1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

48 620 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 122,82 KB

Nội dung

Như chúng ta đã biết, Việt Nam có xuất phát điểm là một nước nông nghiệpnghèo nàn, manh mún, thô sơ… Do đó trong tiến trình hội nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội. Để thoát khỏi nông nghiệp vươn lên trở thành nước nông – công nghiệp phát triển Việt Nam cần xác định được chiến lược phát triển kinh tế xã hội đúng đắn “nền kinh tế mở, hướng về xuất khẩu, hội nhập với khu vực toàn cầu”. Xuất khẩu hàng hoá đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước, góp phần thúc đẩy hơn nữa vào quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta đã biết, Việt Nam có xuất phát điểm là một nước nôngnghiệpnghèo nàn, manh mún, thô sơ… Do đó trong tiến trình hội nhập vào hệthống kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức

và cơ hội Để thoát khỏi nông nghiệp vươn lên trở thành nước nông – công nghiệpphát triển Việt Nam cần xác định được chiến lược phát triển kinh tế xã hội đúngđắn “nền kinh tế mở, hướng về xuất khẩu, hội nhập với khu vực toàn cầu” Xuấtkhẩu hàng hoá đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước, góp phần thúcđẩy hơn nữa vào quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới Với Việt Nam ta, xuấtnhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng từ lâu đã được coi là một mặt hoạtđộng không thể thiếu được của hoạt động kinh tế đối ngoại, là một phương tiệnquan trọng để phát triển nền kinh tế đất nước.Hoạt động xuất khẩu góp phần quantrọng trong thành tựu chung của đất nước, giải quyết được vấn đề kinh tế khai thácđược nội lực, phát huy được tiềm năng lợi thế so sánh của đất nước Trong nhiềuthập kỉ qua Nhật Bản vẫn là một đối tác lớn và quan trọng vối Việt Nam, đây nềnkinh tế lớn thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc Tuy là nền kinh tế lớntrên thế giới với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm hàng tỷ đô la Mỹ nhưng đồng thờiNhật Bản cũng là thị trường có khả năng tiêu thụ nhiều loại hàng hóa hữu hinhcũng như vô hình của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam

Đứng trước một thị trường tiềm năng, trong nhiều năm gần đây, tỉ trọng xuấtkhẩu ngành rau quả luôn chiếm 1 lượng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam sang Nhật Bản Với lợi thế là một nước nông nghiệp chúng ta hoàn toàn cốmột tiềm năng phát triển lớn trong ngành này Song thực tế cho thấy hoạt độngxuất khẩu nhóm hàng rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường NhậtBản, xét về nhiều phương diện chưa được mong muốn chưa tương xứng với tiềm

Trang 2

năng của chúng ta Việt Nam vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tỉ trọng nhậpkhẩu của Nhật Bản Năng lực xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Nhật Bảnnhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế Vì thế, việc nghiên cứu đánh giá thực trạngnăng lực xuất khẩu nhóm hàng rau quả để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng caonăng lực xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những năm sắptới là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là tìm hiểunhu cầu về chất lượng và sốlượng rau quả nhập khẩu của Nhật Bản, điểm mạnh điểm yếu của rau quả ViệtNam khi xuất khẩu sang Nhật Bản Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, pháthuy để rau quả trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại tăng trưởng kinh tế cũngnhư cơ hội để Việt Nam vươn ra các thị trường lớn

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ chủ yếu của bài nghiên cứu là tìmhiểu về thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Đểthực hiện được điều đó, bài viết sẽ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuấtkhẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Sau đó từ những gì nghiên cứu được sẽ tìmhiểu những con đường đi đúng đắn cho phát triển ngành rau quả - thế mạnh củanước ta

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Bài nghiên cứu hướng vào hai đối tượng chính là: thị trường rau quả nhậpkhẩu tại Nhật Bản, thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: là Nhật Bản, Việt Nam, một số nước thành công ở lĩnh vực xuấtkhẩu

Trang 3

Thời gian: năm 2006 – đầu năm 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: tìm hiểu các bàibáo, công trình nghiên cứu đã xuất bản, các báo cáo của các bộ ngành Ngoài ra cóphương pháp định lượng: thông qua các số liệu đã được công bố, tỉ trọng xuất nhậpkhẩu…

5 Cấu trúc bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, phụ lục niên luận gồm 3 chương

Bài nghiên cứu gồm 3 phần:

Chương 1: Lý thuyết cơ bản về xuất khẩu rau quả

Chương 2: Thực trạng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Chương 3 : Giải pháp cụ thể cho rau quả Việt Nam xuất khẩu vào thị trường NhậtBản

Trang 4

CHƯƠNG 1:

LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ

1 Khái quát cơ bản về thị trường xuất khẩu rau quả thế giới

1.1 Thực trạng sản xuất rau quả trên thế giới

Với mức tiêu thụ rau quả trên thế giới đang ngày càng tăng cao thì việc sảnxuất rau quả sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho các quốc gia Theo số liệu của FAO năm

2015 năng suất cây rau quả đã đạt được mức kì vọng nhờ sử dụng giống mới,giống lai và các phương pháp canh tác tiên tiến và khoa học Trong các loại raucải, cải bắp được canh tác nhiều nhất, rộng rãi khắp 5 châu và chiếm sản lượng caonhất Đặc biệt các giống ở Châu Âu dần dần được canh tác rộng rãi ở các nướcChâu Á và lân dần sang các nước Châu Phi Các nước có diện tích và sản lượng cảicao nhất là Liên Xô, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ Ở Châu Âu Ý, Anh,Pháp, Ba Lan, Nam Tư, Tây Ban Nha canh tác cải nhiều nhất Hiện nay các nước

đã phát triển có khuynh hướng trồng cải bông và cải bixen thay thế cải bắp vì cácloại cải nầy giàu chất dinh dưỡng hơn và có thể đóng hộp hay đông lạnh tươi ỞNhật, Trung Quốc, Triều Tiên do tập quán lâu đời nên cải thảo và cải củ vẫn cònđược ưa chuộng trong sản xuất Ở các nước đang phát triển như nước ta cải bắp vàcải ăn lá còn là loại rau quan trọng hơn cả vì năng suất cao nên trãi có khả nănggiải quyết tình trạng thiếu rau ăn trong nước

1.2 Thực trạng xuất khẩu rau quả trên thế giới

Thị trường xuất khẩu rau quả trên thế giới luôn sôi động và biến đổi theothời gian Khi xã hội ngày càng phát triển thi nhu cầu của con người sẽ hướng tớinhững thực phẩm lành mạnh đảm bảo thanh lọc cơ thể, từ đó nhu cầu các mặt hàngrau quả sạch bắt đầu ra đời Xuất khẩu rau quả trở thành một ngành đem lại nhiềulợi nhuận cho các quốc gia Ngày nay nông nghiệp không chỉ đòi hỏi sự cần cù

Trang 5

chăm chỉ mà còn cần sự sáng tạo để cho ra những sản phẩm chất lương đáp ứngđược yêu cầu của các nhà nhập khẩu

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của một số nước (triệu USD)

Nướ c xuất khẩ u

201 3

201 4

201 5

Thế giới

619,68

621,88

504,65Trun

g Quốc

64,51

64,17

56,99Nhật

Bản

22,79

21,82

17,83

Hà Lan

27,92

27,58

22,64Hoa

Kỳ

47,46

49,07

42,96Đức

40,77

39,49

34,52Bỉ

13,92

13,55

12,01Itali

16,5

14,94Can

ada

13,04

13,58

12,29Phá

p

19,35

18,71

17,1Anh

18,18

17,25

15,95

Nguồn: http://wits.worldbank.org

Dựa vào bảng thống kê đã cho thấy mặc dù có lợi thế về nông nghiệp nhưngViệt Nam vẫn còn đứng ở vị trí khá thấp so với các nước trên thế giới về vấn đề

Trang 6

xuất khẩu rau quả nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng Trung Quốc vẫnluôn là nước đứng ổ vị trí số 1 nhờ vào các lợi thế về nhân lực, công nghệ, trình độphát triển thị trường….

2 Ý nghĩa xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.

Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế lalf một bộphận quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết định đến lợithế của một quốc gia trên thị trường khu vực và thế giới Vì vậy việc đẩy mạnhgiao lưu thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụnói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của các quốc gia Thực tế cho thấycác nước có dự trữ ngoại tệ lớn như Mỹ, Nhật, Đài Loan, Singapore đều lầ nhữngnước có tỉ trọng xuất khẩu lớn trên thế giới Tỉ trọng 10 nước có kim ngạch xuấtkhẩu hàng đầu thế giới năm 2016

Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu của một số nước trên thế giới (triệu USD)

Số thứ tự Quốc gia Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016

Trang 7

2.1 Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình.

Sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng cao, tăng trưởng kinh tế trở nên ổnđịnh và bền vững hơn nhồ các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả hơn.Quá trình này cũng tạo ra cơ hội lớn cho tất cả các nước, nhất là những nước đangphát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa trên cơ sở ứng dụng thành quả của cuộc cáchmạng khoa học – công nghệ

2.2 Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc vànhững nguyên nhiên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiệnđại hóa Hoạt động xuất khẩu còn kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phầntăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện mứcsống của các tầng lớp dân cư Ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu là nguồntăng dự trữ ngoại tệ Dự trữ ngoại tệ dồi dào là điều kiện cần thiết để giúp cho quátrình ổn định nội tệ và chống lạm phát

2.3 Góp vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất sản phẩm.

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyểndịch cơ cấu kinh tế

Xuất khẩu là việc tiêu thu những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhucầu nội địa, tức là xuất khẩu những gì ta có Trong trường hợp nền kinh tế còn lạchậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếuchỉ thụ động chờ sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu rất nhỏ và tăng trưởngchậm chạp, không có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuấtphát triển

Coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất, nhằm xuấtkhẩu những gì mà thị trường thế giới cần Quan điểm này chính là xuất phát từ nhucầu thị trường thế giới để sản xuất Điều này có tác động tích cực đến chuyển dịch

Trang 8

cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơcấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất sản phẩm sự tác động này thể hiện ở chỗ:

- Các ngành sản xuất các mặt hàng xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác

có cơ hội phát triển thuận lợi

- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhờ vậy mầ sản xuất cóthể phát triển và ổn định

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,nâng cao năng lực sản xuất trong nước

- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao nănglực sản xuất trong nước Điều này nhằm nói đến xuất khẩu là phương tiện quantrọng tạo nguồn vốn và kỹ thuật công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Namnhằm hiện đại hóa nền kinh tế đất nước để tạo ra một năng lực sản xuất mới

- Đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trịsản xuất và kinh doanh

- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sảnxuất trong nước Điều này nhằm nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọngtạo nguồn vốn và kỹ thuật công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằmhiện đại hóa nền kinh tế đất nước để tạo ra một năng lực sản xuất mới

2.4 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân

Thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập cao Xuất khẩu còntạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống vàđáp ứng ngày càng phong phú them nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Đồng thờixuất khẩu cũng tác động tích cực tới trình độ tay nghề và thay đổi thói quen củanhững người sản xuất hàng xuất khẩu

Trang 9

2.5 Mở rộng thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường thế giới.

Thực tế qua 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới nước ta đã cho thấy sựđóng góp của hoạt động xuất nhập khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế là rấtđáng kể Theo số liệu thống kê sơ bộ phổ biến ngày 17/01/2017 của Tổng cục hảiquan, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 12/2016 của cả nước đạt hơn 33.66 tỷ USDtăng 3.5% tương ứng tăng hơn 1.15 tỷ USD so với tháng trước Thị trường xuấtkhẩu năm 2016 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á với kimngạch hơn 85.28 tỷ USD trong đó thị trường Nhật Bản đạt gần 14,68 tỷ USD Kimngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong tháng 12/2016 đạt kim ngạchgần 1,1 tỷ USD Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này năm 2016đạt hơn 12,45 tỷ USD tăng 16,3 % so với cùng kỳ năm trước

3 Kinh nghiệm xuất khẩu của một số nước trên thế giới

3.1 Trung Quốc

Qua những số liệu được công bố về kim ngạch xuát khẩu dễ dàng nhận thấyTrung Quốc luôn xếp ở vị trí số 1 Trung Quốc luôn đạt được tỷ lệ tăng trưởngkinh tế nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế của quốc gia nào và đã trở thành một trongnhững nền kinh tế số 1 trên thế giới

Bước đầu của công cuộc đẩy mạnh xuất khẩu là tự do hóa các chính schsthương mại bằng nhiều biện pháp đơn phương, đa phương hoặc thông qua các tổchức của khu vực Cải cách lại cơ chế quản lí ngoại thương, phân quyền hoạt độngxuất nhập khẩu cho các địa phương và các ngành công nghiệp, mở rộng quyền trựctiếp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu cho tất cả các nhành kinh tế và các địaphương cả nước Trung Quốc chia chiến lược xuất khẩu thành ba giai đoạn: chuyển

từ xuất khảu các sản phẩm thô, sơ cấp sang xuất khẩu cacs sản phẩm công nghiệpnhẹ sử dụng nhiều lao động; chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ

và bán thành phẩm sử dụng nhiều lao động sang xuất khẩu các thành phẩm công

Trang 10

nghiệp cần nhiều vốn mà cchủ yếu là các sản phẩm công nghiệp nặng hóa chất; tậptrung và coi trọng xuất khẩu các sản phẩm sử dụng kỹ thuật cao, công nghệ tiêntiến

Sử dụng chính sách trợ cấp xuất khẩu, áp dụng chính sách khuyến khích xuấtkhẩu chung hơn là chọn lọc Hỗ trợ tỉ giá hối đoái để hỗ trợ việc tự do mậu dịch và

để hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu Các nhà nhập khẩu được quyền tiếp cận với cácmặt hàng nhập khẩu theo giá quốc tế, các công ty xuất khẩu nói chung thườngđược ưu đãi cấp các khoản tín dụng với lãi suất được trợ câp Các chính sách côngcộng được vạch ra như các biện pháp khuyến khích thuế thu nhập trực tiếp, cáckhoản trợ cấp cho việc thành lập các công ty thương mại quốc tế, các hiệp hội xuấtkhẩu và các thể chế khác

3.2 Indonesia

Sau một thời kỳ thực hiênj kế hoạch phát triển kinh tế theo cơ chế kế hoạchhóa tập trung đã cho thấy không những không thực hiện được mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội mà còn đẩy nền kinh tế vào con đường khủng hoảng nghiêm trọng.Nhận thấy sự đổi mới là cần thiết nên chính phủ đã có những chính sách đem lạihiệu quả cao trong đó tiêu biểu là chiến lược hướng về xuất khẩu, mở xửa ra thếgiới Tập trung vào những nền kinh tế mũi nhọn: dầu khí, khai thác gỗ và khoángsản, máy nông cụ và chế biến nông sản… Trong công nghiệp dầu mỏ tăng cườngđầu tư vào các ngành hóa dầu nhằm hạn chế xuất khẩu dầu thô Ngoài ra còn mởrộng sang các ngành như: điện tử, oto, tủ lạnh, hóa chất, xe máy để xuất sang thịtrường Châu Á Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước này vẫn là dầu và cácsản phẩm dầu, gỗ dán, cao su, cà phê Thực hiện chính sách tài chính khắc khổ vàchi tiêu có chọn lọc nhằm cân đối cán cân thanh toán quốc tế, cải thiện hệ thốngthuế, mở rộng thị trường và cốn nhằm mở rộng quan hệ hàng hóa tiền tệ trong sảnxuất và lưu thông “Những nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu nào mà sản xuất ítnhất 85% sản lượng của họ thì được miễn mọi loại thuế nhập khẩu khi nhập

Trang 11

nguyên liệu cho sản xuất” “Mọi hệ thống giảm thuế sẽ được áp dụng cho nhữngnhà xuất khẩu – xuất khẩu dưới 85% sản lượng Họ cũng được quyền nhập khẩunhững hàng hóa theo giới hạn nhập khẩu nếu những người cung ứng trong nướckhông đáp ứng được giá nguyên liệu nhập khẩu” Đa dạng hóa các hình thức hoạtđộng kinh tế đối ngoại.

3.3 Thái Lan

Với chủ trương lấy xuất khẩu làm đầu tầu cho tăng trưởng kinh tế, chính phủThái Lan đã định hướng các chính sách nhằm thay thế nhập khẩu ưu tiên xuấtkhẩu Ưu tiên vay ốn và giảm thuế cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuấtkhẩu, cải cách lại hệ thống xuất nhập khẩu, giảm bớt thủ tục hành chính, hàng ràothuế quan Để lựa chọn được những ngành kinh tế, những mặt hàng xuất khẩuchính, Thái Lan đã căn cứ vào đặc điểm kinh tế, tự nhiên, xã hội cụ thể của mình,tận dụng tối đa lợi thế về tài nguyên nhân lực để thích ứng cao nhất với các nhucầu về phân công lao động quốc tế, nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế hiệu quảtrong cả ba khu vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Thực hiện phânloaiạ chi tiết tất cả các mặt hàng, lĩnh vực có thể xuất khẩu chú trọng tới nhữngngành sản xuất hàng hóa có tiềm năng xuất khẩu cao Thái Lan đã tận dụng đượcnhững điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp hoànchỉnh với đủ các ngành nghề, các chủng loại cây trồng và vật nuôi, vừa đảm bảonhu cầu trong nước vừa có sản phẩm để xuất khẩu Tóm lại từ một nước sản xuất

và xuất khẩu các sản phẩm thô sơ nay đã trở thành một nước xuất khẩu các sảnphẩm chế tạo chủ yếu trong khu vực

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RAU QUẢ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

1 Khái quát về thị trường Nhật Bản

1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Nhật Bản có vị trí nằm ở phía Đông của Châu Á, phía Tây của Thái BìnhDương Phần chính của Nhật Bản được cấu thành từ 4 đảo lớn là Hokkaido,Shikoku và Kyushu Diện tích là 377.94 km2 đứng hang 62 trên thế giới Lãnh hải3.091 km2 Biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km Nhật Bản là mộtđảo quốc hoàn toàn không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền.Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhanlin (Nhật Bản gọi là Karafuto)chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km Xung quanh Nhật Bản là mộtloạt cacs biển thông nhau:

- Phía Đông và phía Nam: Thái Bình Dương

- Phía Tây Bắc: biển Nhật Bản

- Phía Tây: biển Đông Hải

- Phía Đông Bắc: biển Okhotsk

- Vùng biển xung quanh các quần đảo Izu, Ogasawara, Nansei: biển Philippinestheo cách gọi của thế giới, song các văn kiện của chính phủ Nhật Bản vẫn chỉgọi đó là Thái Bình Dương

- Vùng biển nằm giữa Honshu và Shikoku gọi là biển Seito Naikai

Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc TriềuTiên, Hàn Quốc, ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan đi xa hơn vềphía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana

Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau:

- Điểm cực Đông: đảo Minami Ton-shima

Trang 14

- Điểm cực Tây: mũi Irizaki

- Điểm cực Nam: đảo Okino Tori-shima

- Điểm cực Bắc: mũi Kamoiwakka (hiện đang trong tình trạng tranh chấp, vì cảNhật và Nga đều tuyên bố chủ quyền với đảo Iturup (trong tiếng Nhật làEtorofu-to)

Nơi cao nhất của Nhật Bản là núi Phú Sĩ cao 3.776m Thấp nhất Nhật Bản:Hachinohe mine (sâu 160m do nhân tạo) và hồ Hachirogât (sâu 4m một cách tựnhiên)

1.1.2 Đặc điểm tự nhiên

Khí hậu Nhật bản khá phức tạp do địa thế và lãnh thổ trải dài trên 25 độ vĩtuyến, phần lớn ôn hòa nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam Các quần đảo của NhậtBản chịu khoảng 1.000 trận động đất Các hoạt động địa chấn này đặc biệt tậptrung vào vùng Kanto Động đất cấp 3,4 xảy ra thường xuyên và cấp 7-8 cũng đãtừng xảy ra Động đất là mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ Nhậtmỗi năm đã phải bổ hang tỉ Yên Nhật để tìm kiếm một hệ thống báo động sớm vềđộng đất, và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ nhất thế giới NhậtBản có 186 núi lửa còn hoạt động trong đó có núi Phú Sĩ Đi kèm với núi lửa là cácsuối nước nóng cũng có rất nhiều ở Nhật Bản Tự nhiên Nhật Bản chia làm 4 mùa

rõ rệt

- Mùa xuân: tháng 3 – tháng 5: Khí hậu ấm áp giao mùa, tram hoa đua nỏ khiếnmùa xuân được mọi người mong đợi nhất Phía Nam của đảo Kyushu và cácđảo Nansei là nơi mùa xuân tới trước tiên Vào cuối tháng 3, hoa anh đào đãbắt đầu nở và di chuyển dần từ phía Nam lên phía Bắc Mùa hoa anh đào làmùa đẹp nhất để du khách viếng thăm Nhật Bản Sau khi hoa đã tàn là các trậnmưa thất thường kéo dài trong hai tháng trước khi mùa mưa chính bắt đầu từđầu tháng 5 tại Okinawa Nhiệt độ trung bình vào mùa xuân từ 8 đến 20°C

Trang 15

- Mùa hạ tháng 6 ~ tháng 8: Mùa hạ tại Nhật Bản bắt đầu với các luồng khí từThái Bình Dương thổi tới, làm cho phần lớn lãnh thổ trở nên nóng và ẩm Nhiệt

độ trung bình từ 18 đến 29°C Độ nóng của mùa hạ cao nhất vào tháng 8 vớithời tiết hanh khô khó chịu (nhiệt độ nóng nhất ở Nhật Bản từng đo được là41°C vào 12/8/2013 tại tỉnh Kochi) Đầu mùa hạ cũng có các trận mưa, bắt đầu

từ miền nam trong vài tuần lễ rồi chuyển dần lên miền bắc Mùa mưa bắt đầu

đỏ đến sớm ở Hokkaido – nơi có khí hậu lạnh nhất và di chuyển dần xuốngmiền nam Phần lớn người Nhật nói rằng đây là mùa đẹp nhất trong năm vì thờitiết ổn định, lý tưởng cho việc đi du lịch với cảnh sắc thiên nhiên

- Mùa đông tháng 12 ~ tháng 2: Gió lạnh và khô của miền Siberia thổi về hướngNhật Bản, đã gặp không khí ẩm và nóng của Thái Bình Dương tạo ra các trậntuyết lớn trên các phần đất phía tây Miền đông của Nhật Bản ít bị tuyết hơnnhưng cũng rất lạnh Nhiệt độ lạnh nhất từng đo được ở Nhật Bản là -41°C vào25/1/1902 tại tỉnh Hokkaido

1.2 Đặc điểm kinh tế Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, kinh tế Nhật Bản đã phát triển nhanhchóng, đặc biệt trong giai đoạn 1955 – 1973 Từ 1974 đến nay, tốc độ phát triểntuy chậm lại nhưng năm 6/2016 Nhật Bản vẫn là nền kinh tế lớn thứ 3 sau Mỹ vàTrung Quốc với tổng giá trị nền kinh tế là 15.100 USD Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn

là một nước nghèo tài nguyên và nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào việc

Trang 16

nhập khẩu nguyên liệu Theo dữ liệu chính thức được công bố cho thấy trong 3tháng đầu năm 2017, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tăng trưởng 2.25 so với cùng kỳnăm trước, và tăng 1.4% so với quý 4/2016 Điều này đã đánh dấu 5 quý tăngtrưởng liên tiếp đối với Nhật Bản, chuỗi tăng trưởng dài nhất kể từ năm 2006 Sựgia tăng chi tiêu của người tiêu dùng cũng như kim ngạch xuất khẩu là những độnglực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhật Bản Trong năm 2016, Chính Phủ củaông Abe đã gia tăng nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng bằng cách đưa ra nhiều gói kíchthích “khổng lồ” Dẫu vậy nền kinh tế Nhật Bản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

Cụ thể, tiền lương của người lao động tăng trưởng chậm chạp và lạm phát vẫn còncách xa so với mực tiêu của Bọ (thiếu)

1.3 Đặc điểm chính trị, văn hóa tiêu dùng Nhật Bản

1.3.1 Đặc điểm chính trị

Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chếquân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đóThủ tướng giữ vai trò đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số Quyền hành phápthuộc về chính phủ Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tínnhiệm với chính phủ, trong trướng hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập chính phủmới Tư pháp giữ vai trò tối quan trọng và đối trọng với chính phủ và hai viện quốchội (gồm thượng viện và hạ viện) Hệ thống chính trị Nhật được thành lập dựa trênhình mẫu cộng hoà đại nghị của Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cácnước dân luật ở châu Âu, cụ thể là hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag Vào

1896 chính quyền Nhật thành lập bộ luật dân sự Minpo dựa trên mô hình của bộluật dân sự Pháp Mặc dù có thay đổi sau Thế chiến II nhưng bộ luật cơ bản cònhiệu lực đến nay

Nhật hoàng: Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu Theo Hiến pháp Nhậtthì “Hoàng đế Nhật là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc”.Nhật hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền

Trang 17

lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia Quyền lựcnày sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận Hiến pháp đóng vai tròtối cao đối với người Nhật, đặc biệt trong công tác xây dựng luật pháp Vai tròchính trị của Nhật hoàng hiện vẫn còn nhiều bí ẩn, ví dụ như trong các dịp ngoạigiao quan trọng của Nhật, Nhật hoàng sẽ là người đảm nhận các nghi thức quantrọng như là một người đứng đầu quốc gia (chào cờ hay tham gia lễ duyệt binh).

Nhánh hành pháp: Hành pháp có trách nhiệm báo cáo các vấn đề thườngniên lên quốc hội Đứng đầu nội các là Thủ tướng, được chỉ định bởi hoàng đế vềhình thức dưới sự giới thiệu của quốc hội Bắt buộc là công dân Nhật Bản và làthành viên của một trong hai viện quốc hội Nội các đuợc Thủ tướng và một vài bộtrưởng đứng đầu chỉ định và chịu trách nhiệm trước quốc hội Thủ tướng phải làthành viên nghị viện được sự tín nhiệm của hạ viện và có quyền bổ nhiệm và cáchchức các bộ trưởng và là người đứng đầu đảng đa số tại hạ viện Đảng bảo thủ tự

do LDP đương quyền từ 1955, ngoại trừ có một thời gian phải tiến hành chia sẻquyền lực với đảng đối lập vào 1993; đảng đối lập lớn nhất hiện tại là Đảng Dânchủ Nhật Bản-JDP

Nhánh lập pháp: Theo qui định hiến pháp, nghị viện gồm hai viện là cơ quanquyền lực nhất trong ba nhánh lập pháp hành pháp và tư pháp Nghị viện sẽ giớithiệu cho Nhật hoàng để chỉ định người đứng đầu hành pháp (thủ tướng) và tưpháp (chánh án tối cao)

Nhánh tư pháp: Tư pháp Nhật Bản độc lập với hai nhánh hành pháp và lậppháp Thẩm phán tối cao sẽ được chỉ định bởi Nhật hoàng theo giới thiệu của quốchội Tư pháp Nhật được định hình từ hệ thống luật tục (customary law), dân luật vàthông luật, bao gồm vài cấp bậc toà án trong đó cao nhất là Tối cao pháp viện.Hiến pháp Nhật được công bố 3/11/1946 và có hiệu lực từ 3/5/1947 gồm cả Bảntuyên ngôn nhân quyền giống như của Hoa Kỳ và quyền xét xử lại của Tối caopháp viện Nhật không có ban bồi thẩm trong các phiên tòa xét xử, và không có

Trang 18

Tòa hành chính (bảo vệ quyền lợi công dân trước cơ quan hành chính nhà nước) vàToà tiểu án.

1.3.2 Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của Nhật Bản

Người tiêu dùng Nhật Bản nhìn chung có độ thẩm mỹ cao và tinh tế Đặctính tiêu biểu của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất, 90% người tiêudùng cho rằng họ thuộc tầng lớp trung lưu Phần lớn người tiêu dùng người Nhật

đã được trang bị những thiết bị sở hữu lâu dài như máy giặt, tủ lạnh, TV màu, máyhút bụi, cát sét, lò vi sóng, điều hòa… Văn hóa tiêu dùng của người Nhật mangnhững nét đặc trưng khác biệt được quy tụ bởi nhièu yếu tố

Tác động của yếu tố nhân khẩu học

Nhật Bản bắt đầu có sự suy giảm dân só từ năm 2013 cũng như cơ cấu nhânkhẩu học rât già của Nhật là xu hướng chính ảnh hưởng đến doanh thu bán rau quảtrong những năm gần đây Sự già hóa dân số đồng nghĩa với việc người tiêu dùnggià hơn thường yêu cầu đồ ăn ít calo hơn Với tỷ lệ sinh đẻ thấp và suy giảm cơcấu nhân khẩu học của Nhật Bản sẽ tiếp tục dẫn dắt xu thế thực phẩm, kể cả hiệntại hay trung và dài hạn Những người tiêu dùng già thường dùng ít calo hôn nhữngngười trẻ tuổi, họ cũng hạn chế về tài chính và nhiều người tiêu dùng phải cắtgiảm chi tiêu hàng ngày đối với mặt hàng thực phẩm Người tiêu dùng Nhật cũngphân cực về độ tuổi và tiêu dùng, với những người già còn khá là truyền thốngtrong mua sắm thực phẩm tươi và những người trẻ hơn thích mạo hiểm hơn và sẵnsang thử mọi loại thực phẩm ngoại Đó gọi là quốc tế hóa cách ăn uống của ngườiNhật trong hai đến ba thập kỷ qua Lượng người tiêu dùng đang suy giảm cũngnhư nhu cầu về calo giảm bớt của những người tiêu dùng giã trong xã hội Nhật đã

có tác động to lớn đến thực phẩm và tạo ra sự suy giảm trong hầu hết các lĩnh vực,ngoại trừ thịt và các loại hạt Việc nấu cơm tại nhà suy giảm, phụ thuộc nhiều hơnvào những địa điểm bán thực phẩm giá rẻ như là cửa hàng ăn nhanh và sự bùng nổthực phẩm chế biến tiện lợi đã có tác động lên thực phẩm tươi Những cửa hàng

Trang 19

bán thực phẩm giá rẻ và nhanh đã đưa ra nhiều lựa chọn thuận tiện hơn và tiếp tụctăng trưởng nhanh chóng và cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm giá thấp vớichất lượng chấp nhận được.

Sức khỏe và an toàn

Người Nhật là người tiêu dùng có yêu cầu khắt khe nhất Sống trong môitrường có mức sống cao (GDP năm 2016 là 4383,1 tỷ USD), nên người tiêu dùngNhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tincậy và sự tiện dụng của sản phẩm Họ sẵn sang trả giá cao hơn một chút cho nhữngsản phẩm có chất lượng tốt Do dân số đang già đi của Nhật Bản, nên xu hướngchủ yếu về nhu cầu thực phẩm sẽ liên quan đến sức khỏe và an toàn Cho dù kinh

tế có suy giảm hay không, những thực phẩm có thành phần tốt cho sức khỏe sẽ tiếptục là xu hướng chính của người tiêu dùng Nhật Bản Người tiêu dùng sẵn sàngchi trả thêm cho những sản phẩm như vậy Kết quả là mặc dù ngân sách tiêu dùngcủa các hộ gia đình đang thu hẹp lại, người tiêu dùng nói chung sẵn sàng vui vẻ chitiêu cho những sản phẩm có lợi cho sức khỏe Họ không chỉ yêu cầu hàng chấtlượng cao, bao bì đảm bảo và dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà cònmuốn mua hàng với giá cả hợp lí, đặc biệt là từ sau khi “nền kinh tế bong bóng”sụp đổ Những quan ngại về sức khỏe chủ yếu là vấn đề hạt nhân ở Fukushima tiếptục có ảnh hưởng đến niềm tin tiêu dùng về thực phẩm tươi sạch Tuy mức rủi rođược xem là thấp nhưng bất kì rủi ro nào được đề cập trên các phương tiện truyềnthông và báo đài sẽ có tác động sâu sắc và lâu dài đối với khả năng tiêu thụ thựcphẩm tại Nhật Bản

Nhạy cảm với giá cả

Người tiêu dùng Nhật Bản nhạy cảm vối giá cả tiêu dùng hàng ngày Các bànội trợ đi chợ hàng ngày và là lực lượng quan trọng ảnh hưởng đến thị hiếu tiêudùng, họ hay để ý đến biến động giá và các mẫu mới

Sản phẩm nội địa là tốt nhất

Trang 20

An toàn sản xuất trong nước vẫn có ý nghĩa quan trọng nhất, nhưng thực tếNhật Bản đã phải nhập khẩu cho gần 40% lượng calorin tiêu thụ (theo đánh giá thì

đó là con số thấp), đặt người tiêu dùng Nhật Bản vào vị trí không dễ dàng để dựavào tiêu chuẩn sản xuất quốc tế thường được xem là thấp hơn tiêu chuẩn trongnước của Nhật Bản Trong khi sản phẩm trong nước thường được ưu tiên, hàngnhập khẩu có xu hướng rẻ hơn nhiều, do đó làm cho nhiều người tiêu dùng lâm vàotình trạng tiến thoái lưỡng nan, tức là cân nhắc vấn đề giá cả so với vấn đề an toàn.Thực tế là người tiêu dùng Nhật Bản đang ngày càng quan tâm tới những sản phẩm

“ngoại lai” và mở rộng thực đơn hàng ngày của họ

Ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm

Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm: hàng hóa cómẫu mã đa dạng phong phú thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản Vào một siêuthị của Nhật sẽ thấy được tính đa dạng của sản phẩm đã phổ biến đến mức nào ổNhật Ví dụ như một mặt hàng sữa uống nhưng không thể đếm xuể được các chủngloại khác nhau do thành phần, màu sắc, hương thơm… Bởi vậy nhãn hiệu hàng cókèm theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng là rất quan trọng để đưa hàng hóađến tay người tiêu dùng

Nhạy cảm với những thay đổi theo mùa

Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùađông lạnh và khô Đặc điểm khí hậu tác động đến khuynh hướng tiêu dùng Quần

áo, đồ dùng trong nhà, thực phẩm là những mặt hàng tiêu dùng có ảnh hưởng theomùa Việc bao gói sản phẩm cũng phải đảm bảo bảo vệ được sản phẩm trongnhững điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất Cùng với tác động của khí hậu, yếu tốtập quán tiêu dùng cũng cần phải được nghiên cứu và tham khảo trong kế hoạchkhuếch trương tại thị trường Nhật Bản Ví dụ như hầu như các gia đình Nhậtkhông có hệ thống sưởi trung tâm và để bảo vệ môi trường, nhiệt độ điều hòa luônđược khuyến khích không để ở mức quá ấm (nhiệt độ ca) hoặc quá mát, bởi vậy

Trang 21

quần áo trong nhà mùa đông của người Nhật phải dày hơn áo dùng trên thị trường

Mỹ, hoặc áo có lót là không phù hợp với mùa hè

Xu hướng suy giảm trong tương lai

Với tình hình dân số Nhật Bản đang ngày một già trong trung hạn, doanh sốbán thực phẩm tươi cũng sẽ tiếp tục suy giảm Khi những nhóm người tiêu dùngtrẻ và già phụ thuộc nhiều hơn vào thực phẩm chế biến, một điểu rõ ràng là ngànhthực phẩm tươi của Nhật Bản đang phải đối mặt với một giai đoạn thay đổi Điềunày cũng xảy ra tương tự đối với ngành trồng trọt của Nhật Bản vốn đang rất cầnhiện đại hóa và đang phải chịu nhiều áp lực

Thay đổi dây chuyền cung ứng

Nhật Bản coi trọng nguồn cung ứng thực phẩm nội địa vì đất đai cho nôngnghiệp bị hạn chế do địa hình của đất nước và giá cả thực phẩm nội địa thường caohơn nhiều so với ở phương Tây Giá cả thực phẩm nội địa cao làm cho thị trườngnội địa bị phân tầng, do đó giúp cho nhiều người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về chếbiến thực phẩm thủ công Trong khi quy trình vận chuyển thực phẩm chậm và giatăng các loại thực phẩm có thể truy nguyên nguồn gốc trở nên phổ biến ở phươngTây chỉ trong một thập kỷ qua, nhưng những nguyên tắc này đã nằm sâu trong vănhóa thực phẩm của Nhật Bản, tập trung vào một số vụ mùa nhất định và một sốloại rau quả nhất định Vấn đề đối với nông nghiệp Nhật Bản là khả năng cung cấpcho 120 triệu dân của quốc gia này Một tình huống mà hơn 200 năm trước, đãkhuyến khích người Nhật tìm kiếm ở nước ngoài nguồn cung cấp để hỗ trợ chotrong nước Tuy nhiên, nhập khẩu mặc dù là cần thiết, vẫn bị nhiều người tiêudùng nhìn nhận một cách nghi ngờ, một phần do cách nhìn thủ công về nôngnghiệp của Nhật Tuy nhiên, xét về lượng calorin, ngành nông nghiệp nội địa chỉcung cấp được khoảng 40% (thấp theo tiêu chuẩn lịch sử), do đó minh chứng rằngnhập khẩu quan trọng như thế nào với đất nước này Trong khi người tiêu dùng tìmkiếm những sản phẩm nội địa có chất lượng cao, xu hướng mua hàng nhập khẩu

Trang 22

giảm giá so với hàng nội địa giá cao rất hấp dẫn, bất chấp những quan ngại về chấtlượng và độ an toàn thực phẩm Kết quả là việc phụ thuộc vào thị trường nướcngoài với hàng thực phẩm nhập khẩu khiến cho người tiêu dùng Nhật Bản cảmthấy không yên tâm về chất lượng và sự an toàn của thực phẩm Đa số người tiêudùng Nhật Bản thích mua thực phẩm trong nước sau khi xảy ra liên tiếp những vụscandal về chất lượng thực phẩm dẫn đến cái chết của một số người tiêu dùng do bịngộ độc thực phẩm Tuy nhiên, tình trạng nguồn cung nội địa bị hạn chế và nềnkinh tế trong nước khó khăn đã thúc đẩy nhiều người tìm kiếm nguồn thực phẩmnhập khẩu rẻ hơn.

1.4 Đặc điểm thị trường rau quả nhập khẩu Nhật Bản

Người Nhật là có tuổi thọ cao nhất thế giới, đàn ông Nhật cố tuổi thọ trungbình là 79 và phụ nữ là 85 (cao nhất thế giới trong 20 năm qua) Nguyên nhân củahiện tượng này được cho là người Nhật có chế độ ăn lành mạnh nhiều rau, hải sảnthay vì các chất béo từ bơ, sữa, thịt sống… Vì thế nhu cầu tiêu thụ rau tại Nhậtđược xem là luôn dồi dào Tuy nhiên thực tế, Nhật Bản lại là đất nước có khí hậumôi trường khắc nghiệt, quanh năm xảy ra động đất gây khó khăn trong sản xuấtrau quả thực phẩm Mặt khác còn gặp phải những rào cản do người Nhật ngày cànggià đi và thanh niên thì ít cố xu hướng hoạt động trong ngành nông nghiệp nên cácmặt hàng rau quả Nhật Bản vẫn tăng đều số lượng nhập khẩu

1.4.1 Rau tươi và rau đông lạnh

Trang 23

bóng của rau và tự chế biến rau tại nhà Nhưng trong những năm gần đây, tốc độdân số già hóa, những người trẻ bận rộn với vòng quay công việc thì nhiều người

đã lựa chọn đi ăn hiệu và những bữa ăn tại gia đã trở nên đơn giản hơn, rút ngắnthời gian chuẩn bị, sử dụng nhiều sản phẩm đông lạnh và thực phẩm đã sơ chếdùng cho lò vi sóng và một số phương tiện nấu bếp thuận tiện khác

Rau đông lạnh

Do được bảo quản ở nhiệt độ -18°C hay thấp hơn nên rau đông lạnh có thểgiữ được khoảng một năm hoặc lâu hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng Hiệphội Thực phẩm đông lạnh Nhật đã lập ra các nguyên tắc hướng dẫn duy trì chấtlượng đối với hầu hết các loại rau đông lạnh Ví dụ như hạn dùng sau khi sản xuấtsản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng cho măng tây và đậu tây là 12 tháng, ngô lõi

là 10 tháng, cà rốt 20 tháng và bí ngô 24 tháng Tuy nhiên, enzyme có trong rauvẫn lưu lại ngay cả sau khi đông lạnh và lượng enzym hoạt động có thể làm giảmchất lượng sản phẩm Do đó, rau đông lạnh thường được làm trắng trước khi đônglạnh, nhằm làm giảm lượng enzyme và giúp cho bảo quản tốt chất lượng sản phẩm.Tuy nhiên rau diếp và một số loại rau khác dùng để ăn sống dưới dạng salat sẽ mất

đi độ giòn sau khi làm trắng Rau đông lạnh có thể dùng trong cả năm với chấtlượng và giá bán ổn định Bởi thế, mỗi khi giá cả rau tươi tăng lên thì nhu cầu vềrau dông lạnh càng cao

1.5 Các chế định pháp luật của Nhật Bản về nhập khẩu rau quả

Tiêu chuẩn của Nông nghiệp Nhật Bản JAS của Bộ Nông nghiệp và Thủy

sản MAFF đã được đưa ra từ ngày 1/4/2001 Luật JAS đã được thiết lập dựa trênnguyên tắc CODEX về nông nghiệp hữu cơ Theo luật mới tất cả các sản phẩmđược dán nhãn hữu cơ phải được Tổ chức Chứng nhận đăng ký (RCO) chứng nhận

và phải hiển thị biểu tượng JAS cũng như tên của RCO Theo quy định mới, cácRCOs được yêu cầu phải được công nhận bởi MAFF Kể từ khi bắt đầu thưc hiện

Trang 24

luật mới, 38 tổ chức đã được đăng ký là RCO Mặc dù các nhà đăng ký nước ngoài

có thể đăng ký nhưng tại thời điểm viết, tất cả các RCOs đều là tiếng Nhật

Hình 2.1: Quy trình JAS

Nhật Bản là thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm Các loạithực phẩm bị cấm nói chung là thực phẩm bị thối rữa, héo úa, phân hủy hoặc chưachin Các thực phẩm bị cấm là các thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh hoặc nghi ngờ

bị ô nhiễm, nhiễm tạp chất hoặc chất bẩn Nếu không tuân thủ đầy đủ các quy định

về nhập khẩu các nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt với lệnh cấm vĩnh viễn Cácloại bị cấm nhập khẩu bao gồm các sản phẩm có khả năng gây ảnh hưởng nghiêmtrọng đến rau quả bản địa Thực phẩm bị nhiễm các loại bệnh dịch sau bị cấm nhậpkhẩu: hoa quả nhiễm các loại bệnh dịch gây ra bởi côn trùng bay

Hạn mức nhập khẩu được thiết kế để đặt ra định mức về khối lượng hoặc giátrị của chuyến hàng nhập khẩu vào Nhật Bản Thông báo nhập khẩu được ấn định

Ngày đăng: 14/07/2018, 14:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w