“Thị trường EU, xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU ”

27 285 0
“Thị trường EU, xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU ”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì xuất khẩu đóng góp một vai trò không nhỏ. Xuất khẩu giúp tăng thu ngoại tệ, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề vùng kinh tế cũng như góp phần mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Trong đó xuất khẩu thủy sản luôn là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của nước ta vì nước ta được thiên nhiên ban tặng cho những lợi thế mà không phải nước nào cũng có được như đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam thì thị trường EU đóng một vai trò quan trọng. Trong suốt nhiều năm liền thị trường này (cùng thị trường Mỹ và Nhật Bản) là một trong ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam nhưng xét về khối lượng lẫn giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đều chưa thể hiện hết được nhu cầu của thị trường này. Do đó tôi quyết định chọn chủ đề: “Thị trường EU, xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU ”

Lời mở đầu Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì xuất khẩu đóng góp một vai trò không nhỏ. Xuất khẩu giúp tăng thu ngoại tệ, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề vùng kinh tế cũng như góp phần mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Trong đó xuất khẩu thủy sản luôn là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của nước ta vì nước ta được thiên nhiên ban tặng cho những lợi thế mà không phải nước nào cũng có được như đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam thì thị trường EU đóng một vai trò quan trọng. Trong suốt nhiều năm liền thị trường này (cùng thị trường Mỹ và Nhật Bản) là một trong ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam nhưng xét về khối lượng lẫn giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đều chưa thể hiện hết được nhu cầu của thị trường này. Do đó tôi quyết định chọn chủ đề: “Thị trường EU, xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU để có thể hiểu rõ hơn những lý do khiến thủy sản của nước ta trong nhiều năm qua luôn gặp khó khăn khi xâm nhập thị trường này dù tiềm lực thủy sản của thủy sản là rất lớn.Chủ đề này gồm cho 3 phần chính: I: Khái quát về thị trường EUđối với xuất khẩu hàng thủy sản II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU III Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang EU 1 I. Khái quát về thị trường EU đối với xuất khẩu hàng thủy sản 1.1 Đặc điểm của thị trường EU 1.1.1 Giới thiệu khái quát về kinh tế, xã hội các nước EU *) Kinh tế trong thời gian qua đang duy trì với tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP Năm 2000, GDP của EU là 2,6% đạt 9785 tỷ USD, lớn hơn Mỹ 13%, Nhật 38%. Đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 1,8%, năm 2007 đạt 2,6%, theo số liệu dự báo thì năm nay tốc độ tăng trưởng không vượt quá 2%. Tuy vậy, tình hình lạm phát ở EU đang có xu hướng đi lên. Năm 1998, tỷ lệ lạm phát là 1,5%, đến năm 1999 con số này giảm xuống còn 1,3% nhưng đến năm 2000 lại tăng lên 1,8% và đến năm 2007 tình hình lạm phát đã khá cao (lên đến 3,1%) tuy nhiên vẫn ở trong tầm kiểm soát. Nguyên nhân là do tác động của giá dầu thế giới tăng cao. Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng và lạm phát ở EU (Tính đến tháng 10/2008) Nước GDP Chỉ số giá tiêu dùng Mức thay đổi (%) Mức thay đổi (%) 2005 2006 2007 2008 * 2005 2006 2007 2008* EU 1,8 3,0 2,6 2,4 2,3 2,3 2,3 2,0 Đức 0,8 2,9 2,7 2,2 2,0 1,7 2,0 2,0 Pháp 1,8 2,2 2,0 2,3 1,9 1,9 1,5 1,8 Italia 0,2 1,9 2,0 1,8 2,2 2,2 2,0 2,0 Tây Ban Nha 3,6 3,9 4,0 3,0 3,4 3,6 2,7 2,8 Hà Lan 1,5 2,9 2,5 2,3 1,5 1,7 1,5 1,5 Bỉ 1.4 3,0 2,8 2,3 2,5 2,3 1,8 2,3 áo 2,0 3,1 3,0 2,5 2,1 1,7 1,8 1,8 Hy Lạp 3,7 4,3 3,3 3,3 3,5 3,3 2,8 2,8 Bồ Đào Nha 0,5 1,3 2,0 2,0 2,1 3,0 2,3 2,0 Phần Lan 2,9 4,9 4,3 2,5 0,8 1,3 1,7 1,8 Ireland 5,9 5,7 5,0 4,0 2,2 2,7 3,0 2,8 Anh 1,8 2,8 2,9 2,4 2,0 2,3 2,3 1,8 Đan Mạch 3,2 3,3 2,3 2,2 0,5 1,4 2,0 2,2 Thụy Điển 2,9 4,5 3,3 2,8 2,0 2,3 1,9 2,2 Nguồn: Tạp chí nghiên cứu châu âu Ghi chú: (*) mức dự báo Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống trên toàn châu âu nhờ những thành tựu kinh tế mà khu vực này đạt được: năm 2000 là 9%. Nhờ các tác động của sự phát triển kinh tế dự kiến số việc làm mới được tạo trong giai đoạn 2007-2009 sẽ là 7,5 triệu việc làm, điều này sẽ giúp cho tỷ lệ thất nghiệp của năm 2009 giảm còn 6,6%. Bên cạnh đó EU còn quan tâm hơn đến sức khoẻ của người dân thông qua việc phát triển các nguồn thực phẩm phục vụ hàng ngày cũng như tăng cường chất lượng và tiện ích của các dịch vụ trong đời sống. 1.1.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ thủy sản EU *) Về tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU Do có trình độ phát triển kinh tế, xã hội văn hoá khá tương đồng nên người dân EU cũng có các đặc điểm chung khi tiêu dùng( phong phú và đa dạng). Đối với hàng thủy sản, người tiêu dùng EU ngày nay có xu hướng sử dụng nhiều đồ thủy sản hơn so với các loại thịt. Các sản phẩm thủy sản đã được chế biến thì họ chỉ sử dụng các sản phẩm có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, các điều kiện bảo quản. Hiện nay mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU đang bị hàng rào kỹ thuật khống chế rất khắt khe. *) Về kênh phân phối của thị trường EU Hệ thống kênh phân phối của EU được xem là một trong những hệ thống hoàn thiện nhất trên thế giới. Bao gồm nhiều thành phần khác nhau trong đó nổi bật là các công ty xuyên quốc gia. Các công ty này có mạng lưới tiêu thụ từ khâu mua hàng cho đến khâu phân phối hàng cho các mạng lưới bán lẻ. Với các công ty xuyên quốc gia này, hệ thống phân phối của EU hình thành một mạng lưới rất chặt chẽ. Hai hình thức phổ biến nhất của các kênh phân phối bao gồm theo tập đoàn và không theo tập đoàn.Chính vì vậy hang thủy sản Việt Nam muốn xâm nhập thị trường EU cần tìm các nhà nhập khẩu để xuất khẩu trực tiếp hoặc liên doanh với các công ty xuyên quốc gia ở châu âu để trở thành công ty con. Bảng 2: Các trung tâm giao dịch lớn tại châu âu Nguồn: eurostar *) Về chính sách ngoại thương của EU Liên minh châu âu EU thì tất cả các nước thành viên đều áp dụng một chính sách ngoại thương chung với các nước ngoài khối. Chính sách ngoại thương của EU gồm: chính sách thương mại tự do và chính sách thương mại chung đảm bảo các nguyên tắc không phân biệt đối xử, cạnh tranh công bằng: +) Biểu thuế quan chung của EU. Đối với sản phẩm được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ các nước được hưởng ưu đãi thuế quan GSP thì được xem như có xuất xứ và được hưởng GSP. Với các sản phẩm sản xuất tại các nước hưởng GSP phải đạt 60% tổng giá trị hàng hoá liên quan. Đây là những đặc điểm mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần hết sức lưu ý khi xuất khẩu hàng sang EU. EU chia sản phẩm dược hưởng GSP thành 4 nhóm chính trong đó các sản phẩm bán nhạy cảm bao gồm các mặt hàng như thủy sản đông lạnh, hàng công nghiệp dân dụng được hưởng mức thuế GSP bằng 35% mước thuế suất thông thường. Đây là mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu. Trong tương lai thì hàng nhập khẩu của các nước đang phát triển sẽ không được hưởng GSP nữa khi đó sẽ tạo ra nhiều khó khăn và thách thức đối với các nước này. +) Ngoài ra EU còn áp dụng chính sách chống bán phá giá với các hàng hoá. Cụ thể như sau: STT Trung tâm Nước Doanh số (tỷ Franc) 1 Bigr Đức 280 2 Eurogroup Đức 240 3 Cem Bỉ 240 4 Deurobuying Thụy Sĩ 310 -) giá xuất khẩu của sản phẩm bán trên thị trường EU thấp hơn giá bán các sản phẩm đó ở thị trường nước xuất khẩu. -) hàng xuất khẩu của nước xuất khẩu có thể gây ra tổn thất cho các ngành kinh doanh ở EU. -) chi phí mà EU bỏ ra thực hiện các biện pháp không được tỷ lệ nghịch với lợi ích thu được. +) Bên cạnh đó EU còn áp dụng các hàng rào phi thuế quan như: -) Hạn ngạch: là công cụ để hạn chế số lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhập khẩu vào EU và nó cũng ảnh hưởng tới việc phân bổ hạn ngạch cho các nước đang phát triển theo chương trình GSP. Hiện một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang phải chịu sự quản lý này. -) Hàng rào kỹ thuật: là quy chế nhập khẩu chung và là biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng EU thông qua 5 tiêu chuẩn bắt buộc của sản phẩm gồm tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. -) Các công cụ hành chính khác để quản lý nhập khẩu. Ngoài các biện pháp đã áp dụng như chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu thì EU còn áp dụng một số các biện pháp khác như không nhập khẩu các mặt hàng ăn cắp bản quyền. Bên cạnh đó thì trong một thời gian dài EU coi Việt Nam là một nước không có nền kinh tế thị trường do đó hàng hoá của Việt Nam luôn bị đối xử phân biệt gây bất lợi cho các mặt hàng của Việt Nam. Mãi cho tới 14/05/2000 thì EU mới chính thức coi Việt Nam là một nước áp dụng kinh tế thị trường thì hàng hoá của Việt Nam mới được đối xử công bằng như các nước khác. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thuỷ sản 1.2.1 Các nhân tố bên trong +) Nguồn lực con người Con người luôn có một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống. khi máy móc, thiết bị hiện đại phát triển thì vai trò của con người ngày càng quan trọng hơn. Bởi vậy nguồn lực con người có tính quyết định tới sự thành công hay thất bại của một dự án, công trình. Trong ngành xuất khẩu thuỷ sản, nếu những người lãnh đạo không có năng lực không đề ra được các chiến lược phương hướng đúng đắn, công nhân không có tay nghề cao thì sản lượng thuỷ sản xuất khẩu đi sẽ thấp và ngược lại. +) Năng lực tài chính Năng lực tài chính có thể được hiểu là quy mô vốn và khả năng thanh toán của mỗi doanh nghiệp. Đối với mặt hàng thủy sản thì vấn đề về tài chính cũng vô cùng quan trọng. Nếu một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có khả năng tài chính lớn thì doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập các thị trường cũng như khả năng tiêu thụ các sản phẩm cao hơn. +) Năng lực công nghệ Là điều kiện để có thể tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng do tạo ra được các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ từ đó có thể xâm nhập vào các thị trường các nước và có thể cạnh tranh với hàng hoá các nước đó. Điều này rất quan trọng đói với ngành xuất khẩu thủy sản của ta do các thị trường thủy sản lớn của ta đều là các thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao như thị trường EU, Nhật, Mỹ. Do đó năng lực công nghệ có vai trò thúc đẩy để hàng thủy sản Việt Nam có thể xuất khẩu sang các nước bạn. +) Văn hoá doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp có thể được hiểu là cách ứng xử của những người trong cùng một doanh nghiệp với nhau hoặc giữa những người trong doanh nghiệp với các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp ở mỗi doanh nghiệp thì rất khác nhau do nó được xây dựng từ các triết lý kinh doanh và các sứ mệnh khác nhau mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Và đó cũng là sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. 1.2.2 Các nhân tố bên ngoài +) Về chính trị Một quốc gia muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào để phát triển thị trường trong nước thì yếu tố đầu tiên phải tính đén đó là chính trị. Không một nhà đầu tư nước ngoài nào lại đem tiền của mình đầu tư vào một nước có nền chính trị mất ổn định, đảo chính bạo loạn đánh nhau xảy ra triền miên bởi những yếu tố đó sẽ gây ra các rủi ro mà họ không lường trước được và khả năng mất trắng là rất lớn. Bởi vậy yếu tố chính trị có tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế cũn như hoạt động xã hội khác( xuất khẩu thủy sản cũng không nằm ngoài quy luật đó). +) Về chính sách pháp luật Bất kỳ quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có hệ thống chính sách và pháp luật đồng nhất. Trong quá trình xuất khẩu và phát triển kinh tế cũng vậy, chính sách pháp luật có vai trò và ảnh hưởng lớn đến các quyết định của các nhà đầu tư cũng như các nhà xuất khẩu. Một quốc gia nếu có chính sách pháp luật thuận lợi, hợp lý sẽ thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển nhanh cũng như thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn nếu chính sách pháp luật không hợp lý gây khó khăn cản trở cho các hoạt động giao lưu trao đổi mua bán. Đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản thì chính sách này càng có ý nghĩa quan trọng. Các đơn vị xuất khẩu phải tìm hiểu rõ các chính sách pháp luật của thị trường mình định xuất khẩu sang tránh các trường hợp vi phạm có thể dẫn tới bị phạt gây ảnh hưởng đến số lượng và kim ngạch xuất khẩu. +) Về cạnh tranh Một thị trường nếu có nhiều nhà cung cấp cùng cạnh tranh với nhau thì thị trường đó sẽ không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cung cấp mới. Thực chất khi một thị trường có quá nhiều đói thủ cạnh tranh thì việc các đói thủ không có đủ tiềm lực năng lực bị loại khỏi cuộc đua là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó co nhiều đói thủ thì lợi nhuận kỳ vọng sẽ bị giảm chưa kể đến những kẻ đến sau sẽ rất khó chiếm được thị trường do những kẻ đến trước đã giành được. Mà các doanh nghiệp của Việt Nam thì tiềm lực có hạn, chất lượng sản phẩm dù đã có cải thiện tuy nhiên để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn thì đó là điều hết sức khó khăn. Do vậy cạnh tranh cũng là yếu tố tác động lớn đến việc lựa chọn thị trường và hình thức kinh doanh của doanh nghiệp. +) Về thị hiếu tập quán của người tiêu dùng nước nhập khẩu Đây là một yếu tố mà các nhà xuất khẩu muốn đạt được thành công phải hết sức chú ý. Nếu các sản phẩm ta xuất khẩu sang thị trường đó phù hợp với nhu cầu thị hiếu cuỉa họ thì việc tiêu thụ sản phẩm không gặp khó khăn tuy nhiên nếu các sản phẩm xuất khẩu không phù hợp với thị hiếu tập quán của họ thì hàng không thể bán gây khó khăn, thất thu cho doanh nghiệp. II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 2.1 Thực trạng về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2.1.1 Thực trạng về tình hình tăng trưởng của thủy sản Từ năm 1981, ngành thuỷ sản đã đề xuất áp dụng cơ chế gắn sản xuất với thị trường và chính đề xuất này đã mở đường cho ngành sự tăng trưởng của ngành thuỷ sản trong những năm sau này. Và đến năm 1993, hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ năm 5 khoá VII đã quyết định xây dựng ngành thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Ngành thủy sản đã đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đáp ứng các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhờ đó có thể xâm nhập vào các thị trường lớn. Nhờ đó ngành thuỷ sản đã đật được những kết quả rất khả quan trong những năm qua: +) Về cơ cấu sản lượng thuỷ sản Năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản đã vượt ngưỡng 2 triệu tấn, năm 2003 tổng sản lượng đạt 2536361 tấn (trong đó khai thác đạt 1426223 tấn, còn nuôi trồng là 1110138 tấn).Và đến năm 2005 sản lượng đã đạt tới 3432800 tấn (trong đó khai thác là 1995400, nuôi trồng là 1437400 tấn). Đến năm 2007, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 4,5 triệu tấn tăng 11,5% so với năm 2006 ( trong đó khai thác đạt 2,06 triệu tấn tăng 1,8% so với năm 2006, nuôi trồng đạt 2,1 triệu tấn tăng 23,1% so với năm 2006). +) Về diện tích nuôi trồng thuỷ sản Diện tích nuôi trồng thủy sản cũng tăng liên tục kể từ năm 1981 chỉ đạt 230000 ha, đến năm 1986 tăng lên 384.6 ha và đến nay thì diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng hơn 1 triệu ha. +) Về năng lực tàu thuyền khai thác Từ trước nước ta chỉ hoạt động với quy mô nhỏ, khai thác gần bờ thì giờ đây đã phát triển thành đánh bắt xa bờ với đối tượng là các sản phẩm có giá trị và xuất khẩu. Và tiếp tục ổn định, vừa khai thác vừa bảo vệ đối với nguồn tài nguyên ven bờ, môi trường sinh thái. +) Về dịch vụ hậu cần khai thác Lực lượng tàu làm dịch vụ hậu cần nhằm phục vụ cho tàu khai thác xa bờ có thể ở trên biển dài ngày giảm chi phí đi lại và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên nưng lực của loại tàu này hiện còn thâpso với nhu cầu (mới chiếm 1% về sản lượng và 3% về công suất trong tổng công suất tàu thuyền cơ giới. Hệ thống cảng cá mới có 49/75 cảng cá tại 25 tỉnh thành phố được đưa vào sử dụng. Tuy các cảng đã phát huy được tác dụng dịch vụ hậu cần nhưng nhiều nơi đã bị quá tải. Về lực lượng khai tháchiện có 900 ngàn lao động. Trong đó lao động gần bờ và xa bờ có tỷ lệ là 2/3 và 1/3. Nhưng chất lượng lao động còn thấp. 2.1.2 Tình hình về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam *) Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 1998 là 858,6 triệu USD, năm 2000 đánh dấu một cột mốc quan trọng của ngành xuất khẩu thủy sản đó là kim ngạch xuất khẩu của thủy sản đã đạt tới con số 1478 triệu USD trở thành một trong số ít các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vượt qua được con số 1 tỷ USD và có tốc độ phát triển vượt bậc so với năm trước ( tới 52,5%). Đến năm 2002, kim ngạch của ngành đã đạt tới cột mốc hơn 2 tỷ USD. Tiếp theo những bước tăng trưởng khá cao đó năm 2006 thì kim ngạch ngành thủy sản đã vượt qua con số 3 tỷ USD (chính xác đạt 3,3579 tỷ USD) và trong năm 2008 con số này là 3.8 tỷ USD. Dự báo đến năm 2009 con số này sẽ vượt ngưỡng 4,5 tỷ USD. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì thủy sản luôn duy trì được vị trí của mình (thứ tư sau dầu thô, giày dép, quần áo) và đóng góp lớn vào sự phát triển của kinh tế nước nhà. Và cũng trong giai đoạn từ năm 1992 đến nay vị trí của ngành thủy sản đã được cải thiện đáng kể trên trường quốc tế từ không đáng kể năm 1992 đã vươn lên đứng thứ 8 năm 2002. Cũng trong gian đoạn từ năm

Ngày đăng: 07/08/2013, 15:48

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng và lạm phát ở EU - “Thị trường EU, xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU ”

Bảng 1.

Tốc độ tăng trưởng và lạm phát ở EU Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Năm - “Thị trường EU, xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU ”

Bảng 3.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Năm Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU                - “Thị trường EU, xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU ”

Bảng 4.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính         - “Thị trường EU, xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU ”

Bảng 5.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan