1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển làng nghề ở huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế

74 305 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 6,11 MB

Nội dung

trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [4].Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công truyền thống, là trung tâm

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Lớp K48-KTCT

Huế, tháng 01 năm 2018

Trang 2

Lời cảm ơn

Trong những tháng vừa qua để hoàn thành tốtkhoá luận tốt nghiệp này, em xin chân thành gửilời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học kinh

tế, Đại học Huế, quý thầy cô trong khoa Kinh tếchính trị đã tận tình hướng dẫn giảng dạy, cungcấp kiến thức, động viên, giúp đỡ cho em phươngpháp để có cái nhìn tổng quát về đề tài mà emnghiên cứu để viết bài khoá luận

Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thạc

sĩ Lê Văn Sơn thầy giáo hướng dẫn em, người đã dành nhiều thời gian,công sức luôn theo sát quan tâm giúp đỡ trực tiếp chỉ bảo em trong quátrình làm khoá luận tốt nghiệp

Em cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ các cơ quan, đơn vịcủa huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là phòng Kinh tế và

hạ tầng huyện Quảng Điền cùng quý cô chú anh chị đã tạo điều kiệncung cấp số liệu, kinh nghiệm giúp em rất nhiều trong quá trình khảo sátthực tế và thu thập số liệu

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè,những người thân yêu đã luôn sát cánh, kề vai và ủng hộ em hoàn thànhkhoá luận một cách trọn vẹn nhất

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 1 năm 2018Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hoàng Anh

Trang 3

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục hình vii

Danh mục biểu đồ viii

M Đ U Ở ĐẦU ẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2

5 Đóng góp của đề tài 3

6 Kết cấu của đề tài 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 4

1.1 Một số vấn đề chung về phát triển làng nghề 4

1.1.1 Quan niệm và tiêu chí về làng nghề 4

1.1.2 Phân loại làng nghề 6

1.1.3 Sự hình thành và phát triển của làng nghề 8

1.1.4 Đặc điểm của làng nghề 10

1.1.5 Vai trò của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội 11

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề 14

1.2.1 Nhân tố truyền thống 14

1.2.2 Nhân tố thị trường 14

2.2.3 Nhân tố vốn 15

2.2.4 Nhân tố kết cấu hạ tầng 15

2.2.5 Nhân tố khoa học công nghệ 16

Trang 4

2.2.6 Nhân tố môi trường 16

2.2.7 Nhân tố về thể chế và chính sách của nhà nước 17

1.3 Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số tỉnh 17

1.3.1 Kinh nghiệm Tỉnh Nghệ An 17

1.3.2 Kinh nghiệm tỉnh Quảng Bình 19

1.3.3 Kinh nghiệm của thành phố Huế 19

1.3.4 Một số bài học rút ra từ sự phát triển làng nghề của một số Tỉnh 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 22

2.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội huyện Quảng Điền ảnh hưởng đến phát triển làng nghề 22

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 22

2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội 24

2.1.3 Đánh giá sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đến sự phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế 27

2.2 Phân tích thực trạng phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế 28

2.2.1 Số lượng và các sản phẩm làng nghề của huyện Quảng Điền 28

2.2.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 31

2.2.3 Mặt bằng và kỹ thuật công nghệ của các đơn vị sản xuất trong các làng nghề 31

2.2.4 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề 32

2.2.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của các làng nghề 34

2.2.6 Thu nhập của lao động trong các làng nghề 35

2.2.7 Về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường 36

2.2.8 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của làng nghề 37

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 42

3.1 Định hướng phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền 42

3.2 Giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền 43

3.2.1 Về về huy động vốn và mở rộng thị trường sản phẩm 43

3.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghệ nhân, công nhân lành nghề 45

Trang 5

3.2.3 Về mặt bằng và hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ sản xuất cho các cơ

sở sản xuất trong làng nghề 46

3.2.4 Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn góp phần phục vụ làng nghề 47

3.2.5 Phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển các loại hình du lịch 49

3.2.6 Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc hình thành các Hiệp hội nghề hoặc Hiệp hội làng nghề ở các địa phương 49

3.2.7 Tăng cường quản lý nhà nước đối với làng nghề 50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

KẾT LUẬN 52

KIẾN NGHỊ 53

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của huyện qua các

năm (2011-2016) theo giá so sánh 2010 24

Bảng 2.2 Cơ cấu dân số khu vực thành thị và nông thôn của huyện Quảng Điền 26

Bảng 2.3 Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế 27

Bảng 2.4 Những nghề, làng nghề ở huyện Quảng Điền 30

Bảng 2.5 Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề 33

chủ yếu ở huyện Quảng Điền 33

Bảng 2.6 Doanh thu của các làng nghề năm 2016 34

Bảng 2.7 Sản lượng của nghề và làng nghề của huyện 34

Bảng 2.8.Thu nhập bình quân của lao động trong các làng nghề 35

Bảng 2.9 Số lao động trong các làng nghề 36

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền 22Hình 2.2: Mô hình nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La 39

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Phân loại các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất 8Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Quảng Điền (2010 – 2017) 25

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nôngnghiệp Hằng năm, số lao động ở khu vực này ngày càng tăng lên nhưng việc làmthì không đủ để cung ứng, thời gian nhàn rỗi thì rất nhiều chính vì thế mà nhiềunghề phụ đã ra đời, giúp cho đời sống của người lao động ngày càng được tốt hơn.Những nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiếtthân cho cư dân Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa phục vụ sinhhoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầuriêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho ngườidân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa Từ chỗ một vài nhà trong làng làm,nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong

cả làng, hay nhiều làng gần nhau Những nghề này được lưu truyền từ đời này sangđời khác và nó được tồn tại đến ngày hôm nay, ngành nghề này được gọi chung lànghề thủ công mỹ nghệ

Quá trình hình thành và phát triển của ngành nghề thủ công mỹ nghệ ở ViệtNam nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, ngoài những nét chung như baovùng miền khác trên đất nước thì còn có những nét đặc thù riêng có của vùng đấtnày Theo thống kê, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương hiện còn lưu giữ khá nhiềulàng nghề truyền thống với 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công Nhữngsản phẩm thủ công truyền thống gắn với các làng nghề là một trong những nét vănhóa Huế, góp phần sáng tạo nên những di sản Huế cả về phương diện vật thể và phivật thể Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huếđều có bề dày lịch sử lâu đời với lớp nghệ nhân có tay nghề điêu luyện, đóng gópnhiều đến quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị của nghề thủ công truyềnthống Trong đó, ngành nghề mây tre đan là ngành thủ công chiếm tỷ trọng xấp xỉ40% trong tổng số 12 ngành nghề thủ công mỹ ngệ truyền thống tại tỉnh Thừa ThiênHuế, mức độ hoạt động chiếm gần 50% trên tổng số các làng nghề thủ công mỹnghệ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Tiêu biểu cho các làng nghề

Trang 10

mây tre đan ở tỉnh Thừa Thiên Huế chính là làng nghề mây tre đan Bao La thuộchuyện Quảng Điền.

Nhưng hiện nay với sự phát triển phức tạp của nền kinh tế thị trường để chocác làng nghề tồn tại và vận động có hiệu quả không chỉ là vấn đề chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước mà còn là các vấn đề cụ thể về nguyên liệu đầu vào,tiêu thụ sản phẩm Đánh giá chung thì các làng nghề trong nông thôn Việt Namđang khởi sắc và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Với hy vọng hiểu

rõ hơn về làng nghề và góp phần nhỏ bé của mình để tìm hiểu sự phát triển của làng

nghề ở huyện Quảng Điền Vì vậy, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển

làng nghề ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

a Mục tiêu nghiên cứu

- Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề để

phân tích thực trạng phát triển làng nghề của huyện Quảng Điền

- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi thúc đẩy các làng nghề phát triểntrong thời gian tới

b Nhiệm vụ

- Hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận về phát triển làng nghề

- Phân tích thực trạng phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền tỉnh ThừaThiên Huế, tìm ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điềntỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Đề tài nghiên cứu vào vấn đề” Phát triển làng nghề ở huyệnQuảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”

- Không gian: Địa bàn huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

- Thời gian: Giai đoạn 2011-2017 và đưa ra giải pháp đến năm 2025

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phươngpháp khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh…

Trang 11

- Khảo sát thực địa và thu thập tài liệu.

- Đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục, phụ lục và các bảng số liệuthì đề tài gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề

- Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề của huyện Quảng Điền tỉnhThừa Thiên Huế

- Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển của các làng nghề ở huyệnQuảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 12

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

1.1 Một số vấn đề chung về phát triển làng nghề

1.1.1 Quan niệm và tiêu chí về làng nghề

Làng là một tổ chức ở nông thôn nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ

quá trình định cư và cộng cư của con người, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vuichơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội và bản thân họ Về cơbản, cơ cấu làng được biểu hiện dưới những hình thức:

+ Tổ chức theo khu đất cư trú Theo hình thức này, làng được chia thànhnhiều xóm Các xóm thường cách nhau, mỗi xóm sinh hoạt riêng Xóm phân thànhnhiều ngõ, ngõ có một hay nhiều nhà…

+ Tổ chức theo huyết thống, dòng họ Dòng họ có vị trí và vai trò quan trọngtrong làng Có làng có nhiều dòng họ, có làng chỉ một dòng họ

+ Tổ chức theo nghề nghiệp, sở thích và sự tự nguyện như phe (một tổ chức

tự quản dưới hình thức câu lạc bộ), hội (hiếu hỷ, mua bán, luyện võ, tập chèo, đấuvật…), phường nghề (mộc, nề, sơn, thêu, chèo, múa rối…)

+ Tổ chức theo cơ cấu hành chính Làng có khi gọi là xã, có khi gọi là thôn.Dưới thôn có xóm

+ Tổ chức làng theo lớp tuổi Hình thức này chỉ dành riêng cho nam giới,phụ nữ không được vào Hiện nay, hình thức tổ chức này ít tồn tại

Nghề trước tiên được hiểu là nghề thủ công cụ thể như nghề dệt vải, nghề

đúc đồng, nghề khảm trai, nghề gốm sứ Lúc đầu nghề chỉ làm phụ trong các giađình ở nông thôn, chủ yếu lúc nông nhàn Nhưng dần dần số người làm nghề thủcông càng nhiều, tách rời khỏi nông nghiệp và họ sinh sống chính bằng thu nhập

từ nghề đó ngay tại làng quê Ngày nay ngoài nghề thủ công trên, các hoạt động

cung ứng dịch vụ ở nông thôn cũng được xếp vào nghề và người ta gọi chung làngành nghề phi nông nghiệp Ngành nghề phi nông nghiệp được mở rộng, baogồm các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công

Trang 13

nghiệp, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống Ngành nghề phi nông nghiệpcòn được gọi là ngành nghề nông thôn “Ngành nghề nông thôn là những hoạtđộng kinh tế phi nông nghiệp, bao gồm công nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạtđộng dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống" [18] Nghị định số 66/2006/NĐ-

CP quy định ngành nghề nông thôn gồm:

+ Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản

+ Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may,

cơ khí nhỏ

+ Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn

+ Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh

+ Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sảnxuất, đời sống dân cư nông thôn

+ Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnhvực ngành nghề nông thôn [5]

Làng nghề là một cụm dân cư như làng, thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, (gọi

chung là làng) có sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn mà số hộ làm nghề và thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao [16].

Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “Làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng

trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đanlát, gốm sứ, làm tương song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầnglớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổchức), có ông trùm, ông cả cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quytrình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thânvinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công,những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệtiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiếntới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài” [28]

Khái niệm làng nghề theo Thông tư 116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị

Trang 14

trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [4].

Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công truyền thống, là

trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và các hộ gia đìnhchuyên làm nghề mang tính lâu đời, được truyền đi truyền lại qua nhiều thế hệ,những sản phẩm này có những nét đặc thù riêng cho vùng và con người đó Và có

sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, hệ thốngdoanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là bán lẻ, các thành viên luôn có ý thức tuântheo những quy ước, chế độ, gia tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử pháttriển đã hình thành nghề ngay trên đơn vị cư vị cư trú của xóm

Tiêu chí công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống

- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước

Tiêu chí công nhận Làng nghề truyền thống đạt 03 tiêu chí sau được quy định tại

Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CPngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn:

- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghịcông nhận

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc

- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làngnghề

1.1.2 Phân loại làng nghề

- Theo thời gian hình thành, hoạt động

Làng nghề truyền thống: Là những làng nghề xuất hiện từ lâu, được truyềnqua nhiều thế hệ và còn tồn tại đến ngày nay

Trang 15

Làng nghề được chia thành các loại làng nghề với những nghề cụ thể.

- Theo quy mô làng nghề

Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa liên kết nhiều thôn/làng làm cùng một nghềhoặc cùng một không gian địa lý lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề; ở đócác làng nghề có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực lượnglao động tại chỗ mà còn thu hút lao động ở các làng khác đến làm thuê

Làng nghề quy mô nhỏ, là trong phạm vi một làng theo hành chính địaphương Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phinông nghiệp, được truyền trong phạm vi dòng tộc

- Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, có

+ Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghềphi nông nghiệp

+ Các làng nghề thủ công nghiệp chuyên nghiệp

+ Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu

Làng nghề công nghiệp tiêu dùng

Làng nghề buôn bán, dịch vụ

Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng

Trang 16

Biểu đồ 2.1: Phân loại các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất

(Nguồn: Nghiên cứu về các làng nghề ở Việt Nam)

A: Vật liệu xây dựng và khai thác đá

B: Thủ công mĩ nghệ

C: Tái chế phế liệu

D: Công nghệ thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ

E: Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da

F: Các nghề khác

1.1.3 Sự hình thành và phát triển của làng nghề

Các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây Với sự pháttriển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại cácvùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nôngnhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhucầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông Sẽ có nhiều làng nghềcùng tồn tại ở nhiều vùng khác nhau và cho ra đời nhiều loại sản phẩm khác vàgiống nhau nhưng chưa chắc chúng đã xuất hiện đồng thời Sự hình thành các làngnghề thường qua những cách thức sau:

Thứ nhất, một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có

những kỹ năng và sự sáng tạo nhất định Từ sự sáng tạo của họ, quy trình sản xuất

và sản phẩm không ngừng được bổ sung và hoàn thiện rồi họ truyền nghề cho dân

Trang 17

cư trong làng, làm cho nghề đó ngày càng lan truyền ra khắp làng và tạo thành làngnghề.

Thứ hai, phần lớn các làng nghề được hình thành trên cơ sở có những nghệ

nhân, với nhiều lý do khác nhau đã từ nơi khác đến truyền nghề cho dân làng

Thứ ba, một số làng nghề hình thành do có những người đi nơi khác học

nghề rồi về dạy lại cho những người khác trong gia đình, dòng họ và mở rộng dầnphạm vi ra khắp làng

Thứ tư, một số làng nghề mới hình thành trong những năm gần đây, sau năm

1954 được hình thành một cách có chủ ý do các địa phương thực hiện chủ trươngphát triển nghề phụ trong các hợp tác xã nông nghiệp

Thứ năm, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, có một số làng nghề đang được

hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số làng nghề truyền thống, tạo thành mộtcụm làng nghề trên một vùng lãnh thổ lân cận với làng nghề truyền thống

- Để các làng nghề này tồn tại và phát triển lâu dài thì cần có những điều kiện sau:

Một là, gần đường giao thông hầu hết các làng nghề cổ truyền đều nằm trên

các đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là những đầu mối giao thông thuỷ bộ

Hai là, gần nguồn nguyên liệu hầu như không có làng nghề nào lại không

gắn bó chặt chẽ với một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho sảnxuất của làng nghề

Ba là, gần nơi tiêu thụ hoặc thị trường chính, đó là những nơi tập trung dân

cư với mật độ khá cao, gần bến sông, bãi chợ và đặc biệt là rất gần hoặc không quá

xa các trung tâm thương mại

Bốn là, sức ép về kinh tế biểu hiện rõ nhất thường là sự hình thành và phát

triển của các làng nghề ở những nơi ít ruộng đất, mật độ dân số cao, đất chật ngườiđông, thêm vào đó có khi còn là do chất đất hoặc khí hậu không phù hợp làm chonghề nông khó có điều kiện phát triển để đảm bảo thu nhập và đời sống dân cưtrong làng

Năm là, lao động và tập quán sản xuất ở từng vùng nếu không có những

người tâm huyết với nghề, có nhiều quan hệ gắn bó với nghề và có khả năng ứng

Trang 18

phó với những tình huống xấu, bất lợi thì làng nghề cũng khó có thể tồn tại mộtcách bền vững.

Lao động trong các làng nghề chủ yếu là nghề nông, địa điểm sản xuất nghềthủ công truyền thống là tại gia đình họ Họ tự quản lý, phân công lao động, thờigian cho phù hợp giữa việc sản xuất nông nghiệp lúc mùa vụ với nghề thủ công lúcnông nhàn

+ Về sản phẩm

Sản phẩm của làng nghề nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất Nó làcác vật dụng hàng ngày, có thể là những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa có giátrị thẩm mỹ hoặc chỉ là vật để dụng trang trí ở nhà, công sở, nơi tôn nghiêm nhưđình chùa Các sản phẩm của làng nghề mang tính chủ quan sang tạo, hoàn toàn phụthuộc vào trình độ và bàn tay khéo léo của người thợ Dưới bàn tay tài hoa củangười thợ thủ công, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt độ tinh xảo điêu luyện,

có giá trị nghệ thuật cao

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên sản phẩm của làng nghề in đậm dấu ấnngười thợ nên khó sản xuất đại trà, mà chỉ sản xuất đơn chiếc Nhược điểm này làmcho làng nghề khó đáp ứng đơn đặt hàng lớn do chất lượng sản phẩm không đồngđều

+ Kỹ thuật công nghệ

Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong làng nghề là công cụ thủ công, phươngpháp công nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người lao độngtrong làng nghề tạo ra Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề là những bí quyết, kinh

Trang 19

nghiệm của người thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ, giữ được tính chất bí truyềncủa nghề

Do không được tổng kết thành lý luận hoặc được ghi chép mà chỉ đượctruyền miệng hoặc truyền nghề trực tiếp trong gia đình, trong dòng họ, trong làngnên trong lịch sử có những bí quyết đã thất truyền

+ Tổ chức sản xuất kinh doanh

Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề hiện nay chủ yếu

là hộ gia đình với đặc điểm lao động là các thành viên trong gia đình, chỉ khi thời

vụ hoặc có đơn hàng lớn thì mới thuê thêm lao động Mọi thành viên trong gia đìnhđều có thể tham gia, tùy theo độ tuổi, trình độ tay nghề để làm công việc phù hợpnhưng bao giờ cũng có ít nhất 1 hoặc 2 người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật,quản lý, điều hành, giao dịch Vì vậy mô hình sản xuất hộ gia đình là quy mô nhỏ

Trong quá trình sản xuất, cũng đã xuất hiện mô hình tổ sản xuất là sự liênkết, hợp tác giữa các hộ gia đình để cùng sản xuất, chia sẻ những khó khăn và lợiích thông qua thỏa thuận bằng hợp đồng miệng giữa các hộ gia đình

Mặt khác, thời gian gần đây cũng đã xuất hiện mô hình hợp tác xã theo Luậthợp tác xã và doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp Mặc dù mới xuất hiện vàchiếm tỷ trọng nhỏ nhưng các mô hình sản xuất này đã khẳng định được vai trò củamình trong xu thế hội nhập của các làng nghề

1.1.5 Vai trò của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội

Các làng nghề ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh

xã, ngoài ra còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác Mặt khác,làng nghề phát triển sẽ hình thành các nghề khác, các hoạt động dịch vụ liên quan,tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút thêm nhiều lao động Điều này không chỉ có ý

Trang 20

nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, an ninh trật tự, bởi vì hạn chếđược vấn đề di dân từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn ra thành thị.

- Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng nguồn lực trong nhân dân

Việt Nam là quốc gia chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng ngày nay đất đai

đô thị hóa nên ruộng đất bị giảm, nông nghiệp chủ yếu là theo thời vụ Nên lựclượng lao động nhàn rỗi tăng nhanh Chính vì vậy, nghành nghề phi nông nghiệpdần dần phát triển, thu hút nguồn lao động nhàn rỗi rất mạnh Ngành nghề phi nôngnghiệp đa phần không đòi hỏi vốn đầu tư lớn; bởi rất nhiều nghề chỉ cần một sốcông cụ thủ công, thô sơ do người thợ thủ công tự sản xuất được hoặc đặt mua với

số vốn nhỏ Hơn nữa đặc điểm sản xuất trong các làng nghề là quy mô nhỏ, cơ cấuvốn và lao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vậtchất của các gia đình ở nông thôn Với mức đầu tư không lớn, đây là lợi thế để cáclàng nghề có thể huy động các loại vốn nhàn rỗi trong dân vào hoạt động sản xuấtkinh doanh Giúp tăng thu nhập cho người lao động

- Phát triển làng nghề là góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH

Phát triển làng nghề tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa nôngthôn và thành thị Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nôngthôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sảnxuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một

sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm Do đó dịch vụnông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thunhập cao cho người lao động Sự phát triển này đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế nôngthôn, từ đó đã tạo ra nền kinh tế đa dạng ở nông thôn

- Làng nghề thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn

Làng nghề phát triển có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, đường sá, hệ thốngcấp điện, nước, bưu điện… Ngược lại làng nghề phát triển, người dân có thu nhậpcao, có điều kiện đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời người dân có nhucầu và điều kiện trao đổi hàng hoá, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt, xây dựng nhà

Trang 21

cửa và do đó hình thành trung tâm giao lưu buôn bán Những trung tâm này ngàycàng đựơc mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn

- Làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, kế thừa

và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

“Mỗi một làng nghề là một địa chỉ văn hoá, nó phản ánh nét văn hoá độc đáocủa từng địa phương, từng vùng” [18] Sản phẩm của mỗi một làng nghề mangnhững nét, những sắc thái độc đáo của dân tộc Những giá trị văn hóa của dân tộcthể hiện tư duy của người Việt, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc,phong cách sống đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấutrúc của sản phẩm Điều đó chỉ có được ở nghề truyền thống mới lột tả hết giá trịnhân văn, giá trị văn hóa Những sản phẩm thủ công đều chứa đựng tình cảm, lòngyêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người Đây cũng chính là ưuthế của các sản phẩm truyền thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thịtrường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới

Vì thế chúng ta cần gìn giữ và không ngừng phát triển những văn hoá tốt đẹp ẩnchứa trong các sản phẩm này

- Làng nghề góp phần phát triển du lịch

Giữa du lịch làng nghề và làng nghề truyền thống có mối quan hệ chặt chẽhữu cơ tác động qua lại với nhau Phát triển du lịch tại các làng nghề là một giảipháp hữu hiệu để phát triển kinh tế- xã hội ở làng nghề nói chung theo hướng tíchcực và bền vững Ngược lại các làng nghề cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút

du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong một mục tiêuphát triển chung Làng nghề là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sảnxuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa Bên trong cáclàng nghề thường chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóanông nghiệp: Cây đa, giếng nước, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh còtrắng, lũy tre xanh Đằng sau lũy tre làng là những mảng màu trầm mặc, những néttinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hòa, yên ả khiến cho du khách ghé thăm đều cócảm giác yên lành, thư thái Có thể nói rằng du lịch làng nghề truyền thống sẽ là địachỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập

Trang 22

quán lễ hội trong điều kiện hiện đại khi mà nền sản xuất công nghiệp khiến môitrường ồn ào đến ghẹt thở Đặc biệt du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặpnhững sản phẩm thủ công độc đáo chỉ có được những người nghệ nhân tài hoa và cóthể mua những món đồ lưu niệm tinh tế có một không hai ở các làng quê này Làngnghề và làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút sốlượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạonên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách Ngoài ra du lịch làng nghề còn làm đadạng các sản phẩm du lịch.

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề

Sự hình thành và phát triển của những làng nghề có tính chất tự nhiên.Nhưng trong sự phát triển đó chịu nhiều tác động của các nhân tố Những nhân tốnày có sự biến đổi trong từng thời kỳ và tác động theo hướng khác nhau, chúng cóthể là nhân tố thúc đẩy nhưng ngược lại cũng có thể là những nhân tố kìm hãm sựphát triển Ở mỗi vùng, mỗi làng nghề, mỗi địa phương do có những đặc điểm khácnhau về các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và văn hóa nên sự tác động của cácnhân tố không giống nhau Để hiểu hơn những ảnh hưởng của các nhân tố này thì tacùng tìm hiểu cụ thể:

1.2.1 Nhân tố truyền thống

Thực tế cho thấy các làng nghề tồn tại, phát triển được do có sự kế tục củađời con, đời cháu, nghề được bậc tiền bối truyền lại cho lớp hậu sinh bằng miệng.Những bí quyết nghề nghiệp trong làng nghề được giữ bí mật khắt khe Điều nàykhông tránh khỏi sự thất truyền vì một nguyên nhân nào đó Và đây là nhân tốkhông chỉ ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất tiêu dùng, đời sống dân cư mà còn

có tác dụng bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng làng nghề, từng vùng miền Tuynhiên, những quy định vẫn còn hạn chế của các luật lệ làng nghề cũng cản trởkhông nhỏ tới việc mở rộng sản xuất kinh doanh của làng nghề Cái khó hiện nay là

ta phải làm sao đưa được những tiến bộ khoa học công nghê vào làng nghề nhưngvẫn giữ được bản sắc, tinh hoa của vốn nghề cũ

1.2.2 Nhân tố thị trường

- Nguyên liệu

Trang 23

Nguyên liệu luôn gắn liền với sản phẩm và chất lượng sản phẩm, giá thành, lợinhuận của các doanh nghiệp Nguồn nguyên liệu chính tại địa phương, đây chính làlợi thế của làng nghề Thị trường nguyên liệu không chính thức, phương thức thanhtoán do hai bên tự thỏa thuận, phụ thuộc thời vụ do tư thương cung cấp nên giá cảlên xuống theo mùa Sử dụng nguyên liệu đa dạng hoặc thay thế sẽ là xu hướng cầnđược quan tâm để làng nghề phát triển bền vững.

- Thị trường

Hầu hết các sản phẩm của làng nghề Việt Nam chưa có thương hiệu, thiếu cácchuẩn quy định về chất lượng, về quy cách kỹ thuật nên chưa tạo ra được lợi thế vềđộc quyền trong buôn bán quốc tế và gặp cản trở từ các hàng rào kỹ thuật của cácnước nhập khẩu, nhất là các nước phát triển Mặt khác, các sản phẩm tiểu thủ côngnghiệp hầu hết đều sử dụng tài nguyên thiên nhiên nên đều liên quan đến các quyđịnh quốc tế về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và chưa thực hiện quy trình quản

lý chất lượng, nên khi thâm nhập vào thị trường các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản…đều gặp những cản trở từ những quy định của các nước nhập khẩu

2.2.3 Nhân tố vốn

Vốn có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp vào quá trinh sản xuất kinhdoanh trong làng nghề Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh gay gắttrên thị trường hiện nay, thì đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghềphải có lượng vốn lớn đầu tư khoa học-công nghệ, đổi mới trang thiết bị ở một sốcông đoạn sản xuất phù hợp để thay thế lao động thủ công, tăng năng suất lao động,nâng cao chất lượng, giá thành phù hợp để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường

Vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn tài chính và vốn hiện vật, trong đó vốntài chính trong làng nghề là tiền; còn vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chấtcủa quá trình sản xuất trong làng nghề như cơ sở vật chất của các hợp tác xã thủcông trước kia, máy móc, nguyên liệu và đặc biệt còn có nguồn vốn phi vật chất làkinh nghiệm bí quyết nghề nghiệp

2.2.4 Nhân tố kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng ở nông thôn bao gồm: kỹ thuật, điện nước, giao thông, thôngtin liên lạc, phương tiện đi lại hạ tầng xã hội như: phòng khám đa khoa, bệnh viện,

Trang 24

các trường học; các loại hình dịch vụ như: thư viện, bưu điện Hạ tầng ở nông thônnói chung và các làng nghề nói riêng còn yếu kém, nên quy mô làng chậm được mởrộng, cản trở sự phát triển các làng nghề.

Hệ thống giao thông được ví như mạch máu chạy trong con người, sự hoànthiện và thuận lợi của giao thông thì dẫn đến trao đổi hàng hóa sẽ dễ dàng hơn vànhanh chóng Chính vì thế nên hình thành các làng nghề gần các tuyến giao thôngthủy bộ

Hệ thống cung cấp điện nước tốt, giá rẻ sẽ giúp làng nghề sản xuất liên tục,giảm chi phí, tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm

Hệ thống dịch vụ thông tin tốt sẽ giúp các nghệ nhân và cơ sở sản xuất kinhdoanh trong làng nghề nắm bắt kịp thời những thông tin về nhu cầu, giá cả, mẫu mã,chất lượng, thị hiếu để có sự điều chỉnh kịp thời nhanh nhạy, đáp ứng yêu cầu thịtrường, bắt kịp với xu thế trong và ngoài nước

2.2.5 Nhân tố khoa học công nghệ

Ngày nay khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ảnhhưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm làng nghề Khoa học công nghệ là yếu tốquyết định về năng suất lao động, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, doanh thu, giáthành sản phẩm, thay thế lao động cho con người, quyết định lợi thế cạnh tranh vàtốc độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Sử dụng tốt công nghệ giúp phát triểnkinh tế thì chúng ta cần phải có:

+ Trình độ người lao động, đội ngũ các nhà nghiên cứu

+ Cơ sở vật chất tiến bộ phục vụ nghiên cứu, triển khai sản xuất

+ Khả năng tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ

Sử dụng công nghệ một cách phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường Côngnghệ nó làm giảm bớt tính chất lao động nặng nhọc nhưng sản phẩm tạo ra phảiđảm bảo tính đôc đáo, sáng tạo, tinh xảo của sản phẩm truyền thống, không đượclàm mất đi giá trị bản sắc văn hóa của sản phẩm đó

2.2.6 Nhân tố môi trường

Môi trường làng nghề tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội nóichung, làng nghề nói riêng Các chất thải độc hại của làng nghề không những gây ô

Trang 25

nhiễm môi trường nước, đất, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, thủ côngnghiệp trong vùng mà còn gây hậu quả xấu đến sức khoẻ dân cư Vì vậy, nếu khôngthực hiện tốt yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường của các nước nhập khẩu thì sản phẩmcủa làng nghề sẽ không xuất khẩu được, sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cáclàng nghề Việt Nam.

2.2.7 Nhân tố về thể chế và chính sách của nhà nước

Nhân tố thể chế kinh tế, chính sách kinh tế và sự quản lý của nhà nướcđóng vai trò quan trọng là “bà đỡ” cho sự phát triển các làng nghề, có tác dụngthúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất làng nghề

Làng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương cũng như nền kinh tế Việt Nam Để phát triển làng nghề, các doanhnghiệp và hộ gia đình đơn lẻ không thể thực hiện hiệu quả được mà cần có vai tròquản lý của Nhà nước trong việc định hướng, hỗ trợ cho các làng nghề Vai trò củachính sách đối với sự phát triển của làng nghề được thể hiện cụ thể như sau: địnhhướng và điều tiết hoạt động của làng nghề, kích thích sự phát triển làng nghề, tạomôi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để phát triển làng nghề Tuy nhiên các vănbản quy định, các thủ tục hướng dẫn liên quan chưa được cụ thể hóa, còn mang tínhchung chung, hình thức; các văn bản chính sách thiếu tính thuyết phục Điều đó dẫnđến các thủ tục hành chính để hưởng các hỗ trợ chính sách còn rườm rà, chưa thuậnlợi; dẫn đến hiệu quả thực thi chính sách chưa cao nên chưa được mọi người quantâm hoặc tin tưởng vào chính sách

1.3 Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số tỉnh

Trang 26

gạch, ngói, nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, hoa câycảnh, sản xuất hương…

Phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề, làng có nghề, hàng năm

đã tạo ra giá trị kinh tế cho các địa phương trung bình từ 2.000 - 2.500 tỷ đồng/năm.Thông qua hoạt động sản xuất, phát triển ngành nghề đã tạo những chuyển biếnquan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn và thực hiện các mục tiêu chuyểndịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng hạ tầng nông thôn, thực hiệnmục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và ổn định an sinh xã hội

Một số giải pháp của tỉnh Nghệ An

- Thực hiện các hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại nhằm nângcao chất lượng sản phẩm làng nghề Trung tâm Khuyến công và Phát triển côngnghiệp là đơn vị thực hiện việc cấp kinh phí bằng cách tổ chức các lớp tập huấn kỹthuật, tham quan học tập kinh nghiệm, tìm hiểu thị trường tiêu thụ; tổ chức đào tạonghề, nâng cao tay nghề và bổ sung kỹ năng làm nghề đối với các làng nghề truyềnthống trên địa bàn tỉnh

- Ưu tiên duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, du nhập các nghề mới

có sản phẩm tiêu thụ mạnh, có tiềm năng, lợi thế của tỉnh phù hợp thị hiếu, nhu cầutiêu dùng trong và ngoài nước; phát triển ngành nghề theo thế mạnh về lao động, tàinguyên trên từng địa bàn; phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch, góp phầnthúc đẩy xuất khẩu tại chỗ…

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường, xúc tiến thương mại, ưu đãi đầu tư.Đặc biệt, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, bồi dưỡng người laođộng trở thành nghệ nhân, thợ giỏi

- Chú trọng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứngnhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

- Kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp về đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuấtkinh doanh trên địa bàn để thu hút lao động tại địa phương Ưu tiên phát triển cácngành nghề truyền thống, các ngành nghề khai thác tiềm năng về đất đai, lao động,

sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ; khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề kỹthuật như sửa chữa cơ khí, xây dựng, may mặc, thủ công mỹ nghệ, tạo sự chuyển

Trang 27

dịch cơ cấu lao động, tạo bước chuyển biến mạnh về chất trong phát triển ngànhnghề ở nông thôn [16]

1.3.2 Kinh nghiệm tỉnh Quảng Bình

Nhằm thúc đẩy nghề và làng nghề phát triển, tỉnh Quảng Bình đã tiến hànhquy hoạch cụ thể xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu làng nghề tiểu thủcông nghiệp, chú trọng đầu tư những ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ.Trong đó, ưu tiên khuyến khích phát triển mạnh những cơ sở chế biến các sản phẩm

có nguyên liệu từ nông lâm thuỷ sản, sản xuất mỹ nghệ, hàng lưu niệm phục vụ dulịch và xuất khẩu Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ một phầnkinh phí cho các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ,triễn lãm giới thiệu sản phẩm,hình thành trung tâm súc tiến thương mại du lịch để hướng dẫn, giúp đỡ và cungcấp thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề, hỗ trợ mộtphần kinh phí cho các làng nghề trong tỉnh đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệthiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất theo phươngchâm kết hợp công nghệ tiến tiến, hiện đại với kinh nghiệm truyền thống để nângcao năng suất, chât lượng sản phẩm và hiệu quả của sức cạnh tranh trên thị trường

Ngoài việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, quản lý các chủ làngnghề, các trường quản lý, trường dạy nghề của tỉnh đổi mới công thức dạy và học,nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động Ngoài việc tổ chức các làngnghề đi tham quan, học tập hằng năm, tỉnh và các huyện, thành phố trong tỉnh có kếhoạch mời các chuyên gia giỏi, các nghệ nhân có kinh nghiệm truyền nghề ở cáctỉnh bạn về dạy nghề và truyền nghề cho lao động tại địa phương.[15]

1.3.3 Kinh nghiệm của thành phố Huế

Để khuyến khích phát triển làng nghề, thành phố Huế đã thực hiện một số giải pháp:

- Hình thành chiến lược xúc tiến thương mại, khai thác thông tin thị trường.Quảng bá sản phẩm cho làng nghề truyền thống trên địa bàn và khảo sát, điều tra, đánhgiá một cách toàn diện các nghề và làng nghề truyền thống Xem xét các tiềm năng, lợithế của từng ngành nghề, sản phẩm và so sánh với sản phẩm cùng loại trên thị trường đểhiểu biết lợi thế cạnh tranh cảu sản phẩm làng nghề

Trang 28

- Tăng cường khai thác thông tin, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu, thị yếu của các khách hàng về các mặt để cung cấp định hướng cho các cơ sở sản xuất cải tiến thiết kế mẫu mã phù hợp

- Thực hiện đầu tư, cải tiến công nghệ, thiết bị tăng cường ứng dụng khoahọc, kỹ thuật vào sản xuất và hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiến hành cơ hộihóa một số khâu trong quá trình sản xuất thủ công như đúc đồng, chế biến lươngthực thực phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao tínhcạnh tranh về giá cho sản phẩm truyền thống

- Thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi để phát triển nghề, làngnghề

- Xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực làng nghề

Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài, tôn vinh nghệ nhân, thợ giởi để họ cónhiệt huyết truyền nghề cho thế hệ sau.[7]

1.3.4 Một số bài học rút ra từ sự phát triển làng nghề của một số Tỉnh

- Về phía nhà nước

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải quan tâm, chỉ đạo và ban hành các chủtrương, chính sách thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để khaithác tốt các nguồn lực

Phải xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề và tổ chức tốt công tác triểnkhai thực hiện quy hoạch

Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề đổi mới thiết bị công nghệ, kếthợp cổ truyền với hiện đại

Kết hợp phát triển du lịch với làng nghề

Nhà nước cần hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp làng nghề, tìm kiếm mặtbằng sản xuất, xin ưu đãi đầu tư, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuấtkhẩu

- Về phía làng nghề

Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích tư nhân

và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân Ưu tiên sử dụng quỹ

Trang 29

khuyến công cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, nhất là chương trình nhâncấy nghề mới

Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứngđược nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong các làng nghềđối với thế chấp không đủ điều kiện theo yêu cầu của các ngân hàng thương mạinhà nước Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương và các tổ chức nước ngoài, huyđộng nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nước hỗ trợ các chương trình,

dự án phát triển làng nghề

Thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp theonhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với nhau, giữangười sản xuất, cung ứng nguyên liệu với những người chế biến, tiêu thụ để thốngnhất định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh tranh không lành mạnh gâykhủng hoảng thừa, thiếu, sốt giá

Lựa chọn phát triển những ngành nghề phù hợp với điều kiện của địa phương

để phát triển

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội huyện Quảng Điền ảnh hưởng đến phát triển làng nghề

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền

Huyện Quảng Điền có diện tích 165,05 km2, dân số 83.872 người, mật độdân số 526 người/km2 Toàn huyện được chia thành 11 đơn vị hành chính bao gồmthị trấn Sịa và các xã: Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, QuảngVinh, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Phú Thị trấn Sịa

là trung tâm huyện lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của huyện, cách thànhphố Huế 15 km về phía Bắc Là huyện có nhiều làng nghề và có nghề mây tre đantruyền thống, là vùng đất có cảnh quan đẹp, có truyền thống lịch sử lâu đời, cónhiều di tich lịch sử- văn hóa

Trang 31

- Địa hình huyện Quảng Điền

Là một huyện vùng trũng tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm phía Bắc lưu vực sông

Bồ và phía Tây phá Tam Giang nên giao thông rất tiện lợi Về đường bộ có đườngtỉnh lộ nối với quốc lộ 1A-Sịa-An Lỗ; Sịa Tây Ba-Bao Vinh-Huế, Sịa-Phong Lailiền với nhiều xã Phòng Điền, tuyến đường QL49 Hương Trà, Quảng Điền, PhongĐiền đến Hải Lăng (Quảng Trị), hầu hết các xã đều có đường ôtô đi lại thuận tiện

- Khí hậu và thời tiết

Khí hậu ở Quảng Điền có hai mùa rõ rệt:

Mùa khô từ tháng 3 đến thàng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên không khíkhô nóng, oi bức

Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng năm sau Tháng 9-10 thườngkéo theo lũ lụt, tháng 11 mưa giai dẳng Nhiệt độ trung bình là 25oC Các tháng7,8,9,10 thường hay có bão Huyện Quảng Điền luôn luôn phải chịu sự đối xửtương đối khắc nghiệt của thiên nhiên “chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn” ở một

+ Tài nguyên biển và thủy sản:

Địa phương thuộc vùng đầm phá và ven biển, có diện tích mặt nước khá lớn,toàn huyện gần 12 km bờ biển, 3.535 ha mặt nước phá Tam Giang, 340 ha mặt nướcsông hồ, 377 ha ruộng lúa vùng trũng là điều kiện để mở rộng lĩnh vực nuôi trồng

và đánh bắt nguồn lợi thủy sản Đây được xem là mũi nhọn phát triển kinh tế theohướng đa dạng hóa sản phẩm Để nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản mộtcách bền vững, huyện Quảng Điền đã chú trọng công tác khai thác kết hợp với bảo

vệ nguồn lợi thủy sản

Trang 32

+ Tài nguyên rừng

Hiện nay, đất trống, đồi trọc còn khoảng 1.337,02ha chiếm 8,19% diện tíchđất tự nhiên Đây là nguồn tài nguyên lớn tạo điều kiện thuận lợi cho huyện mởrộng diện tích rừng trong những năm tới

+ Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện Quảng Điền rất phong phú và đa dạng,trong đó có các loại chủ yếu như: titan, than bùn, sét, nước khoáng

2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội

- Kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế các huyện cũng đã có bước phát triển trongnhững ngành nông nghiêp-công nghiệp-dịch vụ Điều đó được thể hiện qua bảngsau:

Bảng 2.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của huyện qua

các năm (2011-2016) theo giá so sánh 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nông nghiệp 417916,0 441297,0 343915,0 513948,0 563774,0 584497,0Công nghiệp 77199,7 92616,2 93575,2 96487,4 109121,9 117777,8Dịch vụ 289670,0 358590,0 394448,0 439849,0 497512,0 551482,0

( nguồn: tổng cục thống kê năm 2016) Qua bảng trên cho ta thấy: từ năm 2012-2016 thì giá trị sản xuất trong nông nghiêp-công nghiệp-dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm.

+ Trong nông nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp được đầu tư mới và nâng cấp lên, cùng với sự phát triển và hoạt động cóhiệu quả của hệ thống khuyến nông, góp phần đưa nhanh tiến bộ khoa học côngnghệ vào sản xuất và chế biến đã làm tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản xuấtnông nghiệp Nếu như giá trị sản xuất nông nghiệp (tính theo giá so sánh 2010) năm

2012 là 441297,0 triệu đồng thì năm 2016 là 584497,0 triệu đồng, tăng 1,3 lần sovới năm 2012

+ Các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì và có chiều hướng

Trang 33

phát triển ( tăng 1,27 lần so với năm 2012).

+ Về thương mại, hoạt động trao đổi hàng hoá và du lịch của khu vực nàytăng khá nhanh trong những năm vừa qua Và với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp

và là nơi có nhiều di sản thiên nhiên và văn hóa, huyện thu hút nhiều khách du lịchđến tham quan Nhờ vậy, phát triển du lịch gắn với làng nghề đã và sẽ là điều kiệntốt để tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho các địa phương

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện Quảng Điền hàng năm

từ 2010 đến 2017).

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Quảng Điền (2010 – 2017)

Nhận xét: Những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện Quảng Điền chuyển dịch

nhanh, đúng hướng theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp Tỷ trọng khuvực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, từ 15,5% năm 2010 lên 25,8% năm 2017;

tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng tương ứng qua các thời điểm trên là 35,2%; 38,1%;40,5%; tỷ trọng khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản liên tục giảm, tương ứngtrong các năm kể trên là 54,1%,50,2% và 33,7%

- Kết cấu hạ tầng nông thôn

Hiện nay tất cả các hệ thống đường trục huyện đã được nâng cấp đổ bê tông

+ Giao thông

Là một huyện vùng trũng tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm phía Bắc lưu vực sông

Bồ và phía Tây phá Tam Giang nên giao thông rất tiện lợi

Trang 34

+ Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc ở huyện Quảng Điền tương đối phát triển, về Bưuchính đã có các dịch vụ chất lượng cao như EMS, CTN, PTN…

- Dân số và lao động

Dân số trung bình năm 2016 là 83.872 người (theo niên giám thống kê 2016huyện Quảng Điền) Trong đó nam 41.240; nữ 42.632 Mật độ dân số bình quân 514người/km2 Phân bố dân cư không đồng đều được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2 Cơ cấu dân số khu vực thành thị và nông thôn của

huyện Quảng Điền

(Nguồn: [6, tr.18] niên giám thống kê 2016 huyện Quảng Điền)

Tổng số lao động 41.092 lao động, chiếm khoảng 48,99% Trong đó:

+ Lao động sản xuất Nông Nghiệp 17234 lao động, chiếm 20,55%

+ Lao động sản xuất Công Nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 7954 lao động chiếm9,48%

+ Lao động trong Thương mại và Dịch vụ 14836 lao động, chiếm 17,68%

- Y tế

Bảng 2.3 Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế

Trang 35

(Nguồn: Niêm giám thống kê 2016 huyện Quảng Điền)

Qua bảng sau cho ta thấy 100% số xã có trạm y tế cấp xã, số giường bệnhngày càng được bổ sung, số bác sĩ ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnhcho nhân dân tuy nhiên số y sĩ kỹ thuật viên đang ngày càng giảm, số dược sỹ thiếu

vì vậy cần bổ sung kịp thời để phục vụ tốt hơn nữa công tác khám chữa bệnh và cấpbán thuốc cho bà con

2.1.3 Đánh giá sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đến sự phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

- Thuận lợi

Quảng Điền là huyện có nhiều cảnh quan đẹp, có các di tích lịch sử - văn hóagiá trị, có các làng nghề truyền thống là những tiềm năng đa dạng có thể khai thácphát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng

Quảng Điền có hệ thống giao thông đa dạng với đầy đủ đường bộ, đườngbiển, đường sắt và kết cấu hạ tầng đã có nhiều tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việcgiao lưu, vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước

Người dân Quảng Điền cần cù, thông minh, khéo tay, có tinh thần đoàn kết,sáng tạo, cần kiệm

Có nhiều nguồn nguyên liệu tại chỗ giúp làng nghề phát triển

- Khó khăn

Sự cố môi trường biển tiếp tục tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh

tế - xã hội trên địa bàn, nhất là ngành khai thác thủy sản mặc dù đã có chuyển biến,song khó khôi phục sản xuất như trước sự cố

Trang 36

Điều kiện nguồn lực còn hạn chế, hạn chế đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật.Công tác giải phóng mặt bằng và hỗ trợ, tái định cư còn gặp nhiều khó khăn do cácchính sách về đất đai, đền bù, tái định cư còn nhiều bất cập.

Mức độ trang, thiết bị công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trênđịa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các đơn vị, nhất là tại các bộ phận mộtcửa của UBND cấp xã Mạng cáp quang tốc độ cao đến các xã chưa được đầu tưđồng bộ

Việc thực hiện các nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnhvẫn chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp

Giáo dục phổ thông và dạy nghề còn nhiều khó khăn Các cơ sở dạy nghềkhó khăn trong công tác tuyển sinh

2.2 Phân tích thực trạng phát triển làng nghề ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1 Số lượng và các sản phẩm làng nghề của huyện Quảng Điền

- Số lượng làng nghề

Tính đến năm 2017 thì huyện Quảng Điền công nhận ba làng nghề đó là:làng nghề Bún Bánh Ô Sa, xã Quảng Vinh; làng nghề Chế biến mắm nước mắmTân Thành, xã Quảng Công; làng nghề Đan lát mây tre Thủy Lập, xã Quảng Lợi

Và 1 làng nghề truyền thống được trao cho làng nghề Đan lát mây tre Bao La, xãQuảng Phú

- Sản phẩm của nghề và làng nghề

Hầu hết sản phẩm của làng nghề và các nghề trên địa bàn là sản phẩm phinông nghiệp, vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị văn hóa truyền thống riêng Cáclàng nghề trên địa bàn tỉnh hiện tập trung vào những nhóm sản phẩm chủ yếu sau:

+ Nhóm sản phẩm nghề và các nghề sản xuất đồ gỗ cao cấp và đồ gỗ mỹ

nghệ: Sản phẩm của các hộ làm nghề chủ yếu một số sản phẩm vừa kết hợp tính

truyền thống với tính hiện đại để phục vụ nhu cầu trang trí nội thất tại địa phươngcũng như trong như các loại bàn, ghế, tủ, giường ngủ, sập…

+ Nhóm sản nghề và làng nghề đan lát: Là nhóm sản phẩm khá đa dạng, với

nhiều chủng loại và quy cách khác nhau tùy theo đặc thù của nghề Tuy nhiên mẫu

Trang 37

mã, chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu nộiđịa và trong tỉnh, một số sản phẩm tre đan bước đầu đang làm gia công xuất khẩucho các công ty lớn nhưng chất lượng sản phẩm không ổn định Tuy vậy, nhómnghề này đã góp phần đáng kể trong giải quyết lao động nông nhàn và tăng thu nhậpcho các hộ gia đình như sản, chổi đót, tre đan Đây là nhóm sản phẩm có nhiều tiềmnăng phát triển để phục vụ xuất khẩu nhất là những sản phẩm đan lát từ tre, mây, láđang có thị trường khá lớn cả trong và ngoài nước nhưng cần phải đổi mới sảnphẩm, mẫu mã phù hợp với thị trường.

+ Nhóm dệt, thêu: Sản phẩm dệt, thêu khá phong phú, đa dạng với nhiều

trường phái khác nhau như thêu nghệ thuật, thêu phục vụ nghi lễ, tôn giáo, thêu xuấtkhẩu sang các nước EU Nhìn chung sản phẩm thêu ở Thừa Thiên Huế có chấtlượng và tính thẩm mỹ cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, có thểphát triển mạnh trong những năm đến nhất là các sản phẩm thêu phục vụ xuất khẩu

và trang trí nội thất

+ Nhóm sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm: Các mặt hàng của

nhóm sản phẩm này chủ yếu là sản xuất bún, chế biến nước mắm, … phát triển khámạnh chủ yếu phục vụ nhu cầu trong tỉnh và tại các địa phương lân cận, không bịcạnh tranh nhiều bởi các sản phẩm cùng loại Đây là nhóm sản phẩm có nhiều lợithế để phát triển do nhu cầu tiêu thụ trong nhân dân ngày càng tăng nhưng phảiquan tâm nhiều hơn đến yếu tố vệ sinh và an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ môitrường của làng nghề trong quá trình sản xuất

+ Nhóm sản phẩm của nghề sản xuất nón lá và vành nón: các mặt hàng của

nhóm sản phẩm này chủ yếu là nón lá và vành nón chủ yếu phục vụ nhu cầu trongtỉnh và một số tỉnh khác như vành nón cung cấp cho thị trường Thanh Hoá

+ Nhóm nghề tạo thế cây kiểng và sinh vật cảnh: Sản phẩm của nhóm nghề

này nổi tiếng về việc cung cấp các sản phẩm cây kiểng, non bộ, bon sai, phục vụnhu cầu trang trí cho các tầng lớp nhân dân trong nước, các cơ quan khách sạn lớn.Đồng thời trồng hoa hàng hoá phục vụ cho các lễ hội, tết…

+ Nhóm sản phẩm nghề sản xuất vật liệu xây dựng: sản phẩm chủ yếu là sản

xuất vật liệu xây dựng không nung như bờ lô, ngói ximăng, khai thác cát, sạn

Ngày đăng: 12/07/2018, 23:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w