Dự án: Nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân tại xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Lời mở đầu Bước sang thế kỉ XXI, toàn nhân loại phải đối mặt với hàng loạt những thách thức và khó khăn. Một trong những thách thức đó chính là vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, với khoảng 70% dân số sẽ phải đối mặt với những rủi ro vì bão, mưa lớn và lũ lụt. Bờ biển dài, địa hình rừng núi, nhiều sông suối và khí hậu nhiệt đới khiến bão, mưa lớn khiến Việt Nam sẽ phải chịu thiên tai và thời tiết khắc nghiệt với tần suất ngày càng gia tăng. Thiên tai gây thiệt hại về người, phá hủy nhà cửa, ruộng đồng khiến người dân mất phương tiện sinh sống và đẩy họ trở lại cảnh nghèo đói. Hàng năm, thiên tai gây thiệt hại tương đương khoảng 1.5% giá trị GDP. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực ứng phó với thiên tai qua việc giảm thiểu rủi ro, đẩy mạnh công tác chuẩn bị và xây dựng nhiều kịch bản khác nhau về tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chưa có tiến bộ rõ rệt hoặc phương án cụ thể. Các cam kết chính trị rất rõ ràng và mạnh mẽ, nhưng vẫn còn những thiếu hụt lớn trong việc xây dựng khả năng ứng phó của cộng đồng và năng lực của chính quyền địa phương. I. Tên và nội dung Bước 1: tổng quan tài liệu về dự án Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu khoa học đầu ngành như như GS. Nguyễn Đức Ngữ, GS. Nguyễn Trọng Hiệu đã tiến hành nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề này chỉ thực sự được quan tâm từ sau năm 2000.Khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0.5 độ C trên phạm vi cả nước, bên cạnh đó lượng mua có chiều hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Dự tính sự biến đổi của khí hậu tương lai theo hướng tiếp cận tổ hợp đa mô hình. Việc xây dựng một hệ thống tổ hợp dự tính khí hậu đòi hỏi phải có hệ thống máy tính mạng và phải tiến hành một khối lượng tính toán khổng lồ. Một trong những hệ thống như vậy đã được xây dựng và hiện đang được vận hành tại Bộ môn Khí tượng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo kết quả tính toán được thực hiện trên hệ thống máy tính, cho thấy nhiệt độ không khí trung bình trên khu vực Việt Nam tăng lên đáng kể, có thể lên tới 0.3ºCthập kỷ trong giai đoạn 20002050, ngoại trừ một phần nhỏ ở khu vực Bắc Trung Bộ.