KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
2. Thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Theo báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2016 của Bộ Công Thương, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản đứng thứ 5 của Việt Nam (chiếm 6.6%), trong đó là thị trường thứ 2 về rau quả, đứng thứ 3 về thủy sản. Đây cũng là thị trường tiềm năng cho một số măt hàng nông sản khác như điều, chè, thủ côn mỹ nghệ… nếu hàng xuất khẩu đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Nhật Bản năm 2016 đạt 1,46 tỷ USD, tăng 6,6%. Trong đó, thủy sản tăng 6,2%, đạt 1,1 tỷ USD; rau quả tăng 1,5%, đạt 75,1 triệu USD; cà phê tăng 19,7%, đạt 202,9 triệu USD... các mặt hàng có tăng trưởng âm là: hạt tiêu giảm 13,8%, đạt 28,3 triệu USD; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 16,7%, đạt 15,6 triệu USD, cao su giảm
0,7%, đạt 17,1 triệu USD. Nguyên nhân sụt giảm là do nhu cầu của thị trường vẫn chưa hồi phục, đồng thời đồng Yên Nhật tiếp tục giảm so với đồng đô la Mỹ làm giá xuất khẩu bằng đô la Mỹ của hàng Việt Nam gặp bất lợi tại thị trường này.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản Số
thứ tự Mặt hàng Năm 2016
(USD)
So sánh với năm 2015 1
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
38.374.997 24.68
2 Dệt may 2.900.801.941 4.12
3 Dầu thô 171.351.200 -71.18
4 Than đá 65.455.124 -7.81
5 Cà phê 202.984.072 19.71
6 Rau quả 75.122.425 1.37
7 Hóa chất 253.217.808 -1.36
8 Giày dép 674.814.835 12.92
9 Cao su 515.047.810 10.5
(Nguồn: Thống kê sơ bộ của TCHQ) Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm nhưng cho tới nay Việt Nam vẫn chỉ là một bạn hàng nhỏ của Nhật. Tỉ trọng của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản năm 2016 mới khoảng 13 tỷ USD (2%) trong khi tỷ trọng của Trung Quốc là 113,9 tỷ USD (17,7%) của Thái Lan là 27,4 tỷ USD (4,3%) của Singapore là 19,8 tỷ USD (3,1%). Với những thuận lợi về vị trí địa lý, về truyền thống giao lưu và về tính bổ sung lẫn nhau của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước thì tỷ trọng nói trên là khá nhỏ bé so với tiềm năng. Nguyên nhân
của tình trạng này là do các doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu thông tin về thị trường Nhật, dẫn tới các doanh nghiệp Việt Nam không nắm bắt được nhu cầu hàng hóa, thị trường tiêu dùng cũng như những quy định về quản lý nhập khẩu của thị trường Nhật. Mặc dù Nhật Bản có dành cho hàng hóa Việt Nam chế độ ưu đãi thuế phổ cập GSP nhưng diện mặt hàng có lợi ích thiết thực đối với Việt Nam không nhiều đặc biệt là sản phẩm cá ngừ hiện đang bị đánh thuế cao tại Nhật.
Ngoài ra những mặt hàng của VIệt Nam như giày dép, nông sản khi nhập khẩu vào Nhật vẫn phải chịu mức thuế cao hơn mức thuế mà Nhật dành cho Trung Quốc và các nước ASEAN. Việc này đã hạn chế khả năng tăng trưởng xuất khẩu vào Nhật.
Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đang rất phát triển. Thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20% đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ. Đặc biệt sau những nỗ lực đàm phán của Bộ Thương Mại, phía Nhật đã cam kết áp dụng thuế nhập khẩu MFN cho Việt Nam. Theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ tháng 10/2009 nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật hiện chỉ chịu mức thuế suất 0 – 5%. Cơ cấu hàng hóa của Nhật Bản và Việt Nam mang tính bổ sung, không cạnh tranh. Nhật Bản là nước nhập siêu lớn về thủy sản, mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như dệt may, giày da, thực phẩm chế biến trong khi Việt Nam lại là nước có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về các sản phẩm này. Ngược lại Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản máy móc, thiết bị, công nghệ và nguyên liệu cho sản xuất. Trong cam kết của VJEPA, các sản phẩm công nghiệp được cam kết giảm thuế từ 6,51% năm 2008 xuống còn 0,4% năm 2019, dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản hưởng thuế 0% (giảm từ mức 7%) từ năm 2009. Sản phẩm da giày cũng hưởng thuế 0% trong 5 - 10 năm. Lĩnh vực đem lại lợi ích xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam từ việc thực hiện VJEPA là thủy sản. Nhật Bản sẽ giảm thuế suất đối với hàng thủy sản của Việt Nam từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống còn 1,31% năm 2019. Vì Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam nên cam kết này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc
thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu. Với việc thực hiện VJEPA, Việt Nam chính thức tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong khu vực ASEAN với Nhật Bản.
Với những cam kết mở cửa thị trường mạnh hơn, cao hơn so với những cam kết hiện có trong khu vực, Hiệp định TPP buộc Nhật Bản phải chấp nhận cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm nông sản - một mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam. So với VJEPA, Nhật Bản đã đồng ý xóa bỏ thuế quan đối với 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam thúc đẩy và khai thác tối đa thị trường Nhật Bản. Thương mại dịch vụ cũng sẽ tăng nhanh hơn hoạt động sản xuất nhờ vào cấu trúc cam kết cởi mở với các nhóm ngành dịch vụ trong TPP, thậm chí cao hơn đối với các cam kết về dịch vụ trong WTO. Cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư sẽ có tác dụng tích cực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam từ đó tạo cơ sở thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các nước thành viên TPP nói chung và Nhật Bản nói riêng. Đặc biệt, nguồn vốn FDI sẽ gia tăng mạnh mẽ trong các lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, bất động sản. Ngược lại, Việt Nam cũng có điều kiện vươn ra một số thị trường TPP trong lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh những kỳ vọng thúc đẩy tăn trưởng giá trị xuất khẩu nông sản vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới thì những yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh, kiểm dịch sản phẩm, chất lượng sản phẩm cũng như các rào cản phi thuế quan khác sẽ là những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.
2.2.Thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam nói chung 2.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu
Việt Nam là một đất nước đi lên từ nông nghiệp, đây là một lợi thế lớn để chúng ta vươn ra tầm thế giới. Nhận định được điều này Chính phủ đã có những định hướng rõ ràng trong việc phát triển sản xuất rau quả ở quy mô lớn để có thể
thông qua xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước. Việt Nam có lợi thế về khí hậu, có cả 3 loại khí hậu: nhiệt đới, á nhiệt đới và khí hậu ôn đới, có đủ loại rau quả. Sản xuất rau quả được trải rộng khắp chiều dài đất nước tùy môi trường mỗi nơi sẽ cho ra những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
Bảng 2.2:Thực hiện sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả năm 2016 so với 2015(Đơn vị tính: Diện tích: ha, Năng suất: tạ/ha, Sản lượng: Tấn)
Loại cây trồng
Chính thức 2015
Ước tính 2016
So với 2015(%)
Cả Nước Cả Nước Cả Nước
DT cây ăn
quả 827 146.9 848 645.4 102.60
TRONG ĐÓ Cây xoài
DT gieo trồng 83 725.9 84 771.6 101.25
Năng suất 94 94.1 100.18
Sản lượng 702 852.9 707 893.7 100.72
Cây chuối
DT gieo trồng 133 021.8 136 483.2 102.60
Năng suất 164.6 161.9 98.40
Sản lượng 1943337.2 1968714.
7 101.31
Cây thanh long
DT gieo trồng 42 010.8 44 003.1 104.74
Năng suất 226.1 228.2 100.95
Sản lượng 707 566.3 817 799.0 115.58
Cây nhãn
DT gieo trồng 73 267.5 73 940.9 100.92
Năng suất 79.4 78.2 98.50
Sản lượng 513 044.6 504 994.5 98.43
Cây vải
DT gieo trồng 64 981.0 64 196.0 98.79
Năng suất 56.9 49.7 87.37
Sản lượng 356 580.5 312 556.3 87.65
Chôm chôm
DT gieo trồng 25 635.3 26 012.5 101.47
Năng suất 157.8 149.0 94.42
Sản lượng 358 505.6 341 714.4 95.32
(Nguồn: Báo cáo cục trồng trọt 2016) Bảng 2.3: Năng suất sản xuất rau
Danh mục
Đơn vị
Thực hiện 2015
Thực hiện 2016 Rau
các loại Diện tích
1000
ha 890.4 900
Năng
suất tạ/ha 171 177,5
Sản lượng
1000
tấn 15,303 15,975
Mục tiêu năm 2017 tăng diện tích trồng rau lên khoảng 920 triệu ha, năng suất 178 tạ/ha, sản lượng 16.4 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2016. Đối với cây ăn quả trồng mới 15000 ha đưa diện tích cây ăn quả lên 860.000 ha; tiếp tục trồng tái canh, thay thế diện tích cây ăn quả giống cũ, năng suất chất lượng thấp bằng các giống mới, phù hợp với thị trường, có hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất theo hướng GAP, đảm bảo ATTP và thực hiện rải vụ thu hoạch trái cây, đặc biệt là 5 loại trái cây chủ lực vùng Nam Bộ (thanh long, xoài, sầu riêng, chôm chôm, nhãn) – đây là những loại quả đem lại giá trị xuất khẩu tương đối lớn.
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ 2011 – T5/2017
Nă m
Hàng rau quả (USD)
Tổng kim
ngạch (USD)
Tỷ trọng (%)
201
1 622,576,874 96,905,673,959 0.64245657
5 201
2 827,043,273 114,529,170,98
4
0.72212456 1
201 3
1,094,885,65 6
132,134,909,42 3
0.82861195 5
201 4
1,488,995,47 0
150,217,138,75 2
0.99122875 2
201 5
1,839,270,14 2
162,016,742,78 0
1.13523461 2
201 6
2,457,246,43 2
176,580,786,63 5
1.39157066 8
5T – 201 7
1,398,797,69
7 79,975,314,592 1.74903681
7
Nguồn: Tổng cục thống kê Dựa vào số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng đều qua các năm cho thấy đây là một ngành có nhiều triển vọng cần được sự đầu tư lớn hơn cả về số và chất lượng.
2.2.2. Các chủng loại xuất khẩu
Nhìn chung, các loại xuất khẩu chủ yếu của rau quả gồm có: Sản phẩm trái cây tươi: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, xoài, măng cụt, chôm chôm và chuối; Sản phẩm rau tươi: hành, tỏi, cà chua, bắp cải, dưa leo, khoai sọ, đậu dài; sản phẩm rau củ khác đã qua chế biến: các loại rau củ đã qua chế biến hoặc bảo quản, nước ép trái cây, nước ép rau chưa lên men, các loại rau khô đã cắt lát, quả khô...
Bảng 2.5: Cơ cấu xuất khẩu rau quả của Việt Nam
Tên sản phẩm 2012 2013 2014
Tổng kim ngạch XK rau quả của Việt Nam
1.316.891 1.173.085 1.666.963
Quả khác, tươi 392.115 252.818 729.736
Sắn, củ dong, củ
lan, a-ti-sô, khoai 585.511 408.190 426.466
Quả hạch, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác
72.774 149.892 148.674
Quả và quả hạch (nut), đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường
14.336 17.960 42.753
Các loại dưa (kể cả dưa hấu)và đu đủ, tươi
285 436 40.458
Rau khác, tươi
hoặc ướp lạnh 36.101 41.489 39.983
Các loại nước ép trái cây và nước rau ép, chưa lên men hoặc chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm
16.617 17.842 36.028
Rau, quả, quả hạch và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc
27.657 31.738 35.388
Rau các loại (đã hoặc chưa hấp chin hoặc luộc chín trong nước), đông
17.733 23.602 34.398
Rau khác đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, không đông lạnh, từ các sản
27.907 41.193 32.630
Rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, đã đông
15.254 18.555 22.276
Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm
7.352 8.553 10.338
Rau các loại đã bảo quản tạm thời nhưng không ăn ngay được
13.491 14.263 9.894
Quả thuộc chi cam
quýt, tươi hoặc khô 9.497 8.766 9.326
Nấm và nấm cục, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo
9.752 10.442 8.661
Hành, hành tăm, tỏi, tỏi tây, các loại rau họ hành, tỏi khác, tươi hoặc
25.448 25.226 6.743
Cà rốt, củ cải, củ dền làm sa-lát, diếp củ, cần củ, củ cải ri và các loại củ rễ ăn được tương tự, tươi
1.479 1.389 6.298
Chuối, kể cả chuối
lá, tươi hoặc khô 4.759 4.635 5.282
Bắp cải, hoa lơ, su hào,cải xoăn và các loại rau ăn được tương tự,
4.764 3.739 3.921
Quả khô trừ các loại thuộc nhóm 0801 đến 0806, hỗn hợp các loại quả hạch (nut) hoặc quả khô
5.037 11.144 3.605
Rau đậu, đã hoặc chưa bóc vỏ, tươi hoặc ướp lạnh
401 1.989 3.037
Mứt, thạch trái cây, mứt từ quả thuộc chi cam quýt, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch (nut), thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc
13.285 15.231 2.831
Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi hoặc khô
9.995 53.782 1.983
Nguồn:Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), tháng 12/2015 2.2.3. Các thị trường chủ yếu
Hiện nay các mặt hàng rau quả của Việt Nam đã có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 10 thị trường chủ lực: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hà Lan, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Nga. Xét qua các năm có thể dễ dàng nhận thấy Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quẩ lớn nhất của Việt Nam. Năm 2016, Trung Quốc đã nhập khẩu rau quả từ Việt Nam với trị giá 1738,79 triệu USD, tăng 45,5% so với năm 2015 và dự kiếm sẽ còn tăng mạnh mẽ trong năm 2017. Sản phẩm rau quả chính xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là xoài, chuối, thanh long, chôm chôm…
Bảng 2.6: Số liệu thống kê xuất khẩu sang 10 thị trường chủ yếu
Thị trường 2015 2016 5T - 2017
Trung Quốc
1.194.832.06 7
1.738.787.41 3
1.056.320.33 1
Nhật Bản 74.001.494 75.137.605 43.295.534
Hàn Quốc 66.991.208 82.615.852 40.377.490
Hoa Kỳ 58.601.883 84.485.627 44.660.109
Đài Loan 40.357.634 45.433.076 15.296.037
Hà Lan 42.223.137 54.594.880 24.019.373
Malaysia 37.040.902 47.813.779 20.624.088
Thái Lan 32.354.298 40.031.080 20.715.665
Singapore 24.710.528 28.623.553 11.018.667
Nga 22.885.960 23.451.004 14.098.199
Nguồn: Tổng cục thống kê 2.3.Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
2.3.1. Về quy mô
Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, cùng với cải cách thể chế, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Trên con đường đó, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng nhất với kinh tế Việt Nam. Bên cạnh những tiền đề trong mối quan hệ kinh tế song phương, đặt trong bối cảnh chung của quá trình hình thành TPP – Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ đem lại rất nhiều những cơ hội và thách thức cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam Nhật Bản. Trong những năm 1990, Nhật Bản và Hoa Kỳ là hai đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, thị phần xuất khẩu của Việt Nam đến hai thị trường này chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Kể từ sau năm 2002, sau khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) được ký kết, thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản giảm xuống mức 20%. Tổng thể chung, hoạt động xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Nhật Bản có xu hướng gia tăng tích cực và chiếm tỉ trọng lớn trong khối các nước thành viên của TPP.
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2009 – 5 tháng đầu năm 2017
Năm
Tổng kim ngạch (USD)
Hàng rau quả
(USD)
Tỉ trọng (%)
2009 6,291,809,8
20
31,878,2 15
0.5066620 88
2010 7,727,659,5
50
35,602,6 82
0.4607175 27
2011 10,781,145,
444
46,792,6 50
0.4340229 92
2012 13,064,523,
504
54,648,6 32
0.4182979 35
2013 13,630,849,
942
60,994,5 10
0.4474740 04
2014 14,692,880,
993
74,867,3 33
0.5095483 52
2015 14,136,788,
748
74,106,1 72
0.5242079 61
2016 14,671,488,
768
75,137,6 05
0.5121334 73 5 tháng
đầu năm 2017
6,516,306,7 17
43,295,5 34
0.6644182 95
Nguồn: Tổng cục thống kê 2.3.2. Về cơ cấu
Rau quả là một trong 3 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Tía tô
Đây là một loại rau đã quen thuộc hầu hết với người Việt Nam. Tháng 6/2017 những chiếc lá tía tô đầu tiên đã được xuất khẩu sang Nhật. Theo Hiệp hội rau quả
Việt Nam nếu áp dụng đúng quy trình sản xuất, trồng, bón đúng kĩ thuật thì mỗi ha trồng tía tô chúng ta sẽ thu hoạch được 17-18 triệu lá tương đương với khoảng 2,5tỷ đồng với giá mỗi chiếc lá là 500-700 đồng/lá. Loại tía tô xuất sang Nhật Bản hiện nay có nguồn gốc từ huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. Như đã biết thì Nhật Bản là một thị trường cực kỳ khó tính, nếu muốn được thị trường này chấp nhận đòi hỏi ngay từ khâu sản xuất phải đảm bảo về nguồn nước, đất, xây nhà kính và áp dụng những quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Hiện nay mỗi ngày xuất khẩu sang Nhật vài chục nghìn lá, phản hồi của người tiêu dùng nước này về lá tía tô Việt Nam rất tốt và dự kiến kim ngạch xuất khẩu tía tô sẽ còn tăng trung bihf 5 tỷ mỗi năm. Bên cạnh khâu chăm sóc rau thì đến khi thu hoạch cũng đòi hỏi sự chuẩn xác đúng ngày tuổi và có kích cỡ đều tăm tắp giống nhau, không rách nát, không quá lứa. Để khắc phục nhược điểm sản xuất manh mún thì công ty này đã có sự đồng nhất chọn một nơi sản xuất để đảm bảo sự đồng đều từ hình thức, chất lượng, sự ổn định nguồn hàng. Trang trại có diện tích 11,3 ha, với tổng số vốn khoảng 150 tỷ đồng, triển khai từ tháng 7/2016. Trong đó 8,2 ha diện tích dành để xây dựng 12 nhà kính rộng từ 0,5-1,2 ha, còn lại là các công trình phụ trợ khác, như: nhà xưởng, ao hồ, đường đi, cây xanh…
Thanh long
Cây Thanh Long một loại cây được trồng chủ yếu để lấy quả, là thực vật bản địa tại Mexico, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay nó được trồng phổ biến ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác. Tại Việt Nam gọi là Thanh Long,tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit.Tại Việt Nam,Thanh Long được trồng tương đối tập trung trên quy mô thương mại và tập trung chủ yếu ở Bình Thuận.
Cây thanh long chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ,