống kê toán học

- Lượng rễ được quan trắc ở vào tháng 10 năm 2008 cho thấy:

Trang 32

+ Trọng lượng rễ ở nghiệm thức T2 và nghiệm thức T3 tăng lên và trọng

lượng rễ ở nghiệm thức T1 giảm đi so với tháng 7 năm 2008

+ Trọng lượng rễ tươi được quan trắc nghiệm thức T3 ( có đào hố tích

mùn) vẫn đạt kết quả cao hơn so với 2 nghiệm thức T1 và T2 (không đào hố tích

mùn)

+ Trọng lượng rễ được quan trắc ở nghiệm thức T2 cao hơn so với nghiệm

thức T1

+ Giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

- Kết quả trung bình cho thấy:

+ Trọng lượng rễ tươi ở nghiệm thức T3 cao hơn so với nghiệm thức T1 và

T2

+ Trọng lượng rễ tươi ở nghiệm thức T1 cao hơn so với nghiệm thức T2

+ Sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê

Như vậy qua 2 đợt quan trắc ở lô 7/97, NT Bình Minh, CTCS Bình Long

cho thấy trọng lượng rễ tươi ở nghiệm thức T3 đạt cao hơn so với nghiệm thức

T1 và nghiệm thức T2 Qua đó cho thấy được hiệu quả của việc đào hố tích mùn

đến việc làm tăng số lượng rễ, và sự khác biệt giữa số lần bón không ảnh hưởng

nhiều đến việc tăng số lượng rễ, không có sự khác biệt rõ ràng giữa 2 nghiệm

thức Do đó có thể áp dụng biện pháp đào hố tích mùn trong vườn cây cao su

khai thác ở vùng đất đỏ bazan để giúp rễ sinh trưởng và phát triển tốt hơn Ở 2

nghiệm thức bón phân 1 lần và bón phân 2 lần lượng rễ thu được không có sự

khác biệt rõ ràng, sự khác biệt giữa các nghiệm thức không đạt mức ý nghĩa

Trang 33

Kết quả quan trắc trọng lượng rễ khô của lô 9/97, NT Bình Minh, CTCS Bình Long (đất đỏ bazan) cho thấy:

- Trọng lượng rễ được quan trắc vào tháng 7 năm 2008 cho thấy:

+ Trọng lượng rễ khô được quan trắc ở nghiệm thức T1 có kết quả cao hơn

so với nghiệm thức T2 và T3

+ Trọng lượng rễ khô ở nghiệm thức có đào hố tích mùn (T3) cao hơn so với nghiệm thức T2

+ Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê

- Trọng lượng rễ khô được quan trắc ở vào tháng 10 năm 2008 cho thấy: + Trọng lượng rễ ở nghiệm thức đối chứng (T1 và T2) giảm đi và trọng lượng rễ ở nghiệm thức có đào hố tích mùn (T3) tăng lên so với tháng 7 năm

2008

+ Trọng lượng rễ khô được quan trắc nghiệm thức có đào hố tích mùn đạt kết quả cao nhất, và sự khác biệt giữa nghiệm thức T3 và 2 nghiệm thức T1 và T2 (không đào hố tích mùn) không đạt mức ý nghĩa thống kê

+ Trọng lượng rễ được quan trắc ở nghiệm thức T1 và nghiệm thức T2 không cho thấy sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

- Kết quả trung bình cho thấy:

+ Trọng lượng rễ tươi ở nghiệm thức T3 cao hơn so với nghiệm thức T1 và T2

+ Trọng lượng rễ tươi ở nghiệm thức T1 cao hơn so với nghiệm thức T2 + Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Như vậy kết quả quan trắc trọng lượng rễ khô của lô 7/97, NT Bình Minh, CTCS Bình Long so với trọng lượng rễ tươi qua 2 đợt quan trắc cũng cho thấy trọng lượng rễ ở nghiệm thức T3 cao nhất so với các nghiệm thức còn lại, chứng

tỏ hố tích mùn có tác dụng tốt tới sự phát triển của rễ cao su Mặt khác, lượng rễ

ở nghiệm thức bón 2 lần ít hơn so với nghiệm thức bón 1 lần Điều này có thể do khi thay đổi chế dộ bón phân rễ cây chưa thích ứng được, rễ sinh trưởng kém Do

đó, lượng rễ thu được ở nghiệm thức bón phân 2 lần ít hơn so với nghiệm thức bón phân 1 lần

Trang 34

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70

Biểu đồ 4.1: Trọng lượng rễ của trung bình của 3 nghiệm thức

4.1.2 Đất xám (lô 1A, NT Phan Văn Tiến, CTCS Dầu Tiếng)

Qua bảng quan trắc trọng lượng rễ tươi ở lô 1A, NT Phan Văn Tiến,

CTCS Dầu Tiếng cho thấy:

- Trọng lượng rễ tươi được quan trắc vào tháng 8 năm 2008 có kết quả:

+ Trọng lượng rễ ở nghiệm thức T2 là cao nhất

+ Trọng lượng rễ ở nghiệm thức T3 cho kết quả cao hơn so với nghiệm

thức T1

+ Tuy nhiên, trọng lượng rễ ở các các nghiệm thức tương đối đồng nhất,

phân tích phương sai không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

- Trọng lượng rễ được quan trắc vào tháng 10 năm 2008 cho thấy:

Trang 35

+ Trọng lượng rễ ở nghiệm thức có đào hố tích mùn (nghiệm thức T3) đạt

kết quả cao hơn so với các nghiệm thức không đào hố tích mùn (nghiệm thức T1

và T2), sự khác biệt giữa nghiệm thức T3 và nghiệm thức T2 đạt ý nghĩa thống kê

với độ tin cậy 95 % (sự khác biệt không đạt mức ý nghĩa thống kê ở F 0,01 ), và sự

khác biệt giữa nghiệm thức T3 và nghiệm thức T1 đạt mức ý nghĩa thống kê với

độ tin cậy 99 %

+ Trọng lượng rễ ở nghiệm thức T2 được quan trắc cho thấy kết quả cao

hơn so với nghiệm thức T1, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê

- Ở kết quả trung bình cho thấy:

+ Trọng lượng rễ tươi ở nghiệm thức T3 đạt kết quả cao nhất, sự khác biệt

giữa nghiệm thức có đào hố tích mùn hơn so với các nghiệm thức không đào hố

tích mùn (nghiệm thức T1 và T2) đạt mức ý nghĩa thống kê

+ Trọng lượng rễ ở nghiệm thức T2 được quan trắc cho thấy kết quả cao

hơn so với trọng lượng rễ của nghiệm thức T1 Tuy nhiên sự khác biệt này không

có ý nghĩa thống kê

Như vậy qua kết quả quan trắc trọng lượng rễ tươi ở lô 1A cho thấy kết

quả phát triển của rễ ở nghiệm thức có đào hố tích mùn cao hơn so với các

nghiệm thức không đào hố tích mùn Do đó, ta có thể áp dụng biện pháp đào hố

tích mùn cho cao su khai thác ở vùng đất xám phù sa cổ để tăng sự phát triển của

bộ rễ cây cao su.Ở 2 nghiệm thức không đào hố tích mùn, mặc dù sự khác biệt

giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê, nhưng lượng rễ thu được ở

nghiệm thức bón phân 2 lần cho kết quả cao hơn so với nghiệm thức bón phân 1

lần Điều này chứng tỏ sau 2 năm thí nghiệm, rễ cây đã thích ứng được với chế độ

bón phân 1 lần và phát triển tốt Do đó, lượng rễ thu được đã cao hơn so với

Trang 36

Ghi chú: “ns” thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm

+ Trọng lượng rễ ở nghiệm thức T2 là cao nhất

+ Trọng lượng rễ ở nghiệm thức T3 cho kết quả cao hơn so với nghiệm thức T1

+ Tuy nhiên, trọng lượng rễ ở các các nghiệm thức tương đối đồng nhất, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức

- Trọng lượng rễ được quan trắc vào tháng 10 năm 2008 cho thấy:

+ Trọng lượng rễ ở nghiệm thức có đào hố tích mùn (nghiệm thức T3) đạt kết quả cao hơn so với các nghiệm thức không đào hố tích mùn (nghiệm thức T1

và T2), và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê

+ Trọng lượng rễ ở nghiệm thức T2 được quan trắc cho thấy kết quả cao hơn so với nghiệm thức T1, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê

Trang 37

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Biểu đồ 4.2: Trọng lượng rễ trung bình của 3 nghiệm thức

Đánh giá chung: Qua thời gian thí nghiệm cho thấy:

Ở nghiệm thức có đào hố tích mùn - giữ ẩm, lượng rễ tơ rất phát triển trong hố, lượng rễ tăng so với bên ngoài hố Toàn bộ lượng rễ trong hố là rễ tơ, lượng rễ này giúp cây hút dưỡng chất tốt hơn; trong khi đó lượng rễ phía ngoài

hố chủ yếu là rễ lớn, đóng vai trò rất kém trong hấp thu dinh dưỡng

Biện pháp đào hố tích mùn - giữ ẩm - bón phân đạt hiệu quả rất cao trong việc làm tăng khối lượng rễ dinh dưỡng lớp đất mặt 0 - 30 cm lên so với lớp đất mặt để tự nhiên trên vườn cao su khai thác Ngoài ra, chất lượng rễ trong lớp đất dinh dưỡng trên các hố tích mùn cũng được cải thiện đáng kể với tỉ lệ rễ tơ/rễ lớn cao hơn nhiều so với lớp đất mặt đối chứng

Lượng rễ ở các nghiệm thức không đào hố tích mùn (nghiệm thức không đào hố bón phân 1 lần và nghiệm thức không đào hố bón phân 2 lần) không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa

Thí nghiệm có đào hố tích mùn cũng như thí nghiệm không đào hố tích mùn cho thấy: lượng rễ trong nghiệm ở vùng đất đỏ bazan cao hơn so với thí nghiệm ở vùng đất xám phù sa cổ Kết quả này có thể là do ở vùng đất đỏ bazan

có hàm lượng dinh dưỡng và ẩm độ cao thích hợp cho sự phát triển của rễ cây

Và do cây được trồng ở vùng đất đỏ bazan có độ tuổi lớn hơn so với độ tuổi của cây được trồng ở vùng đất xám phù sa cổ Do đó, mật độ, trọng lượng rễ ở của cây cao su ở vùng đất đỏ bazan cao hơn so với vùng đất xám phù sa cổ

Trang 38

Kết quả phân tích lý tính của đất trên nền đất đỏ bazan (lô 7/97, NT Bình

Minh, CTCS Bình Long) vào tháng 7 cho thấy:

+ Ở độ sâu 0 - 15 cm, đa số các chỉ tiêu được phân tích ở tầng đất này của

nghiệm thức (nghiệm thức T3) có đào hố tích mùn cho kết quả tốt hơn so với các

nghiệm thức đối chứng (nghiệm thức T1 và T2)

+ Ở độ sâu 15 - 30 cm, các tính chất được quan trắc ở nghiệm thức T3 cho

kết quả trung bình so với 2 nghiệm thức T1 và T2

Qua bảng 4.5 cho ta thấy: lý tính ở nghiệm thức có đào hố tích mùn cho kết

quả ở mức trung bình (tầng đất 15 - 30 cm) và tốt hơn so với các nghiệm thức đối

chứng không đào hố tích mùn Qua đó cho thấy được hiệu quả của hố tích mùn

trong việc cải tạo tính chất vật lý của đất, tạo điều kiên cho rễ cây phát triển tốt

hơn Mặc khác, tính chất vât lý được phân tích ở 2 nghiệm thức bón phân 1 lần

và 2 lần cho kết quả tương đồng nhau, giữa các nghiệm thức không có sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê

Trang 39

Bảng 4.6: Kết quả phân tích tính chất vật lý của đất tháng 10/2008

Kết quả phân tích lý tính của đất trên nền đất đỏ bazan (lô 7/97, NT Bình

Minh, CTCS Bình Long) vào tháng 10 cho thấy ngoài tỉ trọng đất và dung trọng,

độ xốp và ẩm độ đất của nghiệm thức có đào hố tích mùn cho kết quả tốt hơn so

với các nghiệm thức đối chứng không đào hố tích mùn (nghiệm thức T1 và T2)

Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê

Đánh giá chung: Qua 2 đợt quan trắc lý tính đất trên lô lô 7/97, NT Bình

Minh, CTCS Bình Long (trên đất đỏ bazan) cho thấy, kỹ thuật đào hố tích mùn

có kết quả tốt trong việc cải tạo lý tính đất, giúp cho đất tơi xốp hơn, tăng khả

năng giữ ẩm của đất lên Điều này tạo điều kiện cho rễ cây sinh trưởng và phát

triển tốt hơn, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng sản lượng mủ cao

su Do đó cần áp dụng kỹ thuật đào hố tích mùn cho vườn cao su để cải tạo lý tính

đất, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn

Mặc khác, qua 2 đợt quan trắc tính chất vật lý của đất còn cho ta thấy ở 2

nghiệm thức bón phân 1 lần và bón phân 2 lần cũng không cho thấy sự khác biệt

giữa 2 nghiệm thức, kết quả tương đồng với nhau

4.2.2 Trên đất xám

Bảng 4.7: Kết quả phân tích tính chất vật lý của đất tháng 7/2008

Trang 40

Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý tính đất trên nền đất xám ở vào tháng 7

năm 2008 của lô 1A, NT Phan Văn Tiến, CTCS Dầu Tiếng cho thấy: lý tính đất ở

nghiệm thức có đào hố tích mùn cho kết quả tốt hơn so với các nghiệm thức đối

chứng không đào hố tích mùn, và đạt mức ý nghĩa thống kê ở một số chỉ tiêu (chỉ

tiêu: dung trọng, độ xốp, độ ẩm ở tầng đất 0-15 cm; và chỉ tiêu độ xốp ở tầng đất

15-30 cm) so với nghiệm thức T1 và T2 Qua đó cho thấy: trên nền đất xám phù

xa cổ, hố tích mùn cũng cho hiệu quả khả quan trong việc cải tạo lý tính đất, tạo

điều kiện cho rễ cây cao su phát triển tốt hơn

Mặc khác, tính chất vật lý đất được phân tích ở 2 nghiệm thức bón phân 1

lần và bón phân 2 lần cho kết quả tương đương nhau, không có sự khác biệt có ý

nghĩa giữa 2 nghiệm thức

Bảng 4.8: Kết quả phân tích tính chất vật lý của đất tháng 10/2008

Chỉ tiêu

NT

Dung trọng (g/cm3) Tỉ trọng (g/cm3) Độ xốp (%) Độ ẩm (%)

Ngày đăng: 15/07/2018, 08:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w