1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty cổ phần thái lan

134 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu và đánh giá nội dung,phương pháp, đặc điểm quy trình kế toán Nợ phải thu và Nợ phải trả tại Công ty Cổ

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ

VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI LAN

Hu ế, tháng 05 năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ

VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI LAN

Sinh viên th ực hiện G iáo viên hướng dẫn

Phan Th ị Phương Ths.Hoàng Thùy Dương

L ớp: K48C Kế toán doanh nghiệp

Niên khóa: 2014-2018

Hu ế, tháng 05 năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

Lời Cảm Ơn

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý Thầy, Cô giáo Khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng, đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên môn bổ ích và quý giá cho

em Tất cả những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang vô cùng quý giá để em bước vào sự nghiệp tương lai sau này.

Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên phòng Kế toán – Tài chính trong Công ty Cổ phần Thái Lan đã dành thời gian hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho em có thể tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin phục vụ cho khóa luận này.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo – ThS Hoàng Thùy Dương đã quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian làm báo cáo thực tập.

Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy, kính mong nhận được sự góp ý

và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô để em có thể củng cố kiến thức của mình và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích phục vụ tốt hơn cho công việc sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2018 Sinh viên thực hiện Phan Thị Phương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

BĐSĐT Bất động sản đầu tưTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

DANH MỤC CÁC BIỂU viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.1 Lý do chọn đề tài 1

I.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

I.3 Đối tượng nghiên cứu 2

I.4 Phạm vi nghiên cứu 2

I.5 Phương pháp nghiên cứu 2

I.6 Kết cấu của khóa luận 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 4

1.1 Một số lý luận về kế toán công nợ 4

1.1.1 Khái niệm kế toán công nợ 4

1.1.2Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kế toán công nợ 6

1.1.3 Mô tả công việc của kế toán công nợ 6

1.2 Nội dung công tác kế toán nợ phải thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp 7

1.2.1 Kế toán nợ phải thu 7

1.2.2 Kế toán nợ phải trả 11

1.3Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 19

1.3.1Phân tích công nợ doanh nghiệp 19

1.3.2 Phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI LAN 26

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Thái Lan 26 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 26

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Thái Lan 27

2.1.4 Phạm vi hoạt động và hình thức sở hữu vốn của Công ty cổ phần Thái Lan 28

2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Thái Lan 29

2.1.6 Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Thái Lan 33

2.1.7 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 .37

2.1.8 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015- 2017 38

2.1.9 Tình hình kết quả kinh doanh tại công ty qua 3 năm 2015 – 2017 44

2.2 Tổ chức công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Thái Lan 48

2.2.1 Kế toán các khoản nợ phải thu 48

2.2.2.Kế toán các khoản phải trả 66

2.2.3Công tác kế toán đối chiếu bù trừ công nợ 85

2.3Thực trạng công nợ và phân tích tình hình công nợ của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017 86

2.3.1 Thực trạng công nợ của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017 86

2.3.2 Phân tích tình hình công nợ của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017 92

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI LAN 100

3.1 Đánh giá tình hình tổ chức công tác kế toán công nợ tại Công ty cổ phần Thái Lan 100

3.1.1 Đánh giá về công tác tổ chức và bộ máy kế toán 100

3.1.2 Đánh giá về công tác và tình hình kế toán các khoản phải thu và các khoản phải trả 102 3.2 Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Thái Lan 105

3.2.1 Đối với tổ chức bộ máy và công tác kế toán công nợ 105

3.2.2 Đối với công tác kế toán phải thu và kế toán phải trả 106

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110

III.1 Kết luận 110

III.2.Kiến nghị 110

III.3 Hướng nghiên cứu tiếp tục của đề tài 111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 PHỤ LỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1– Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 25

Bảng 2.1– Tình hình Lao động của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017 38

Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại công ty cổ phần Thái Lan qua 3 năm (2015 - 2017) 40

Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Thái Lan qua 3 năm (2015 - 2017) 45

Bảng 2.4 – Thực trạng công nợ của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017 87

Bảng 2.5 – Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của Công ty 93

Bảng 2.6 – Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty 96

Bảng 2.7– Nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty trong năm 2017 98

Bảng 2.8 – Tỷ suất thanh toán của Công ty năm 2017 99 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ hạch toán nợ phải thu khách hàng 9

Sơ đồ 1.3 – Sơ đồ kế toán vay ngắn hạn 12

Sơ đồ 1.4 – Sơ đồ kế toán khoản phải trả người bán 14

Sơ đồ 1.5 – Sơ đồ kế toán Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 16

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Thái Lan 29

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Thái Lan 34

Sơ đồ 2.3 Quy trình hạch toán thuế trên phần mềm kế toán 36

Sơ đồ 2.4 – Lưu đồ quy trình luân chuyển chứng từ khoản Phải thu khách hàng 50

Sơ đồ 2.5 Lưu đồ quy trình luân chuyển chứng từ khoản phải trả người bán 70

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu mẫu 2.1 – Hóa đơn Giá trị gia tăng 53

Biểu mẫu 2.2 – Sổ chi tiết TK 131 54

Biểu mẫu 2.3 – Sổ Tổng hợp TK 131 57

Biểu mẫu 2.4: Trích hóa đơn Giá trị gia tăng số 0004513 60

Biểu mẫu 2.5: Sổ chi tiết TK 141 65

Biểu mẫu 2.6: Sổ chi tiết TK 341 68

Biểu mẫu 2.7: Trích hóa đơn Giá trị gia tăng số 0002523 73

Biểu mẫu 2.8: Sổ chi tiết TK 331 74

Biểu mẫu 2.9: Sổ Tổng hợp TK 331 75

Biểu mẫu 2.10: Sổ Chi tiết TK 331 77

Biểu mẫu 2.11: Trích hóa đơn Giá trị gia tăng số 00000036 80

Biểu mẫu 2.12: Sổ tổng hợp TK 334 84 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1 Lý do chọn đề tài

Công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản phải trả là một vấn đề rấtphức tạp nhưng rất quan trọng, vì nó tồn tại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Và đối với công tác kế toán công nợ, nó không chỉ phản ánh tiềmlực kinh tế mà còn phản ánh rõ nét tình hình tài chính của doanh nghiệp Một doanhnghiệp khi tham gia vào thương trường thì không tránh khỏi những khó khăn về việc

bị chiếm dụng vốn, thu hồi vốn và những rủi ro tiềm ẩn về tài chính của doanh nghiệp

Thách thức ở đây với kế toán công nợ là phải giải quyết các mối quan hệ giữa doanhnghiệp với khách hàng và nhà cung cấp, cụ thể là vấn đề thanh toán các khoản phảithu, phải trả như thế nào Thách thức này đòi hỏi kế toán công nợ phải theo dõi chặtchẽ các nghiệp vụ kinh tế, đặc biệt là những nghiệp vụ xảy ra thường xuyên, có tínhchất phức tạp và có nhiều rủi ro Từ đó đặt ra yêu cầu cho kế toán công nợ là phải báocáo kịp thời cho nhà quản trị xem xét các khoản công nợ để không dẫn đến tình trạngchiếm dụng vốn quá lớn của nhau, làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, bên cạnh đó có hướng duy trì các khoản công nợ không dây dưakéo dài

Chính vì vậy, kế toán công nợ là một phần hành kế toán quan trọng và không thểthiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào Công ty cổ phần Thái Lan là đơn vị chuyên xâydựng công trình kỹ thuật dân dụng, gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại, chuẩn

bị mặt bằng, bán lẻ thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, trong các cửa hàng chuyêndoanh, vận tải hàng hóa bằng đường bộ và cho thuê máy móc, thiết bị, xe có động

cơ Do công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và có quy mô khá lớn nên tình

hình công nợ cũng khá nhiều và phức tạp cần theo dõi sát sao Vì vậy quản lý công nợ

và nâng cao khả năng thanh toán là vấn đề đã và đang rất được ban lãnh đạo Công tyquan tâm trong thời gian qua Từ thực tế đó, cũng như qua quá trình nghiên cứu, tìmhiểu tôi đã quyết định chọn đề tài :“ Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công n ợ tại Công ty cổ phần Thái Lan” làm đề tài khóa luận Với đề tài này,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

về công tác kế toán công nợ, đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toáncông nợ tại công ty

I.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Thứ nhất, tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán công nợ và phân tích

tình hình công nợ trong doanh nghiệp

- Thứ hai, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình thanh

toán công nợ của công ty trong giai đoạn nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Thái Lan

- Thứ ba, trên cơ sở đó, so sánh, tổng hợp, đối chiếu với những lý luận nêu ra và

tìm ra những ưu, nhược điểm của kế toán công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty,

từ đó rút ra những ý kiến, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công

nợ nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty trong thời gian tiếp theo

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu và đánh giá nội dung,phương pháp, đặc điểm quy trình kế toán Nợ phải thu và Nợ phải trả tại Công ty Cổ phần

Thái Lan, đồng thời phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty

I.4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Thu thập số liệu từ phòng Kế toán- Tài chính của Công

ty Cổ phần Thái Lan

- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu khái quát tình hình tài chính của doanh

nghiệp qua 3 năm từ 2015 – 2017, trong đó đi sâu nghiên cứu phần hành kế toán công

nợ và phân tích tình hình thanh toán công nợ trong năm 2017

- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu đánh giá công tác kế toán công nợ và

phân tích tình hình công nợ, phân tích công tác kế toán công nợ phải thu và công nợphải trả, tập trung đi sâu vào Khoản phải thu của khách hàng và Khoản phải trả cho

người bán tại Công ty Cổ phần Thái Lan

I.5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây:

- Phương pháp thu thập nghiên cứu tài liệu:Thu thập, tìm hiểu những thông tin

liên quan đến đề tài từ giáo trình, thông tư hướng dẫn, chuẩn mực, internet, tạp chí…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

nhằm hệ thống hóa những cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hìnhthanh toán công nợ trong doanh nghiệp

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thu thập từ các báo cáo tài chính trong

giai đoạn nghiên cứu, báo cáo quản trị và các chứng từ, sổ sách liên quan đến kế toán

công nợ và tình hình thanh toán công nợ, từ đó tổng hợp, ghi chép một cách chọn lọc,

xử lý số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu

- Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Trong thời gian thực tập tại Công ty, tôi đã

tiến hành quan sát những công việc liên quan đến đề tài nghiên cứu với các nhân viên

kế toán và đồng thời hỏi đáp trực tiếp thắc mắc về những vấn đề chưa hiểu liên quan

đến đề tài nghiên cứu nhằm hoàn thiện tốt khóa luận tốt nghiệp

- Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích: Từ những số liệu thu thập ban đầu,

tiến hành tổng hợp có hệ thống theo quy trình để có những nhận xét, đưa ra nhận địnhriêng về công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty

-Phương pháp phân tích tài chính: Phương pháp này dùng để phân tích tình hình

tài sản – nguồn vốn, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng nhânlực, chỉ số công nợ và chỉ số thanh toán của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017

- Phương pháp đối chiếu: Phương pháp này dùng để kiểm tra, đối chiếu giữa sổ

sách kế toán về tính chính xác và đúng đắn; đối chiếu thực tế và lý thuyết.

I.6 Kết cấu của khóa luận

Đề tài thiết kế gồm có 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đềPhần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ

trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ

tại Công ty Cổ phần Thái Lan

Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công

nợ và tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Thái Lan

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG

NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1 Một số lý luận về kế toán công nợ

1.1.1 Khái niệm kế toán công nợ

Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại là thực hiện việc tổ chứclưu thông hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng xã hội

Trong quá trình kinh doanh thường xuyên phát sinh các mối quan hệ thanh toán giữadoanh nghiệp với người bán, người mua, với cán bộ công nhân viên, Các quan hệ

thanh toán này là cơ sở phát sinh các khoản phải thu, khoản phải trả Kế toán các

khoản phải thu và nợ phải trả được gọi chung là kế toán công nợ Như vậy kế toáncông nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợphải trả diễn ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

(Nguyễn Tấn Bình, “Kế toán tài chính”, 2011)

 Kế toán nợ phải thu

Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp, phát sinhtrong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác khiến cho một bộ phận tài sản của

doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời (Võ Văn Nhị, “Kế toán tài chính”, 2009).

Các khoản phải thu bao gồm: Phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác,thuế GTGT được khấu trừ, Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải thu kháchhàng Trong các khoản nợ phải thu của Doanh nghiệp, khoản phải thu của khách hàng

thường phát sinh nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng chứa đựng nhiều rủi ro

nhất (Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Xuân Hưng, “Kế toán tài chính phần 1-2, Nhà xuất

bản Giao thông vận tải”, 2008)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

 Kế toán nợ phải trả

Theo chuẩn mực Kế toán chung ( VAS 01) đoạn 18 :

Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các giao dịch sự kiện đã

qua như mua hàng hóa chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết

bảo hành hàng hóa, cam kết kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp,phải trả khác mà doanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực của mình

Tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả :

Nợ phải trả được ghi nhận khi thỏa mãn cả hai điều kiện được quy định ở chuẩnmực chung đoạn 42 như sau :

- Có đủ điều kiện chắc chắn là đơn vị sẽ dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho

những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán; và :

- Khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy

Các khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp bao gồm : Phải trả người bán, phải trảnội bộ, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, phải trả khác

 Quan hệ thanh toán

Quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp phát sinh các khoản phải thu, phảitrả, các khoản vay với khách hàng, chủ nợ, nội bộ công ty, ngân hàng, các cá nhân tổchức khác trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là quan hệthanh toán

Quan hệ thanh toán có nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy lại chủ yếu làhai hình thức sau: thanh toán trực tiếp và thanh toán trung gian

Thanh toán trực tiếp: Là hình thức thanh toán mà người mua và người bán thanh

toán trực tiếp với nhau bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đối với các khoản nợ phát sinh

Thanh toán trung gian: Là hình thức thanh toán không phải là trực tiếp giữa

người mua và người bán mà thông qua một bên thứ ba như :Ngân hàng hoặc các tổ

chức tài chính khác đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản nợ phát sinh thểTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

hiện bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc

Chính vì có nhiều quan hệ thanh toán nên doanh nghiệp phải xem xét lựa chọn

phương thức thanh toán phù hợp để có thế thanh toán kịp thời, đúng hạn, tránh tình

trạng bị chiếm dụng vốn, nhằm tạo cho doanh nghiệp ở thế chủ động trong hoạt độngsản xuất kinh doanh

1.1.2 Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kế toán công nợ

Vai trò, vị trí của kế toán công nợ

Trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp thì kế toán công nợ là một phầnhành kế toán khá quan trọng liên quan đến các khoản nợ phải thu và phải trả Vì vậy tổchức tốt các công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Nếu các khoản nợ phải thu và nợ phải trả được theo dõimột cách chặt chẽ nó sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng , chiếmdụng vốn và đồng thời tranh thủ chiếm dụng tối đa vốn của các doanh nghiệp, các tổchức khác nhưng vẫn đảm bảo một khả năng thanh toán hợp lý, góp phần quan trọngtrong việc giữ uy tín trong sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp

Nhiệm vụ của kế toán công nợ

Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu đểcấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp Cụ thể:

- Phản ánh và ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác và rõ ràng các nghiệp vụ thanhtoán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạnthanh toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau

- Đối với những khách hàng nợ có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyên hoặc

có dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán, kế toán cần tiến hành kiểm tra đối

chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ Nếu cần có thể yêu cầukhách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản

1.1.3 Mô tả công việc của kế toán công nợ

- Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thường xuyênTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

tiến hành đối chiếu kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời

-Phải kiểm tra đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối tháng từng khoản nợ phát sinh,

số phải thu và số còn phải thu

- Phải chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ phải thubằng vàng , bạc, đá quý Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế

-Phải phân loại các khoản nợ phải thu theo thời gian thanh toán cũng như theotừng đối tượng

-Phải căn cứ vào số dư chi tiết bên nợ của một số tài khoản thanh toán như

131,331 để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

1.2 Nội dung công tác kế toán nợ phải thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp

1.2.1 Kế toán nợ phải thu

Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: phải thu của khách hàng, thuế

GTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu khác, Cụ thể:

Phải thu khách hàng

a Khái niệm:

Nợ phải thu khách hàng là khoản tiền mà khách hàng đã mua nợ doanh nghiệp do

đã được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền Đây là

khoản nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều

rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu phát sinh trong doanh nghiệp (Võ Văn Nhị,

“Kế toán tài chính”, 2010).

b Nguyên tắc hạch toán:

Theo Điều 18, Thông tư số 200/2014/TT – BTC quy định nguyên tắc kế toán

của tài khoản “Phải thu của khách hàng” như sau:

- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toáncác khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng

hóa, BĐSĐT, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ Tài khoản này còn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành Không phản ánh vào tài khoản này cácnghiệp vụ thu tiền ngay

- Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng,từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá

12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán Đối tượng phảithu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hànghoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính

-Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phảithu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bánhàng, cung cấp dịch vụ thông thường

- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại cáckhoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu có thể khôngthu hồi được, để có căn cứ xác định mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc cóbiện pháp xử lý thích hợp

- Trong quan hệ bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữadoanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm hàng hóa, BĐSĐT đã giao, dịch vụ đãcung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêucầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao

- Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theotừng lọa nguyên tệ

Trang 19

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

Thuế GTGT (nếu có)

Thu nhập do thanh lý, nhượng bán TSCĐ chưa thu tiền

Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán

111, 112,

Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền

133

Thuế GTGT (nếu có)Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

a Khái niệmThuế GTGT là khoản thuế đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụphát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Đây là loại thuế gián thu

do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế

này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán

b Nguyên tắc kế toán

 Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu

trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp

 Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGTđầu vào không được khấu trừ Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì

số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tài khoản 133 Cuối kỳ, kế toán phải

xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định

của pháp luật về thuế GTGT

 Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được

mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tuỳ theo từng

trường hợp cụ thể

 Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp

thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT

c Chứng từ sử dụng

 Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3LL);

 Hóa đơn chứng từ đặc thù;

 Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào (mẫu 01-2/GTGT);

 Bảng phân bổ thuế GTGT khấu trừ tháng (mẫu 01-4A/GTGT);

 Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu;

 Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài;

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

 Chứng từ thanh toán qua ngân hàng;

 Sổ theo dõi thuế GTGT

d Tài khoản sử dụng

- TK 133 - “Thuế GTGT được khấu trừ” dùng để theo dõi các khoản thuế GTGT đầuvào khi doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ TK này chỉ sử dụng cho những doanhnghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

Nợ phải trả bao gồm: các khoản nợ tiền vay, nợ phải trả cho người bán, cho nhà

nước, cho công nhân viên và các khoản phải trả khác Các khoản nợ này có thể trả

bằng tiền, bằng chuyển khoản hoặc bằng cung cấp vật tư, dịch vụ Cụ thể:

b Nguyên tắc hạch toán:

-Kế toán tiền vay ngắn hạn phải theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay

đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khếước vay

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

đề nghị vay vốn; Giấy báo Có, Giấy báo Nợ

Tiền vay nhập quỹ, gửi vào

TK tiền gửi ngân hàng

Lãi tỷ giá khi đánh giá lại số

dư khoản vay có gốc NT

Vay trả nợ người bán, trả nợ vay

TK 413

Lỗ tỷ giá khi đánh giá lại

số dư khoản vay có gốc

Thuế GTGT Nếu có

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợphải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ

-Những vật tư, hàng hóa đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có

hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhậnđược hóa đơn

- Không phản ánh tài khoản này vào các nghiệp vụ mua hàng hóa, vật tư, dịch

người bán thông thường

- Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn

chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế

khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán

- Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạchcác khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người

bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng

c Chứng từ sử dụng:

- Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng mua hàng); Hóa đơn mua hàng; Phiếu nhập kho;

Phiếu chi/Ủy nhiệm chi; Giấy báo Nợ; Biên bản xác nhận công nợ…

d Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng TK 331 – Phải trả cho người bán để theo dõi các khoản nợ phảiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

Phí ủy thác nhập khẩu phải trả đơn vị nhận ủy thác

Thuế GTGT (nếu có)

Nhà thầu xác định khối lượng xây lắp phải trả cho nhà thầu phụ Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ đánh giá

các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ

413

152, 153,

156, 211, 611…

331 – Phải trả cho người bán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

a Khái niệm:

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước là các khoản mà doanh nghiệp phải cónghĩa vụ thực hiện theo quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoảnthuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, phản ánh nghĩa vụ và tình hình thực hiệnnghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp với nhà nước trong kỳ kế toán

Trang 26

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

Sơ đồ 1.5 – Sơ đồ kế toán Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Khi phát sinh doanh thu và thu nhập khác

511, 515, 711

Tổng giá thanh toán

Thuế XK, Thuế TTĐB, Thuế BVMT, (t/hợp không tách được thuế XK, TTĐB,

Chi phí thuế TNDN hiện hành

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

Trang 27

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

Phải trả người lao động

a Khái niệm:

Phải trả người lao động phản ánh các khoản phải trả và tình hình các khoản phảitrả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, BHXH, các khoản phai trảkhác thuộc về thu nhập người lao động

Trang 28

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

Sơ đồ 1.6 – Sơ đồ kế toán Phải trả người lao động Chi phí phải trả

Chi phí phải trả là các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanhtrong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này

Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh

nhưng chưa được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh Việc hạch toán các

khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theonguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ Để hạch toán chi phíphải trả kế toán sử dụng tài khoản 335

Phải trả tiền lương nghỉ phép cho người lao động ( nếu trích trước )

Thuế

GTG T

Tiền thưởng phải trả từ quỹ khen thưởng Tiền lương phải trả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

1.3.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp

1.3.1.Phân tích công nợ doanh nghiệp

Khái niệm phân tích tình hình công nợ

Phân tích công nợ được hiểu là phân tích mối quan hệ giữa các khoản phải thu vàkhoản phải trả, nếu các khoản phải trả lớn hơn khoản phải trả thì có nghĩa là doanhnghiệp đang bị chiếm dụng vốn và ngược lại thì doanh nhiệp đang đi chiếm dụng vốn

người khác Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải phân tích công nợ để biết khoản nào

hợp lý và khoản nào không hợp lý, từ đó đưa ra được những biện pháp thích hợp đemlại hiệu quả tốt cho việc quản lý công nợ của doanh nghiệp

Phân tích tình hình công nợ tại doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho cácnhà quản lý trong việc đánh giá được tình hình tài chính, sức mạnh tài chính và an ninh tàichính hiện tại của Doanh nghiệp cũng như nắm được việc chấp hành và tôn trọng kỳ hạn

thanh toán “PGS TS Nguyễn Văn Công, Phân tích báo cáo tài chính, 2010”

Phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp

Các khoản phải thu và các khoản phải trả bao gồm:

Các khoản phải thu bao gồm : Phải thu khách hàng ;Trả trước người bán; Thuế

GTGT được khấu trừ; Phải thu nội bộ; Phải thu khác; Dự phòng phải thu khó đòi; Tạmứng; Chi phí trả trước

Các khoản phải trả bao gồm: Vay và nợ ngắn hạn; Phải trả người bán; Người

mua trả tiền trước; Thuế và các khoản phải nộp nhà nước; Phải trả người lao động; Chiphí trả trước; Phải trả nội bộ; Các khoản phải trả phải nộp khác; Phải trả dài hạn khác;

Vay và nợ dài hạn

Vậy để phân tích tình hình công nợ ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau:

 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả

Tổng các khoản phải thu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần vốn

mà doanh nghiệp đi chiếm dụng, được tính trên cơ sở so sánh tổng các khoản phải thu

và tổng các khoản phải trả tại thời điểm báo cáo (đơn vị tính: lần hoặc %)

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả lớn hơn 1 phản ánh tình hìnhtài chính của doanh nghiệp ổn định và khả quan, doanh nghiệp ít phải chiếm dụng vốncủa các cá nhân, tổ chức khác, doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và uy tín củadoanh nghiệp được nâng cao Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì tình hình tàichính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp thường xuyên phải chiếm dụngvốn, thậm chí nợ nần kéo dài và mất chủ động trong kinh doanh

 Hệ số vòng quay các khoản phải thu

Hệ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phảithu thành tiền của doanh nghiệp (đơn vị tính: vòng) Số dư các khoản phải thu bình

quân thường được tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ rồi chia cho 2

Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoảnphải thu càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền của doanhnghiệp cao, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất

Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày

càng nhiều, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu

động trong sản xuất Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao sẽ làm cho kì hạn thanh toán

ngắn và do đó ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ

 Kỳ thu tiền bình quân (Số ngày của doanh thu chưa thu)

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán

hàng cho đến khi thu tiền.Chỉ tiêu này có ý nghĩa nhiều hơn nếu biết kỳ hạn bán chịu

Hệ số vòng quay các khoản phải thu

Các khoản phải thu bình quân

Doanh thu thuần

Số ngày trong năm (360 ngày)

Số vòng quay các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

của doanh nghiệp

Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanhnghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp Theo quy tắcchung, kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) kỳ hạn thanh toán Còn nếu

phương thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn được hưởng chiết

khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) số ngày của kỳ hạn được

hưởng chiết khấu

 Hệ số nợ

Hệ số nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ,

được dùng để đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ

nợ (đơn vị tính: lần) Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và các khoản nợkhác Hệ số này cho biết trong một đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang

sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ

Hệ số nợ càng cao, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, khả

năng huy động tiếp nhận các khoản nợ vay càng khó khi doanh nghiệp không có khảnăng thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém Đối với các chủ nợ,

hệ số này càng cao thì khả năng của họ thu hồi vốn cho vay càng thấp Do đó, các chủ

nợ thường thích những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp

 Hệ số tự tài trợ

Cùng với chỉ tiêu hệ số nợ, chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tự chủ vềtài chính của doanh nghiệp với đơn vị tính là lần Hệ số này càng cao chứng tỏ nguồnvốn tự có của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính, ít

bị sức ép của các chủ nợ và có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài

Trang 32

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

1.3.2.Phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp

Khái niệm phân tích khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp nghĩa là tiến hành phân tíchcác chỉ tiêu liên quan đến khả năng thanh toán như các hệ số thanh toán toán trongdoanh nghiệp để doanh nghiệp có thể chắc chắn sô tiền mà họ đầu tư vào doanhnghiệp có được sử dụng đúng mục đích hay không và doanh nghiệp có khả năng thanhtoán các khoản nợ của doanh nghiệp khi tới hạn hay không

Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh tình trang này nhưng trong thực tế để đánh giákhả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, ta dựa trên khả năng chuyển đổithành tiền của các tài sản doanh nghiệp

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một nội dung cơ bản của hoạt động tàichính, nhằm cung cấp thông tin giúp các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắncho doanh nghiệp Các quyết định cho doanh nghiệp vay bao nhiêu tiền, thời hạn baonhiêu có nên bán cho doanh nghiệp không, Tất cả các quyết định đó đều dựa vào khả

năng thanh toán của doanh nghiệp “PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Phân tích kinh tế

doanh nghiệp, 2003”

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:

 Hệ số thanh toán hiện hành(H hh)

Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạncủa doanh nghiệp với số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có (đơn vị tính: lần)

Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn

Đối với những chủ nợ trong ngắn hạn, Hhhcàng cao càng tốt vì nó phản ánh khả

năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp Tuy nhiên đối với doanh

nghiệp, Hhhquá cao thì có thể là một dấu hiệu cho thấy việc đầu tư vào các tài sản lưu

Trang 33

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

động còn thiếu hiệu quả Ngược lại, khi hệ số này thấp, đó có thể là một dấu hiệu cho

những nguy cơ gặp khó khăn về tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên cần so sánhthêm hệ số này với các hệ số trong quá khứ và hệ số của các doanh nghiệp cùng ngành

để có đánh giá chính xác Trong những điều kiện thông thường, Hhh=1 được coi là một

con số tối ưu

Hệ số thanh toán nhanh (H nhanh)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng

hóa (đơn vị tính: lần) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong

một khoảng thời gian ngắn

Hệ số Hnhanhthông thường biến động từ 0,5 đến 1, lúc đó khả năng thanh toán của

doanh nghiệp được đánh giá là khả quan Tuy nhiên để kết luận được hệ số này là tốthay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp

đó Nếu Hnhanh< 0,5 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và

để trả nợ thì doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hóa, tài sản để trả nợ Nhưng nếu hệ số

này quá cao cũng ko tốt vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản phải thu lớn sẽ ảnh

hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn Nếu đầu tư vào chứng khoán và góp vốn

liên doanh quá nhiều thì doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng khi hoạt đông không cóhiệu quả

Ngoài ra, nếu hệ số này nhỏ hơn hẳn so với hệ số thanh toán hiện hành thì cónghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho

 Hệ số khả năng thanh toán ngay (khả năng thanh toán bằng tiền)

Trang 34

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển

Hệ số thanh toán tiền mặt cho biết một công ty có thể trả được các khoản nợ củamình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tínhthanh khoản cao nhất (đơn vị tính: lần) Nói cách khác, chỉ số thanh toán tiền mặt chobiết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền

đảm bảo chi trả

 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ngoài việc tính toán và sosánh một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán đã được đề cập ở các nội dung

trước, các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán”

Hệ số khả năng thanh toán (đơn vị tính: lần) được tính cho cả thời kỳ hoặc chotừng giai đoạn (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán dài hạn, khả năngthanh toán tháng tới, khả năng thanh toán quý tới…) Nếu trị số của chỉ tiêu > 1, chứng

tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thườnghoặc khả quan Trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanhnghiệp càng dồi dào và an ninh tài chính càng vững chắc Ngược lại, khi trị số của chỉtiêu này < 1, doanh nghiệp sẽ không bảo đảm khả năng thanh toán Trị số của chỉ tiêucàng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán Khi Hệ số khả năngthanh toán =0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán

Để thuận tiện cho việc phân tích, các nhà phân tích có thể lập Bảng phân tích nhu

cầu và khả năng thanh toán Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được sắp xếp theomức độ khẩn trương (thanh toán ngay, chưa cần thanh toán ngay) Còn với khả năngthanh toán thì các chỉ tiêu được sắp xếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy

động trong thời gian tới)

Dựa vào bảng phân tích này, nhà quản lý tiến hành so sánh khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán

Nhu cầu thanh toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn Việc so sánh này giúp nhà quản lý biết

được liệu doanh nghiệp có bảo đảm được khả năng thanh toán trong từng giai đoạn

hay không để đề ra các chính sách phù hợp

B ảng 1.1– Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán

I Các kho ản phải thanh toán ngay

1 Các khoản nợ quá hạn

- Phải nộp ngân sách

- Phải trả ngân hàng

- Phải trả người lao động

- Phải trả người bán/mua

- Tiền gửi ngân hàng

- Tiền đang chuyển

2 Các khoản tương đương tiền

II.Các kho ản có thể dùng thanh toán trong

th ời gian tới

- Thu hồi tiền hàng

- Thu hồi nợ phải thuTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

THÁI LAN

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Thái Lan

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Thái Lan

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thái Lan

Trụ sở chính: 30 Yết Kiêu, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Vốn điều lệ: 1.700.000.000 đồng (Một phẩy bảy tỷ đồng)

Giám đốc: Nguyễn Phương Anh

Người đại diện pháp luật: Thái Hồng Sơn

 Chi nhánh công ty Cổ phần Thái Lan tại Đà Nẵng

 Địa chỉ : 113/15 Hoàng Văn Thái, Phường Hoà Khánh Nam, Quận Liên Chiểu,

Đà Nẵng

 Ngày hoạt động: 12/10/2017

 Giấy phép kinh doanh: 3301182510- 001 – ngày cấp 16/10/2017

 Người đại diện pháp luật: Thái Hồng Sơn

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 2010, công ty cổ phần Thái Lan từ những ngày đầu thành lập quy mô hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

động sản xuất còn nhỏ, số lượng lao động tham gia còn ít, cơ sở vật chất còn hạn chế

Tuy nhiên đến năm 2014, với sự quyết tâm và nhiệt huyết của ban lãnh đạo và cùng

với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng động và có kinh nghiệm, Công ty đãdần khẳng định được vị trí, khả năng và sự chủ động trong kinh doanh của mình vớinhiều dự án đầu tư, công trình có trị giá lớn Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh trên các lĩnh vực xây dựng như xây dựng công trình công nghiệp - nông nghiệp

- dân dụng, giao thông, thủy lợi góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn

Công ty cổ phần Thái Lan đã chủ động phát triển kinh doanh trên lĩnh vực xâydựng, chú trọng đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ cho lĩnh vực xây lắp nhằm tạo vịthế của mình trên thương trường kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng Ban lãnh

đạo công ty đã nỗ lực tạo các mối quan hệ hợp tác với các chủ đầu tư, tìm kiếm nguồn

khách hàng tiềm năng nhằm giải quyết việc làm tạo ra thu nhập ổn định cho cán bộcông nhiên viên Hơn nữa, công ty luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng công trình,

đảm bảo đúng tiến độ kỹ thuật và mỹ thuật công trình, không ngừng đào tạo tay nghề

chất lượng cho công nhân viên, tạo được sự uy tín trong lòng khách hàng Vì vậy,

công ty đã trúng thầu nhiều công trình có quy mô lớn và giá trị cao, được các chủ đầu

tư tín nhiệm, dần mở rộng thị trường và tạo điều kiện phát triển mạnh và bền vữngtrong tương lai

Doanh thu và lợi nhuận những năm gần đây luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề

ra, năm sau luôn cao hơn năm trước, đời sống của CBCNV đều được chăm lo tốt và

nâng cao qua từng năm.Năm 2017, công ty có mở thêm một văn phòng đại diện tại ĐàNẵng, cụ thể địa chỉ văn phòng: 113/15 Hoàng Văn Thái, Phường Hoà Khánh Nam,Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, mã số thuế: 3301812510-001 cấp ngày 16/10/2017

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Thái Lan

Trang 38

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

 Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại

 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

 Chuẩn bị mặt bằng

 Kinh doanh thiết bị lắp đặt trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh

 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

 Cho thuê máy móc, thiết bị, xe có động cơ

- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật và kinh doanh

đúng ngành, đúng mục tiêu hoạt động mà công ty đã đăng ký với cơ quan Nhà nước

- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanhngành nghề của công ty và các lĩnh vực khác

- Hoạt động sản xuất kinh doanh theo tay nghề, theo năng lực

- Tất cả hoạt động của công ty phải tuân thủ theo pháp luật

- Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định về thuế, nộp ngân sách lợinhuận, chấp hành đầy đủ các chính sách kinh tế, gia tăng cho ngân sách nhà nước

2.1.4 Phạm vi hoạt động và hình thức sở hữu vốn của Công ty cổ phần Thái Lan

a Phạm vi hoạt động

Công ty cổ phần Thái Lan sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng cơ bản,

đường bộ

b Hình thức sở hữu vốnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

Chủ yếu là vốn cổ phần, tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty đếncuối năm 2015 là 3.698.738.064 đồng

Trong đó: Nguồn vốn chủ sở hữu có giá trị là 1.801.692.454 đồng và nợ phải trả

là 1.897.045.610 đồng

2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Thái Lan

a Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Thái Lan

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Thái Lan

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương

b Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

Trong cơ chế thị trường hiện nay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

nói chung và công ty Cổ phần Thái Lan nói riêng đều phải tự chủ về mặt sản xuất,kinh doanh và tự chủ về mặt tài chính, hạch toán độc lập Do đó, cơ cấu bộ máy quản

lý của công ty Thái Lan được thu gọn lại và không cồng kềnh

Công ty cổ phần Thái Lan có 3 đội xây dựng trực thuộc Những đơn vị này hoạt

động sản xuất kinh doanh theo điều lệ và luật định của công ty, có đầy đủ bộ máy quản

lý, tài chính- kế toán tại đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc vào công ty, định kỳtheo từng quý, các đơn vị báo cáo đầy đủ về công ty theo quan hệ báo sổ Ngoài ra, tùythuộc theo yêu cầu cụ thể, thành lập ban chỉ huy công trình đảm bảo kỹ thuật cao Bêncạnh đó, quan hệ chỉ đạo của giám đốc, các phòng ban trong công ty có quan hệ hỗ trợcho nhau về mặt chức năng, kỹ thuật, nhiệm vụ kinh tế nhằm tạo điều kiện cho côngtác quản lý tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhất

Ch ức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Hội đồng quản trị (HĐQT): Là tổ chức có quyền hạn cao nhất trong công ty cổ

phần, do Hội đồng cổ đông bầu ra để điều hành công ty, cụ thể HĐQT có quyền hạn

và nhiệm vụ sau:

- Hoạch định và quyết định các chiến lược phát triển của công ty, phương án đầu

tư kinh doanh và kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán từng loại

- Quyết định chào bán cổ phần mới trong số cổ phần được chào bán từng loại,quyết định huy động vốn theo hình thức khác

- Quyết định bán số tài sản có giá trị dưới 50% tổng số tài sản được ghi nhậntrong sổ sách kế toán của công ty, ngoại trừ bất động sản

- Quyết định cơ cấu sản xuất quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thànhlập công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện

- Báo cáo quyết toán hàng năm lên hội đồng cổ đông (HĐCĐ)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 14/07/2018, 23:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w