Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 44 - 48)

KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO RAU QUẢ VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

3. Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản

3.1. Nâng cao hiểu biết về văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản và văn hóa tiêu dùng của người dân Nhật Bản

Người Nhật đề cao sự uy tín, hợp tác lâu dài qua đó xây dựng sự tin tưởng hợp tác lẫn nhau. Họ đánh giá cao long trung thành, danh dự và sự cam kết bằng những lời nói. Người Nhật thường dựa vào lời cam kết hơn là việc thiết lập một bản hợp đồng, họ cảm thấy bị xúc phạm khi đối tác cứ khăng khăng rằng phải có một bản hợp đồng. Các công ty lớn của Nhật đều có kinh nghiệm trên thương trường và đều biết về văn bản và các thỏa thuận. Nếu người đàm phán tỏ ra miễn cưỡng hoặc chậm soạn thảo hợp đồng thì hãy giải thích cho họ biết rằng đây chỉ là thủ tục bắt buộc của nước nhà chứ không hề ảnh hưởng gì đến công ty Nhật.

Ngoài ra để hiểu biết văn hóa tiêu dùng của người Nhật cần tổ chức giao lưu học hỏi thông qua nhiều loại hoạt động ở nhiều cấp độ. Chính phủ hai nước cần thường uyên tổ chức các tuần lễ văn hóa Việt Nam Nhật Bản và ngược lại. Các Hiệp hội, nghiệp đoàn đặc biệt là phòn thương mại và công nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động giao lưu giữa doanh nghiệp hai nước. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng của Nhật Bản, nâng cao ý thức của các doanh nghiệp về sự cần thiết phải hiểu rõ văn hóa tiêu dùng của đối tác/

3.2. Cải thiện năng lực phân tích dự bảo thị trường

Phân tích và dự báo nhu cầu của thị trường về các nội dung cơ bản như loại sản phẩm, số lượng, chất lượng, giá cả … là vấn đề cần thiết của bất cứ doanh nghiệp nào. Chính phủ cần hình thành được các trung tâm dự báo hiệu quả với độ chính xác cao, phát hành các dự báo định kì về tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp cần có bộ phận chuyên trách để thực hiện công tác dự báo, nghiêm túc thực hiện việc nghiên cứu đánh giá thị trường trước khi tổ chức hoạt động xuất khẩu. Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên có đủ năng lực trình độ chuyên môn.

3.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thông tin thương mại và xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam tiến hành thuận lợi, trôi chảy đảm bảo được sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các công tác này đồng thời khuyến khích được tổ chức dịch vụ thông tin và xúc tiến xuất khẩu phát triển đáp ứng tốt yêu cầu thông tin và xúc tiến xuất khẩu ở mọi đối tượng. Thông qua trang Web của Bộ Công Thương để giới thiệu về thị trường và các nhà nhập khẩu Nhật Bản đối với các sản phẩm rau quả chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, nhất là hợp tác chặt chẽ với Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản JETRO để tranh thủ các nguồn tài trợ của Nhật Bản hỗ trợ hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản vào Nhật . Hiện nay, JETRO đang duy trì những chương trình hỗ trợ xuất khẩu vào Nhật. Chính phủ và các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam cần hướng dẫn và giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tìm kiếm những chương trình tài trợ này của Chính phủ Nhật Bản cho việc nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Tăng cường sự hỗ trợ và giúp đỡ của Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản đối với việc cung cấp thông tin có trả phí cho các doanh nghiệp theo yêu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này.

3.4. Cần có sự định vị tốt nhất đối với các sản phẩm xuất khẩu sang Nhật bản Các doanh nghiệp cần năm bắt rõ sản phẩm của mình đang ở phân khúc thị trường nào để các định rõ vị trí của sản phẩm ở trên thị trường cí như vậy mới có thể bán hàng thành công sang Nhật. Đối với mặt hàng rau quả cần xác định rõ đối tượng mua hàng là những bà nội trợ mua thực phẩm hàng ngày cho gia đình, vấn đề chất lượng an toàn thực phẩm, độ tươi mới của sản phẩm được đặt lên hàng đầu, giá cả phải hợp lí.

3.5. Thực hiện tốt hoạt động xúc tiến thương mại tổng hợp

Các lực lượng liên quan như Cục xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng rau quả cần phối hợp để tiênhs hành các hoạt động xúc tiến mạnh mẽ trên thị trường Nhật Bản tới khách hàng tiêu thụ. Quá trình xúc tiến có thể tiến hành với sự tham gia đầy dủ và tích cực của các hiệp hội thương mại, các nhà bán buôn lớn ở các thị trường Nhật, xuất khẩu thông quá việc tham gia các hội trợ, hội thảo chuyên đề được tổ chức ở Việt Nam hoặc Nhật Bản.

3.6. Phát triển và đa dạng hóa các mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Nhật Bản đặc biệt chú trọng đến đóng gói bao bì sản phẩm

Đối với bất kì 1 sản phẩm nào tiêu thụ trên thị trường thì vai trò của đóng gói sản phẩm vẫn vô cùng quan trọng. Sản phẩm rau quả xuất khẩu phải thể hiện được độ tươi ngon của sản phẩm, ghi rõ giá trị dinh dưỡng bao gói phù hợp. Khi xuất khẩu sang Nhật hay bất cứ thị trường nào nói chung thì các doanh nghiệp cũng cần chú ý tới khâu phân phối hàng hóa ở thị trường này, cần quan tâm đến thâm nhập các siêu thị, bách hóa, các cửa hàng tiện lợi và các đối tác bán lẻ. Trên cơ sở các thông tin được cung cấp nhà xuất khẩu sơ bộ lựa chọn các siêu thị bách hóa, các cửa hàng tiện dụng và các cửa hàng bán lẻ mà doanh nghiệp muốn thâm nhập và giới thiệu sản phẩm với sự tham vấn của các tổ chức hõ trợ, hiệp hội của Việt Nam và Nhật Bản để phác thảo kế hoạch xâm nhập khả thi. Lập văn phòng đại

diện hoặc các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam.

3.7. Xây dựng các thương hiệu có uy tín cho doanh nghiệp

Chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối, các dịch vụ bán hàng và hậu bán hàng tạo nên uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Đặc biệt với mặt hàng nông sản người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề thương hiệu nhưng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa xây dựng được cho mình thương hiệu có uy tín. Góp phần nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu cần sự giúp sức không nhỏ từ phía nhà nước thông qua bảo vệ thương hiệu, quảng bán giới thiệu sản phẩm , khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đăng ký thương hiệu sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa. Về phía doanh nghiệp cần tăng cường chất lượng sản phẩm, đảm bảo thời gian giao hàng đúng tiến độ, xây dựng chính sách giấ cả hợp lý, phân phối và các dịch vụ hậu mãi bảo hành khuyến mại. Nghiên cứu pháp luật về quảng bá sản phẩm của Nhật Bản và áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến thương mại theo đúng quy định của luật pháp. Nghiên cứu kỹ như cầu thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản để đưa ra các quảng bá thương hiệu phù hợp nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người Nhật về những nét độc đáo của nông sản Việt.

Các sản phẩm nông sản Việt hầu hết được sản xuất manh mún do đó không đảm bảo được chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm, không đáp ứng được các yêu cầu về độ sạch an toàn và vệ sinh thực phẩm vì sản xuất của các hộ gia đình còn khá tự do trong việc chăm bón, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, ý thức tôn trọng các cam kết và hợp đồng của người dân còn rất kém. Giải pháp được đưa ra là cần quy hoạch vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung, hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển các dịch vụ khuyến nông, hướng dẫn việc ứng dụng các mô hình trồng trọt phù hợp để người dân và doanh nghiệp triển khai phát triển kinh tế trang trại tạo thuận lợi cho việc thâm canh, đưa giống mới, ứng dụng khoa học kĩ

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w