Ở Việt Nam hiện nay, nền giáo dục phát triển một cách mạnh mẽ. Số lượng trường Đại học cao đẳng được mở ra ngày càng nhiều, chuyên ngành đào tạo ngày càng được mở rộng và đa dạng. Không những vậy, hoạt động đào tạo trung cấp, cao đẳng, trung cấp nghề, cao đẳng nghề…cũ1ng phát triển mạnh mẽ không ngừng. Điều này đã cung cấp cho thị trường lao động Việt Nam lực lượng lao động đông đảo có tay nghề cao, chất lượng lao động ngày một nâng cao. Về mặt lý thuyết, giáo dục có tác động tích cực tới sự tham gia lao động và cung lao động của các cá nhân. Giáo dục không những tác động đến lượng cung lao động mà còn tác động tới chất lượng lao động của cá nhân. Các cá nhân được giáo dục có chuyên môn và kỹ năng làm việc cao sẽ có thu nhập cao, và khi thu nhập cao thì sẽ làm việc ít đi (đường cung lao động hình chữ S) Về mặt thực tế, trong bối cảnh của Việt Nam liệu mối quan hệ này như thế nào? Giáo dục có tác động tới sự tham gia lao động của cá nhân hay không và tác động như thế nào? Câu trả lời có được sẽ là những dẫn chứng quan trọng cho việc đề xuất các chính sách liên quan tới giáo dục để khuyến khích sự tham gia lao động của cá nhân trong bối cảnh Việt Nam. Do vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục tới sự tham gia lao động của cá nhân ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.