1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“ Giảm thiểu sử dụng bao nilong trong tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

28 682 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 229 KB

Nội dung

Trung bình túi nilong nếu để tự nhiên phải mất từ 500 đến 1000 năm mới phân hủy hết. Việt Nam tiêu thụ 90 triệu túi nilong mỗi ngày. Một năm có 31,4 tỉ túi tương đương với hơn 1 triệu tấn nilong được thải ra môi trường. Theo ngành môi trường, nhu cầu về vốn đầu tư bảo vệ môi trường của Việt Nam là 85.000 tỷ đồng. Trong số tiền trên, có đến vài trăm tỷ được sử dụng để khắc phục những thiệt hại do đồ nhựa, túi nilong thải ra môi trường.Con số đó khiến bất cứ ai khi đọc cũng đều phải giật mình lo ngại. Điều này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn xáy ra trên toàn thế giới, rung lên hồi trường cảnh bảo về vấn nạn rác nilong. Rác nilong không chỉ gây hại đến môi trường mà qua đó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người dẫn đến ảnh hưởng tới toàn xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả ở tương lai lâu dài. Việc hạn chế sử dụng bao nilong đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Hạn chế sử dụng bai nilong là bảo vệ con người , bảo vệ gia đình và bảo vệ xã hội Vật liệu nilong được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực tuy nhiên sử dụng bao nilong trong tiêu dùng hàng ngày là nguồn lớn nhất thải nilong ra môi trường. Để đưa ra được những giải pháp có tính khả thi cao trước hết nên thử nghiệm tại một địa phương hoặc một vùng lãnh thổ trong cả nước. Do đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài : “ Giảm thiểu sử dụng bao nilong trong tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và những nguồn lực khác nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo

Marketing xã hội Có lợi cho bạn Mục lục Trang Lời mở đầu Trung bình túi nilong nếu để tự nhiên phải mất từ 500 đến 1000 năm mới phân hủy hết. Việt Nam tiêu thụ 90 triệu túi nilong mỗi ngày. Một năm có 31,4 tỉ túi tương đương với hơn 1 triệu tấn nilong được thải ra môi trường. Theo ngành môi trường, nhu cầu về vốn đầu tư bảo vệ môi trường của Việt Nam là 85.000 tỷ đồng. Trong số tiền trên, có đến vài trăm tỷ được sử dụng để khắc phục những thiệt hại do đồ nhựa, túi nilong thải ra môi trường.Con số đó khiến bất cứ ai khi đọc cũng đều phải giật mình lo ngại. Điều này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn xáy ra trên toàn thế giới, rung lên hồi trường cảnh bảo về vấn nạn rác nilong. Rác nilong không chỉ gây hại đến môi trường mà qua đó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người dẫn đến ảnh hưởng tới toàn xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả ở tương lai lâu dài. Việc hạn chế sử dụng bao nilong đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Hạn chế sử dụng bai nilongbảo vệ con người , bảo vệ gia đình và bảo vệ xã hội Vật liệu nilong được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực tuy nhiên sử dụng bao nilong trong tiêu dùng hàng ngày là nguồn lớn nhất thải nilong ra môi trường. Để đưa ra được những giải pháp có tính khả thi cao trước hết nên thử nghiệm tại một địa phương hoặc một vùng lãnh thổ trong cả nước. Do đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài : Giảm thiểu sử dụng bao nilong trong tiêu dùng trên địa bàn thành phố Nội”. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và những nguồn lực khác nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Có lợi cho môi trường 1 Marketing xã hội Có lợi cho bạn I.Nghiên cứu và phân tích môi trường 1. Nghiên cứu và phân tích tình hình Bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng. Ngày nay, nó được dùng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại chế phẩm hoá học hay đựng những phế liệu nhỏ, rác thải . Túi nilon xuất hiện cách đây khỏang 150 năm do nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát minh. Khi túi nilon mới được phát minh, người ta coi đây là một phát kiến vĩ đại vì nó là loại vật liệu không thấm nước, bền vững trong tự nhiên. Túi nilon được sản xuất từ nhựa poliethylen có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình phân hủy diễn ra chậm. Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi nhất là trong việc bao gói hàng hóa. a. Lợi ích của việc sử dụng bao nilon Đôi khi chúng ta đi chợ với 1 khoảng thời gian eo hẹp ( sau giờ làm, sau giờ học, mệt mỏi, chỉ muốn mua nhanh chóng ), và người bán hàng thì đưa cho chúng ta 1 túi nilon đựng đồ ăn, vậy thì điều rất dễ hiểu là chúng ta nhận món đồ ấy và không từ chối sử dụng túi nilon. Một sự tiện lợi và miễn phí như vậy thì làm gì có ai là không muốn nhận. Đó có thể là một lợi ích ngay trước mắt ta mỗi chúng ta đều thấy. Ngoài lợi ích đựng đồ hàng ngày thì nilon cũng được dùng trong một số lĩnh vực khác như trong nông nghiệp người nông dân dùng bạt nilon để che chắn ruộng tránh rét, chuột cho cây, trong công nghiệp được dùng để bao gói các loại hàng hóa. Những lợi ích trên của nilon là không thể phủ nhận vì tính tiện lợi và rẻ tiền của loại nguyên liệu này song sau đây chúng ta cũng sẽ nói đến những tác hại khôn lường của việc sử dụng chúng một cách tràn lan và phổ biến hiện nay. b. Tác hại của việc sử dụng bao nilon Đến thời điểm này túi nilon đang là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ. Túi nilon được sản xuất từ nhựa polyethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình tự phân hủy của nó diễn ra rất chậm. Đến nay, không ai xác định chính xác được thời gian nó phân hủy. Tuy nhiên, các nhà môi trường, khoa học gia và giới sản xuất đều đồng ý rằng quá trình túi nilon phân hủy có thể mất đến 1.000 năm Có lợi cho môi trường 2 Marketing xã hội Có lợi cho bạn Người ta tính rằng vút bỏ 1 túi nilon chỉ tốn mất 1s nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 đến 1000 năm mới có thể phân hủy được. Khi thải ra môi trường dưới tác động của ánh sáng, túi nilon vỡ ra thành nhiều phân tử nhựa nhỏ hơn, độc hại hơn và cuối cùng gây ô nhiễm cho đất và nguồn nước.Khi đã bị phân hủy thành vụn nhỏ nằm lẫn trong đất chúng sẽ ngăn cản oxi đi qua đất làm cho đất bị trơ , không thể giữ được nước và độ màu mỡ dẫn đến cản trở sự sinh trưởng của cây. Đồng thời chúng tạo ra những khe hở trong đất làm cho các chất độc hại dễ thâm nhập vào nguồn nước. Chúng có thể len lỏi vào thức ăn của động vật và con người. Theo Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới, nhiều cá thể thuộc khoảng 200 loài sinh vật biển (như cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa .) đã chết sau khi nuốt phải túi nilon do nhầm là thức ăn; nhiều loài thủy sản cũng bị chết ngộp khi chui vào túi nilon. Tuy nhiên nếu đốt nilon ko đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường nguy hại đến sức khỏe con người, động vật. Theo các nhà khoa học trong một số loai túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy hoặc gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng những cơn mưa axit rất có hại cho phổi của con người và động vật ( ưng thư). Tệ hơn, túi nilon lằm bằng nhựa PVC có chứa clo khi cháy tạo thành axit clohidrric và chất đioxin( thứ chất độc mà nhân loại đang tiến hành loại trừ theo Công ước Stockholm về bảo vệ môi trường) vô cùng độc hại. Chất đioxon gây ra ngộ độc, khó thở , nôn ra máu, gây ung thư , giảm khả năng miễn dịch, rối loại chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ. Các chất khí độc thải khác có thành phần cácbon có thể gây ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, phá vỡ hocmon, rối loạn chức năng tiêu hóa. Thống kê với những người thường xuyên tiếp xúc với nilong ( sản xuất, tái chế ni long) 40% thường xuyên bị các bệnh nghẹt mũi, khó thở, 35% thường bị ho, 32% số người đau vòm họng, 30% giảm thính lực, 48% bị mắc bệnh về đường hô hấp. Nhiều nơi người ta còn sử dụng nilon để đựng cả những đồ ăn vẫn còn nóng. Việc tiếp xúc thường xuyên với các loại thức ăn này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, nhẹ là đau bụng, tiêu chảy; nặng thì nhiễm độc chì mãn tính do chất cadimi sinh ra từ sự kết hợp giữa nhựa và dầu ăn có thể gây tác hại lên não và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi. Không kể những tác hại môi trường các thế hệ sau phải gánh, túi nilon còn gây ra nhiều tác hại trước mặt trực tiếp vào người sử dụng. Rác thải Có lợi cho môi trường 3 Marketing xã hội Có lợi cho bạn nhựa nilon làm tắc các đường thóat nước thải gây ngập lụt cho đô thị. Hơn 50% rác thải làm tắc nghẽn hệ thống công thóat nước là do các loại hộp xốp và nilon, dẫn đến ruồi muỗi phát sinh , lây truyền các dịch bệnh. c. Thực trạng việc sử dụng bao ni long Ước tính, mỗi năm thế giới sử dụng khoảng 500 - 1.000 tỉ túi nhựa. Nếu tính số nilon con người thải ra một năm sẽ phủ kín bề mặt trái đất tấm nilon khổng lồ dày 0,8 mm. Số túi nilon có thể tái sản xuất được chiếm 67% trong tổng số túi thải ra nhưng theo tính tóan các nước phát triển chỉ thu được 72% số túi có phân hủy. Ước tính trên thế giới 1 năm có 9,3 tỷ tấn túi nilon không đươc thu gom phải tự phân hủy. Tại Việt Nam, theo một khảo sát của cơ quan môi trường, việc sử dụng vô tội vạ túi nilon dường như thành thói quen khó bỏ của người Việt Nam. Trung bình một người Việt Nam /năm sử dụng ít nhất 30kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ 2005 đến nay, con số lên tới 35 kg/người/năm dự báo khi mức thu nhập tăng và mức sống càng cao thì lượng tiêu thụ nhựa sẽ tiếptục tăng.Theo các cty sản xuất , thị trường cho vỏ bao bì nhựa có tốc độ tăng trưởng bình quân khỏang 30% tương ứng với mức tăng thị trường nước giải khát các loại ,sữa và nước đóng chai Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn/ngày và có thể còn hơn. Giả sử trung bình mỗi người dân VN dùng 1 túi nilon / 1 ngày nghĩa là 1 ngày có 86 triệu túi đượcdùng, còn nếu tính mỗi hộ gia đình dùng 5 túi nilon mỗi ngày thì với khỏang 18 triệu hộ cả nước sẽ tiêu thụ đến 90 triệu túi nilon mỗi ngày. , 1 năm tổng số túi nilon được dùng là 31,4 tỉ túi tương đương với 1 triệu tấn nhựa.Tính riêng VN với con số ước lượng này , thì trong 1 năm số lượng túi trải trên bề mặt cả nước là 9,1 chiếc/1m2 Theo thống kê của cty môi trg đô thị HN năm 2003 , tại HN bình quân mỗi người thải ra 0,6-0,8 kg rác / ngày. Tổng lượng rác khỏang 1800- 2000 tấn trong đó riêng rác thải nilon chiếm 7-8%. Theo ý liến của nhiều nhà khoa học dù tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của nước ta gần đây đạt trên 8,5% nhưng nếu tính đến các tổn thất do moi trường thì tốc độ thực tế của VN sẽ chỉ là 3-4% Trong số thiệt hại này , túi nhựa nilong góp phần không ít. Theo ngành môi trường, nhu cầu về vốn đầu tư bảo vệ môi trường của Việt Nam là 85.000 tỷ đồng. Trong số tiền trên, có đến vài trăm tỷ được sử dụng để khắc phục những thiệt hại do đồ nhựa, túi nilon thải ra môi trường. Có lợi cho môi trường 4 Marketing xã hội Có lợi cho bạn d. Các hoạt đông nhằm giảm thiểu sử dụng bao nilon Nhận thấy hậu họa, nguồn ô nhiễm từ túi nilon, hầu hết các quốc gia văn minh trên thế giới đã chuyển từ sử dụng túi nilon sang dùng các loại túi đựng thân thiện hơn với môi trường như túi vải, giấy . Các nước phát triển đã sử dụng túi ni lông tự phân huỷ ngay từ những thập niên 30-40 của thế kỷ XX.Từ năm 2007 , Đài loan đã cấm tất cả các của hàng ,siêu thị tiệm ăn nhanh sử dụng túi nilong nói riêng. Tại Mỹ, tháng 3/2007, thành phố San Francisco đã thông qua dự luật cấm sử dụng túi nilon trong việc gói, bọc hàng trong các siêu thị lớn.Từ tháng 9/2007, các siêu thị lớn hiệu thuốc ở thành phố đã sử dụng các loại túi nhựa tự phân hủy , túi vải và túi sử dụng nhiều lần. Với lệnh cấm này , mỗi năm San Fransico tiết kiệm được 1,7 triệu llít dầu đỡ tốn công chôn lấp 1400 tấn rác nilong. Ngay một số quốc gia ở Châu Phi như Uganda, Kenya, Tanzania . cũng đang có những động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với mặt hàng túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Từ ngày 1/6/08, người tiêudùng Trung quốc sẽ phải tự lo túi đựng đồ khi đi mua hàng, nếu không sẽ phải trả tiền mua túi nhựa nilong tại các cửa hàng siêu thị. Theo quy định này , túi nilong dày dưới 0,025 mm sẽ bị cấm hòan tòan và các cửa hàng phải thu phí của khách hàng đối với tất cả các loại túi nhựa hoặc nilong khác. Trước Trung quốc nhiều nước khác cũng đã có quy định cấm và hạn chết sử dụng túi nilong nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong đó có Ailen, Rwanda, Banglades. Dự kiến Italia cũng sẽ áp dụng lệnh cấm vào năm 2010.Ở nhiều siêu thị tại Pháp, Lan đã không phát túi nilon đựng đồ cho khách hàng , Khách hàng được khuyến khích mua các túi đựng hàng lớn bằng nilon tự hủy , giấy ( giá 0,1 – 0,1 euro có thể sử dụng nhiều lần và đã nhận được sự ủng hộ , hưởng ứng của đông đảo người dân. Ở VN, luật môi trường tuy đã có quy định về việc sử dụng loại chế phẩm này tuy nhiên đến nay Bộ Tài nguyên và môi trường vẫn chưa có chính sách hay quy định cụ thể về việc giảm sử dụng túi nilon. Tại tp HCM đầu tháng 9/2007, quỹ tái chế chất thải đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra những giảp pháp giảm thiểu sử dụng bao bì nilon tại thành phố HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững” Có lợi cho môi trường 5 Marketing xã hội Có lợi cho bạn TP Hội an cũng triển khai thí điểm việc thực hiện đề án không sử dụng túi nilon trên đảo Cù Lao Chàm. Nếu đề án thành công sẽ tiếp tục nhân rộng ra cả thành phố. Ở nước ta, việc nghiên cứu và sản xuất túi nilon tự phân huỷ gần đây mới bắt đầu. Đi tiên phong trong lĩnh vực này là Công ty sản xuất kinh doanh Người tàn tật Nội. Sản phẩm chủ yếu mới dừng lại ở những đơn đặt hàng của các bệnh viện lớn để đựng rác thải y tế, vì loại túi nilon này khi đốt cùng với rác thải sẽ không sinh ra khí CO2, CH4 và chất dioxin độc hại. Nhưng túi nilon tự phân huỷ có những hạn chế nhất định như giá cao (gấp 3-4 lần túi nilon bình thường), túi không để lâu được . Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Polime Đại học Bách khoa Nội đang theo đuổi công trình "sáng chế túi nilon tự huỷ" và ứng dụng rộng rãi vào cuộc sống. Hai chất PE và PP vẫn là nguyên liệu chính, các chất lấy từ gai, ngô, khoai, chất tương hợp sẽ được pha thêm để khi ở một điều kiện độ ẩm nhất định, nó sẽ tự phân huỷ. Giải quyết vấn đề rác túi nilon bằng cách nghiên cứu, sản xuất túi nilon tự phân huỷ là một giải pháp khả thi cao, dung hoà được lợi ích kinh tế và vệ sinh môi trường. Nhưng để nghiên cứu, sản xuất áp dụng đại trà với giá cả chấp nhận được thì nhà nước cần có những chính sách cụ thể như ưu đãi thuế, cho vay vốn lãi suất thấp, hỗ trợ cho các cơ sở kinh doanh, đầu tư cho các nhà khoa học nghiên cứu. Và trước mắt mỗi người hãy tập thói quen hạn chế sử dụng túi nilon khi không thật cần thiết, góp phần hạn chế số lượng túi nilon thải ra môi trường hằng ngày. Vì vậy, theo tôi là phải làm sao để có thể thay đổi hành vi từ những người bán hàng và cả những người mua hàng. Từ đó mới có thể làm giảm lượng nilon thải ra môi trường hàng ngày.Tôi nghĩ muốn "nói không với túi nilon" thì trước tiên khuyến khích người dân hạn chế sử dụng bao nilon. Thay vào đó họ nên sử dụng những chiếc túi có thể sử dụng nhiều lần hay những chiếc túi mà khi thải ra nó thân thiện với môi trường hơn như túi giấy hoặc túi nilon dễ phân hủy. Để có được sự thay đổi đó thì những người làm marketing xã hội cần phải có kế hoạch tuyên truyền đến những người sử dụng cũng như những nhà sản xuất cùng có những hành động cụ thể để hạn chế, thay đổi thực trạng sử dụng bao nilon như hiện nay 2. Phân tích công chúng Thế kỷ 21 ,cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì việc bảo vệ môi trường cũng cần phải được quan tâm một cách song hành .Vấn đề bảo vệ môi trường không phải thuộc về một cá nhân,một tổ chức hay một chính Có lợi cho môi trường 6 Marketing xã hội Có lợi cho bạn quyền nào mà nó là trách nhiệm của tất cả mọi người-cùng chung sức bảo vệ môi trường. Một trong những vấn nạn ngày nay đó là việc sử lý rác thải nói chung và rác thải bao nilong nói riêng.sự thuận tiện của bao nilon là một vấn đề mà ai cũng phải công nhận nhưng hệ quả của nó thì thật khó lường và không phải ai cũng nhận biết được Theo nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Lê Văn Khoa(sở tài nguyên môi trường TP HCM) có hơn 52% trong số 36 siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, chợ . được khảo sát cho biết không chấp thuận phương án "bắt khách hàng của họ phải trả tiền sử dụng túi nilông". Lý do chung là họ e sợ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Dù vậy, tiến sĩ Phạm Hồng Nhật- trưởng phòng quan trắc và phân tích môi trường, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường (TP.HCM) vẫn tin đông đảo người dân sẽ hưởng ứng mạnh mẽ việc giảm thiểu sử dụng túi nilông khi đã có giải pháp và loại bao bì thay thế đi kèm. Tiến sĩ Khoa cho biết nhóm nghiên cứu của ông có khảo sát ý kiến trên 300 người dân, kết quả cho thấy 71% số người được hỏi ủng hộ giảm thiểu sử dụng túi nilông ở TP.HCM. , 30% trong số người được hỏi chấp nhận trả tiền khi sử dụng túi nilon và khỏang 15% số ng được hỏi sẽ chọn giải pháp mang theo túi riêng khi đi mua sắm. Theo khảo sát của Qũy tái chế chất thải TP HCM, hơn 80% người dân thành phố HCM nhận tháy tác hại của túi nilon 70% người dân đồng tình với chương trình giảm sử dụng. Trong số hơn 25000 bạn đọc VN Express được hỏi có đến 92% muốn chính phủ cấm dùng túi nilon hoặc giảm dùng dần vì tác hại của nó chỉ có 7,2 % là thấy cần phải giữ lại loại sản phẩm dai dẳng này. Năm 2004 kh itúi ni long được sử dụng đại trà tại nhiều siêu thị cửa hàng , thương xá tax đã đưa vào sử dụng bao bì tự hủy.Loại bao bì này có hình thức đẹp giá không chênh lệch nhiều với bao nilon lai có trang trí logo của thương xá Tax và nhiều hoa văn khác nên được đông đảo khách hàng hưởng ứng. Cùng với thương xá Tax hệ thống siêu thị Metro cũng tiến hàng phát túi sử dụng nhiều lần cho khách mua hàng từ hơn 2 tháng qua. Hệ thống siêu thị Coop Mart đã kêu gọi KH hạn chế sử dụng bao nilon với các biện pháp hạn chế phát bao nilon, phát túi sử dụng nhiều lần, bao bì giấy, bao bì tự phân hủy. Đầu tháng 11/2007, với mục đích hạn chế lượng túi nilông thải ra môi trường, hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam tiến hành thực hiện chương trình "Metro cùng khách hàng bảo vệ môi trường". Theo đó, Có lợi cho môi trường 7 Marketing xã hội Có lợi cho bạn khách hàng sử dụng túi xách Metro nhiều lần để đựng hàng khi đi mua sắm thay thế loại túi nilông thường được phát miễn phí. Giá những chiếc túi này là 6.000 đồng/chiếc loại nhỏ và 7.000 đồng/chiếc loại lớn (giá không có lợi nhuận); túi có màu xanh đậm, hình chữ nhật, quai xách in chữ Metro được bán ngay tại quầy thu ngân. Lúc đầu, chương trình này đã sớm gặp phải phản ứng của khách hàng. Theo giải thích của nhiều người, đã đi mua hàng mà còn phải bỏ tiền mua thêm chiếc túi là không chấp nhận được. Chưa kể Metro là siêu thị bán sỉ, mỗi lần mua khá nhiều hàng hóa, rất cồng kềnh, cần khá nhiều túi mới đủ. "Nhưng sau một thời gian, loại túi xách sử dụng nhiều lần khi đi mua sắm đã trở thành thói quen của tất cả khách hàng" - bà Thanh Thủy, phụ trách phòng truyền thông hệ thống Metro, cho hay. Không chỉ Metro, hiện nay một số siêu thị cũng đang ráo riết tìm phương tiện thay thế túi nilông. Bà Nguyễn Ánh Hồng - giám đốc điều hành Maximark - cho biết siêu thị này đang cân nhắc việc sử dụng túi nilông tự phân hủy sinh học. "Chúng tôi đang đợi nhà sản xuất báo giá, kiểm tra chất lượng. Sau khi thỏa thuận giá, chúng tôi sẽ cho tiến hành ngay" - bà Hồng khẳng định. Theo bà Hồng, trong tình hình hiện nay việc giảm số lượng sử dụng túi nilông trong siêu thị chỉ có thể bằng cách vận động khách hàng sử dụng tiết kiệm và bớt xin thêm. "Nhân viên siêu thị đều được tập huấn cách thức gói sao cho tiết kiệm túi nilông nhất mà vẫn đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng" - bà Hồng nói. Theo khảo sát của Quỹ tái chế tp HCM 80% siêu thị trung tâm thương mại có ý định tham gia chương trình hạn chết sử dụn túi nilong nhưng chỉ khi nàocó quy định của nhà nước.Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào nhóm công chúng của mình sẽ tham gia vào chương trình với mục tiêu “giảm thiểu sử dụng bao nilon trong tiêu dùng”vì mục tiêu bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta. Với đề tài” Giảm thiểu sử dụng bao nilong trong tiêu dùng trên địa bàn Nội”do vậy công chúng mục tiêu mà chúng tôi muốn hướng tới là nhứng người cung cấp và sử dụng bao nilon trong tiêu dùng.Họ là những người trực tiếp sử dụng và thải ra môi trường những bao nilon tưởng chừng như vô hại. Những nhà sản xuất chưa nằm trong nhóm công chúng của chúng tôi vì:hiện nay họ là những người đứng trên phương diện sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận .Họ sản xuất tiêu thụ được vì người tiêu dùng hiện nay vần đang cần nó ”có Cầu ắt có Cung”do vậy với đề tài nghiên cứu này chúng tôi muốn thay đổi hành vi của những người trực tiếp tiêu thụ, sử dụng bao nilon Với nhóm công chúng như đã nêu ở trên chúng tôi sẽ tiếp tục phân đoạn Có lợi cho môi trường 8 Marketing xã hội Có lợi cho bạn thông qua một số tiêu thức nhất định và lựa chọn nhóm công chúng mục tiêu mà nhóm có khả năng tiếp cận đạt được hiệu quả cao nhất. 3. Phân tích nội bộ tổ chức Với năng lực của một nhóm sinh viên khoa Marketing trường đại học Kinh tế Quốc Dân,chúng tôi những người trẻ năng động với lòng nhiệt huyết và sức sáng tạo vô bờ…sẽ đưa ra những chiến lược marketing hiệu quả nhất nhằm thay đổi hành vi sử dụng bao nilong trong tiêu dùng ,nâng cao nhận thức về tác hại của bao nilong để góp phần bảo vệ mội trường của chúng ta.Ngoài ra chúng tôi cũng có thể tìm được nguồn tài trợ cũng như các đối tác chiến lược như: Cục bảo vệ môi trường –bộ tài nguyên và môi trường ,Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, công ty thoát nước đô thị, các tổ chức và hiệp hội quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường… II-Phân đoạn và lựa chọn công chúng mục tiêu 1-Tiêu thức phân đoạn: Theo phân tích trên có thể thấy bao nilong được thải ra nhiều nhất do tiêu dùng hàng ngày, 30 tấn nilon được sử dụng mỗi ngày trong các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ở TP.HCM và 34-60 tấn/ngày từ các hộ dân. Một con số thật đáng báo động. Vậy thủ phạm là ai? Hay ai là những người sử dụng bao nilong nhiều nhất? Ai tiếp tay cho hành động hủy hoại môi trường? Những năm gần đây, hình ảnh người dân (đặc biệt là các bà nội trợ) lỉnh kỉnh "tay sách nách mang" hàng tá túi nilon khi ra khỏi chợ, siêu thị, cửa hàng . đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Sự "bùng phát" của thói quen này tỷ lệ thuận với mức tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội. Bà Loan, ở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Nội, kể "Lúc nào đi chợ thì tôi xin túi đựng, mà chả xin họ cũng cho, một nghìn hành cũng một cái túi, nửa cân thịt cũng túi, và tất cả những thứ đó lại cho vào 1-2 cái túi lớn hơn, sơ sơ mỗi ngày cũng chục cái túi chứ ít à". Hầu như tất cả các bà nội trợ hiện nay đều làm giống như bà Loan, nghĩa là đi tay không ra chợ, đến lúc về thì túi lớn túi nhỏ trên tay, về nhà vứt hết túi vào sọt rác, và hôm sau lại ra chợ xin túi mới. Nếu chỉ tính mỗi hộ dùng 5 túi nilon mỗi ngày, thì với khoảng 18 triệu hộ dân, cả nước đã tiêu thụ đến 90 triệu túi nilon mỗi ngày. Vì vậy có thể nhận thấy các bà nội trợ là một phần của tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, nhưng chưa chắc bản thân họ đã ý thức được điều đó. Do vậy, công chúng mục tiêu mà chúng tôi muốn hướng tới Có lợi cho môi trường 9 Marketing xã hội Có lợi cho bạn trong chương trình này các bà nội trợ. Cụ thể, chúng tôi đưa ra một số tiêu thức phân đoạn là: địa lý và tuổi. Dưới 25 25-45 Trên 45 Thành thị Nông thôn 2-Lựa chọn công chúng mục tiêu Cùng với sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế trong một vài năm trở lại đây, kéo theo sự mở rộng và phát triển của nhiều thành phố. Cuộc sống hiện đại và nhịp sống hối hả nơi đô thị đã cuốn theo những thói quen trước kia. Rất khó có thể bắt gặp ai đó xách làn đi chợ. Hay càng hiếm hoi hơn với hình ảnh tách những chiếc lá chuối ra để gói hàng, mấy nhúm ớt cũng bọc trong lá, bó rau thì lấy lá chuối bao quanh rồi dùng dây lạt thắt lại. Giờ đây những chuyện ấy đã quá xa vời, tất cả mọi thứ đều được bỏ vào túi nilông đủ các loại . Theo chị H., bình quân mỗi lần đi chợ, chị sử dụng 10 túi nilông lớn nhỏ khác nhau. Thậm chí có những hôm mua nhiều phải 18-20 túi nilông. Một số được giữ lại sử dụng cho lần sau, còn hầu hết những túi nilông đựng cá tôm thì bỏ ngay. Tính sơ sơ mỗi tuần gia đình chị sử dụng gần 70 túi, một tháng xấp xỉ 210 túi nilông! Quan sát một tiệm bán giò chả ở chợ Bà Chiểu, trong vòng 15 phút bà chủ tiệm dùng hết 29 túi nilông, tính ra cứ mỗi phút sử dụng hai túi. Chị H., một tiểu thương bán trái cây ở chợ này, cho biết chị thường mua loại túi nilông xốp với giá 24.000-27.000 đồng/kg, cứ một tuần sử dụng khoảng 2-3 kg túi nilong. Rõ ràng túi nilong đang len lỏi tới từng ngõ ngách của cuộc sống, từ thành thị tới nông thôn, từ miền ngược đến miền xuôi. Nhưng mật độ dày đặc của nó có thể bắt gặp thấy nhiều nhất ở các thành phố. Do vậy công chúng mục tiêu mà chúng tôi muốn tập trung tới là các chị em nội trợ sống ở thành thị, và lấy thí điểm trên địa bàn thành phố Nội. Độ tuổi được giới hạn từ 25-45. Đây là độ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong tháp dân số Nội. Hầu hết họ là những người phụ nữ có học thức do vậy khi được tiếp cận với chương trình nhận thức của họ cũng nhanh nhạy hơn, khi nhận biết hết những tác hại của nilong cùng những với biện pháp giảm thiểu mà chương trình đưa ra rất có thể họ sẽ hưởng ứng và ủng hộ cho chương trình. Ngày nay khi quan niệm nam nữ bình đẳng người phụ nữ ngày càng có tiếng nói hơn trong gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy nếu chúng ta tác động được vào hành vi của nhóm đối tượng này, Có lợi cho môi trường 10 . mục tiêu giảm thiểu sử dụng bao nilon trong tiêu dùng vì mục tiêu bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta. Với đề tài” Giảm thiểu sử dụng bao nilong trong. một địa phương hoặc một vùng lãnh thổ trong cả nước. Do đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài : “ Giảm thiểu sử dụng bao nilong trong tiêu dùng trên địa bàn

Ngày đăng: 07/08/2013, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w