1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Xuất khẩu gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”

51 315 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 475,5 KB

Nội dung

Từ năm 1986 khi chúng ta bắt đầu chuyển từ nền kinh tế bao cấp kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, đất nước như bước sang trang mới với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành tựu đó là lúa gạo Việt Nam khi tăng nhanh và liên tục về cả sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Từ chỗ phải nhập khẩu ròng lương thực nay Việt Nam đã trờ thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới (về khối lượng) thu về hơn 1 tỉ USD mỗi năm. Đầu năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, WTO. Điều này đã mở ra những cơ hội lớn cho hàng hóa của Việt Nam với việc thâm nhập vào thị trường rộng lớn và được đối xử bình đẳng. Trong thời gian vừa qua đã xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đẩy giá các mặt hàng lương thực thực phẩm lên cao. Qua đó cho chúng ta thấy rõ vai trò quan trọng của mặt hàng gạo. Gạo một mặt hàng xuất khẩu truyền thống và quan trọng của Việt Nam cũng có những cơ hội mới. Những cơ hội và thách thức mới đang được mở ra, sẽ có rất nhiều khó khăn cho xuất khẩu gạo nhưng cũng là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam. Vì thế cần nghiên cứu để tìm ra các biện pháp nhằm nắm bắt cơ hội để phát triển và khắc phục những khó khăn là điều cấp bách hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thị trường gạo thế giới và các nhân tố khác tác động tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam để đề ra giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo về cả lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. 3. Đối tượng Nghiên cứu thị trường gạo thế giới cùng hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo Việt Nam 4. Phạm vi Hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾKINH DOANH QUỐC TẾ --------- --------- ĐỀ ÁN MÔN HỌC ĐỀ TÀI: “Xuất khẩu gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” GVHD : GS.TS Đỗ Đức Bình SV thực hiện : Lưu Tuấn Hưng Lớp : Kinh Tế Quốc Tế 47 Khoa : Kinh tếkinh doanh quốc tế Hà nội -11/2008 1 Lời mở đầu 1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài Từ năm 1986 khi chúng ta bắt đầu chuyển từ nền kinh tế bao cấp kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, đất nước như bước sang trang mới với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành tựu đó là lúa gạo Việt Nam khi tăng nhanh và liên tục về cả sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Từ chỗ phải nhập khẩu ròng lương thực nay Việt Nam đã trờ thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới (về khối lượng) thu về hơn 1 tỉ USD mỗi năm. Đầu năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, WTO. Điều này đã mở ra những cơ hội lớn cho hàng hóa của Việt Nam với việc thâm nhập vào thị trường rộng lớn và được đối xử bình đẳng. Trong thời gian vừa qua đã xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đẩy giá các mặt hàng lương thực thực phẩm lên cao. Qua đó cho chúng ta thấy rõ vai trò quan trọng của mặt hàng gạo. Gạo một mặt hàng xuất khẩu truyền thống và quan trọng của Việt Nam cũng có những cơ hội mới. Những cơ hội và thách thức mới đang được mở ra, sẽ có rất nhiều khó khăn cho xuất khẩu gạo nhưng cũng là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam. Vì thế cần nghiên cứu để tìm ra các biện pháp nhằm nắm bắt cơ hội để phát triển và khắc phục những khó khăn là điều cấp bách hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thị trường gạo thế giới và các nhân tố khác tác động tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam để đề ra giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo về cả lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. 3. Đối tượng Nghiên cứu thị trường gạo thế giới cùng hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo Việt Nam 4. Phạm vi Hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 1989 đến nay. 2 5. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp phương pháp duy vật biện chứng với phương pháp thống kê phân tích để từ đó đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam 6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam 3 Chương 1: Lý luận chung 1.1.Khái niệm và các hình thức xuất khẩu gạo 1.1.1.Khái niệm: Để có khái niệm về xuất khẩu gạo trước hết ta xem xét khái niệm về xuất khẩu hàng hóa. Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005: xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Từ khái niệm về xuất khẩu hàng hóa, chúng ta có thể suy ra khái niệm xuất khẩu gạo là việc gạo được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được côi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 1.1.2.Các hình thức xuất khẩu Hình thức xuất khẩu bao gồm 5 hình thức đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, gia công quốc tế, tái xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ. - Hình thức xuất khẩu trực tiếp:  Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng hóa dịch vụ cho nước ngoài một cách trực tiếp không qua trung gian.  Ưu điểm: giảm thiểu chi phí trung gian, lợi nhuận thu về cao, có thể tiếp cận khách hàng trực tiếp nên nắm vững nhu cầu thị trường.  Nhược điểm: gặp rủi ro khi các nước biến động, phải tự tìm hiểu thị trường. - Hình thức xuất khẩu gián tiếp:  Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu qua trung gian.  Ưu điểm: giảm thiểu rủi ro, lợi nhuận thu về chắc chắn. 4  Nhược điểm: lợi nhuận thấp do phải trả một phần trung gian, không tìm hiểu được thị trường. - Hình thức gia công quốc tế:  Gia công quốc tế là hoạt động bên đặt gia công giao hoặc bán toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm cho bên nhận gia công. Sau một thời gian bên nhận gia công sẽ giao lại sản phẩm cho bên đặt gia công và nhận phí gia công.  Ưu điểm: bên nhận gia công chỉ việc sản xuất mà không phải lo đầu ra, đầu vào, hơn nữa lại tận dụng được lao động dư thừa trong nước.  Nhược điểm: không chủ động trong quá trình sản xuất, không phát triển được nhãn hiệu và thương hiệu sản phẩm. - Hình thức tái xuất khẩu:  Tái xuất khẩu là xuất khẩu lại những hàng hóa đã nhập khẩu trước và không gia công chế biến.  Ưu điểm: không mất chi phí sản xuất và có thể linh hoạt theo nhu cầu của thị trường. - Xuất khẩu tại chỗ:  Xuất khẩu tại chỗ là việc bán hàng cho người nước ngoài ngay trên lãnh thổ nước mình.  Ưu điểm: không mất chi phí vận chuyển, rủi ro thấp.  Nhược điểm: lượng hàng hóa bán được ít nên không thu về lợi nhuận nhiều như các trường hợp xuất khẩu khác. Việt Nam xuất khẩu gạo theo hình thức xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu gián tiếp. Khoảng 65% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam phải qua thị trường trung gian. Xuất khẩu theo hình thức này, chúng ta giảm thiểu được rủi ro, thu về lợi nhuận chắc chắn nhưng chúng ta mất một khoản lợi 5 nhuận do phải chịu một khoản hoa hồng không nhỏ. Chúng ta không tìm hiểu được thị trường, thiết lập thị trường và các bạn hàng lớn ổn định. 1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo 1.2.1.Nhân tố thị trường Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối toàn bộ hoạt động xuất khẩu gạo của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu. Trong đó có thể xét trên các yếu tố cơ bản sau: Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gạo: Gạo là hàng hoá thiết yếu, cũng giống như các loại hàng hoá khác nó cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu… Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng trong đó cầu về gạo chất lượng cao có xu hướng tăng lên (ở các nước phát triển: Nhật Bản, EU, ) ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi chính vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn tăng. Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu. Việc sản xuất lúa gạo phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Và sản xuất lúa gạo mang đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp tính thời vụ, tức là số lượng lúa gạo cung cấp trên thị trường là không đều vào mỗi thời điểm trong năm , điều này phụ thuộc vào thời gian gieo trồng. Do đó lượng cung gạo trên thị trường trong 1 năm hoặc các năm là không đều. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu từng loại gạo của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường thế giới sản phẩm gạo rất đa dạng, phong phú, nhu cầu về gạo co giãn ít so với mức giá do đó nếu lượng cung tăng quá nhiều có thể dẫn tới dư cung điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Giá cả là một yếu tố quan trọng là thước đo sự cân bằng cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Khi giá tăng thì cần đẩy mạnh xuất khẩu gạo và khi giá giảm thì cần hạn chế xuất khẩu để đảm bảo cung- cầu trong nền 6 kinh tế thị trường. Trong mậu dịch gạo thế giới, có rất nhiều loại gạo khác nhau của các nước xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới. Tương ứng với mỗi loại gạo , tuỳ thuộc chất lượng, phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể phù thuộc vào các tiêu chuẩn cụ thể về chọn giá quốc tếtrong nhiều thập kỷ qua, người ta vẫn lấy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan làm giá gạo quốc tế. 1.2.2. Nhân tố về cơ sở vất chất - kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Các nhân tố về cơ sở vật chất - kỹ thuật đó là hệ thống vận chuyển, kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống này bảo đảm việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông. Các nhân tố về kỹ thuật – công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Hệ thống chế biến với công nghệ dây truyền hiện đại sẽ gạo phần tăng chất lượng và giá trị của gạo. 1.2.3.Nhân tố về chính sách vĩ mô Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động xuất khẩu gạo. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý trong hoạt động thông qua việc kiểm tra, kiểm soát hay can thiệp trực tiếp khi hoạt động xuất khẩu không đi đúng định hướng đã đặt ra. Tùy vào điều kiện kinh tế, tình hình an ninh lương thực của quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể mà chính phủ để ra các chính sách khuyến khích hoặc hạn chế xuất khẩu. Công cụ vĩ mô của nhà nước ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo bao gồm: chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách tỷ giá hối đoái… Hiện nay xuất khẩu gạo góp phần rất lớn vào phát triển nền kinh tế nhưng đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn yêu cầu nhà nước cần có sự điều tiết lợi ích giữa nhà nước – doanh nghiệp – người nông dân sao cho thoả đáng và hợp lý nhất. 7 1.3.Khái quát thị trường gạo thế giới. 1.3.1.Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới Sản lượng lúa gạo thế giới liên tục tăng từ niên vụ 2002/2003 đến 2007/2008 ( từ 377,505 triệu tấn đến 430,194 triệu tấn, tương đương với 13,96%). Sản lượng tăng liên tục trong các niên vụ vừa qua là do tại các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Braxil, Bangladesh, Indonesia, Campuchia, Nigeria diện tích trồng gạo tăng. Bảng 1.1: Sản lượng gạo của thế giới ( quy gạo xay, theo niên vụ) Đơn vị: Ngàn tấn 2002/2003 2003/2004 2004/2005 2005/2006 2006/2007 2007/2008 Bangladesh 25,187 26,152 25,600 28,758 29,000 28,800 Brazil 7,050 8,709 8,996 7,874 7,695 8,353 Myanmar 10,788 10,730 9,570 10,440 10,600 10,730 Campuchia 2,400 2,960 2,330 2,835 3,946 4,075 Trung Quốc 122,180 112,462 125,363 126,414 127,200 129,840 Ai Cập 3,705 3,900 4,128 4,130 4,383 4,385 ẤN Độ 71,820 88,530 83,130 91,040 93,350 96,430 Indonesia 33,411 35,024 34,830 34,959 35,300 35,500 Nhật Bản 8,089 7,091 7,944 8,257 7,786 7,930 Hàn Quốc 4,927 4,451 5,000 4,768 4,680 4,408 Nigeria 2,200 2,200 2,300 2,700 2,900 3,000 Pakistan 4,479 4,848 4,920 5,547 5,200 5,500 Philippines 8,450 9,200 9,425 9,820 9,775 10,080 Thailand 17,198 18,011 17,360 18,200 18,250 19,300 Việt Nam 21,527 22,082 22,716 22,772 22,922 24,125 Hoa Kỳ 6,536 6,420 7,462 7,113 6,239 6,314 Các nước khác 27,558 9,019 29,400 30,655 31,281 Tổng thế giới 377,505 391,789 400,474 416,282 420,407 430,194 Nguồn: USDA Châu Á là khu vực sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới, chiếm đến 91% sản lượng toàn cầu, tiếp đến là Mỹ La Tinh và Caribe chiếm 3,6% , Châu Phi chiếm 3,1%, Bắc Mỹ 1,5%, cá khu vực khác chỉ chiếm 0,8% Tình hình sản xuất lúa gạo của một số nước trên thế giới Hiện nay, Trung Quốc là nước có sản lượng gạo lớn nhất thế giới, chiếm phần lớn sản lượng gạo toàn cầu với sản lượng niên vụ 2007/2008 đạt 126,4 triệu tấn (tăng 2,64 triệu tấn so với niên vụ 2006/2007) tuy nhiên 8 vẫn còn khá thấp so với mức 140,5 triệu tấn năm 1997/1998. Cũng giống như suốt một thập kỷ qua, năng suất của Trung Quốc không mấy thay đổi trong vụ này. Cung gạo thực tế chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện tại Trung Quốc đang duy trì chính sách ngũ cốc đã đề ra từ năm 2004, theo đó nông dân trồng gạo sẽ được trợ cấp trực tiếp và miễn thuế lúa gạp. Với chính sách hiện tại, sản lượng dạo trong nước đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, vì thế gạo nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng gạo tiêu dùng. Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Sản lượng gạo của Ấn Độ trong những niên vụ gần đây liên tục tăng. Sản lượng gạo của Ấn Độ niên vụ 2007/2008 đạt 96,43 triệu tấn (tăng 24,6 triệu tấn so với niên vụ 2002/2003). Sản lượng liên tục tăng qua các năm diện tích gieo trồng và năng xuất lúa của Ấn Độ tăng. Vì vậy, Ấn Độ không những đáp ứng đủ nhu cầu gạo trong nước mà còn vươn lên đứng thứ 2 trong xuất khẩu gạo toàn cầu. Indonesia là nước sản xuất gạo lớn thứ 3 thế giới. Sản lượng gạo của Indonesia trong những niên vụ gần đây luôn ở mức ổn định và đang có chiều hướng tăng lên từ 33-35 triệu tấn. Nhưng do là nước đông dân thứ 4 thế giới nên lượng gạo sản xuất của Indonesia chủ yếu chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Indonesia chỉ xuất khẩu rất ít gạo hữu cơ và loại hảo hạn. Nhìn chung các nước sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới, sản lượng lúa gạo chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Sản lượng xuất khẩu là rất thấp, thậm chí phải thường xuyên nhập khẩu. Chỉ trừ Ấn Độ, do liên tục tăng diện tích gieo trồng, tăng năng xuất lúa nên Ấn Độ không những đáp ứng đủ nhu cầu gạo trong nước mà còn xuất khẩu gạo. 1.3.2.Tình hình xuất khẩu lúa gạo của thế giới Theo bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2007 đạt mức kỷ lục 31,928 triệu tấn, tăng 4,254 triệu tấn so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 xuất khẩu gạo toàn cầu giảm 2,837 triệu tấn, xuống còn 29,091 triệu tấn. Do lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới năm 2007, giảm mạnh từ 6,301 triệu tấn xuống còn 2,800 triệu tấn. 9 Bảng 1.2: Xuất khẩu gạo của thế giới (quy gạo xay) Đơn vị: ngàn tấn 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Argentina 170 249 345 450 436 450 Australia 141 131 52 300 200 40 Brazil 19 37 272 300 201 450 Myanmar 388 130 190 75 31 450 Campuchia 10 300 200 350 450 400 China 2,583 880 656 1,216 1,340 1,000 Ai Cập 579 826 1,095 1,000 1,209 450 EU 220 187 201 175 139 150 Guyana 200 187 201 175 210 210 Ấn Độ 4,421 3,172 4,687 3,800 6,301 2,800 Nhật Bản 200 200 200 200 200 200 Pakistan 1,958 1,986 3,032 3,000 2,696 3,000 Thailand 7,552 10,137 7,274 7,411 9,557 10,000 Uruguay 675 804 762 812 734 775 Hoa Kỳ 3,834 3,090 3,862 3,300 3,029 3,500 Việt Nam 3,795 4,295 5,174 4,694 4,522 4,750 Các nước khác 830 517 825 421 673 466 Tổng thế giới 27,575 27,184 299,009 27,674 31,928 29,091 Nguồn: USDA Tình hình xuất khẩu gạo của một số nước: Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Lượng gạo xuất khẩu của nước này chiếm khoảng 28% lượng gạo xuất khẩu của cả thế giới trong suốt hơn 1 thập kỷ qua. Năm 2008 Thái Lan xuất khẩu 10 triệu tấn. Năm 2004 Thái Lan lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan đạt mức kỷ lục 10,137 triệu tấn chiếm 37% lượng gạo xuất khẩu của cả thế giới. Thái Lan chủ yếu xuất khẩu gạo hạt dài, gồm cả gạo parboil và gạo 100% cùng gạo jasmine và gạo thơm. Nước này hiện xuất khẩu hơn 2 triệu tấn gạo jasmine mỗi năm, chủ yếu là sang thị trường Hoa Kỳ, Hong Kong, Singapore, Senegal và Trung Quốc. Thái Lan cũng xuất khẩu 1 lượng nhỏ gạo dẻo, chủ yếu sang thị trường ASEAN. 10

Ngày đăng: 07/08/2013, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.3.1.Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới - “Xuất khẩu gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới (Trang 8)
Bảng 1.2: Xuất khẩu gạo của thế giới (quy gạo xay) - “Xuất khẩu gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
Bảng 1.2 Xuất khẩu gạo của thế giới (quy gạo xay) (Trang 10)
1.3.3.Tình hình nhập khẩu lúa gạo của thế giới - “Xuất khẩu gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
1.3.3. Tình hình nhập khẩu lúa gạo của thế giới (Trang 12)
2.1.Tình hình sản xuất gạo trong nước - “Xuất khẩu gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
2.1. Tình hình sản xuất gạo trong nước (Trang 15)
Bảng 2. 2: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam - “Xuất khẩu gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
Bảng 2. 2: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam (Trang 17)
Bảng 2. 3: Chất lượng gạo xuất khẩu qua các năm - “Xuất khẩu gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
Bảng 2. 3: Chất lượng gạo xuất khẩu qua các năm (Trang 18)
Bảng 2.4: Các chủng loại gạo xuất khẩu Tháng 2/2008 Lượng - “Xuất khẩu gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
Bảng 2.4 Các chủng loại gạo xuất khẩu Tháng 2/2008 Lượng (Trang 19)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w