1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả ở lớp 3 dan toc khmer

17 519 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 119 KB

Nội dung

Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả ở lớp 3Ở tiểu học, chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng viết chính t

Trang 1

Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả ở lớp 3

Ở tiểu học, chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh MỤC LỤC

Nội dung Trang

PHẦN I : MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Giả thuyết khoa học 5

PHẦN II : NỘI DUNG 6

Chương 1: Cơ sở lí luận 6

1 Cơ sở tâm lí học 6

2 Cơ sở thực tiễn 6

Chương 2: Nội dung nghiên cứu 7

1 Thực trạng của việc dạy và học 7

2 Nguyên nhân học sinh mắc lỗi chính tả 9

3 Biện pháp giải quyết 10

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 16

Trang 2

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18

1.Bài học kinh nghiệm 19

2 Kết luận 19

3 Kiến nghị 19

Tài liệu tham khảo 20

Trang 3

MỞ ĐẦU 1/ Lí do chọn đề tài:

Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát

triển hài hòa

Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, thể chất tình cảm và các kĩ năng cơ bản

Giáo dục tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích trong giai đoạn mới

Ở tiểu học, chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh

Mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới Phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết Dạy tốt chính tả cho học sinh tiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kĩ năng cơ bản mà các em cần đạt tới Đó là kĩ năng viết đúng, muốn viết đúng được câu văn, đoạn văn thì trước hết học sinh cần viết đúng đơn vị từ

Việc rèn luyện các quy tắc chính tả sẽ hình thnh kĩ năng viết đúng đơn vị từ của học sinh, khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác và trên cơ sở đó, các em rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng việt có hiệu quả Trong suy nghĩ và giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, người xưa thường nói

“ Nét chữ nết người - Văn hay chữ tốt” Quả thật khi viết chữ đã không tốt thì văn

không thể hay được

Do vậy, việc nghiên cứu phương pháp để dạy tốt môn chính tả là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu môn tiếng Việt ở trường tiểu học

Chính tả được hiểu là hệ thống quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ Nói cách khác, Chính tả là những chuẩn mực của một ngôn ngữ được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân Mục đích của nó là làm phương tiện cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, đảm bảo cho người viết và người đọc thống nhất những điều đã viết

Trong thực tế hiện nay, thói quen và kĩ năng viết đúng Chính tả của học sinh tiểu học chưa tốt Đặc biệt là đối tượng học sinh tiểu học ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa do điều kiện học tập ở nhà trường còn hạn chế Các em ít được rèn luyện về ngôn ngữ qua các phương tiện sách báo

Trang 4

Một trong những nguyên nhân đưa đến thực trạng học sinh sai chính tả hiện nay là do các em đọc như thế nào viết như thế ấy

Các em chưa nắm vững quy tắc ngữ âm của chữ quốc ngữ và ít được biết đến một số mẹo luật chính tả cơ bản

Riêng với giáo viên việc dạy chính tả chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt hết nội dung của sách giáo khoa qua bài viết nhưng chưa chú ý đến đặc điểm ngôn ngữ vùng miền đang

ở Hơn nữa việc nắm các lỗi chính tả cần dạy cho học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức đã dẫn đến hạn chế kết quả giảng dạy của phân môn chính tả hiện nay

Từ thực tế, qua hai năm theo đi trong khối và trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi đã chọn

đề tài : “Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả ở lớp 3 dân tộc khmer” Nhằm

nâng cao chất lượng dạy học Chính tả ở trường Tiểu học

2 Mục đích nghiên cứu :

2.1 Điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh; nguyên nhân của các lỗi đó để tìm ra biện php khắc phục

2.2 Vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn Chính tả hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học

2.3 Soạn giáo án theo hướng đổi mới, phương pháp và nội dung bài dạy cho sát thực với việc rèn chính tả cho học sinh địa phương

3/ Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của người giáo viên ngoài việc nâng cao chất lượng toàn diện mà còn phải quan tâm đến chữ viết của học sinh.Chữ viết có đẹp , đúng chính tả thì mới hấp dẫn được người đọc Chữ viết có đúng thì người đọc mới dễ dàng hiểu rõ nội dung của bài văn mà mình muốn diễn đạt Do đó dạy môn chính tả trong trường Tiểu học là rất quan trọng mà giáo viên cần phải quan tâm

4/ Phương pháp nghiên cứu:

Qua nhiều năm dạy lớp 3 tôi nhận thấy được những mặt tồn tại của học sinh khi viết chính tả là: chữ viết không cẩn thận, sai rất nhiều lỗi chính tả, những chữ rất đơn giản

và gặp thường xuyên mà có em vẫn viết sai các tiếng có âm đầu tr/ch; s/x;d/gi; th/kh;

ng/ngh;g/gh Sở dĩ các em thướng viết sai là do không nắm vững quy tắc viết chính tả

hoặc do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương Vậy muốn học sinh viết đúng chính

tả, trước tiên giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu nghĩa các từ khó, phân tích kĩ

Trang 5

những từ học sinh thường viết sai trên lớp, có như thế thì mới khắc phục lỗi chính tả cho các em

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đề ra, tôi xây dựng nhóm phương pháp như sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

+ Nghiên cứu tài liệu và các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan đến đề tài

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp điều tra

+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp trò chuyện

+ Phương pháp thu thập thông tin

- Nhóm phương pháp hỗ trợ.

+Thống kê

PHẦN II: NỘI DUNG

Trang 6

NỘI DUNG Chương 1: Nội dung và phương pháp dạy học phân môn chính tả lớp 3

1/ Nội dung dạy học phân môn chính tả lớp 3

Dạy chính tả là rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết thành thạo chữ tiếng Việt theo các chuẩn chính tả và làm bài tập, qua đó rèn các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống.Có thể dạy Chính tả

theo hai cách : có ý thức và không có ý thức

+ Cách không có ý thức : ( phương pháp máy móc, cơ giới )

Dạy chính tả không cần biết đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả, dựa trên sự lặp lại không cần biết lí do, quy luật của hành dộng

Phương pháp này củng cố trí nhớ một cách máy móc, không thúc đẩy sự phát triển của

tư duy

+ Cách có ý thức : ( phương pháp dạy học có tính tự giác ).

Bắt đầu từ việc nhận thức quy tắc, mẹo luật chính tả Trên cơ sở đó tiến hành luyện tập

và từng bước đạt tới các kĩ xảo chính tả Việc hình thành các kĩ xảo chính tả bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức Đó là con đường ngắn nhất và có hiệu quả cao

Mỗi tuần có 2 bài chính tả, mỗi bài học trong 1 tiết Cả năm học sinh được học 62 tiết chính tả

Chương trình của phân môn chính tả ở khối lớp 3 gồm các dạng sau:

* Chính tả đoạn, bài:

Học sinh nhìn – viết ( tập chép) hoặc nghe – viết một đoạn hay một bài có độ dài trên dưới 60 chữ (tiếng) Phần lớn các bài chính tả này được trích từ bài tập đọc vừa học trước đó hoặc là nội dung tóm tắt của bài tập đọc

* Chính tả âm, vần :

Nội dung cụ thể của chính tả âm, vần là luyện viết các tiếng có âm vần dễ viết sai chính

tả do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ (c /k, g/gh, ng/ngh, ia/ya, i/y,…) Hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ( l/n, tr/ch, s/x, r/d/gi, an/ang, ac/

at, dấu hỏi, dấu ngã)

Các bài tập luyện viết những tiếng dễ viết sai do cách phát âm địa phương bao giờ cũng

là loại bài tập lựa chọn, dành cho một vùng phương ngữ nhất định Giáo viên sẽ căn cứ

Trang 7

vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của mỗi lớp hoặc mỗi học sinh mà chọn bài tập thích hợp cho các em

Nhìn chung phần lớn các bài viết đều có số lượng chữ viết tương đối phù hợp với học sinh lớp 3

Sau mỗi bài viết đều có phần luyện tập để rèn luyện, củng cố cho học sinh viết đúng chính tả

Khi nghiên cứu sách giáo viên, tôi thấy có gợi ý gồm một số từ viết đúng được sách giáo khoa đưa ra, giáo viên nên chọn thêm các từ khác cho phù hợp với phương ngữ, hoặc trong các bài tập phân biệt có thể chọn hình thức phân biệt cho phù hợp với ngôn ngữ từng vùng miền

2/ Phương pháp dạy học phân môn học vần lớp 1

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ

- Phương pháp rèn luyện theo mẫu

- Phương pháp giao tiếp

- Phương pháp trò chơi học tập

- Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Chương 2: Thực trạng dạy phân môn Chính tả lớp 2

1/ Dự giờ đồng nghiệp

- Để có kết quả khảo sát thực tế tôi đã tiến hành dự giờ đồng nghiệp một số tiết

dạy Chính tả lớp 3

2/ Nội dung và kết quả khảo sát

2.1 Mục đích khảo sát.

Khảo sát tìm hiểu việc dạy học chính tả và tìm hiểu nguyên nhân học sinh mắc

lỗi sai khi viết chính tả lớp 3 Hạn chế tối đa học sinh mắc lỗi chính tả ở lớp 3.

2.2 Đối tượng khảo sát

Tiến hành thể nghiệm trên 2 lớp 3/1, 3/2 Trường tiểu học Hiếu Trung A, huyện

Tiểu Cần Tỉnh Trà Vinh

2.3 Nội dung khảo sát

- Các phương pháp dạy chính tả trong các tiết chính tả ở lớp 2

- Một số lỗi của học sinh dẫn đến việc học chưa tốt chính tả.

2.4 Kết quả khảo sát

Trang 8

3/ Thực trạng dạy và học Tiếng Việt

1 Thực trạng của việc dạy và học :

1.1 Dạy chính tả của giáo viên

Qua các tiết dự giờ tham khảo, hầu hết các tiết dạy chính tả chưa được giáo viên đầu tư cao mà chủ yếu dựa vào sách giáo khoa và sách giáo viên là chính

Một số giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm phương ngữ vùng miền đang ở, không xác định rõ các lỗi chính tả cơ bản của học sinh trong lớp nên việc rèn chính tả không đi vào trọng điểm, giáo viên ít củng cố và khắc sâu cho học sinh nắm các quy tắc, mẹo luật chính tả qua bài viết hoặc qua bài tập Hơn nữa việc phát âm của giáo viên chưa được chuẩn dẫn đến hạn chế về học và viết chính tả của học sinh

Bên cạnh đó còn tồn tại một thực trạng phổ biến hiện nay là: Nhiều giáo viên chưa nghiên cứu kĩ về chính tả cho bản thân mình và cho học sinh trong giờ dạy các môn học khác Hầu hết giáo viên chỉ phát âm đúng trong giờ tập đọc, chính tả còn các môn khác phát âm theo kiểu bình thường của người địa phương.Ta vẫn biết rằng việc phát âm không đúng chuẩn cũng ảnh hưởng rất lớn đến chính tả

Ví dụ:

Phát âm“con tầm”mà thực chất là “con tằm”.

Phát âm “mái tốc’’mà thực chất là “mái tóc”.

Phát âm “mầu sắc’’mà thực chất là “ màu sắc ’’.

Chính vì thế, nếu ta không hiểu nghĩa từ thì khó mà viết đúng Việc phát âm chưa chuẩn

ấy luôn diễn ra trước học sinh trong lớp, trong trường và ngoài xã hội

1.2 Học chính tả của học sinh

Mấy năm gần đây các trường tiểu học trong huyện Bù Đốp nói chung và trường Tiểu học Thiện Hưng A nói riêng, phong trào chữ viết đã được chú trọng và ngày càng nâng cao

Tuy nhiên, qua khảo sát bài viết của học sinh khối lớp 3 còn hạn chế Nhiều em chưa nắm vững các quy tắc, mẹo luật chính tả, có em phát âm sai dẫn đến bài viết sai nhiều lỗi chính tả

Trang 9

Mặt khác một số em do thiếu cẩn thận nên để thừa hoặc thiếu một số nét, thiếu dấu dẫn đến sai lỗi chính tả ( chủ yếu thiếu dấu thanh do học sinh dân tộc phát âm không chuẩn đặc biệt là dân tộc S’tiêng

1.3 Lỗi chính tả của học sinh ở trường

Qua dự giờ một số tiết chính tả ở khối lớp 3 của trường, sau khi khảo sát một số bài chính tả ở các lớp, tôi thống kê được một số lỗi của học sinh mắc phải như sau :

Số âm

tiết sai

90

+ Về lỗi âm đầu:

HS thường viết sai các cặp phụ âm : l/n, tr/ch, s/x, r/d/gi, ng/ngh, g/gh Trong đó lỗi chính tả tập trung ở r/d/gi, ch/tr , l/n, s/x ( khoảng 70%)

+ Về lỗi phần vần:

HS vẫn còn lẫn lộn các cặp vần : ui/ uơi , in/inh, ăn/anh, ưu/ươu, iêu/iu (chiếm 80%) hoặc viết sai ở các vần khó như : uya, uyn, uyt, ươt (chiếm 20%)

+ Về lỗi dấu thanh:

Chủ yếu là sai thanh hỏi / thanh ng, đặc biệt do các từ láy hoặc từ Hán – Việt, các em

thường không phân biệt thanh hỏi- thanh ngã

2 Nguyên nhân học sinh mắc lỗi chính tả

- Qua nghiên cứu phân tích, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả của

học sinh là do phát âm sai thanh hỏi/ thanh ngã lẫn lộn.

Ví dụ : suy nghĩ / suy nghỉ

nghĩ ngợi / nghỉ ngợi

cũ kĩ / củ kỉ

+ Do đặc điểm phương ngữ của học sinh còn phát âm sai các tiếng có phụ âm đầu tr/ch,

s/x, d/r/gi, l/n, nên dẫn đến việc phát âm sai các tiếng có phụ âm này:

Ví dụ : giải phóng / dải phóng; rì rào/dì dào

xúc động / súc động

truyền thống / chuyền thống

là nếp / nà nếp.

Trang 10

Theo thống kê số âm tiết sai về vần cũng chiếm tỉ lệ đáng kể Nguyên nhân của hiện tượng này là do HS chưa nắm vững cấu tạo nên còn viết lẫn lộn

- Ở một số cặp vần khó phân biệt hay do phát âm sai ( không chuẩn ) dẫn đến viết sai:

Ví dụ : ươu / ưu ; con hươu / con hưu

ưu / iu : nghỉ hưu / nghỉ hiu

ươi / ui : quả chuối / quả chúi

- Với các cặp vần có âm ă, â học sinh thường hay nhầm lẫn như sau:

Ví dụ : bà cháu / bà chấu

gặp gỡ / gập gỡ

thứ sáu / thứ sấu

Vậy nguyên nhân chính dẫn đến mắc lỗi chính tả của học sinh là :

- Thứ nhất, do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương

- Thứ hai, do chưa hiểu biết đầy đủ về các quy tắc chính tả và nội dung ngữ nghĩa của các từ

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy chính tả lớp 3

I/ Các giải pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy chính tả lớp 3

*Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 3:

- Muốn học sinh viết đúng chính tả giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho bản thân mình để từ đó luyện cho học sinh phát âm đúng và chính xác như với những tiếng có thanh ngã thì ta phải đọc nặng giọng và hơi ngân dài hơn so với những tiếng có thanh

hỏi Những tiếng có âm cờ thì ta phải đọc nặng giọng hơn so với những tiếng có chứa

âm tờ hoặc những tiếng có chứa âm cuối là âm ngờ thì khi đọc ta phải ngân dài hơn so với những tiếng có chứa âm cuối là âm nờ …

- Là giáo viên dạy lớp phải bổ sung, điều chỉnh mục đích của môn chính tả sao cho phù hợp với lớp mình phụ trách, cũng như trong việc lựa chọn để cho học sinh làm bài tập chính tả Vì bài tập chính tả có phân định rõ: một là phần bài tập bắt buộc; hai là bài tập lựa chọn dành cho các vùng có phương ngữ khác nhau Nên nhắc nhở phân tích các từ ngữ mà học sinh viết sai và thường gặp trong các môn học khác để các em hiểu nghĩa từ

và luôn viết đúng

- Rèn học sinh viết đúng chính tả là rất quan trọng và cần thiết Nên ngay từ đầu năm học tôi đã điều tra và cập nhật các thông tin về học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm năm trước, phụ huynh học sinh và bạn đồng nghiệp

+ Sai âm: tr/ch; l/n; s/x (5em)

Trang 11

+ Sai vần: an/ang; uôn/ uông; iêc/ iêt (8 em)

+ Sai về luật chính tả: g/gh; ng / ngh (6em)

* Dựa vào điều tra, cập nhật và phân loại học sinh Tôi đưa ra một số biện pháp thực hiện như sau:

- Đọc mẫu - Hướng dẫn cách viết :

Việc đọc đúng, rõ rang rành mạch, mạch lạc, đọc hay, đọc chuẩn của giáo viên là quan trọng nhất Không những đọc đúng mà còn phải viết đúng, đẹp, đúng quy cách chữ hiện hành do Bộ Giáo dục quy định Trình bày khoa học trong dạy học (nhất là ghi trên bảng lớp vì chữ viết chính là dụng cụ trực quan hữu hiệu mà các em có thể dựa vào đó để bắt chước, rèn luyện)

Như chúng ta đã biết muốn viết đúng thì phải đọc đúng Vì vậy khi hướng dẫn học sinh viết chính tả phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ nhất là khi phân tích từ khó , tiếng khó Giáo viên vừa cho học sinh viết vừa đánh vần kết hợp với đọc để khi các em viết đỡ bị sai Hướng dẫn viết chữ đầu câu ta phải viết như thế nào?( Viết hoa chữ cái đầu tiếng ) Danh từ riêng phải viết như thế nào?( Viết hoa )

Tùy từng bài cụ thể mà giáo viên hướng dẫn học sinh viết hoa danh từ riêng cho đúng với quy tắc

- Sau dấu câu phải viết như thế nào? (Viết hoa chữ cái đầu câu)

- Đối với bài văn ta viết và trình bày như thế nào? (Viết thụt vào một ô li chữ đầu bài và sau khi hết một đoạn so với lề vở)

- Đối với bài thơ ta viết và trình bày như thế nào? Bài thơ có 4,5 tiếng thì các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa chữ cái đầu của tiếng và viết bằng nhau (các chữ đầu dòng thơ phải viết thẳng hàng )

- Bài thơ lục bát phải trình bày theo thể thơ: Dòng 6 tiếng viết thụt lùi vào 2 ô li so với

lề vở Dòng thơ 8 tiếng dịch ra 1 ô li so với lề vở và cứ như thế cho đến hết bài thơ Các chữ đầu dòng thơ đều phải viết hoa

-Thông qua phân môn Tập đọc và các môn học khác… Hoặc giờ ra chơi hằng ngày tôi gọi một vài em hay mắc lỗi để tìm hiểu nguyên nhân mà các em sai về từ, chữ, âm, vần thường mắc phải Cùng trò chuyện trao đổi giúp các em đọc đúng luyện thanh từ đó sẽ nhớ lâu hơn Rồi dần dần đọc đúng, đến viết đúng

Ngày đăng: 13/07/2018, 14:45

w