1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo Án - Lớp 4 - Tuần 4 - CKTKN || GIALẠC0210

58 82 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 420 KB

Nội dung

Thứ hai ngày 18 tháng 09 năm 2017 Tập đọc Tiết 7 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành vị quan cương trực thời xưa (trả lời được câu hỏi SGK) Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân. HS HT: Đọc diễn cảm bài tập đọcII. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài học.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Kiểm tra bài cũ: Người ăn xin Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK2. Dạy bài mớiHoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc Luyện đọc các từ sau: di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu GV đọc với giọng kể thong thả, rõ ràng ở phần đầu; đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát thể hiện thài độ kiên định ở phần sau.Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài Đoạn 1 : Tô Hiến Thành ... là vua Lý Cao Tông Đoạn này kể chuyện gì ? Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ? Đoạn 2 : Phò tá Cao Tông ... Tô Hiến Thành được Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên săn sóc ông ? Tô Hiến Thanh tiến cử ai sẽ thay thế ông đứng đầu triều đình ? Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá ? Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? Vì sao nhân dân ca ngợi những ngươi chính trực như ông Tô Hiến Thành ? Nội dung: : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành vị quan cương trực thời xưa Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm Gọi HS đọc nối tiếp GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn văn Một hôm ... cử Trần Trung Tá. Chú ý lời Tô Hiến Thành cương trực, thẳng thắn. Lời Thái hậu ngạc nhiên. GV cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn trên GV gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp3. Củng cố – dặn dò Sưu tầm thêm những câu chuyện về những người ngay thẳng chính trực. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Tre Việt Nam. Một HS HT đọc. Từng cá nhân đọc từ khó. 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (đọc cả phần chú giải) Chuyện lập ngôi vua. Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua Lí Anh Tông. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán lên làm vua. Quan Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh ông. Quan Trần Trung Tá. Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh của ông, tận tình chăm sóc, còn Trần Trunh Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông. Sự chính trực của ông Tô Hiến Thành được thể hiện qua việc tiến cử quan Trần Trung Tá, qua câu nói : “ Nếu Thái hậu hỏi … tôi xin tiến cử Trần Trung Tá “. Vì những người chính trực rất ngay thẳng, dám nói sự thật, không vì lợi riêng, bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên. Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước. HS lặp lại HS nối tiếp nhau đọc. Đọc theo cặp, thi đọc. Toán Tiết 16 SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊNI. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: Giúp HS bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên HS HT: Thực hiện được BT1,2,3aII. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, bảng con.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Kiểm tra bài cũ: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét2. Dạy bài mới:Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên a.Đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên:GV đưa từng cặp hai số tự nhiên: 100 và 120, 395 và 412, 95 và 95...Yêu cầu HS nêu nhận xét số nào lớn hơn, số nào bé hơn, số nào bằng nhau (trong từng cặp số đó)?GV nêu: Khi có hai số tự nhiên, luôn xác định được số này lớn hơn, bé hơn hoặc bằng số kia. Ta có thể nhận xét: bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên. b.Nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên:Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: (100 và 99, 77 và 115...)+ Số 100 có mấy chữ số?+ Số 99 có mấy chữ số?+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau?Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: + GV nêu ví dụ: 145 –245 + Yêu cầu HS nêu số chữ số trong hai số đó?+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau?Trường hợp cho hai số tự nhiên bất kì:+ GV yêu cầu HS cho hai số tự nhiên bất kì+ Muốn so sánh hai số tự nhiên bất kì, ta phải làm như thế nào? (kiến thức này đã được học ở bài so sánh số có nhiều chữ số)Trường hợp số tự nhiên đã được sắp xếp trong dãy số tự nhiên:+ Số đứng trước so với số đứng sau như thế nào?+ Số đứng sau so với số đứng trước như thế nào?+ Dựa vào vị trí của các số tự nhiên trong dãy số tự nhiên em có nhận xét gì?+ GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát+ Số ở điểm gốc là số mấy?+ Số ở gần gốc 0 so với số ở xa gốc 0 hơn thì như thế nào? (ví dụ: 1 so với 5)+ Nhìn vào tia số, ta thấy số nào là số tự nhiên bé nhất?Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết về khả năng sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác địnhGV đưa bảng phụ có viết nhóm các số tự nhiên như trong SGKYêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng con.Tìm số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số đó?Vì sao ta xếp được thứ tự các số tự nhiên?GV chốt ý.Hoạt động 3: Thực hànhBài tập 1:So sánh số và điền dấu (cột 1) HS đọc yêu cầu Yêu cầu HS giải thích lí do điền dấuBài tập 2: Chia nhóm thảo luận (a, c) HS đọc yêu cầu Làm việc theo nhóm. Nhận xét, chữa bài.Bài tập 3: a HS đọc yêu cầu Cho HS làm vào vở. Nhận xét, chấm điểm.3. Củng cố – dặn dò: Tổ chức thi sắp xếp các số tự nhiên. Chuẩn bị bài: Luyện tập HS sửa bài HS nhận xét HS nêu Vài HS nhắc lại: bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên. Có 3 chữ số Có 2 chữ số Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. HS nêu Xác định số chữ số của mỗi số rồi so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải. Số đứng trước bé hơn số đứng sau. Số đứng sau lớn hơn số đứng trước. Số đứng trước bé hơn số đứng sau ngược lại. HS điền dấu và giải thích Chia nhóm thảo luận a 8136; 8316; 8361b 63841; 64813; 64831; Thi xếp được thứ tự các số tự nhiên HS đọc 3HS tự làm và giải thích. 1 234 > 999 8 754 < 87 54039 680 = 39 000 + 680 Nhận xét HS đọc Thảo luận nhóm.a Bé đến lớn: 8136; 8316; 8361.cBé đến lớn: 63841; 64813; 64831. Nhận xét HS đọca Từ lớn đến bé là : 1 984; 1 978; 1 952 ; 1 942.b Từ lớn đến bé : 1 969; 1 954; 1 945; 1 890. Nhận xét Đạo đức Tiết 4 VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: Nêu được ví dụ về sự vựơt khó trong học tập Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. Có ý thức vựơt khó khăn vươn lên trong học tập . Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ. KNS: Lập kế hoạch vượt khó trong học tậpTìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập HS HT: Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tâpII. Đồ dùng dạy học: SGK, các mẫu chuyện ,tấm gương vượt khó trong học tập.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động :2. Kiểm tra bài cũ : Vượt khó trong học tập Khi gặp khó khăn trong học tập các em cần phải làm gì ? Nêu các gương vượt khó trong học tập ?3. Dạy bài mới:Hoạt động 1: Làm việc nhóm (Bài tập 2 ) Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm . Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập.Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi (Bài tập 3) Giải thích yêu cầu bài tập . Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập.Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân (Bài tập 4) Giải thích yêu cầu bài tập. Ghi tóm tắt ý kiến ccủa HS lên bảng .Kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt . Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng . Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn .4. Củng cố – dặn dò: HS thực hiện các biện pháp để khắc phục khó khăn của bản thân, vươn lên trong học tập. Chuẩn bị : Biết bày tỏ ý kiến .Hát HS nêu Các nhóm làm việc. Đại diện nhóm trình bày . HS thảo luận nhóm . Đại diện nhóm trình bày . HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục . HS lắng ngheKhoa học Tiết 7 TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?I . Mục tiêu: Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói : cần ăn đủ thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều chất vi ta min và chất khoáng ; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm ; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo ; ăn ít đường và ăn hạn chế muối.II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ trong SGK, tranh ảnh các loại thức ăn.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động dạy của giáo viênHoạt động dạy của học sinh1. Khởi động:2. Bài cũ: Nêu vai trò của các chất Vitamin, khoáng và xơ? Kể các thức ăn có chứa chất Vitamin, khoáng, xơ. Nhận xét3. Bài mới: Hoạt động 1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.Mục tiêu: Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường đổi món.Cách tiến hành: Cho HS thảo luận : Tại sao ta phải phối hợp và thường xuyên đổi món? GV đi từng nhóm hướng dẫn, đưa ra các câu hỏi phụ nếu cần. Kết luận : Không có loại thức ăn nào chứa tất cả các chất dinh dưỡng, vì vậy chúng ta phải phối hợp và thường xuyên đổi món để có đủ chất dinh dưỡng. Hoạt động 2: Làm việc với sgk tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối. Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ítvà ăn hạn chế. Cách tiến hành GV yêu cầu HS nghiên cứu ‘tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho 1 người trong 1 tháng. Làm việc theo cặp. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp dưới dạng đố nhau Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vitamin, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải, hạn chế chất béo, muối, không nên ăn nhiều đường. Hoạt động 3: Trò chơi Đi chợiMục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.Cách tiến hành: GV hướng dẫn cách chơi. GV treo lên bảng bức tranh vẽ một số món ăn, đồ uống. Phát cho mỗi HS 3 tờ giấy màu khác nhau. GV hướng dẫn HS nhận xét sự lựa chọn của bạn nào là phù hợp.4. Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu HS nêu lại các thức ăn cho buổi sáng, trưa, tối. Dặn HS ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Chuẩn bị bài : “Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. Nhận xét tiết học.Hát 2,3 HS trả lời. HS trả lời theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, bổ sung. HS nhắc lại. HS hỏi đáp theo cặp, nói tên nhóm thức ăn: cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế. Vài nhóm thực hiện. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS lựa chọn các thức ăn, đồ uống có trong tranh. HS ghi các thức ăn cho từng bữa lên các tờ giấy màu khác nhau. HS tiến hành chơi : Từng HS tham gia giới thiệu trước lớp những thức ăn, đồ uống mà mình đã chọn HS nhắc lại HS lắng nghe

Ngày đăng: 05/07/2018, 14:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w