LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Một trong những trở ngại lớn nhất của các DNNVV hiện nay là khả năng tiếp cận và thu hút các nguồn vốn bên ngoài gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Sơn La có khoảng 1.400 doanh nghiệp hiện đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo thống kê thì số lượng DNNVV tiếp cận được vốn từ NHTM chỉ chiếm khoảng 30%. Nhận thức được điều đó nên trong thời gian qua các Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La đã chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến loại hình doanh nghiệp này. Đặc biệt trong bối cảnh môi trường kinh doanh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt thì quan điểm hướng tới đối tượng DNNVV được coi là một chiến lược phát triển tất yếu và đầy tiềm năng của hầu hết các ngân hàng. Hòa chung với xu thế phát triển đó, cùng với việc nắm vững quan điểm và chủ trương phát triển DNNVV của Đảng và Nhà nước, Ngân hang TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sơn La đã đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với DNVV và bước đầu đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế và khó khăn cần được tháo gỡ để ngân hàng có thể phát triển hơn nữa và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ thực tế trên nên tôi đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La”. 2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Phân tích thực trạng hoạt động mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietinbank Sơn La trong thời gian qua. Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những ưu điểm, góp phần mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Sơn La. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu các biện pháp mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến tháng 6/2013. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phép duy vật biện chứng làm phương pháp nghiên cứu chung, xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đánh giá hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNVV của ngân hàng thông qua các biến số kinh tế. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu và tổng hợp được sử dụng để có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát, xác thực và đo lường kết quả. 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương2: Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La giai đoạn từ năm 2009 đến tháng 6/2013. Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La trong thời gian tới.
Trang 1LÊ LAN HƯƠNG
MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTMCPCTVN – CHI NHÁNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
ngêi híng dÉn khoa häc: PGS.TS.PHAN THỊ THU HÀ
Hµ Néi - 2013
Trang 2Tôi xin cam đoan, toàn bộ nội dung luận văn: “Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sơn La” là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu trích dẫn trung
thực Luận văn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu tương tự khác
Sơn La, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LÊ LAN HƯƠNG
Trang 3Tôi xin chân thành cám ơn Quý thầy cô giáo Khoa Tài chính ngân hàng Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thứcquý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường Đặc biệt, tôi xin chân
-thành cám ơn PGS.TS Phan Thị Thu Hà đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn Xin được cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàngTMCP Công thương chi nhánh Sơn La và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cung cấp
số liệu, đóng góp những ý tưởng cho luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LÊ LAN HƯƠNG
Trang 4LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 4
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và DNNVV 4
1.1.1 Khái quát về Doanh nghiệp nhỏ và vừa 4
1.1.2 Đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam 9
1.2 Khái quát về Ngân hàng Thương mại (NHTM) 12
1.2.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại 12
1.2.2 Khái quát về hoạt động cho vay đối với DNNVV của NHTM 15
1.3 Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV của NHTM 19
1.3.1 Quan niệm về mở rộng cho vay đối với DNNVV của NHTM 19
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay đối với DNNVV 20
1.4 Các biện pháp mở rộng cho vay 22
1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNVV của NHTM 22
1.4.2 Các biện pháp mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHTM 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIETINBANK SƠN LA 28
2.1 Giới thiệu chung về Vietinbank 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Vietinbank 28
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Vietinbank Sơn La 30
2.2 Giới thiệu chung về DNNVV trên địa bàn tỉnh Sơn La 37
2.3 Thực trạng hoạt động cho vay đối với các DNNVV tại Vietinbank Sơn La 38
2.3.1 Cơ chế, chính sách tín dụng của Vietinbank 38
2.3.2 Qui trình cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank 41
2.3.3 Thực trạng mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Sơn La 43
2.4 Đánh giá về các biện pháp mở rộng cho vay đối với DNNVV tại
Trang 52.4.2 Những nguyên nhân hạn chế mở rộng cho vay 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIETINBANK SƠN LA 57
3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển DNNVV tại Việt Nam trong thời gian tới 57
3.1.1 Quan điểm phát triển DNNVV 57
3.1.2 Mục tiêu phát triển DNNVV 58
3.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Sơn La trong thời gian tới 60
3.2.1 Cung cấp sản phẩm tín dụng hiện có cho các doanh nghiệp 61
3.2.2 Khai thác thị trường tiềm năng 61
3.2.3 Áp dụng công nghệ kỹ thuật nâng cao tính năng, chất lượng Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng 61
3.2.4 Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 62
3.3 Một số nhóm giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Sơn La 62
3.3.1 Nhóm giải pháp về tìm kiếm khách hàng tiềm năng 62
3.3.2 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 64
3.3.3 Nghiên cứu thế mạnh của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, có chính sách lôi kéo khách hàng 67
3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng, xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý 70
3.4 Một số kiến nghị 72
3.4.1 Với Cơ quan quản lý Nhà nước 72
3.4.2 Với Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Sơn La 74
3.4.3 Với Ủy ban nhân dân Tỉnh Sơn La 74
3.3.4 Với Ngân hàng Công thương Việt Nam 76
3.3.5 Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 82
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 61 AGRIBANK : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
2 BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
10 NHCS : Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
12 TMCP : Thương mại cổ phẩn
13 TCTD : Tổ chức tín dụng
14 VIETINBANK : NHTM cổ phần Công thương Việt Nam
15 VIETINBANK SƠN LA : NHTM cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La
Trang 7Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực 6
Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số tổ chức trên thế giới 7
Bảng 1.3: Phân loại DNNVV theo khu vực kinh tế ở Việt Nam 8
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Sơn La 32
Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại Vietinbank Sơn La 33
Bảng 2.3: Cơ cấu thời hạn cho vay tại Vietinbank Sơn La 35
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Sơn La 36
Bảng 2.5: Số lượng DN trên địa bàn tỉnh Sơn La tính đến ngày 31/05/2013 37
Bảng 2.6: Phân loại DN theo ngành nghề kinh doanh 37
Bảng 2.7: Bảng xếp hạng khách hàng của Vietinbank 40
Bảng 2.8: Số lượng khách hàng DNNVV tại Vietinbank Sơn La 43
Bảng 2.9: Tình hình tăng trưởng dư nợ qua các năm 44
Bảng 2.10: Cơ cấu doanh số cho vay theo loại hình khách hàng 46
Bảng 2.11: Mức độ tăng doanh số cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Sơn La .47
Bảng 2.12: Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với DNNVV 47
Bảng 2.13: Tỷ lệ dư nợ thực tế so với chỉ tiêu kế hoạch 48
Bảng 2.14: Dư nợ cho vay của các NH trên địa bàn tỉnh Sơn La 49
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động tại Vietinbank Sơn La theo đối tượng 32
Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động tại Vietinbank Sơn La theo thời hạn 32
Biểu đồ 2.3: Tình hình cho vay tại Vietinbank Sơn La 34
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thời hạn cho vay tại Vietinbank Sơn La 35
Biểu đồ 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Sơn La 36
Biểu đồ 2.6: Số lượng khách hàng DNNVV tại Vietinbank Sơn La 43
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu doanh số cho vay theo loại hình khách hàng 46
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với DNNVV 48
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ dư nợ thực tế so với chỉ tiêu kế hoạch 49
Biểu đồ 2.10: Dư nợ cho vay các NH trên địa bàn tỉnh Sơn La 50
HÌNH
Trang 9LÊ LAN HƯƠNG
MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTMCPCTVN – CHI NHÁNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Hµ Néi - 2013
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những trở ngại lớn nhất của các DNNVV hiện nay là khả năngtiếp cận và thu hút các nguồn vốn bên ngoài gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vớinguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Sơn La cókhoảng 1.400 doanh nghiệp hiện đang hoạt động sản xuất kinh doanh Theo thống
kê thì số lượng DNNVV tiếp cận được vốn từ NHTM chỉ chiếm khoảng 30%
Nhận thức được điều đó nên trong thời gian qua các Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La đã chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến loạihình doanh nghiệp này Đặc biệt trong bối cảnh môi trường kinh doanh giữa cácngân hàng ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt thì quan điểm hướng tới đối tượngDNNVV được coi là một chiến lược phát triển tất yếu và đầy tiềm năng của hầu hếtcác ngân hàng Hòa chung với xu thế phát triển đó, cùng với việc nắm vững quanđiểm và chủ trương phát triển DNNVV của Đảng và Nhà nước, Ngân hang TMCPCông thương Việt Nam - Chi nhánh Sơn La đã đẩy mạnh hoạt động cho vay đối vớiDNVV và bước đầu đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên bên cạnh đóvẫn còn bộc lộ những hạn chế và khó khăn cần được tháo gỡ để ngân hàng có thểphát triển hơn nữa và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường
Xuất phát từ thực tế trên nên tôi đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La”.
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về mở rộng hoạt động cho vay của ngânhàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Phân tích thực trạng hoạt động mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại Vietinbank Sơn La trong thời gian qua Đánh giá những kết quả đạt đượccũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những mặt hạn chế,
Trang 11phát huy những ưu điểm, góp phần mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV tạiVietinbank Sơn La.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNVV tạiNgân hàngTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phép duy vật biện chứng làm phương phápnghiên cứu chung, xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài
Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đánh giá hoạt động mở rộng cho vayđối với DNNVV của ngân hàng thông qua các biến số kinh tế
Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu và tổng hợp được sử dụng để
có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát, xác thực và đo lường kết quả
5 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kếtcấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về mở rộng hoạt động cho vay của Ngân
hàng Thương mại đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương2 : Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La giai đoạn
từ năm 2009 đến tháng 6/2013
Chương 3 : Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn
La trong thời gian tới
Trang 12CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DNNVV
1.1.1 Khái quát về Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theopháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trungbình hằng năm không quá 300 người
1.1.2 Đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam
- DNNVV là các doanh nghiệp có khả năng hạn chế về tài chính
- Công nghệ, thiết bị sản xuất của DNNVV đang còn lạc hậu
- DNNVV ít có khả năng thu hút được những nhà quản lý và lao động giỏi
- Thị trường và sức cạnh tranh của DNNVV rất nhỏ hẹp, chiến lược sản xuấtkinh doanh mang tính thời vụ
1.1.3 Khái quát về Ngân hàng Thương mại (NHTM)
- Khái niệm về Ngân hàng Thương mại: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín
dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanhkhác có liên quan Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ vàdịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này
để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán
- Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại:
Trang 13+ Hoạt động huy động vốn
+ Hoạt động tín dụng
+ Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
+ Các hoạt động khác: Kinh doanh ngoại tệ, tham gia thị trường tiền tệ …
1.1.4 Khái quát về hoạt động cho vay đối với DNNVV của NHTM
- Khái niệm về hoạt động cho vay của NHTM: Cho vay là một hình thức cấp
tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích và một thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc cóhoàn trả cả gốc và lãi
- Các phương thức cho vay đối với DNNVV của NHTM:
+ Cho vay thấu chi
+ Cho vay trực tiếp từng lần
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
+ Cho vay trả góp
1.2 MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV CỦA NHTM
1.2.1 Quan niệm về mở rộng cho vay đối với DNNVV của NHTM: Mở rộng cho
vay đối với DNNVV được hiểu là NHTM cần có những biện pháp để cải thiện và đổimới cách thức cho vay nhằm tạo điều kiện cho nhiều DNNVV có thể tiếp cận vớinguồn vốn từ ngân hàng, tăng doanh số cho vay cũng như thu nhập cho ngân hàng
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay đối với DNNVV
- Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng
- Dư nợ và doanh số cho vay
- Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với DNNVV
- Mở rộng cho vay so với kế hoạch kinh doanh
- Tăng thị phần cho vay trên địa bàn
1.2.3 Các biện pháp mở rộng cho vay
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIETINBANK SƠN
LA2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIETINBANK.
Trang 14Quá trình hình thành và phát triển Vietinbank Sơn La
Chi nhánh VietinBank Sơn La được thành lập từ tháng 06/2008 có trụ sở tại số
93, đường Nguyễn Lương Bằng, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La Tuy được thànhlập trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nhưng với sự chỉ đạo sáng suốt của BanGiám đốc và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh trongviệc triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách mà trong những năm quachi nhánh đã hoạt động rất hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ởđịa phương
2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Các DN trên địa bàn tỉnh Sơn La chủ yếu là các DNNVV, hoạt động chủ yếu tronglĩnh vực thương mại và xây dựng Mặc dù các DN trên địa bàn đã được Tỉnh quan tâm,tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong sản xuất kinh doanh như chính sách ưu đãi miễn,giảm thuế theo Luật đầu tư, luật DN, thuế thu nhập DN, thu tiền thuê đất nhưng các
DN trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vayngân hàng
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNVV TẠI VIETINBANK SƠN LA.
2.3.1 Cơ chế, chính sách tín dụng của Vietinbank
Bên cạnh những qui định của NHNN đối với các tổ chức tíndụng trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh còn phải tuân thủ cácqui định, qui chế của NHCT Việt Nam Vietinbank đã xây dựngđược hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng chung, kháđồng bộ cho tất cả các khách hàng vay vốn Do vậy, VietinbankSơn La cũng như toàn bộ hệ thống Vietinbank có được định hướngđúng đắn và nền tảng quy trình chắc chắn để hoạt động
2.3.2 Qui trình cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank
Gồm 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụngcủa khách hàng
2: Thẩm định các điều kiện cấp GHTD/ cấp tín dụng, lập tờtrình thẩm định, kiểm soát, trình duyệt tờ trình thẩm định
Trang 15- Số lượng DNNVV tại Vietinbank Sơn La
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La có 1.436 DN đang hoạtđộng kinh doanh, phần lớn các DNNVV có nhu cầu giao dịch tại NH
có quan hệ tại Argribank Sơn La và BIDV Sơn La Số lượng DN hiệnđang giao dịch tại Vietinbank Sơn La quá nhỏ so với số lượng DNhiện có trên địa bàn Điều này thể hiện Vietinbank Sơn La chưalàm tốt công tác nghiên cứu, tìm kiếm khách hàng và cũng chưa
có chính sách thu hút khách hàng
- Dư nợ và doanh số cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Sơn La
Chỉ tiêu dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay của toàn chi nhánh cũng có sự tăng trưởng qua các năm Việctăng trưởng dư nợ chủ yếu là cho vay các DNL, tập trung vào việc cho vay trung dàihạn đầu tư các dự án thủy điện, chiếm trên dưới 50% trong những năm gần đây.Cho vay các DNNVV chỉ chiếm khoảng 20% tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh.Cho vay cá nhân, hộ gia đình cũng chiếm khoảng trên 20% tổng dư nợ cho vay toànchi nhánh
Doanh số cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Sơn La
Doanh số cho vay đối với DNNVV chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh sốcho vay của toàn chi nhánh, khoảng trên dưới 20% Doanh số cho vay trung và dàihạn của ngân hàng dành cho khách hàng DNNVV là khá thấp trong khi đó cácdoanh nghiệp đang rất cần nguồn vốn này để thực thi kế hoạch sản xuất kinh doanhlâu dài và mở rộng quy mô hoạt động vươn rộng tầm phát triển trong tương lai Đểthực hiện chỉ tiêu trở thành NHTM dẫn đẫu Việt Nam về tài trợ cho DNNVV góp
Trang 16phần ổn định kinh tế trong nước, Chi nhánh cần có những biện pháp thiết thực hơn
để mở rộng cho vay đối với DNNVV
- Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với DNNVV: Tổng dư nợ cho vay của Vietinbank Sơn
La đã có sự tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt là từ năm 2009 đến 2011 Tỷ lệ
dư nợ của nhóm khách hàng DNNVV có xu hướng tăng dần qua các năm Mặc dù
tỷ trọng cho vay đối với các DNNVV có sự tăng trưởng dần qua các năm nhưng vẫn
ở mức thấp, qui mô cho vay còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng củaNgân hàng cũng như của thị trường
- Tỷ lệ thực hiện cho vay so với chỉ tiêu kế hoạch: Dư nợ cho vay thực tế của
Vietinbank Sơn La gần đạt được 100% kế hoạch dư nợ vào các năm 2009, 2010 và
2011 Từ năm 2012 đến nay, tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm hơn so với các nămtrước Năm 2012 chỉ đạt được 80% kế hoạch dư nợ Nhận biết được khó khăn củacác DN, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nên chỉ tiêu kế hoạch dư nợ trongnăm 2013 thấp hơn so với năm 2012, giảm 10% so với năm 2012, còn 900 tỷ đồng.Tuy nhiên, đến tháng 6/2013, Chi nhánh cũng chỉ đạt được đạt được 80% kế hoạch
2.4 ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC BIỆN PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV TẠI VIETINBANK SƠN LA
2.4.1 Những biện pháp đạt được kết quả tốt
- Chi nhánh đã chú trọng tới hoạt động tư vấn, hỗ trợ khách hàng đối với cácDNNVV
- Chi nhánh đã chú trọng tới công tác thẩm định chất lượng khách hàng vàthẩm định phương án/ dự án vay vốn
- Tăng cường, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
2.3.2 Những nguyên nhân hạn chế mở rộng cho vay
2.3.2.1 Những hạn chế mở rộng cho vay
- Đa số các CBTD của chi nhánh còn rất trẻ, năng động và sáng tạo nhưng
Trang 17còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình thẩm định cũng như quyết định cho vay Điềunày dễ dẫn đến nhiều khi xét duyệt những khoản cho vay kém an toàn hoặc bỏ quanhững khoản vay có hiệu quả kinh tế cao.
- Thị phần của Vietinbank Sơn La chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các TCTD
khác trên địa bàn, chiếm khoảng trên dưới 7%; số lượng DN hiện đang giao dịch tạichi nhánh là 47DN, chỉ bằng 3% tổng số DN hiện đang hoạt động sản xuất kinhdoanh trên địa bàn Trong 02 năm trở lại đây, dư nợ của Chi nhánh có xu hướngchững lại trong khi các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn vẫn tăng trưởng được dư nợ.Điều này cho thấy công tác tìm kiếm khách hàng tiềm năng chưa được thực hiện tốttại chi nhánh
- Mặc dù tỷ trọng cho vay đối với các DNNVV có sự tăng trưởng dần quacác năm nhưng vẫn ở mức chưa cao Quy mô cho vay còn khá khiêm tốn, chưatương xứng với tiềm năng của Ngân hàng cũng như của thị trường
- Thời gian hoạt động trên địa bàn ít so với các TCTD khác trên địa bàn.
Do vậy CN cần có những chính sách, chiến lược quảng bá rộng hơn về hình ảnh
và vị thế của Vietinbank, về các sản phẩm dịch vụ của Vietinbank
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
- Mạng lưới chi nhánh khá thưa thớt, chủ yếu hoạt động trên địa bàn thànhphố Sơn La nên ảnh hưởng và hạn chế đến khả năng tiếp cận vốn của các DN cũngnhư hoạt động cho vay của ngân hàng
- Ban lãnh đạo chi nhánh chưa chú trọng đến công tác marketing, chưa cóchính sách, biện pháp cụ thể nhằm tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, tăng qui mô
dư nợ và tăng thị phần cho vay trên địa bàn tỉnh
Trang 18chuyên môn còn nhiều hạn chế nên việc xây dựng các dự án, phương án kinh doanhgặp nhiều khó khăn.
c Từ yếu tố khách quan
- Thứ nhất: Lãi suất cho vay
- Việc một số DNNVV thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tínhtrung thực, minh bạch nên chưa tạo được lòng tin với ngân hàng
- Cơ sở pháp lý của nhà nước còn thiếu đồng bộ cũng là một trong nhữngnguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động cho vay của ngân hàng đối với cácDNNVV
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIETINBANK SƠN LA3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DNNVV TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV TẠI VIETINBANK SƠN LA TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong 5 năm tiếp theo tức là vào năm 2020, định hướng của Vietinbank Sơn
La là trở thành chi nhánh Ngân hàng có thị phần đứng đầu trên địa bàn, chất lượnghoạt động tốt nhất Thêm vào đó là các mục tiêu chiến lược cụ thể cần đạt được đếnnăm 2020, đó là:
- Mức huy động vốn bình quân trên người đạt 20 tỷ đồng/người
- Mức dư nợ cho vay bình quân trên người đạt 35 tỷ đồng/người
- Mức lợi nhuận bình quân trên người đạt 1.000 tr đồng/người
- Nợ xấu < 1%
- Tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ trên tổng thu nhập chiếm 25%
3.3 MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV TẠI VIETINBANK SƠN LA
3.3.1 Giải pháp về tìm kiếm khách hàng tiềm năng
“Không có khách hàng – Không có doanh nghiệp” Để có thể mở rộng chovay, Chi nhánh cần tìm kiếm các khách hàng tiềm năng
Trước hết về tìm kiếm các khách hàng tiềm năng: Để có thể mở rộng chovay, chi nhánh cần xem xét những đối tượng nào có thể trở thành khách hàng lýtưởng của Chi nhánh Tôi nghĩ chi nhánh có thể tìm kiếm khách hàng từ các nguồn
Trang 19thông tin sau:
- Chi nhánh có thể liên hệ với Cơ quan thuế trên địa bàn, xem những DN nàonộp thuế nhiều, thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước …
- Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh là nơi quản lý toàn bộ các DN trên địa bàn
- Tận dụng các nguồn báo chí địa phương.
- Tranh thủ những mối quan hệ cá nhân
- Tìm kiếm khách hàng từ chính các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn
- Duy trì liên hệ sau các cuộc gặp mặt
3.3.2 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Trong mọi lĩnh vực, nhân tố con người luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng.Con người là chủ thể của của mọi hành động Việc mở rộng cho vay thành công haykhông phần lớn là do con người Do vậy, việc nâng cao trình độ cán bộ luôn luôn vàlúc nào cũng là nhu cầu cần thiết của NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánhSơn La nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói chung
3.3.3 Nghiên cứu thế mạnh của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, có chính sách thu hút khách hàng.
- Hãy làm khách hàng của đối thủ cạnh tranh
- Nói chuyện với các khách hàng của đối thủ cạnh tranh
- Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những người điều hành của các TCTD này.Ngoài các cách trên, chúng ta cũng có thể lấy thông tin về các đối thủ cạnhtranh qua mạng Internet, qua các hội nghị …
Chiến lược lôi kéo khách hàng cũng rất quan trọng trong việc mở rộng hoạtđộng cho vay của chi nhánh Tuy nhiên, cũng cần phải để ý rằng để giữ một kháchhàng hiện tại còn khó hơn cả có được một khách hàng mới Điều này cũng có nghĩa
là Chi nhánh không nên bỏ qua việc chi tiêu ngân sách để giành được khách hàngmới, mà cũng nên đầu tư ngân sách cho chiến lược giữ chân khách hàng
3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng, xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý
* Nghiên cứu thị trường.
* Xây dựng chính sách khuyếch trương: Để thực hiện tốt chính sách khách
hàng, ngân hàng có thể vận dụng các hình thức, biện pháp sau đây:
- Phân loại khách hàng
- Tổ chức hội nghị khách hàng
- Từ tư vấn tiếp thị đến hợp tác kinh doanh
- Tăng cường quảng bá hình ảnh của mình ra công chúng thông qua các
Trang 20phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình, bảng hiệu
- Xây dưng và phát triển thương hiệu cho mình, vì hiện nay không ít cáckhách hàng trong đó có DNNVV vẫn chưa tin tưởng vào năng lực tài chính cũngnhư e ngại sự rủi ro khi quan hệ tín dụng với ngân hàng
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Với Cơ quan quản lý Nhà nước
- Với Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Sơn La
- Với Ủy ban nhân dân Tỉnh Sơn La
- Với Ngân hàng Công thương Việt Nam
Trang 21sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước Tuy nhiên trong thực tế hiện nay mốiquan hệ giữa chi nhánh và nhóm doanh nghiệp này chưa thực sự phát triển cả về sốlượng lẫn chất lượng Tốc độ phát triển còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu vốnngày càng cao của các DNNVV, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trongviệc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sựđóng góp của các DNNVV cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn Lacũng như đối với nền kinh tế quốc dân Vì vậy vấn đề tìm ra các giải pháp nhằm mởrộng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank được coi là một vấn đề cấpbách trong giai đoạn hiện nay.
Với mong muốn góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ vấn đề nóitrên, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:
Một là: Tổng hợp hệ thống hoá có chọn lọc những vấn đề lý luận cơ bản về
DNNVV, về NHTM và hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNNVV Từ đókhẳng định mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV là yêu cầu khách quan, gắnliền với sự phát triển bền vững của nền kinh tế
Hai là: Phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về thực trạng hoạt
động mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Sơn La trong những nămvừa qua Trên cơ sở đó chỉ rõ những điểm đạt được, những tồn tại và nguyên nhântồn tại trong hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Sơn La
Ba là: Trên cơ sở những mục tiêu, định hướng phát triển của Vietinbank Sơn
La, luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNVV.Đồng thời luận văn cũng nêu lên một số kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyềnnhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình mở rộng cho vay đối với DNNVVcủa Vietinbank Sơn La trong thời gian tới
Trang 22LÊ LAN HƯƠNG
MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTMCPCTVN – CHI NHÁNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
ngêi híng dÉn khoa häc: PGS.TS.PHAN THỊ THU HÀ
Hµ Néi - 2013
Trang 23LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù là các quốc gia công nghiệp pháttriển hay đang phát triển thì sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNNVV) luôn có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế củamỗi đất nước Và trong xu thế toàn cầu hóa, với việc hội nhập kinh tế quốc tế diễn
ra sâu rộng như hiện nay thì sự lớn mạnh của DNNVV là một biểu hiện của một nềnkinh tế năng động Cũng giống như bao quốc gia khác trên thế giới, Chính phủ ViệtNam luôn quan tâm đến việc đẩy mạnh và phát triển DNNVV trên mọi phương diện
xã hội Theo số liệu thống kê tính đến cuối năm 2012, các DNNVV chiếm tới 97%trong tổng số các doanh nghiệp; đóng góp khoảng 40% GDP hàng năm và sử dụng50% lực lượng lao động của nền kinh tế trong mọi ngành nghề
Tuy nhiên trong những năm gần đây, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế tài chính, suy thoái kinh tế thế giới cùng với những yếu kém vốn có của nền kinh
tế nước ta đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế; đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng Điềunày khiến cho các doanh nghiệp này luôn phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi
ro Nhưng một trong những trở ngại lớn nhất của các DNNVV hiện nay là khả năngtiếp cận và thu hút các nguồn vốn bên ngoài gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vớinguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Sơn La cókhoảng 1.400 doanh nghiệp hiện đang hoạt động sản xuất kinh doanh Theo thống
kê thì số lượng DNNVV tiếp cận được vốn từ NHTM chỉ chiếm khoảng 30%
Nhận thức được điều đó nên trong thời gian qua các Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La đã chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến loạihình doanh nghiệp này Đặc biệt trong bối cảnh môi trường kinh doanh giữa cácngân hàng ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt thì quan điểm hướng tới đối tượngDNNVV được coi là một chiến lược phát triển tất yếu và đầy tiềm năng của hầu hết
Trang 24các ngân hàng Hòa chung với xu thế phát triển đó, cùng với việc nắm vững quanđiểm và chủ trương phát triển DNNVV của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng Côngthương Việt Nam - chi nhánh Sơn La đã đẩy mạnh hoạt động cho vay đối vớiDNNVV và bước đầu đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên bên cạnh
đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế và khó khăn cần được tháo gỡ để ngân hàng có thểphát triển hơn nữa và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường
Xuất phát từ thực tế trên nên tôi đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La”.
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đã đề ra các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về mở rộng hoạt động cho vaycủa ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động mở rộng cho vay đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa tại Vietinbank Sơn La trong thời gian qua Đánh giá những kết quả đạtđược cũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những mặt hạnchế, phát huy những ưu điểm, góp phần mở rộng hoạt động cho vay đối vớiDNNVV tại Vietinbank Sơn La
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNVV tạiNgân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La
Trang 254 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phép duy vật biện chứng làm phươngpháp nghiên cứu chung, xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài
Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đánh giá hoạt động mở rộng chovay đối với DNNVV của ngân hàng thông qua các biến số kinh tế
Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu và tổng hợp được sử dụng
để có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát, xác thực và đo lường kết quả
5 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kếtcấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về mở rộng hoạt động cho vay của Ngân
hàng Thương mại đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương2 : Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La giai đoạn
từ năm 2009 đến tháng 6/2013
Chương 3 : Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn
La trong thời gian tới
Trang 26CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và DNNVV
1.1.1.Khái quát về Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một khái niệm khá đa dạng Tùy theotừng quan điểm, các học giả khác nhau, các vùng miền khác nhau, các quốc giakhác nhau thì sẽ có những định nghĩa khác nhau về Doanh nghiệp nhỏ và vừa Bởivậy, Meredith (1993) cho rằng định nghĩa về DNNVV trên thế giới thay đổi theotừng quốc gia, từng khu vực Nhưng nhìn chung các học giả, các nhà hoạch địnhchính sách đưa ra định nghĩa về DNNVV dựa trên cơ sở các yếu tố định tính hayđịnh lượng
Khi dựa vào các yếu tố đinh tính, các học giả và các nhà hoạch định chínhsách thường dựa vào các tiêu chí như mức độ chuyên môn hóa của doanh nghiệp, sốđầu mối quản lý của doanh nghiệp, mức độ phức tạp trong công tác quản lý củadoanh nghiệp… Phương pháp dựa trên các yếu tố định tính có ưu điểm là nó phảnánh đúng thực chất năng lực, trình độ của doanh nghiệp; nhưng nó cũng có nhượcđiểm là tính “định tính” của các yếu tố đã làm cho tính thực tiễn của phương phápnày không cao Do vậy, chúng thường được sử dụng dụng để tham khảo, kiểmchứng mà ít được sử dụng để phân loại trong thực tế
Khi dựa vào các yếu tố có tính “định lượng”, các học giả và các nhà hoạchđịnh chính sách thường dựa vào các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay vốn,doanh thu, lợi nhuận… Trong các tiêu chí này, tiêu chí thường được sử dụng phổbiến là số lượng lao động, vốn/tài sản, doanh thu Phương pháp xác định mang tính
“định lượng” này có ưu điểm là cụ thể, dễ xác định, dễ tính toán, dễ hình dung Tuy
Trang 27nhiên nó lại phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành nghề kinh doanh cụ thể (Ví dụ
do đặc điểm riêng có của mình, ngành dệt may ở các nước đang phát triển sử dụngrất nhiều lao động) cũng như phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng nước, từngkhu vực Chính vì vậy, nhiều học giả, nhiều nhà hoạch định chính sách đã chủ yếudựa vào các yếu tố mang tính định lượng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các học giả cũng như các nhà hoạch định chính sách trên thế giới thườngchia doanh nghiệp nhỏ và vừa thành 3 loại: doanh nghiệp cực nhỏ (micro – sized),doanh nghiệp nhỏ (small – sized) và doanh nghiệp vừa (medium – sized) Bởi vậykhi định nghĩa DNNVV, các học giả, các nhà hoạch định chính sách cũng gắn chặtđịnh nghĩa của mình với 3 loại hình này Tuy nhiên tiêu chí phân loại DNNVV ởcác quốc gia, tổ chức trên thế giới có sự khác nhau Cụ thể như sau:
a Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và tổ chức trên thế giới.
Hầu hết các quốc gia đều lấy tiêu chí số lao động bình quân làm cơ sở quantrọng để phân loại doanh nghiệp theo quy mô Điều này là hợp lý hơn so với việclựa chọn các tiêu chí khác như doanh thu, vốn là các chỉ tiêu có thể lượng hóađược bằng giá trị tiền tệ Các tiêu chí như doanh thu, vốn tuy rất quan trọng nhưngthường xuyên chịu sự tác động bởi những biến đổi của thị trường, sự phát triển củanền kinh tế, tình trạng lạm phát nên thiếu sự ổn định trong việc phân loại doanhnghiệp Điều này giải thích tại sao tiêu chí số lao động bình quân được nhiều quốcgia lựa chọn, bởi vì tiêu chí này thường có tính ổn định lâu dài về mặt thời gian, lạithể hiện được phần nào tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanhnghiệp đang tham gia Số liệu cụ thể được cho ở bảng sau:
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực
Trang 28Quốc gia/Khu vực Phân loại DNNVV Số lao động bình quân Vốn đầu tư Doanh thu A.NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
1 Hoa kỳ Nhỏ và vừa 0-500 Không quy định Không quy định
2 Nhật Bản -Đối với ngành sản xuất
-Đối với ngành thương mại -Đối với ngành dịch vụ
1-300 1-100 1-100
6 New Zealand Nhỏ và vừa < 50 Không quy định Không quy định
7 Korea Nhỏ và vừa < 300 Không quy định Không quy định
8 Taiwan Nhỏ và vừa < 200 < NT$ 80 triệu < NT$ 100 triệu
B NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1 Thailand Nhỏ và vừa Không quy
định
< Baht 200 triệu Không quy định
2 Malaysia - Đối với ngành sản xuất 0-150 Không quy định RM 0-25 triệu
3 Philippine Nhỏ và vừa < 200 Peso1,5-60 triệu Không quy định
4 Indonesia Nhỏ và vừa Không quy
định
< US$ 1 triệu < US$ 5 triệu
5.Brunei Nhỏ và vừa 1-100 Không quy định Không quy định
C NHÓM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI
1 Russia Nhỏ
Vừa
1-249 250-999
Không quy định Không quy định
Vừa
50-100 101-500
Không quy định Không quy định
3 Poland Nhỏ
Vừa
< 50 51-200
Không quy định Không quy định
4 Hungary Siêu nhỏ
Nhỏ Vừa
1-10 11-50 51-250
Không quy định Không quy định
Nguồn: 1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2) Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999; 3) Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD, 2000.
Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DNNVV của một số tổ chức trên thế giới
THEO LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Doanh nghiệp Số lượng lao động Doanh số Hoặc Tài sản
Trang 29Cực nhỏ Dưới 10 Không quá 2 tỷ € Không quá 2 tỷ €
Nhỏ Dưới 50 Không quá 10 tỷ € Không quá 10 tỷ €
Vừa Dưới 250 Không quá 50 tỷ € Không quá 43 tỷ €
THEO NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) VÀ CÔNG TY TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC)
Doanh nghiệp Số lượng lao động
(người)
Tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn Doanh thu
Cực nhỏ Không quá 10 người 100.000 USD 100.000 USD
Nhỏ Không quá 50 người 3.000.000 USD 3.000.000 USD
Vừa Không quá 300 người 15.000.000 USD 15.000.000 USD
(Nguồn: Recommendation 2003/361/EC)
b Tiêu chí phân loại DNNVV ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, sự ra đời của công văn số 681/1998/CP-KTN, ngày20/06/1998 của Chính phủ về việc định hướng chiến lược và chính sách hỗ trợ pháttriển DNNVV đã đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình thống nhất quan niệm vàđẩy mạnh hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam Theo quy định tại công văn này, tiêu chí xácđịnh DNNVV là vốn điều lệ và lao động của doanh nghiệp Cụ thể: DNNVV làdoanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số lao động trung bình hằng nămdưới 200 người
Tiếp theo đó để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cácDNNVV, theo điều 3 của Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 thang 11 năm 2001
về trợ giúp phát triển DNNVV thì DNNVV được định nghĩa như sau: DNNVV là cơ
sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, cóvốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá
300 người Theo định nghĩa này, các DNNVV ở Việt Nam bao gồm các doanh nghiệpNhà nước có quy mô nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp Nhànước, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân cóquy mô nhỏ và vừa được đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, luật Hợp tác
xã, doanh nghiệp theo hình thức hộ kinh doanh cá thể được điều chỉnh bởi quy địnhcủa Chính phủ
Hiện nay, theo điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30
Trang 30tháng 6 năm 2009 về trợ giúp phát triển DNNVV thì DNNVV được định nghĩa nhưsau: DNNVV là cở sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của phápluật, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổngnguồn vốn tương đương với tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toáncủa doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưutiên) Ngoài các tiêu chí trên, Nghị định còn căn cứ vào ngành hoạt động để phânloại, cụ thể được thể hiện ở bảng 1.3 như sau:
Bảng 1.3: Phân loại DNNVV theo khu vực kinh tế ở Việt Nam.
Ngành
Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động (người)
Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)
Số lao động (người)
Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)
Số lao động (người)
1.Nông, lâm nghiệp
và thủy sản Dưới 10 Dưới 20 Trên 10 - 200 Trên 20 - 100 Trên 200-300
tế quốc dân
Trang 311.1.2 Đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam
Hoạt động của các DNNVV luôn gắn liền với thể chế chính sách và trình độphát triển của các quốc gia đó Nhìn chung, các DNNVV ở Việt Nam cũng mangnhững đặc điểm tương đồng với DNNVV ở các nước đang phát triển Bao gồmnhững lợi thế và bất lợi như sau:
a Những lợi thế:
Thứ nhất: Với quy mô không lớn, bộ máy gọn nhẹ, các DNNVV đáp ứngđược những nhu cầu nhỏ lẻ, kết hợp với ưu điểm trong việc có khả năng chuyển đổimặt hàng nhanh chóng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; tận dụng được cácnguồn nguyên, nhiên vật liệu, nhân lực tại chỗ do có mối quan hệ trực tiếp với thịtrường và người tiêu dùng Khi Việt Nam gia nhập WTO thì đây chính là khả năng
mà các doanh nghiệp nước ngoài không thể có được
Thứ hai: DNNVV có thể được tạo lập dễ dàng chỉ cần một lượng vốn đầu tưban đầu ít, khả năng thu hồi vốn lại nhanh Do cần ít vốn, chi phí quản lý, đào tạokhông lớn nên các DNNVV thường có xu hướng hướng vào những lĩnh vực phục
vụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có sức mua cao, giá cả hợp lý nên có khảnăng huy động được các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiểm ẩn trong dân,nhờ đó có thể tạo ra được nhiều loại sản phẩm với mức giá cạnh tranh
Thứ ba: DNNVV là những doanh nghiệp năng động, có khả năng thay đổinhanh, thích nghi tốt mà chi phí thành lập lại thấp Điển hình các DNNVV có thể sửdụng các máy móc, thiết bị sản xuất trong nước; dễ dàng thay đổi công nghệ, đổimới trang thiết bị kỹ thuật mà không cần quá nhiều chi phí: có thể kết hợp cả nhữngcông nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sản xuất những sản phẩm có chấtlượng cao trong điều kiện sản xuất không thuận lợi Đây cũng chính là ưu điểm lớnnhất và quan trọng nhất của các DNNVV, nó giúp cho các DNNVV tạo ra thế mạnhcạnh tranh với các doanh nghiệp lớn có tiềm lực, đặc biệt trong giai đoạn nước tađang trong tiến trình hội nhập, môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi
Trang 32Thứ tư: So với các doanh nghiệp lớn thì DNNVV phải chấp nhận sự cạnhtranh cao hơn, do đó họ có sự tự chủ cao hơn so với các doanh nghiệp lớn, không cótính ỷ lại vào Nhà nước, sẵn sàng và chấp nhận rủi ro để tồn tại và phát triển Điều
đó làm cho nền kinh tế trở nên năng động và hiệu quả hơn rất nhiều
b Những bất lợi:
*Thứ nhất: DNNVV là các doanh nghiệp có khả năng hạn chế về tài chính Với việc có thể dễ dàng thành lập với một số lượng vốn ít nên nguồnvốn chủ yếu của các DNNVV là các nguồn vốn phi chính thức như vay từ giađình, bạn bè…
Với ưu thế tạo lập dễ dàng do chỉ cần một lượng vốn ít nên các DNNVV gặpphải hạn chế là năng lực tài chính thấp Bên cạnh đó DNNVV hiện nay chưa thực
sự chú trọng đến tính minh bạch và hiệu quả của hoạt động tài chính trong doanhnghiệp Hầu như trong các DNNVV hiện nay của Việt Nam thường thiếu vị trí giámđốc tài chính và mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp do kế toán trưởng đảmnhiệm Hệ quả là không những năng lực tài chính đã yếu mà việc đánh giá, cải thiệntình hình tài chính cũng gặp khá nhiều khó khăn Từ đó dẫn đến một loạt bất lợi choDNNVV trong sản xuất kinh doanh
Trước hết, phải kể đến là khả năng tiếp cận vốn từ ngân hàng còn khá hạnchế Điều này được giải thích là do nhiều nguyên nhân nhưng nhìn chung do nănglực tài chính của các DNNVV chưa cao, TSĐB không đáp ứng được yêu cầu củangân hàng Tiếp đến cũng vì năng lực tài chính còn yếu, chưa đảm bảo tính minhbạch nên gây nhiều trở ngại cho các DNNVV khi tham gia thị trường tài chính, khókhăn trong việc phát hành vốn qua kênh thị trường chứng khoán Chính vì vậy, cácDNNVV thường lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thịtrường, hay tiến hành đổi mới nâng cấp trang thiết bị, từ đó ảnh hưởng đến năngsuất lao động, chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường Vốn là khókhăn lớn nhất và cũng là điểm yếu nhất của DNNVV
Trang 33*Thứ hai: Công nghệ, thiết bị sản xuất của DNNVV đang còn lạc hậu.
Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế đang diễn ra gay gắt trong lĩnh vực khoahọc công nghệ thì trình độ khoa học kỹ thuật của phần lớn các DNNVV đều sửdụng công nghệ lạc hậu và chắp vá Do vậy sản phẩm làm ra mặc dù đa dạng nhưngthường có giá trị công nghiệp thấp và sao chép theo các mặt hàng ngoại trên thịtrường Điều này dẫn đến hàm lượng chất xám ít, giá trị thương mại và sức cạnhtranh kém so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia trong khu vực cũng như trênthế giới Hạn chế này thường bắt nguồn từ việc thiếu vốn để đầu tư mua sắm máymóc trang thiết bị hiện đại, nâng cao tay nghề và tiếp cận với thị trường công nghệhiện đại của thế giới
*Thứ ba: DNNVV ít có khả năng thu hút được những nhà quản lý và lao độnggiỏi
Với quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ bé, sản phẩm làm ra ít, tiêu thụ hạn chế,vốn ít nên các doanh nghiệp này thường không thể trả lương cao và điều kiện làmviệc tốt cho người lao động Các DNNVV muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh, khẳng định vị trí của mình trên thị trường thì đòi hỏi phải có những nhà quản
lý giỏi, người lao động có chuyên môn và tay nghề cao Mặc dù hiện nay cácDNNVV được thành lập rất nhiều nhưng các chủ doanh nghiệp hầu như đang cònrất trẻ, đang còn thiếu nhiều kinh nghiệm, phần lớn tư duy marketing và các kỹnăng kinh doanh của họ còn chưa cao, khả năng khai thác thị trường cho sản phẩmhàng hóa của mình đang còn hạn chế Đây chính là một khó khăn lớn cho cácDNNVV trong quá trình hội nhập
*Thứ tư: Thị trường và sức cạnh tranh của DNNVV rất nhỏ hẹp, chiến lượcsản xuất kinh doanh mang tính thời vụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các DNNVV gặp không ít các khó khănxuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do quyền sở hữucông nghiệp chưa được thực hiện nghiêm túc, sản phẩm của các doanh nghiệp luôn
bị tấn công do việc xuất hiện các mặt hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu Cùngvới sự độc quyền của một số doanh nghiệp lớn khiến cho sức cạnh tranh của các
Trang 34DNNVV trên thị trường nội địa càng nhỏ, chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trên thịtrường nên các doanh nghiệp thường đứng ở thế bị động Thêm vào đó các DNNVVchỉ đưa ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ nhằm đáp ứngnhu cầu tạm thời của thị trường trong một thời điểm; mà khó có khả năng đưa rachiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài cho riêng mình Các DNNVV chưa quan tâmnhiều đến việc sản xuất những gì thị trường cần mà chủ yếu là sản xuất kinh doanh
và bán những gì mình có Đây cũng được xem là một hạn chế lớn của các DNNVV
ở Việt Nam hiện nay
1.2 Khái quát về Ngân hàng Thương mại (NHTM)
1.2.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại
Theo Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/12/1997 và được sửa đổi, bổ sung ngày
15/06/2004 đã xác định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.”
Như vậy NHTM là một doanh nghiệp được thành lập theo quy định của phápluật để thực hiện chức năng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng vàdịch vụ ngân hàng Và đây được coi là một định chế tài chính trung gian quan trọngvào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ có hệ thống định chế tài chínhnày mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, được tạo lập nguồn vốn tíndụng to lớn để có thể cho vay nhằm phát triển kinh tế - xã hội
1.2.2.1Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
NHTM là một tổ chức kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, các hoạt động tạingân hàng mang tính đặc thù cụ thể, đa dạng và thực hiện trên nhiều lĩnh vực Nhữnghoạt động đó phục vụ nhu cầu về vốn cho mọi tầng lớp dân cư, loại hình doanhnghiệp và các tổ chức khác trong xã hội Hoạt động của NHTM bao gồm chủ yếu cáchoạt động sau:
Trang 35a Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn hay còn gọi là nghiệp vụ tạo vốn trong ngân hàng,làm tăng giá trị nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, cơ bản baogồm các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi: NHTM nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổchức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn vàcác loại tiền gửi khác
- Phát hành giấy tờ có giá: NHTM phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu vàcác giấy tờ có giá để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoàikhi được Thống đốc Ngân hàng nhà nước chấp thuận
- Vay của các tổ chức tín dụng khác: Hoạt động này cho phép các NHTMđược phép vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổchức tín dụng nước ngoài Các NHTM có thể vay và cho vay lẫn nhau thông qua thịtrường liên ngân hàng Đây là trường hợp NHTM có lượng tiền gửi tại Ngân hàngnhà nước (NHNN) thấp và không đáp ứng đủ nhu cầu chi trả Khi đó dưới sự tổchức của NHNN, ngân hàng này sẽ được vay của ngân hàng khác có lượng tiền gửi
dư thừa tại NHNN Ngoài ra các ngân hàng có thể vay trực tiếp lẫn nhau mà khôngthông qua thị trường liên ngân hàng Phương thức này rất linh hoạt, giúp cho cácNHTM cân đối vốn một cách kịp thời
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN: đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầucấp bách trong chi trả của NHTM Các NHTM trong trường hợp thiếu khả năng chitrả hoặc thiếu hụt dự trữ tạm thời có thể vay NHNN Một số hình thức cho vay củaNHNN đối với NHTM:
+ Tái cấp vốn
+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác + Cho vay có đảm bảo bằng thế chấp hoặc có cầm cố thương phiếu và cácgiấy tờ có giá ngắn hạn khác
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN
Trang 36b Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là việc các tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồnvốn huy động được để cấp tín dụng cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế Nhưvậy, có thể hiểu tín dụng là quan hệ vay mượn bao gồm cả việc đi vay và cho vay Baogồm các hình thức sau:
- Cho vay: Là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết kháchhàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian xác định Đây được coi
là hoạt động quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất, đem lại một tỷ lệ sinh lời cao nhấtnhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong hoạt động kinh doanh củangân hàng
- Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thựchiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uytín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh Mức bảo lãnhđối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTM không được vượtquá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM
- Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giángắn hạn khác đối với các tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thươngphiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác
- Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phảithành lập công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổ chức và hoạt động củacông ty cho thuê tài chính phải được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổchức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính
c Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Để thực thiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông quangân hàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước Đểthực hiện việc thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua NHNN, NHTMphải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó
số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định Ngoài ra, chi nhánh của NHTM được
mở tài khoản tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh
Trang 37d Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cungcấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt độngkhác như sau:
- Góp vốn và mua cổ phần: NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ đểgóp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trongnước theo quy định của pháp luật Ngoài ra NHTM còn có thể góp vốn, mua cổphần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh
- Tham gia thị trường tiền tệ: NHTM được tham gia trên thị trường tiền
tệ theo quy định của NHNN thông qua các hình thức mua bán các công cụ củathị trường tiền tệ
- Kinh doanh ngoại hối: NHTM được phép kinh doanh hoặc thành lập công
ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và quốc tế
- Ủy thác và nhận ủy thác: NHTM được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lýtrong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản,vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý
- Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: NHTM được cung ứng dịch vụ bảo hiểm,được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quyđịnh của pháp luật
- Tư vấn tài chính: NHTM được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền
tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trựcthuộc ngân hàng
- Bảo quản vật quý giá: NHTM được thực hiện các dịch vụ bảo vệ vật, giấy
tờ quý giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy địnhcủa pháp luật
1.2.2 Khái quát về hoạt động cho vay đối với DNNVV của NHTM
1.2.2.1 Khái niệm về hoạt động cho vay của NHTM
Cho vay là một trong những hình thức của nghiệp vụ tín dụng, là hoạt độngmang lại lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín
Trang 38dụng đối với khách hàng thì: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và một thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc
và lãi”.
Theo định nghĩa trên, cho vay là một trong những hoạt động tín dụng của
NH nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên
về thời gian vay và thời gian trả cả gốc lẫn lãi Xét trên khía cạnh của NHTM thìcho vay là một trong nhũng hoạt động quan trọng bậc nhất, nó làm tăng doanh thucủa NHTM Còn xét trên khía cạnh khách hàng vay vốn nói chung và DNNVV nóiriêng, việc huy động vốn từ phía NH dường như là điều bắt buộc nếu muốn duy trì
và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Hoạt động cho vay của cácNHTM là một kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế, thông qua hoạtđộng này nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư sẽ được huy động và sử dụng một cách
có hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia
Đây được coi là cơ sở trong việc phân loại các phương thức cho vay cũngnhư xác định đối tượng khách hàng vay vốn tại NHTM
1.2.2.2 Các phương thức cho vay đối với DNNVV của NHTM
Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, chiếm tỷtrọng cao nhất tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất Hoạt động cho vay của ngânhàng được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau và việc xác định phương thứccho vay có một ý nghĩa rất quan trọng Nếu ngân hàng xác định đúng phương thứccho từng doanh nghiệp từ đó sẽ tạo ra yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp thuận lợitrong quá trình giao dịch, chủ động về tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh
và khuyến khích doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng Nêu xác định saiphương thức cho vay với doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc Ngân hàng không kiểm soátđược chặt chẽ được số vốn cho vay làm tăng rủi ro tín dụng, không khuyến khíchđược doanh nghiệp vay vốn
Trang 39Một số phương thức cho vay chủ yếu của NHTM đó là:
a Cho vay thấu chi
Cho vay thấu chi là nghệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép doanhnghiệp được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhấtđịnh và trong một khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mứcthấu chi
Thấu chi là hình thức cho vay ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn
là không có đảm bảo, có thể cấp cho doanh nghiệp vài ngày trong tháng, vài thángtrong năm, dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng… Do đó hình thứcnày nhìn chung chỉ được sử dụng đối với doanh nghiệp có độ tin cậy cao, thu nhậpđều đặn và kỳ thu nhập ngắn
b Cho vay trực tiếp từng lần
Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngânhàng đối với các doanh nghiệp không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điềukiện để được cấp hạn mức thấu chi Một số doanh nghiệp chỉ sử dụng vốn chủ sởhữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ hay nhu cầu mởrộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng Tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham giavào một giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh
c Cho vay theo hạn mức tín dụng
Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho doanhnghiệp hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể cấp cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Đó
là số dư tối đa tại thời điểm tính
Mỗi lần vay, doanh nghiệp chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay,nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay Saukhi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ giải ngâncho doanh nghiệp
Đây được coi là hình thức cho vay thuận tiện cho những doanh nghiệp vaymượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh
Trang 40doanh Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ không ấn định trước ngày trả nợ Khidoanh nghiệp có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó sẽ tạo chủ động quản lý ngânquỹ cho doanh nghiệp Tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn
nợ cụ thể nên ngân hàng sẽ khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay Ngânhàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính hoặc dư nợlâu không giảm sút
d Cho vay luân chuyển
Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hóa.Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn thì Ngân hàng có thể cho vay để muahàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Đầu năm hoặc đầu quý, doanh nghiệpmuốn vay vốn phải làm đơn xin vay luân chuyển Ngân hàng và doanh nghiệp sẽ thỏathuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hóa
và khả năng tiêu thụ Hạn mức tín dụng có thể được thỏa thuận trong một năm hoặcvài năm Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn ngân hàng xem xét lạimối quan hệ giữa Ngân hàng với doanh nghiệp cũng như tình hình tài chính củadoanh nghiệp
Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho doanh nghiệp Thủ tục cho vay chỉcần thực hiện một lần cho nhiều lần vay Doanh nghiệp được đáp ứng nhu cầu vốnkịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung ứng sẽ nhanh gọn Nếu doanhnghiệp gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trongviệc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ rang
e Cho vay trả góp
Cho vay trả góp là hình thức cho vay, theo đó Ngân hàng cho phép doanhnghiệp trả góp làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã theo thỏa thuận Cho vay trảgóp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản
cố định và tài sản lâu bền Số tiền mỗi lần trả được tính toán sao cho phù hợp vớikhả năng trả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án)
Cho vay trả góp có độ rủi ro cao do doanh nghiệp thường thế chấp bằng hànghóa mua trả góp Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập của doanh nghiệp Nếu