MỞ ĐẦU Nhật Bản và Mỹ là hai quốc gia có lịch sử quan hệ lâu đời, chính sách đối ngoại với Mỹ là một trong những chính sách đối ngoại quan trọng nhất chi phối nền ngoại giao Nhật Bản. Trải qua nhiều thăng trầm Liên minh Nhật – Mỹ vẫn tiếp tục được củng cố và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình trong việc giải quyết các vấn đề trong khu vực và trên thế giới. I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Sau thế chiến II, Nhật Bản là nước bại trận còn phe Đồng minh gồm Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô là các nước thắng trận. Ngày 1481945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng quân đội Đồng minh vô điều kiện, Nhật Bản chịu sự chiếm đóng của lực lượng quân Đồng minh với Tướng Douglas Mac Arthur được chỉ định giữ chức Tổng chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh. Mục tiêu chủ yếu của lực lượng Đồng minh chiếm đóng ở Nhật Bản là thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt và thiết lập dân chủ hóa nước Nhật. Song lực lượng Đồng minh chiếm đóng ở Nhật Bản lúc này chủ yếu là người Mỹ nên các chính sách thực thi của họ không nằm ngoài mục tiêu đảm bảo Nhật Bản không thể trở thành mối đe doạ đối với Mỹ. Tuy nhiên, sự chiếm đóng của Mỹ ở Nhật diễn ra đồng thời với việc Mỹ giúp đỡ Nhật Bản phục hồi kinh tế và phát triển văn hoá. Cùng với kế hoạch Marshall ở châu Âu, Mỹ viện trợ kinh tế và khoa học kĩ thuật cho Nhật. Phong cách Mỹ và lối sống Mỹ cũng bắt đầu xâm nhập vào xã hội Nhật Bản. Năm 1949, khi cách mạng Trung Quốc thành công với sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Mỹ đã thực hiện đường lối đảo ngược, đẩy mạnh quan hệ với Nhật Bản nhằm ngăn chặn làn sóng cộng sản ở châu Á. Nhật Bản bại trận trong CTTG II đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ MỹNhật. Kết thúc chiến tranh cũng có ý nghĩa là mở đầu thời kỳ chiếm đóng của Mỹ ở Nhật Bản. Điều này phản ánh đúng thực trạng của hai nước sau chiến tranh, một bên thắng trận và một bên bại trận. Kẻ bại trận bị nhiều điều khoản ràng buộc mang tính quốc tế và bị kiệt quệ về kinh tế. Quan hệ MỹNhật vốn là cựu thù trong chiến tranh nay đã trở thành đồng minh chiến lược.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1
II CƠ SỞ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI MỸ 2
1 Lý thuyết về cơ sở hợp tác an ninh 2
2 Phía Mỹ 4
3 Phía Nhật Bản 5III CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI MỸ THỜI
KỲ CHIẾN TRANH LẠNH(1945-1991) 7
1 Thiết lập chính sách liên minh chặt chẽ với Mỹ 7
2 Chính sách tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ về an ninh, quốc phòng để tậptrung phát triển kinh tế của Nhật Bản 11
2 Chính sách củng cố quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - Nhật 20
3 Nhật Bản ngày càng độc lập và ít lệ thuộc hơn vào Mỹ trong chính sách đốingoại 21
4 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Mỹ trong một số vấn đề nónghiện nay 22
KẾT LUẬN 29
Trang 2CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI MỸ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ II ĐẾN NAY
Trang 3MỞ ĐẦU
Nhật Bản và Mỹ là hai quốc gia có lịch sử quan hệ lâu đời, chính sáchđối ngoại với Mỹ là một trong những chính sách đối ngoại quan trọng nhất chiphối nền ngoại giao Nhật Bản Trải qua nhiều thăng trầm Liên minh Nhật –
Mỹ vẫn tiếp tục được củng cố và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế củamình trong việc giải quyết các vấn đề trong khu vực và trên thế giới
I BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Sau thế chiến II, Nhật Bản là nước bại trận còn phe Đồng minh gồm
Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô là các nước thắng trận Ngày 14/8/1945, NhậtHoàng tuyên bố đầu hàng quân đội Đồng minh vô điều kiện, Nhật Bản chịu
sự chiếm đóng của lực lượng quân Đồng minh với Tướng Douglas MacArthur được chỉ định giữ chức Tổng chỉ huy tối cao các lực lượng Đồngminh Mục tiêu chủ yếu của lực lượng Đồng minh chiếm đóng ở Nhật Bản làthủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt và thiết lập dân chủ hóa nước Nhật Song lựclượng Đồng minh chiếm đóng ở Nhật Bản lúc này chủ yếu là người Mỹ nêncác chính sách thực thi của họ không nằm ngoài mục tiêu đảm bảo Nhật Bảnkhông thể trở thành mối đe doạ đối với Mỹ
Tuy nhiên, sự chiếm đóng của Mỹ ở Nhật diễn ra đồng thời với việc
Mỹ giúp đỡ Nhật Bản phục hồi kinh tế và phát triển văn hoá Cùng với kếhoạch Marshall ở châu Âu, Mỹ viện trợ kinh tế và khoa học kĩ thuật cho Nhật.Phong cách Mỹ và lối sống Mỹ cũng bắt đầu xâm nhập vào xã hội Nhật Bản
Năm 1949, khi cách mạng Trung Quốc thành công với sự ra đời củanước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Mỹ đã thực hiện "đường lối đảo ngược",đẩy mạnh quan hệ với Nhật Bản nhằm ngăn chặn làn sóng cộng sản ở châu Á
Nhật Bản bại trận trong CTTG II đã mở ra một thời kỳ mới trongquan hệ Mỹ-Nhật Kết thúc chiến tranh cũng có ý nghĩa là mở đầu thời kỳchiếm đóng của Mỹ ở Nhật Bản Điều này phản ánh đúng thực trạng của
Trang 4hai nước sau chiến tranh, một bên thắng trận và một bên bại trận Kẻ bạitrận bị nhiều điều khoản ràng buộc mang tính quốc tế và bị kiệt quệ về kinh
tế Quan hệ Mỹ-Nhật vốn là cựu thù trong chiến tranh nay đã trở thànhđồng minh chiến lược
II.CƠ SỞ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI MỸ
Giữa Mỹ và Nhật Bản, quan hệ đặc biệt đã được xác lập suốt trong giaiđoạn chiến tranh lạnh, đó là mối quan hệ giữa người bảo trợ và người đượcbảo trợ Sau thất bại trong chiến tranh thế giới II, Nhật Bản đã chọn conđường phát triển kinh tế bằng toàn bộ sức lực của mình, phó thác việc phòng
vệ Nhật Bản vào tay Mỹ, nước thắng Nhật trong chiến tranh Mối quan hệ bấtbình đẳng này đã tồn tại trong một thời gian dài vì nó phục vụ cho lợi ích của
cả Mỹ và Nhật Bản
1 Lý thuyết về cơ sở hợp tác an ninh
Trong quá trình để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi íchquốc gia, các quốc gia có cùng chung mục đích hoặc có chung kẻ thù đãliên kết với nhau để kết hợp khả năng quân sự, chính trị tạo nên sức mạnhchung nhằm đạt được mục đích đề ra Do các quốc gia có sự khác nhau vềđặc điểm dân cư, địa lý, giới cầm quyền, văn hóa … nên luôn tồn tại cácmâu thuẫn Vì vậy từ thời thượng cổ đến nay việc quốc gia này liên minhhợp tác với các quốc gia khác để bảo vệ an ninh quốc gia là việc thườngthấy Có những liên minh tạm thời, lỏng lẻo nhưng cũng có những liênminh tồn tại lâu dài, chặt chẽ
An ninh quốc gia được đảm bảo khi không có các mối đe dọa đến cáclợi ích của nó hoặc nếu có thì quốc gia này có khả năng ngăn chặn và đẩy lùicác đe dọa đó Các quốc gia thường lựa chọn tham gia vào một liên minh làgiải pháp đem lại cho quốc gia nhiều mặt lợi
Trang 5Thứ nhất, một liên minh sẽ giúp quốc gia bổ sung được sức mạnh Docác quốc gia luôn bị giới hạn về nguồn lực nên quốc gia sẽ gặp phải nhữnghạn chế nhất định khi phải tự đối phó với các nguy cơ an ninh Với sự kết hợpthành liên minh khả năng kết hợp sức mạnh lại với nhau để tang cường sứcmạnh của cả hai Ngoài ra hợp tác an ninh là một phương cách hợp lí và cóhiệu quả để góp phần thực hiện được mục tiêu an ninh của một quốc giathông qua việc tăng cường khả năng chống chọi với các mối đe dọa, giảmđược chi phí, tiết kiệm được nguồn lực, răn đe các đối thủ và tạo dựng quan
hệ tốt hơn với đồng minh
Thêm vào đó, các nhà hiện thực chủ nghĩa cho rằng mục đích cơ bảncủa các chủ thể trong chính trị quốc tế là bảo vệ lợi ích dân tộc, mà trước hết
là đảm bảo an ninh tối đa của riêng mình Trong một thế giới vô chính phủ, đểđảm bảo an ninh của mình chống lại một nước hoặc một nhóm nước đangtăng cường quyền lực quá mức và do đó đe doạ sẽ thống trị cả thế giới haymột phần thế giới, các quốc gia thường thi hành chính sách cân bằng lựclượng bằng cách tạo ra một đối trọng sức mạnh tương đương nhờ vào việctăng cường sức mạnh của chính mình hoặc thiết lập liên minh phòng thủ vớimột số nước khác Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, khi mà hai nước đối đầu
là Liên Xô và Mỹ đều đang tìm cách để nâng cao sức mạnh, mở rộng tầm ảnhhưởng của mình, đồng thời kìm chế sức mạnh của đối phương thì việc tìmthêm cho mình một đồng minh là rất quan trọng Để đối phó với Liên Xô vàchủ nghĩa cộng sản đang ngày càng lớn mạnh, Mỹ và Nhật Bản đã chọn lựacách liên minh với nhau Đối với Mỹ thì Nhật Bản là một đồng minh quantrọng ở khu vực châu Á Thaí Bình Dương, là căn cứ tiền tiêu của Mỹ chốnglại Liên Xô và các nước cộng sản Còn với Nhật Bản thì sự có mặt của Mỹ ởđây sẽ đảm bảo an ninh cho nước này khi mà Liên Xô và Trung Quốc bêncạnh đang ngày càng tăng cường khả năng quân sự, đặc biệt là vũ khí hạtnhân của hai nước này lúc nào cũng có thể lăm le đe dọa đến Nhật Bản Giữa
Mỹ và Nhật Bản, quan hệ đặc biệt đã được xác lập trong suốt giai đoạn chiến
Trang 6tranh lạnh, đó là quan hệ giữa người bảo trợ và người được bảo trợ Mới nhìnqua thì có thể thấy được tính bất cân đối, bất bình đẳng trong mối quan hệnày, tuy vậy hai nước vẫn là đồng minh với nhau ngay cả khi chiến tranh lạnhkết thúc, có lẽ phần lớn là do nó còn phục vụ cho những lợi ích riêng khác của
- Làm suy yếu, ngăn chặn sự phát triển và lan rộng ảnh hưởng củaLiên Xô và chủ nghĩa xã hội
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ chọn mục tiêu thứ hai làm chủ đạo,thực hiện chính sách “ngăn chặn cộng sản”
Học thuyết quân sự của Mỹ trong thời kỳ này nhằm tìm cách giành ưuthế quân sự trên phạm vi toàn cầu; bao vây cô lập Liên Xô và các nước xã hộichủ nghĩa; xây dựng các khối quân sự để vừa kiểm soát các đồng minh, vừatạo cơ sở cho hoạt động quân sự khi cần thiết
Ở Tây Âu, Mỹ đã xây dựng khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO) Trong khi đó ở châu Á Thái Bình Dương, Mỹ đã xây dựng hàngtrăm căn cứ quân sự thành các phòng tuyến nhiều tầng nấc, trong đó Mỹ coiviệc xây dựng Hiệp ước phòng thủ với Nhật Bản lâu dài là hết sức cần thiết,thậm chí coi Nhật Bản như một NATO phương Đông
Lợi ích chiến lược của Mỹ ở châu Á được xác định vào khoảng thờigian 1949-1950 Tháng 1/1950, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson đã tuyên bố:
“Phạm vi phòng thủ của Mỹ trải từ A-lơ-san đến Nhật Bản và tiếp tục đến tậnquần đảo Ryu-kyu và Phillipin”
Trang 7Chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới
II phản ánh chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm thực hiện cuộc chiến tranh lạnh
mà nội dung chính của nó là cô lập và tiến tới xoá bỏ hệ thống XHCN theo
mô hình Xô viết Việc chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh và giúp Nhậtkhôi phục và phát triển kinh tế nằm trong những tính toán chiến lược củanước này Một mặt Mỹ muốn chứng tỏ với công luận của Nhật Bản và thế gớirằng cuộc chiến tranh đã qua, sự giúp đỡ đối với Nhật Bản là cần thiết và qua
đó nhằm xoá đi hình ảnh chẳng đẹp đẽ gì của đội quân chiếm đóng Mặt khác,dùng Nhật như một căn cứ tiền tiêu để răn đe hai siêu cường cộng sản là Liên
Xô và Trung Quốc
Bên cạnh đó, Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật là Mỹ nhằm biến Nhật thànhmột bàn đạp cho các lực lượng của Mỹ ở Viễn Đông, lôi kéo Nhật vào liênminh chống liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, gây chiến tranh xâm lược ởTriều Tiên (1950- 1953), chống nhân dân hai nước Trung – Triều, đàn ápphong trào dân chủ đang phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản
Hơn nữa, việc liên minh với Nhật Bản, đặc biệt là sau sự ra đời củaHiệp ước phòng thủ giữa hai nước còn tạo cơ sở pháp lý cho việc có mặt dàihạn của các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật, đồng thời Mỹ cũng muốn kiểm soáttrực tiếp và kiềm chế khả năng quân sự của Nhật Bản Một liên minh quân sựvới Nhất cũng là một sự đảm bảo chắc chắn cho sự có mặt của Mỹ trong khuvực và sự an tâm của Nhật trước các thách thức lớn như Liên Xô, Trung Quốchay Triều Tiên
3 Phía Nhật Bản
Chính sách của Nhật Bản được bắt đầu với “Học thuyết Yoshida” vàđược củng cố, phát triển vào những năm 1960 dưới thời các Chính phủ Ikeda
và Satò, bao gồm 3 điểm cốt lõi:
- Trong chiến tranh lạnh, Nhật Bản coi mình là một thành viên củaphương Tây, xác định phương châm chủ yếu “thoát Á, nhập Âu”
Trang 8- Dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh quốc phòng, hạn chế đến mức nhỏnhất việc xây dựng lực lượng phòng vệ của riêng mình Nhật hoàn toàn phụthuộc vào Mỹ, tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ về an ninh, quốc phòng để tạptrung phát triển kinh tế.
- Coi trọng khôi phục và phát triển kinh tế
Đặc trưng của chính sách ngoại giao kinh tế này là đuổi kịp và vượtcác nước phát triển khác Tôn chỉ của Nhật trong thời kỳ này là “ chỗ ngồithấp, lợi nhuận cao” Do đó, thêm một hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật dườngđóng vai trò tích cực cho chiến lược phát triển của Nhật hơn là những tiêu cực
nó đưa lại
Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng
nề (gần 3 triệu người chết và mất tích, kinh tế bị tàn phá, 13 triệu người thấtnghiệp, đói rét…), bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 –1952) Trong tình hình hết sức khó khăn như vậy và thêm sức ép của cácnước thắng trận Nhật đã cam kết đi theo chính sách hòa bình và chỉ duy trìmột lực lượng quân sự hòa toàn có tính chất phòng thủ Điều 9 Hiến phápnăm 1947 của Nhật quy định Nhật không được quyền sở hữu các lực lượng
bộ binh, hải quân và không quân cấm xuất khẩu vũ khí cũng như không chophép Nhật giải quyết tranh chấp bằng vũ lực Với hạn chế như thế và trướcmột nước Nga hùng mạnh với vô số các đầu đạn hat nhân tên lửa và TrungQuốc đang muốn khẳng định mình thì Nhật không có cách nào tốt hơn là hợptác an ninh với Mỹ, dựa vào Mỹ và ô hạt nhân của Mỹ để duy trì hạt nhântrong thời kỳ chiến tranh lạnh
Bên cạnh đó, việc ký hiệp ước với Mỹ sẽ giúp Nhật tiết kiệm được mộtkhoản chi phí quốc phòng lớn và cho phép Nhật chỉ tập trung vào một mốiquan tâm chủ yếu là phát triển kinh tế Ngoài ra cũng phải ghi nhận rằng sựphục hồi sau chiến tranh chưa tạo cho nước Nhật một vị trí đủ mạnh để mặc
cả với Mỹ khi ký kết hiệp ước giữa hai nước
Trang 9III CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI MỸ THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH(1945-1991)
1 Thiết lập chính sách liên minh chặt chẽ với Mỹ
Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật bản đã tiến hành những chínhsách ngoại giao tương đối năng động, khôn khéo và thận trọng Cùng với sựphát triển thành công về kinh tế, chính sách đối ngoại đã góp phần đáng kểnâng cao vị trí của Nhật bản trong khu vực cũng như trên trường quốc tế
Sau chiến tranh thế giới thứ II, chính sách đối ngoại của Nhật Bảnđược bắt đầu với Học thuyết Yoshida theo đó Nhật Bản dựa hoàn toàn vàoHiệp ước an ninh Nhật-Mỹ để phòng thủ đất nước và tập trung sức pháttriển kinh tế
Học thuyết này bắt nguồn từ Thủ tướng Yoshida và được củng cố, pháttriển vào những năm 1960 dưới thời các Chính phủ Ikeda và Satò Có 3 điểmcốt lõi trong học thuyết này:
• Trong thời chiến tranh lạnh Nhật Bản coi mình là thành viên củaPhương Tây, nghĩa là đi với Mỹ Coi đó là nền tảng của ngoại giao
• Dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh quốc phòng, hạn chế đến tối thiểuviệc xây dựng lực lượng phòng vệ của riêng mình
• Coi trọng ngoại giao kinh tế
Trong quá trình đàm phán hoà ước Sanfransisco, Shigeru Yoshida,người chủ trương chỉ hoà giải với đa số các nước phương tây thay vì hoà giảitoàn diện, đã cự tuyệt áp lực của Ngoại trưởng Mỹ Đalét đòi Nhật tái vũ trangquy mô lớn, cho rằng làm như vậy sẽ huỷ hoại sức lực của nước Nhật Sau đóYoshida đã thúc đẩy nền ngoại giao lấy kinh tế làm nền tảng
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn thập kỷ 60 được đặctrưng bởi chính sách ngoại giao kinh tế nhằm phục vụ cho nhu cầu đuổi kịp
và vượt các nước phát triển khác Mục tiêu này đã đạt được vào cuối nhữngnăm 60 khi Nhật Bản trở thành cường quốc thứ hai về kinh tế trong hệ thống
tư bản chủ nghĩa
Trang 10Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với
Mĩ bằng việc kí hai hiệp ước: Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước
an ninh Mĩ -Nhật (tháng 9 – 1951)
-Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Nhật Bản đã trở thành hậu cần choquân đội Mỹ Và, 8 tháng 9 năm 1951, Hiệp ước San Francisco hay Hiệp ướchòa bình San Francisco giữa các lực lượng Đồng Minh và Nhật Bản đượcchính thức ký kết bởi 49 quốc gia, có hiệu lực từ ngày 28 tháng 4 năm 1952 "Quan hệ Mỹ-Nhật lần đầu tiên đã được ký kết và xác nhận Hiệp ước bắt NhậtBản phải bồi thường cho các nước Đồng Minh từng phải chịu thiệt hại chiếntranh do Nhật gây ra cũng như tận dụng tối đa Hiến chương Liên HiệpQuốc và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền để nêu rõ mục đích của các lựclượng đồng minh, theo đó trao quyền kiểm soát Okinawa cho Mỹ
Khi Hiệp ước San Francisco có hiệu lực, Nhật Bản đã trở thành mộtnước có chủ quyền chính thức Tuy nhiên, do Hiệp ước Liên minh Mỹ-NhậtBản lần thứ nhất, các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ đã rời Nhật Bản nhưng NhậtBản vẫn chịu sự ảnh hưởng của quân đội Hoa Kỳ
-Hiệp ước an ninh song phương Mỹ- Nhật (08/09/1951)
Vì kí kết hiệp ước hòa bình khiến cho Nhật Bản mất quyền duy trì quânđội , Nhật Bản đã chấp nhận cho Mỹ duy trì quân đội tại Nhật để đảm bảo anninh phòng thủ Thực tế đây là sự chính thức hóa sự hiện diện của quân Mỹtại Nhật Bản cũng như sự phụ thuộc an ninh hoàn toàn của Nhật vào Mĩ
Hiệp ước hòa bình công nhận rằng Nhật Bản là một quốc gia có chủquyền có quyền tham gia vào các thỏa thuận an ninh tập thể, và hơn nữa, Điều
lệ của Liên Hiệp Quốc công nhận rằng tất cả các quốc gia có quyền cố hữucủa cá nhân và tập phòng thủ tự
Trong thực hiện các quyền này, Nhật Bản mong muốn, như một sự sắpxếp tạm thời cho quốc phòng của mình, rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì lực lượng vũtrang của riêng mình và về Nhật Bản để ngăn chặn cuộc tấn công vũ trang vàoNhật Bản
Trang 11Hoa Kỳ, vì lợi ích của hòa bình và an ninh, hiện đang sẵn sàng để duytrì nhất định của lực lượng vũ trang của mình và về Nhật Bản, với mongmuốn, tuy nhiên, Nhật Bản sẽ ngày càng tự chịu trách nhiệm phòng thủ củariêng mình chống lại trực tiếp và gián tiếp xâm lược, luôn luôn tránh bất kỳtrang bị vũ khí mà có thể là một mối đe dọa tấn công hoặc phục vụ khác hơn
là để thúc đẩy hòa bình và an ninh theo quy định của mục đích và nguyên tắccủa Hiến chương Liên Hợp Quốc
Hoa Kỳ cung cấp các lực lượng không quân và lực lượng biển choNhật Bản Các lực lượng này có thể được sử dụng để góp phần duy trì hòabình và an ninh ở vùng Viễn Đông và đến an ninh của Nhật Bản chống lạicuộc tấn công vũ trang, bao gồm cả hỗ trợ được theo yêu cầu rõ ràng củaChính phủ Nhật Bản để đưa ra cuộc bạo loạn và rối loạn nội mô lớn ở NhậtBản, gây ra thông qua sự xúi giục hoặc can thiệp của một quyền lực bênngoài, quyền hạn
Trong quá trình thực hiện quyền nêu tại Điều 1, Nhật Bản sẽ khôngcấp, nếu không có sự đồng ý trước của Hoa Kỳ, bất kỳ cơ sở hoặc bất kỳquyền, quyền hạn, cơ quan nào, trong hoặc liên quan đến cơ sở, quyền củađơn vị đồn trú hoặc của cơ động, hoặc quá cảnh của mặt đất, không khí haycác lực lượng hải quân đến bất kỳ quyền lực thứ ba
Các điều kiện đó phải phối trí các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ tại
và về Nhật Bản được xác định bằng các thoả thuận hành chính giữa hai Chínhphủ
Hiệp ước này sẽ hết hạn bất cứ khi nào theo ý kiến của các Chính phủcủa Hoa Kỳ và Nhật Bản có trách nhiệm đã có hiệu lực như Liên Hợp Quốcsắp xếp hoặc bố trí thay thế như an ninh cá nhân hoặc tập thể tốt sẽ cung cấpcho việc bảo dưỡng của Liên Hiệp Quốc hay không hòa bình và an ninh trongkhu vực Nhật Bản
Theo hiệp ước, cả hai bên có nghĩa vụ để duy trì và phát triển năng lựccủa họ để chống lại cuộc tấn công vũ trang ở chung và để hỗ trợ lẫn nhau
Trang 12trong trường hợp tấn công vũ trang vào vùng lãnh thổ thuộc quyền quản lýcủa Nhật Bản., tuy nhiên, rằng Nhật Bản không thể giúp đỡ với các quốcphòng của Hoa Kỳ bởi vì nó đã được hiến pháp cấm việc gửi các lực lượng vũtrang ở nước ngoài (Điều 9)
Hiệp ước cũng thể hiện sự từ bỏ của người dân Nhật Bản về "mối đedọa hoặc sử dụng vũ lực như một phương tiện giải quyết tranh chấp quốc tế".Điều 6 của hiệp ước quy định về việc đóng quân của lực lượng Hoa Kỳ tạiNhật Bản, với chi tiết cụ thể về cung cấp cơ sở và các khu vực sử dụng của họ
và chính quyền của công dân Nhật Bản Biên bản thỏa thuận với các điều ướcquy định rằng chính phủ Nhật Bản phải được tư vấn trước khi thay đổi trongviệc triển khai lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản hay với việc sử dụng các căn
cứ của Nhật Bản cho các hoạt động chiến đấu khác trong quốc phòng củaNhật Bản chính nó
-Đến năm 1960, 2 bên đã gia hạn Hiệp ước sửa đổi Năm 1960 Nhật Bản hiệp ước an ninh Nhật Bản yêu cầu duy nhất Nhật Bản cung cấp cơ
Mỹ-sở và trang thiết bị quân đội Mỹ đóng quân ở đó
Hiệp ước ký năm 1960 cho phép quân đội Mỹ đưa vũ khí nguyên tửvào Nhật Bản mà không cần hỏi ý kiến trước Hiệp ước này vô hiệu hóa cácthỏa thuận hai nước đã ký trước đó, theo đó Mỹ phải hỏi ý kiến Nhật Bảntrước khi đưa vũ khí nguyên tử tới nước này
Phía Nhật Bản khẳng định trách nhiệm đơn nhất về an ninh nội địa ,còn phía Mỹ vẫn đồng ý bảo vệ an ninh Nhật Bản từ bên ngoài trong trườnghợp quốc gia này bị tấn công Sau tháng 10/1969, theo sự thoả thuận của haibên, Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ mặc nhiên được gia hạn sau mỗi khoảngthời gian 10 năm, nếu như một trong hai bên không chống lại điều đó Có thểnói trong khoảng ba thập niên đầu sau chiến tranh, nền an ninh – quốc phòngNhật Bản hầu như dựa hoàn toàn vào sự bảo hộ của Mỹ
Tuy nhiên, hiệp ước 1960 loại bỏ khả năng lính Mỹ được huy động đểgiải quyết xung đột nột bộ của Nhật Đồng thời cũng yêu cầu Mỹ cần thông
Trang 13báo trước bất cứ sự triển khai quân nào đồng thời cung cấp khả năng để 1trong 2 phía được quyền chấm dứt hiệp định, điều này nhằm giảm bớt sự mấtcân đối khi hiệp ước được kí kết Lần sửa đổi thứ nhất năm 1960, khu vực màhiệp ước an ninh Mỹ- Nhật trực tiếp nhằm vào là vùng Cận Đông với mụcđích ngăn chặn Nga và chủ nghĩa cộng sản.
Hiệp ước này ký kết tại Washington ngày 19/1/1960, gắn bó hai cựuthù của Chiến tranh thế giới thứ II trong mối quan hệ đối tác an ninh chiếnlược, Mỹ- Nhật Bản Mỹ cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản - nước thực thi Hiếnpháp hòa bình - bằng sự hiện diện quân sự lâu dài tại đất nước này Mỹ sẽgiúp Nhật đáp trả lại các cuộc tấn công vào Nhật Bản, – “không chỉ đóng gópvào nền an ninh của quốc gia mà còn góp phần vào sự ổn định và phát triểncủa khu vực châu Á – Thái Bình Dương” Theo hiệp ước, khoảng 47.000 binhlính Mỹ hiện đồn trú tại Nhật Bản, trong đó hơn một nửa số binh lính có mặttại miền Nam đảo Okinawa Lần sửa đổi thứ nhất năm 1960, khu vực mà hiệpước an ninh Mỹ- Nhật trực tiếp nhằm vào là vùng Cận Đông với mục đíchngăn chặn Nga và chủ nghĩa cộng sản
2 Chính sách tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ về an ninh, quốc phòng
để tập trung phát triển kinh tế của Nhật Bản
Sau khi Mỹ ký với Nhật hiệp ước an ninh, gần như Nhật Bản độc lậphoàn toàn với Mỹ về chính trị và kinh tế Mỹ không để tâm đến việc xóa bỏchủ nghĩa quân chủ tại Nhật nhằm thực hiện các cải cách xã hội tiến bộ Do
đó, liên minh Mỹ - Nhật chủ yếu là liên minh về quân sự để tạo điều kiện cho
Mỹ có quân đội chiếm đóng tại Nhật
“Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ” đã đánh dấu sự quay trở lại xã hội quốc tếcủa Nhật Bản đồng thời cũng biến Nhật Bản thành căn cứ “chống cộng” ởChâu Á, kể từ đó trở đi Mỹ luôn là đồng minh số một của Nhật Bản và chínhsách đối ngoại của Nhật Bản luôn phù hợp với chiến lược toàn cầu của Mỹ.Điều này luôn được thể hiện rõ trong sách xanh ngoại giao của Nhật Bản xuấtbản hàng năm “ Mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Mỹ dựa trên Hiệp ước an
Trang 14ninh Nhật-Mỹ là trục chính của ngoại giao Nhật Bản, sự hợp tác này đượcthực hiện trong các lĩnh vực mà trước hết là trong lĩnh vực chính trị, kinh tế,quân sự Mỹ là đối tác quan trọng của Nhật Bản”.
Không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà quan hệ kinh tế Nhật-Mỹ cũngrất lớn Kể từ những năm 60 trở đi Mỹ luôn là bạn hàng số một của Nhật Bảnvới lượng kim ngạch buôn bán tăng hết sức nhanh Ví dụ, kim ngạch buônbán hai chiều giữa hai nước đã đạt 184,29 tỉ USD vào năm 2001, trong đóNhật Bản xuất siêu 58,11 tỉ USD
Trong mối quan hệ với Nhật, Mỹ luôn tìm cách kiềm chế Nhật ở mức
độ cao nhất vì lo sợ Chủ nghĩa quân phiệt Nhật một khi nó trỗi dậy, sẽ có một
sự chuyển hóa từ sức mạnh kinh tế sang sức mạnh quân sự Mỹ duy trì sự cómặt về quân sự và ảnh hưởng của mình Nhật Bản nhằm hạn chế khả năngquân sự của Nhật cũng như duy trì chúng ở trong vòng cương tỏa mà Mỹ cóthể kiểm soát được Nhờ đó, Mỹ biến Nhật Bản trở thành thành trì vững chắcnhất chống lại sự lan rộng ảnh hưởng của Chủ nghĩa cộng sản tại Châu Á
Liên minh Mỹ- Nhật có cách xác định lực lượng quân đồn trú tronghiệp ước rõ ràng và cách phối hợp cũng toàn diện, và Mỹ phải có nghĩa vụ
và trách nhiệm đảm bảo hỗ trợ và giúp đỡ an ninh cho Nhật Bản rõ rànghơn Cơ chế hợp tác trong Liên minh Mỹ- Nhật đưa ra chi tiết và mạch lạchơn phần lớn giải thích cho điều này là sự phụ thuộc của Nhật Bản bởinhững vấn đề của lịch sử, cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của Mỹ trongvai trò với Nhật Bản
Liên minh Mỹ- Nhật trong Chiến Tranh Lạnh có thể thấy là một sự kếthợp tương đối gắn kết bởi những ràng buộc lợi ích trong giai đoạn này
3 Chính sách điều chỉnh hợp tác an ninh Nhật Bản - Mỹ
-"Hiệp ước phòng thủ chung" giữa Nhật Bản và Mỹ tồn tại tới đầu năm
1978 mà không có sửa đổi bổ sung gì Từ cuối những năm 70, tình hình quốc
tế có nhiều biến đổi và theo sự đánh giá của Nhật Bản và Hoa Kỳ, thì sự biếnđổi đó là bất lợi cho họ Việc Liên Xô lúc đố chuẩn bị đưa quân vào
Trang 15Afganixtan đã gây sự lo ngại cho Nhật Bản và phương Tây Việc suy giảmảnh hưởng của Mĩ ở Đông Nam á gây ra một cú sốc cho một số đồng minhcủa Mĩ ở khu vực này
-Trước bối cảnh đó, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã điều chỉnh một bước chíênlược hợp tác an ninh song phương vào cuối 1978 Có thể nói đây là lần điềuchỉnh đầu tiên của chương trình hợp tác phòng thủ Nhật Bản - Hoa Kỳ kể từkhi ký hiệp ước an ninh 1960
-Có thể nói sự điều chỉnh lần này chỉ mang tính chất chiến thuật chứkhông phải chiến lược Bởi vì hầu như không có sửa đổi gì so với lần sửa đổi
1978 Trong lần sửa đổi năm 1978 "chiến lược hợp tác phòng vệ Nhật Bản"xác định khu vực phòng thủ của liên minh Nhật Bản - Hoa Kỳ là "vùng ViễnĐông" không bao gồm Trung Quốc và Nam Triều Tiên Đây là một bước mởrộng so với hiệp ước an ninh Nhật Bản - Hoa Kỳ ký năm 1960 Hiệp ước nàyxác định, khu vực phòng vệ chung Nhật Bản - Hoa Kỳ được giới hạn trongphạm vi 200 hải lý mà điểm mốc là căn cứ vào ba eo biển của Nhật Bản làTsugaru, Tushima và Soya
- Lần điều chỉnh hợp tác an ninh Nhật Bản - Hoa Kỳ thứ hai diễn ra từgiữa những năm 1980 Sự điều chỉnh chương trình hợp tác an ninh lần này chỉmang tính chất chiến thuật bởi vì thời kỳ đó Nhật Bản tỏ ra kiên quyết ủng hộcác hành động quân sự và ngoại giao cứng rắn của Mĩ nhằm chống lại "chủ