Du lịch Đà Lạt – ngành công nghiệp không khói hàng năm đóng góp hàng trăm triệu USD vào GDP của Việt Nam. Việc phát triển ngành này có vai trò rất quan trọng với nước ta đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế hội nhập như hiện nay. Việt Nam may mắn được thiên nhiên ưu đãi ban cho những thắng cảnh đẹp như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Tam Cốc Bích Động,… và cả Đà Lạt, thành phố nằm trong thung lũng cao nguyên Lâm Viên và Lang Biang, do đó Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch, để xây dựng Việt Nam là “ điểm đén của thiên niên kỉ ”. Nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên Đà Lạt có được một khí hậu ôn dới quanh năm. Nơi đay đã trở thành điểm đến du lịch nghỉ mát lí tưởng của Việt Nam thuộc miền trung Tây Nguyên, hang năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Một chút nhẹ nhàng, bảng lảng trong sương khói Đà Lạt cũng đủ làm say lòng khách phương xa, giăng mắc những ấn tượng khôn nguôi về một Đà Lạt của tình yêu, tuổi trẻ và kỉ niệm. Tìm hiểu về Đà Lạt để yêu thêm về mảnh đất và con người Tây Nguyên, để hi vọng hơn về một tương lai rộng mở cho thương hiệu du lịch Đà Lạt, để thấy được một Đà Lạt sẽ phát triển với những vận hội mới. Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài tập của chúng em còn nhiều sai sót mong được sự góp ý và chỉ bảo của thầy Nguyễn Quang Dũng để chúng em có vốn hiểu biết đúng đắn hơn.
LỜI MỞ ĐẦU Du lịch Đà Lạt – ngành công nghiệp không khói hàng năm đóng góp hàng trăm triệu USD vào GDP của Việt Nam. Việc phát triển ngành này có vai trò rất quan trọng với nước ta đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế hội nhập như hiện nay. Việt Nam may mắn được thiên nhiên ưu đãi ban cho những thắng cảnh đẹp như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Tam Cốc Bích Động,… và cả Đà Lạt, thành phố nằm trong thung lũng cao nguyên Lâm Viên và Lang Biang, do đó Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch, để xây dựng Việt Nam là “ điểm đén của thiên niên kỉ ”. Nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên Đà Lạt có được một khí hậu ôn dới quanh năm. Nơi đay đã trở thành điểm đến du lịch nghỉ mát lí tưởng của Việt Nam thuộc miền trung Tây Nguyên, hang năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Một chút nhẹ nhàng, bảng lảng trong sương khói Đà Lạt cũng đủ làm say lòng khách phương xa, giăng mắc những ấn tượng khôn nguôi về một Đà Lạt của tình yêu, tuổi trẻ và kỉ niệm. Tìm hiểu về Đà Lạt để yêu thêm về mảnh đất và con người Tây Nguyên, để hi vọng hơn về một tương lai rộng mở cho thương hiệu du lịch Đà Lạt, để thấy được một Đà Lạt sẽ phát triển với những vận hội mới. Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài tập của chúng em còn nhiều sai sót mong được sự góp ý và chỉ bảo của thầy Nguyễn Quang Dũng để chúng em có vốn hiểu biết đúng đắn hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! NỘI DUNG I.Tổng quan về du lịch Đà Lạt. Đà Lạt đã là một thương hiệu lớn.Thương hiệu ấy được nuôi dưỡng trong một môi trường khá đặc biệt, gây ấn tượng không bằng những event, slogan to tát mà bằng tình yêu, lòng tin tưởng và ký ức ở khách phương xa… 1. Đà Lạt – thành phố của du lịch Lập trên cao nguyên Lâm viên đồi núi chập chùng, Ðà lạt là một đô thị nghỉ mát xinh đẹp nằm giữa những khu rừng thông, thác nước thơ mộng…Được ví như một Tiểu Paris, Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố Thung lũng tình yêu: Thung lũng hồ Đa Thiện được mang tên Thung lũng Tình yêu (Vallée d’Amour) và giải thích theo hai cách: • Trong nửa đầu thế kỷ 20, thung lũng gần Dinh Bảo Đại (Dinh III) được gọi là Vallée d’Amour (Thung lũng Tình yêu), sinh viên Viện Đại học Đà Lạt nhận thấy thung lũng gần ấp Đa Thiện là nơi hẹn hò lý tưởng của thanh niên nên cũng đặt tên là Thung lũng Tình yêu. • Hướng đạo sinh thường cắm trại ở thung lũng Đa Thiện và đặt tên Thung lũng Tình yêu với ý nghĩa tình yêu thiên nhiên, đất nước. Cách Khu Hoà Bình 4,6 km về hướng Bắc theo đường chim bay. Thung lũng Tình yêu là một trung tâm du lịch thanh thiếu niên, với diện tích 342 ha. Du khách đến tham quan thường dừng lại trên đồi cao, chụp ảnh, ngắm nhìn toàn cảnh đồi núi chập chùng, đỉnh núi Lang Biang án ngữ phía Bắc, cưỡi ngựa, đi xe đạp nước, dùng du thuyền lướt trên mặt hồ, mua đặc sản hay tổ chức những bữa ăn dã ngoại Hồ Than Thở: Hồ nằm trên đồi ao giữa một vùng rừng thông tĩnh mịch. Cảnh vật quanh hồ thật im vắng, mặt hồ trầm ngâm phẳng lặng. Con đường đất nhỏ hẹp quanh hồ mất hút xa xa.Gió lên, thông reo, lời ru khi êm ái, khi như nức nở khóc than. Quanh hồ có bao nhiêu truyền thuyết, tình sử…Hồ Than Thở là một trong những thắng cảnh nổi tiếng ở Đà Lạt do tên gọi khá hấp dẫn và cảnh quan quanh hồ. Đến đây, du khách dạo chơi dưới rừng thông, cưỡi ngựa, đi trên chiếc cầu gỗ, chụp ảnh . Núi Lang Biang: Đỉnh Lang Bian cao 2.167m và Biđúp cao 2.287m. Du khách ở Đà Lạt có thể thấy hai ngọn Lang Bian (Núi Bà) như bộ ngực tràn căng sức sống của một phụ nữ xinh đẹp khỏa thân nằm ngửa nhìn trời xanh mênh mang trong những ngày đông nắng lạnh. Nhìn từ Đà Lạt, du khách ngỡ rằng hai đỉnh Lang Bian liền nhau có thể đi từ đỉnh này sang đỉnh kia. Suối Vàng: Suối Vàng nằm về phía Bắc Đà Lạt, cách trung tâm thành phố 12km. Khu vực trầm mặc và thơ mộng này với những đồi cỏ thênh thang, gần chân núi, độ ẩm cao, không thoáng khí như ở Đà Lạt nên vùng này vẫn còn khá hoang sơ như ngày nay.Vùng đất tuyệt đẹp này với những mặt hồ lãng đãng khói sương đã thu hút không biết bao nhiêu du khách. Dưới chân đồi ven hồ là một rừng thông non xanh thẳm nổi lên trên những cụm đồi tròn nhấp nhô chạy tít đến chân núi Lang Biang. Suối Vàng có 1 thác nước và 2 hồ lớn. Hồ Ankroet ở dưới và hồ Dankia ở trên. Thác Cam Ly: Thác không đẹp và thường ít nước vào mùa khô nhưng nhờ vị trí gần trung tâm thành phố nên du khách thường ghé thăm. Một chiếc cầu bắc ngang qua suối Cam Ly phía trên thác giúp du khách đi từ bên này sang bên kia dòng suối. Dưới chân thác là một vườn hoa nhỏ. Phong cảnh chung quanh thác không còn hoang vu như ngày xưa. Thác Datanla: Nằm trong khu rừng dự trữ nên Đa Tăng La còn có vẻ đẹp hoang dã. Nước đổ mạnh trên những tảng đá nhiều tầng chồng chất giữa hai triền dốc tạo thành nhiều thác liên tiếp, có chỗ nước chảy giữa khe nứt tạo thành hố sâu gọi là “Vực tử thần”.Phía dưới thác Đa Tăng La là một chuỗi thác khác, hùng vĩ nhất là thác Đoong Nham, đường khó đi. Thác Pongour: Thác thuộc loại đẹp, hùng vĩ nhất Tây Nguyên với chiều cao hơn 20m, bề mặt thác dài hàng trăm mét và một thềm thác rộng hàng chục ha có thể tổ chức vui chơi cho hàng ngàn người một lúc. Các nhà du lịch đã không ngần đặt cho Pongour biệt hiệu “Nam Phương đệ nhất thác”.Từ nhiều năm nay, Ponguor có ngày hội thác vào rằm tháng giêng hàng năm và ngay này đã trở thành một ngày vui chơi xuân của thanh niên Đà Lạt - Lâm Đồng với nhiều trò chơi dân gian, các nghi lễ văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa Thác Prenn: Từ trên cao, nước đổ qua một vòm đá huyền vũ rơi xuống, trải đều như một bức rèm trắng xóa đẹp tựa như mái tóc của nàng tiên, do đó thác còn có tên là Tiên Sa.Khách đến tham quan thác Prenn thích thú đi qua chiếc cầu nhỏ bắc trong lòng thác, để mặc cho bụi nước tung tóe bám vào người, mang lại một cảm giác sảng khoái đặc biệt. Thác Hang Cọp: Thác cao ước khoảng 25m, rộng hơn 10m. Đến mùa mưa, nước nhiều, dòng thác trải rộng khoảng hơn 5m, mùa nắng thì dòng thác hẹp hơn nhưng vẫn đổ xuống với tốc độ rất nhanh và mạnh tạo thành những mảng bọt trắng xóa tràn lên các tảng đá hoa cương lớn nằm dưới chân thác. Cảnh vật quanh thác còn hoang sơ: rừng thông ở trên đồi cao thẳng đứng dưới bầu trời xanh trong, ở dưới lũng sâu là nhiều loại cây tạp, cây lá rộng khác chen chúc rậm rạp, cành lá đan xen mà ánh nắng mặt trời không chiếu xuyên qua được. Nếu như không có những bậc cấp bằng xi măng dẫn xuống thác thì đứng ở đây khách sẽ ngỡ như đứng giữa khoảng rừng núi âm u chưa có dấu chân người. Hồ Xuân Hương Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt và bên cạnh Đồi Cù. Hồ thực chất là hồ nhân tạo .Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên, nhà nghỉ Công Đoàn, Nhà hàng Thanh Thủy, Thủy Tạ . Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn). Vào buổi sáng sớm sương mù hiện lên rất đẹp và thơ mộng. Đồi Cù bên bờ Hồ Xuân Hương Đồi Cù nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt nằm kế bên là Hồ Xuân Hương do vậy thường được nhắc đến như một địa danh dính liền nhau - nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương Công viên hoa Đà Lạt Công viên hoa Đà Lạt nằm quanh trên bờ phía Bắc của hồ Xuân Hương, trên thung lũng của Đồi Cù. Trước đây công viên hoa Đà Lạt có tên là Bích Câu Các loại hoa và cây cảnh nổi tiếng của Đà Lạt được trồng tỉa chăm sóc chu đáo, cảnh sắc tươi mát, phong phú bốn mùa. Hàng năm thường tổ chức lễ hội hoa và là thông điệp nhằm mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển Đà Lạt và các vùng phụ cận trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu hoa của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Đà Lạt có nhiều công trình xây dựng đặc sắc, phần nhiều mang đặc trưng của kiến trúc kiểu Pháp Nếu so với nhiều thành phố khác trong cả nước, Đà Lạt vẫn là một thành phố trẻ, nhưng đó lại là một thành phố có đồ án thiết kế theo kiểu cách phương Tây. Đà Lạt trước kia là một thành phố do người Pháp xây dựng cho người Pháp, và các đồ án thiết kế đều phải do Phủ toàn quyền quyết định, các kỹ sư, kiến trúc sư, các đoàn lên Đà Lạt nghiên cứu về việc chỉnh trang, xây dựng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng và nhất thiết phải có trìnhGa Đà Lạt • Thiền viện Trúc Lâm là thiền viện lớn nhất Việt Nam, khánh thành năm 1994, là một trong những công trình xây dựng Phật giáo lớn nhất sau năm 1975. Chùa tọa lạc bên cạnh hồ Tuyền Lâm trên một khu đất rộng 25 ha. Thiền viện Trúc Lâm hiện nay được nối với Trung tâm thành phố Đà Lạt (đồi Robin) bằng hệ thống cáp treo, chuyên chở khách đến Thiền viện và quay về.Hồ Tuyền Lâm năm 2005 được chính quyền tỉnh Lâm Đồng xây dựng thành một khu du lịch lớn, thu hút khoảng khoảng 30 nhà đầu tư. • Chùa Linh Phước còn được gọi là Chùa Ve Chai vì trong sân có con rồng dài 49 m được làm bằng 12.000 vỏ chai, sành sứ. Chùa là một kiến trúc khảm sành độc đáo của Đà Lạt. Chùa tọa lạc tại Trại Mát, cách trung tâm thành phố 10 km về phía Đông. • Chùa Linh Sơn. • Chùa Thiên Vương Cổ Sát • Chùa Linh Phong. Trong chùa chỉ có sư nữ tu nên chùa còn được gọi là Chùa Sư Nữ. • Chùa Linh Quang, ngôi tổ đình đầu tiên của Đà Lạt, tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng do hòa thượng Thích Nhân Thứ tạo lập năm 1931. Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt thường được gọi là Nhà thờ Con gà vì có hình con gà trên nóc, biểu tượng cho thánh Phê-rô. Nhà thờ là một trong những kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa của Đà Lạt. Ngoài ra Đà Lạt còn có nhiều nhà thờ khác như Nhà thờ Domaine de Marie với kiến trúc kiểu Pháp rất đẹp, trong nhà thơ còn có một vườn hoa tuyệt đẹp với 2 cây Tùng trên 75 năm tuổi, nhà thờ Du Sinh có kiến trúc cổ truyền Việt Nam với mái cong và rồng. Nhà thờ Cam Ly được xây dựng từ năm 1960 đến 1968 theo kiểu nhà rông Tây Nguyên. Nhà thờ Cam Ly: Nhà thờ Cam Ly có một kiến trúc độc đáo theo lối nhà rông của đồng bào Tây Nguyên., nhà thờ Cam Ly được xây dựng riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vì thế nó mang một sắc thái độc đáo khác hẳn với các giáo đường dành cho người Kinh. Những người tạo tác nên ngôi nhà thờ đã thể hiện sự "hội nhập văn hóa" qua nghệ thuật kiến trúc khi cho gương mặt chúa trời hòa nhập với gương mặt của Yàng (trời) mà những người dân nơi đây đã nghìn năm sùng bái. Đà Lạt có nhiều dinh thự và biệt thự đẹp như: • Dinh I : đã từng là văn phòng quốc trưởng của Bảo Đại, nay được Công ty K'Gim - Hàn Quốc đầu tư thành khu khách sạn,giải trí cao cấp. • Dinh II : từng là biệt thự nghỉ mát của toàn quyền Decoux, rồi sau đó là của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Cao Kỳ. Sau năm 1975 là nhà khách UBND tỉnh Lâm Đồng. • Dinh III : còn gọi là dinh Bảo Đại, xây dựng từ năm 1933, nằm ở đường Triệu Việt Vương, gần Viện vacxin và các chế phẩm sinh học Đà Lạt. Từ năm 1949, Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ, vua Bảo Đại sống với gia đình và làm việc tại đây. • Biệt thự Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào (cha của Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan - vợ vua Bảo Đại). • Biệt thự Thống đốc Nam kỳ, nay là trụ sở UBND tỉnh Lâm Đồng. • Biệt thự Hằng Nga. • Ngoài ra còn hàng trăm biệt thự cổ khác nằm rải rác, nhiều căn bị bỏ hoang lâu ngày. 2. Văn hoá du lịch. Đẩy mạnh những hoạt động giao lưu văn hóa, du lịch, thương mại, đầu tư, Festival Hoa Đà Lạt 2007 có ý nghĩa thiết thực góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng cũng như khu vực Tây Nguyên và thực hiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Bộ VHTT cũng tin tưởng rằng dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lâm Đồng, Hội chợ Triển lãm Festival Hoa Đà Lạt 2007 sẽ thành công tốt đẹp và thu hút được nhiều cá nhân, tổ chức, DN trong và ngoài nước tham gia. Trong ký ức của người dân phố núi lẫn du khách, chợ Âm phủ (nay là chợ đêm Đà Lạt) là một cái gì đó rất riêng, rất lãng mạn. Ở đó, người ta vừa xuýt xoa cái cảm giác hơi sương lạnh giá vừa được thưởng thức món bún bò nóng bốc khói. Cuộc sống ở chợ Âm phủ phản chiếu một góc đời sống văn hóa ẩm thực của xứ sở sương mù trong hành trình 115 năm hình thành và phát triển… Chợ Âm phủ bình dân nên các món ăn, nhậu cũng không quá cầu kỳ, thực khách thích nhất vẫn là bún bò giò heo do các mệ gốc Huế nấu, ăn với rau xanh Đà Lạt, nay thêm cháo vịt, thịt vịt, hủ tiếu, nghêu, sò nướng và phía ngoài có các hàng sữa đậu nành, bánh ngọt. Trong những năm bao cấp chỉ với món bún bò Huế nóng hổi, một ít ớt cay, nước bún được ninh kỹ từ xương heo thơm lựng cùng với một đĩa rau xanh Đà Lạt là quá đủ cho một suất ăn đêm. Với người đã đi nhiều nơi thì sữa đậu nành ở chợ đêm cũng rất đặc biệt: vừa thơm, vừa sánh mùi sữa đậu. Không cứ là khách du lịch mà với người phố núi, lâu lâu ra chợ đêm ăn khuya một lần cũng là một thú vui. 3. Đặc điểm của dịch vụ. Một ngày Ðà lạt có đủ bốn mùa: sáng sớm trời lạnh, nhiệt độ còn thấp, nhiều sương phủ mờ trên thung lũng hay mặt hồ. Ðó là mùa xuân, cỏ hoa vươn mạnh, sau một đêm dầm dìa những giọt sương. Buổi trưa, mặt trời lên cao, nóng ấm, cũng là lúc giống mùa hè. Vào buổi xế, mặt trời Ðà lạt lặn sớm vì nhiều đồi núi, gió hiu hiu se lạnh, ta có cảm giác như trời vào thu. Về đêm, nhiệt độ xuống thấp nhất vào lúc nửa đêm, lạnh ngắt, đó là mùa đông." Ban đêm nhà nào cũng kéo lớp cửa kính lên để giữ nhiệt độ trong nhà được ấm. Hàng năm, trường Võ bị Quốc gia Việt nam làm lễ mãn khóa vào tuần thứ ba của tháng 12 trong không khí giá buốt. Khách đến dự lễ truy điệu vào ban đêm, súng sính trong những bộ dạ phục mùa đông đất tiền, chẳng khác gì ở những quốc gia ôn đới. Nhưng cái hấp dẫn khác của Ðà lạt có lẽ là xứ hoa nở bốn mùa. Mùa xuân, nhiều loài hoa nở rộ, khoe hương sắc. Hoa mai nở quanh năm. Có nhiều loại hoa mai như mai đỏ, mai tứ qúy, mai hồng, và nhất chi mai. Vào tháng chạp có hoa đào báo hiệu ngày Tết. Hoa đào thuộc loại hoa qúy tộc, mầu hồng đậm nhạt. Những gia đình trung lưu ở Ðà lạt, ngày tết thường chưng một bình hoa có cành đào trong phòng khách. Còn hoa anh đào, một món quà tặng từ xứ Phù tang, được trồng ven bờ hồ Xuân hương. Hoa đào nở rộ vào hai tuần lễ cuối tháng 12. Hoa đào phơn phớt trắng hồng như má thiếu nữ khuê các. Con đường từ trước khách sạn Palace ra đến cầu ông Ðạo là cả một rừng hoa anh đào rực rỡ, tô điểm cho thành phố Ðà lạt vào xuân. Ðà lạt đẹp một cách kiêu kỳ lãng mạn. Nhiều thi nhân, văn sĩ về đây không tiếc lời ca ngợi Ðà lạt. II. Định hướng phát triển thương hiệu du lịch Đà Lạt. 1. Thị trường và khách hàng mục tiêu. Giới trẻ ưa lãng mạn tại Việt Nam và Đông Nam Á. Ngày nay, khi mà mức sống của con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu giải trí của họ cũng ngày càng cao hơn. Do đó, ngành du lịch có cơ hội phát triển rất nhiều trong tương lai. Cuộc sống càng nhộn nhịp, con người ta càng mong muốn có một không gian riêng yên tĩnh, trong lành để nghỉ ngơi và giải trí. Đà Lạt vốn được thiên nhiên ưu đãi nên rất thoả mãn được các nhu cầu đó. Nhất là những đôi tinh nhân khi mong muốn có những không gian lãng mạn, những kỉ niệm tuyệt vời cho những lần hẹn hò, những tuần trăng mật chỉ có một trong đời thì điểm đến của họ đầu tiên sẽ là Đà Lạt bởi thung lũng tình yêu lãng mạn với những cuộc thi hôn nhau lâu nhất của các đôi, bởi các festivel hoa thật hoành tráng, những hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương,… và cả thác Cam Ly, thác Datanla, . Không chỉ có vậy, tầng lớp dân cư có thu nhập khá cao cũng có nhu cầu giải trí, thành phần khách hang này không nhiều nhưng cũng không phải ít khi mà cuộc sống ngày càng bận rộn và nhu cầu giải trí của cong người ngày càng cao. 2. Định hướng phát triển thương hiệu du lịch Đà Lạt. Triết lý kinh doanh của du lịch Đà Lạt là mang lại những phút giây lãng mạn, thoải mái cho khách hàng bằng dịch vụ hoàn hảo nhất và trở thành một thương hiệu hàng đầu về du lịch không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.Bên cạnh việc phát triển du lịch, Đà Lạt còn có nhiều tiềm năng phát triển các ngành nghề dân tộc cũng như phát triển nông nghiệp để trở thành một thành phố năng động hiện đại trong nền kinh tế mở cửa nhưng vẫn không mất đi vẻ đẹp tiềm tàng vốn có của một vùng cao nguyên. Du lịch Đà Lạt được tổ chức theo một hệ thống chặt chẽ và thống nhất với nhau. Từ các bến xe, nhà ga, khách sạn, nhà nghỉ, khu tham quan vui chơi giải trí, … đều có nhân viên hướng dẫn và người quản lý. Câc khu hoạt động chưyên môn này phải có sự họp bàn, thống nhất về các mức giá cả, về phương thức hoạt động, … đối với các dịch vụ, cơ sở vật chất của các doanh nghiệp,…tránh tình trạng chặt chém hay lôi kéo khách du lịch. Các khu này lien kết với nhau để thống nhất hoạt động theo triết lý kinh doanh đã đề ra dưới sự giám sát chặt chẽ của nhà quản lý. Đà Lạt phấn đấu trở thành thành phố của tuổi trẻ, tình yêu và kỉ niệm không chỉ của Việt Nam mà trên toàn thế giới. Đà Lạt thật lạ trong ánh mắt đầu tiên của bạn. Khi trở về nhà, ai ai cũng mang theo mình những nỗi nhớ, nhớ cái lạnh Đà Lạt , nhớ những con dốc quanh co , nhớ Hồ Xuân Hương sương phủ, nhớ dã quỳ vàng rực , nhớ hoa thạch thảo tím màu nhớ nhung…và bạn sẽ ao ước được trở lại . Đà Lạt , những cảm xúc khó có thể diễn tả thành lời khi thức dậy trong cái lạnh se se buổi sáng với ánh nắng vàng ươm, lang thang trên những con đường dốc quanh co trong cơn mưa lất phất, không nặng hạt nhưng cũng đủ làm ướt áo , trải mắt trên bao la đồi thông xanh ngắt và hớp một ngụm café nóng khi sương đang quện trên mặt hồ Hồ Xuân Hương. Ngoài những kí ức ngày xưa Đà Lạt bây giờ còn có ly sữa đậu nành pha với đậu xanh nóng hổi xua tan cái lạnh của đêm , có quán rock như một căn hầm nhỏ vừa quen vừa lạ, có vạt cỏ bên hồ ướt đẫm sương đêm … Đà Lạt như một chốn yên bình mà mỗi khi giông tố bạn lại muốn về trú ẩn. III. Đặc tính thương hiệu du lịch Đà Lạt. 1. Bản chất của thương hiệu du lịch Đà Lạt Đà Lạt đã là một thương hiệu lớn. Thương hiệu ấy được nuôi dưỡng trongmột môi trường khá đặc biệt, gây ấn tượng không bằng những event, slogan to tát mà bằng tình yêu, lòng tin tưởng và ký ức ở khách phương xa… Hình như mỗi con người Đà Lạt đều ý thức làm đẹp cho thành phố và không gian sống của mình. Chính vì thế, họ tạo được ấn tượng cho du khách, lưu học sinh từng đến đây từ tính cách sống hài hoà với thiên nhiên, hiếu khách và thật thà, tình cảm. Ông Lê Phỉ - từng là thị trưởng Đà Lạt từ năm 1957 - 1975, cũng là nhà nghiên cứu về Đà Lạt đồng ý với chúng tôi rằng Đà Lạt là một thương hiệu lớn được hình thành qua thời gian bởi một hệ thống những thương hiệu, ấn tượng mà khí hậu, con người qua thời gian mang lại. Có thể nói, với những điều kiện ưu đãi của thiên nhiên và con người, Đà Lạt trong quá khứ đã xây dựng cho mình được một thương hiệu lớn. Trong đó, là một hệ thống thương hiệu rất riêng có sự kết hợp và phát triển khá chặt chẽ dù qua nhiều thăng trầm, nhiều thời đoạn trằn trọc để thích nghi với bối cảnh mới. Dù sao, bên cạnh sự định hình ấy, có thể nhận ra người và đất Đà Lạt đang tiếp tục phát triển và tôn vinh cho thương hiệu của mình. Nơi đây, con người và thiên nhiên hài hoà với nhau như những giai điệu ngọt ngào lan toả của một bản tình ca chưa bao giờ kết thúc. Có lẽ cũng chính sự ưu ái của thiên nhiên đã tạo nên tính cách dễ mến, dễn gần và ôn hoà của con người Đà Lạt Nhưng cho dù là ai, làm gì thì người Đà Lạt vẫn giữ trong mình cái hiền lành, mềm mỏng, cái khoan thai, từ tốn. Khó có thể nào quên một buổi chiều mùa hạ, khi cái nắng vàng ruộm xuyên qua rừng thông, chảy tràn trên lá, bất giác bắt gặp tiếng cười giòn tan lẩn khuất sau những tà áo dài trắng. cái đẹp của con người nơi cao nguyên mờ sương này là ở sự hồn nhiên, trong trẻo, là thiện cảm, bao dung. Thiên nhiên bao dung, che chở con người đã tác động hình thành ở họ những tính cách, tình cảm tuyệt vời ấy. 2. Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố của tình yêu. Đà Lạt thành phố trong sương, thành phố của những mộng mơ, nơi dừng chân lý tưởng của những đôi nam thanh nữ tú, một biểu tượng sống động của tình yêu đôi lứa. Đà Lạt cái vùng đất cao nguyên bỏ rơi cái nắng cái gió trên lưng đèo. Ngắm những con phố đổ dài trong chiều se lạnh và hãy thử một lần được thoải bước bên bờ Xuân Hương, Đà Lạt trong bạn sẽ hiện lên như những bóng sương giăng mờ tâm trí. Hãy nghe kể về Đà Lạt, về hoa, về con người hiền dịu đến thân thương. Về những kỷ niệm buồn lang thang trên phố, ngắm những đoá tường vy e ấp nở trên tường rêu. Đà Lạt thả vào hồn bạn một tình yêu thơ ngây như không thể ngây thơ hơn nữa. Đà Lạt cho con người bạn những làn gió man mát thổi từ Hồ Xuân Hương, cho những tiếng thở dài như tiếng Hồ Than Thở hàng đêm vẫn nức nở bên lòng thành phố, cho bạn hơi ấm của những đêm mùa cuối thu khi thoáng đâu đây vọng về hương hoa ngọc lan, cho bạn những con phố rất lạ đã thành thân. Đi dạo ở Đà Lạt vào một đêm trời thu lãng đãng. Hương ngọc lan hòa quyện cái se lạnh rất riêng của Đà Lạt đến ngây ngất lòng. Cái lạnh của Đà Lạt rất khác, cái lạnh thường kèm theo những cơn mưa bụi, rất nhẹ nhưng cũng đủ làm cho người ta se lòng. Người ta cảm nhận được sự mỏng manh yếu đuối và nét lãng mạn ngây thơ của thiếu nữ Đà Lạt qua hình ảnh đó. Những làn da trắng trẻo, những đôi má ửng hồng, . Một ngày ở Đà Lạt, bạn hãy thử dậy sớm, lặng ngắm thành phố ẩn trong sương mờ, hít hà vị trong lành của buổi ban mai, bạn sẽ thấy cái háo hức được đi, được khám phá dâng tràn. Đà Lạt bốn mùa hoa nở, vừa êm đềm, sâu lắng như nước mặt hồ Xuân Hương; vừa mạnh mẽ, ồn ào như thác Cam Ly; có khi lại mang cả . của cong người ngày càng cao. 2. Định hướng phát triển thương hiệu du lịch Đà Lạt. Triết lý kinh doanh của du lịch Đà Lạt là mang lại những phút giây lãng. một thương hiệu hàng đầu về du lịch không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.Bên cạnh việc phát triển du lịch, Đà Lạt còn có nhiều tiềm năng phát triển